>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Bậc thầy của chủ nghĩa “cộng sinh kiến trúc” qua đời

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Bậc thầy của chủ nghĩa “cộng sinh kiến trúc” qua đời

    Kiến trúc sư người Nhật Bản Kisho Kurokawa, nổi tiếng với những công trình kết hợp hài hoà giữa tự nhiên, truyền thống phương Đông với những hình mẫu thiết kế vị lai hoành tráng, đã qua đời ở tuổi 73 do suy tim vào ngày 12/10.

    Ban đầu Kurokawa luôn tự coi mình là một triết gia và thời gian gần đây, ông lại quan tâm khá nhiều tới chính trị. Đầu năm nay, ông đã ứng cử chức Thị trưởng Tokyo song thất bại.

    Kurokawa nổi tiếng cũng một phần nhờ vào vẻ ngoài của một tay chơi phóng túng, luôn đeo kính râm thể thao sẫm màu, áo khoác da và tóc dài dù đã ở độ tuổi 70. Người ta thường bắt gặp ông tại những nhà hàng sang trọng hoặc cưỡi xuồng máy tốc độ cao lướt sóng trên các dòng sông Tokyo.


    Kiến trúc sư Kisho Kurokawa

    Sinh ngày 8/4/1934 tại thành phố công nghiệp Nagoya, Kurokawa tốt nghiệp khoa kiến trúc Đại học Tokyo danh giá dưới sự chỉ dẫn của bậc thầy lừng danh Kenzo Tange. Vợ thứ hai của ông là cố diễn viên nổi tiếng Ayako Wakao.

    Kurokawa gọi triết lý của mình là “cộng sinh”, có nghĩa là hoà trộn những gì vốn tương phản với nhau như giữa tính địa phương và tính toàn cầu, giữa môi trường tự nhiên và không gian hiện đại.

    Với quan niệm như thế, có lẽ Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là công trình nổi tiếng nhất và thể hiện rõ nét nhất suy nghĩ của ông. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998, sân bay này được đặt giữa một khu rừng nhiệt đới tái sinh.

    Cũng trong đầu năm nay, công trình mới nhất của Kurokawa đã đi vào hoạt động. Đó là Trung tâm nghệ thuật quốc gia Tokyo, viện bảo tàng lớn nhất tại Nhật Bản, toạ lạc tại khu Roppongi sang trọng. Mặt sàn phía trong bảo tàng được dát bằng gỗ ulin từ Borneo kéo dài ra đến tận hành lang.


    Trung tâm Nghệ thuật quốc gia Nhật Bản

    “Theo cách đó, mọi người có thể sẽ bối rối không biết rằng đang ở bên trong hay bên ngoài. Tôi thích gây ngạc nhiên bất ngờ, và làm mọi người cảm thấy thú vị”, ông nói.

    Thậm chí ở độ tuổi 70, Kurokawa còn nói đùa rằng ông muốn bảo tàng này trở thành địa điểm “nóng bỏng” cho các cuộc hò hẹn và làm quen “tình cờ”.

    “Theo truyền thống tại Nhật Bản, mọi người thường biểu lộ sự quan tâm hay tình yêu thông qua đôi mắt. Ngày nay, ngay cả khi ngồi cạnh ai đó, bạn vẫn có thể giao tiếp qua tin nhắn điện thoại di động”.

    “Do vậy, tôi cố gắng phục hồi sự giao tiếp bằng ánh mắt, mà tôi tin đó là điều rất tốt”, Kurokawa nói.

    Kurosawa cũng để lại một dự án vĩ đại khác nhằm thiết kế “Thành phố mới” cho kế hoạch chuyển thủ đô Astana của Kazakhstan. Dự án của ông gồm một khu rừng nhân tạo và tái sử dụng nước mưa để tạo ra “một thành phố của thế kỷ 21”.

    Một số công trình nổi tiếng khác của Kurokawa gồm có Bảo tàng Van Gogh tại Amsterdam, được giới phê bình tán thưởng như là cây cầu nối liền giữa chủ nghĩa duy lý của phương Tây với tính bất đối xứng của phương Đông; và khu Trung tâm Melbourne, tổ hợp mua sắm, giải trí và ăn uống phía sau một trạm xe lửa tại thành phố lớn thứ hai nước Australia.

    Thậm chí, tân Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda cũng khẳng định “Kurokawa đã tạo ra một con đường mới trong kiến trúc bằng nét vẽ thiên tài của mình”.

    N.H (theo AFP)
    VTC
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. #2
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    Bây h mới được biết đến, hok ngờ NB lại có 1 kiến trúc sư với triết lý sáng tạo độc đáo đến vậy !
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •