Có 1 blogger từng viết trang blog của mình:
Đừng tìm cách khoe mẽ chiếc di động của mình ở Nhật, hoặc bạn sẽ là trò cười cho dân bản xứ
Điện thoại di động ở Nhật, 1 mặt nào đó, có thể xem như 1 nét văn hóa độc đáo khác, bên cạnh pop culture (anime/manga/games) hay lịch sử.
Từ khi xuất hiện lần đầu tiên năm 1979, di động đã phát triển như vũ bão, với 1 tốc độ nhanh đến chóng mặt, cả với cường quốc công nghệ như Mỹ, và trở thành "1 phần tất yếu của cuộc sống" ngày nay ở xứ sở Hoa Anh Đào, với hơn 100 triệu thuê bao, gấp đôi so với Hoa Kỳ, trong khi dân số chỉ trên dưới 1/2
Ngày nay, đến Nhật, bạn có thể thấy bà con cô bác xài di động vào bất kì việc gì. Chiếc mobile (a.k.a keitai denwa (携帯電話)) Nhật có thể nói đã tiến gần đến khái niệm vạn năng hơn bất kì nơi nào khác, khi nó vừa là quyển nhật kí, là danh bạ, là ví tiền điện tử (càng ngày càng nhiều cty cung cấp dịch vụ mua hàng chi trả = di động), là TV KTS (xem TV = 3G là rất phổ biến ở Nhật), là máy chơi games, máy ảnh KTS, thẻ SV kiêm thẻ thư viện... nói chung là thứ mà nếu bạn còn trẻ, năng động, thì trời có sập cũng khó mà rời tay bạn đc
Trong ảnh là 1 thanh niên đang tìm mua điện thoại từ quầy của NTT Docomo & Emobile, 2 mạng viễn thông ở Nhật, tại 1 cửa hàng ở Akihabara
Khác hẳn với ở VN, gần giống ở Mỹ, ở Nhật ko bán điện thoại theo từng hãng, mà là bán theo hợp đồng với nhà mạng. Điều này 1 phần xuất phát từ việc NTT Docomo, mạng viễn thông lớn nhất Nhật Bản, ứng dụng hệ thống PDC năm 1993, khiến viễn thông Nhật hầu như phát triển độc lập và...ko tương thích đc với phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ
Di động Nhật thường xuyên bị khóa mạng. Tức là nếu bạn mua máy của NTT Docomo, bạn chỉ có thể sử dụng SIM của Docomo, ngoài ra bạn ko thể nào xài 3G của mạng khác. Điều này dẫn đến nhiều thuận lợi, cũng như bất lợi. Có thể kể đến 1 vài điểm sau:
1. Bạn mua 1 mẫu mobile với giá có khi chỉ = 1/3 giá mua trọn hộp. Điều này đặc biệt tốt đối với iPhone, vốn phát hành độc quyền thông qua mạng Softbank Nhật
2. Máy của bạn chỉ nhận 1 mạng, điều này khiến cho nhà mạng sẽ tự nâng cấp tối đa dịch vụ hơn, nhằm giữ cho bằng đc khách hàng.
3. Nếu bạn đến vùng mà sóng mạng của bạn yếu hơn thì bạn.....cười trừ Chỉ có cách mua cái điện thoại của mạng khác ---> cực lãng phí. Điều tương tự với những ai hay đi nước ngoài (doanh nhân, quan chức ngoại giao, chuyên gia CN....)
Chính vì những rắc rối trên, cùng những khiếm khuyết khác, như hạ tầng vượt trội dẫn đến bên ngoài k tương thích đc, hay OS quá cũ kĩ, lề mề thay đổi (ĐT Nhật xài Symbian cũ, đã đc chỉnh sửa thành "Nhật hóa") là câu trả lời cho câu hỏi lớn nhất cho bạn:
Tại sao 1 cường quốc công nghệ như Nhật mà tới bây giờ vẫn chưa từng nghe đến điện thoại di động bán ở VN/nước khác?
Hiệu ứng Galapagos
_ Trong bài viết của mình, tác giả Kazuaki Nagata (Japan Times Online) đã dùng cụm từ trên, nhằm ám chỉ ngành công nghệ Nhật, vì phát triển quá nhanh, đâm ra tự đóng kín cửa trước phần còn lại của thế giới. Nếu thống kê ra thì số mạng viễn thông trên thế giới tương thích nổi với Nhật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này gần như hòn đảo Galapagos, vì quá biệt lập mà cuối cùng phát triển hệ sinh vật khác hẳn với những giống loài của mình trên thế giới.
_ 1 khiếm khuyết k đáng có đối với di động Nhật nữa là thói quen quá chú trọng vào phần cứng mà quên mất phần mềm. Keitai Nhật bản thân mang bên trong nó những công nghệ có thể khiến 1 chiếc iPhone 4 đình đám trở thành ....cục gạch Nhưng trong khi có quá nhiều trang bị độc đáo, keitai Nhật lại phạm phải 1 sai lầm chết người: xài OS Symbian quá cũ kĩ, hầu như ko cách nào cài đc soft từ nhà phát triển thứ 3 Đây thực sự có thể xem là "gót chân Achilles" lớn nhất, cản đường thống trị thế giới của những thương hiệu điện thoại Nhật.
_ Khá nhiều chuyên gia trong & ngoài nước Nhật khẳng định tính bảo thủ, trì trệ là rào cản quá lớn đối với công nghệ viễn thông Nhật. Nhiều blogger công nghệ Nhật vẫn chưa thể nuốt trôi trái đắng mà Sony Walkman tạo ra trước Apple iPod. Chính bởi vì Sony có hẳn 1 bộ phận phụ trách âm nhạc riêng, dẫn đến tình trạng tuy đảm bảo tính bảo mật tác quyền, nhưng ngược lại lại khó phân phối âm nhạc hơn. Hậu quả là Sony Walkman hầu như ko cách nào bì đc với thị phần của iPod, trong khi nếu so sánh công nghệ thì e rằng Apple còn lâu mới theo kịp Sony
theo vnsharing.net
Bookmarks