>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Nhất đao thạch

  1. #1
    Ninja
    Cộng Mạng's Avatar


    Thành Viên Thứ: 133660
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 249
    Thanks
    27
    Thanked 1,113 Times in 207 Posts

    Nhất đao thạch



    Làng Yagyū ở tỉnh Nara, Nhật Bản được xem là một trong những thánh địa kiếm thuật của đất nước này. Đây là địa phận của dòng họ Yagyū lừng danh từ thời Chiến quốc, mà đỉnh cao là thời của Yagyū Tajima-no-kami Munenori, một kiếm khách và là nhà chính trị nổi tiếng đương thời. Dòng họ Yagyū các thời về sau cũng sản sinh ra nhiều nhân vật kiệt xuất ở nhiều lãnh vực.
    Ngày nay, tại đền thờ Amano Iwatate thuộc lãnh địa nhà Yagyū này vẫn còn một tảng đá hoa cương khổng lồ, bề ngang chừng 7m, dài 8m, cao 2m, có một vết nứt chính giữa ngọt như vết chém. Tảng đá này nằm cách đền thờ chừng 100m về phía Bắc, và vết nứt trên đá được cho là đường kiếm của Yagyū Muneyoshi.
    Yagyū Muneyoshi thời trai trẻ bồng bột tâm binh mã, tự phụ với võ nghệ của mình. Nhưng một hôm có cao nhân từ phương xa đến trú lại làng Yagyū. Nghe tiếng cao nhân, Muneyoshi xin thách đấu nhưng cả 3 lần đều thảm bại. Thán phục tài nghệ, Muneyoshi xin làm đệ tử. Vị cao nhân đó chính là Kami-izumi Ise-no-kami Nobutsuna thuộc phái kiếm Kage-ryū (Ảnh lưu).
    Một thời gian sau thì Nobutsuna bỏ đi, để lại cho Muneyoshi một công án là "vô đao".
    Muneyoshi mất ăn mất ngủ, ngày đêm nghiền ngẫm cái lý vô đao nhưng không sao ngộ được. Một đêm trằn trọc, thấy hơi hướm sau nhà bất thường nên ra kiểm tra thì thấy có quỷ Thiên Cẩu xuất hiện. Muneyoshi tuốt kiếm chém đứt đôi Thiên Cẩu, nhưng vừa hay giật mình tỉnh lại thì chỉ thấy một tảng đá vừa bị mình chém đứt đôi.
    Vì vậy nên tảng đá này được gọi là "nhất đao thạch" (Ittō-seki). Và cũng tại nơi này mà Muneyoshi ngộ ra cực ý "vô đao", trở thành khai tổ của phái kiếm Shinkage-ryū (Tân Ảnh lưu). Ngày nay trên mặt đá còn lại nhiều dấu vết mà người ta cho là dấu chân Thiên Cẩu năm xưa.



    Những chuyện tương tợ

    Không biết sự thật như thế nào, nhưng xét về khả năng có thể xảy ra thì truyền thuyết về nhất đao thạch này không phải là hoàn toàn vô lý. Trong văn hóa quyển Đông Á, ta còn thấy nhiều câu chuyện tương tự như liệt kê dưới đây.

    1. Chuyện ngài Cưu Ma La Thập đội bát sắt

    Pháp sư Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) là một trong những cây đại thụ chuyển ngữ kinh điển Phật giáo sang Hán văn, là người dịch bộ kinh A Di Đà mà chúng ta biết đến ngày nay. Ngài Cưu Ma La Thập người Tây vực, nhưng các bản dịch sang Hán văn của ngài lại đậm chất Hán văn ở cách dùng từ, chọn câu.
    Sách có chép năm lên 7 tuổi, ngài theo mẹ lên chùa. Thấy trong đại điện có cái bát bằng sắt, ngài tinh nghịch đội thử lên đầu. Nhưng một chập sau nghĩ lại thì thấy thắc mắc: tạo sao cái bát nặng như vậy mà mình lại đội lên được? Khi vừa khởi niệm như vậy, lập tức ngài thấy áp lực của cái bát đang đè nặng trên đầu đến nỗi không đứng vững được. Do vậy, Ngài ngộ lẽ “hết thảy tùy tâm chuyển, chẳng có tâm phân biệt, chẳng có quan niệm nặng hay nhẹ. Hễ có tâm phân biệt thì quan niệm nặng hay nhẹ cũng từ đó mà sanh”.

    2. Chuyện Lý Quảng bắn cọp đá

    Lý Quảng là một danh tướng thời Tiền Hán bên Tàu, nổi tiếng là người vũ dũng nhưng lại không được thừa nhận chiến công nên uất phẫn mà chết.
    Trong "sử ký" của Tư Mã Thiên có chép rằng mẹ Lý Quảng bị cọp ăn thịt nên Lý mang cung tên lên rừng tìm hổ đặng trả thù. Thấy bóng cọp, Lý giương cung lên bắn, mũi tên ghim vào cọp ngập đến tận cán. Nhưng sau Lý tá hỏa vì phát hiện ra mình vừa bắn vào tảng đá có hình giống con cọp, chứ không phải cọp thật, và cũng thắc mắc vì sao mà bắn ghim được. Từ khi khởi tâm niệm như vậy, Lý Quảng cố bắn lại nhiều lần nhưng đều không ghi được vào đá như mũi tên đầu.
    Trong "thủy hử truyện" của Thi Nạm Am cũng có một nhân vật là hảo thủ cung tên là Hoa Vinh nên được đặt biệt danh là "Tiểu Lý Quảng".

    3. Chuyện cô du kích trong chiến tranh

    Thời chiến tranh Việt Nam, hẳn nhiều người từng nghe kể vể những cô du kích cân nặng không quá 40 mà có thể vác hàng trăm cân vũ khí chạy băng băng giữa rừng.Người ta lý giải là do lòng yêu nước mạnh mẽ mà cô có được sức mạnh phi phàm như vậy.

    4. Chuyện trẻ con

    Những chuyện này chẳng được ghi chép trong sách vở nào, nhưng hầu như ai cũng đã trải qua nếu từng là đứa trẻ nghịch ngợm.
    Bầy con nít rũ nhau đi hái trộm trái cây, khi bị ông chủ phát hiện ra thì chạy té khói. Đằng sau là ông chủ vườn mặt mày bặm trợn, tay lăm lăm cái roi to tổ bố, còn phía trước là bụi rậm với hàng rào kẽm gai chi chít. Nhưng trong tình huống sinh tử như vậy, lũ con nít bỗng có được sức mạnh phi phàm, băng qua hàng rào kẽm gai, chui vào những chỗ hang hốc nhỏ bằng lỗ thỏ chui. Chỉ đến sau khi thoát nạn, về nhà rồi mới giật mình với những kỳ tích mình lập được.


    5. Musashi dạy học trò

    Kiếm khách bất bại Miyamoto Musashi từng hỏi học trò như sau.
    Hỏi: giả sử có tấm ván bề rộng một xích đặt trên mặt đất, con có thể bước đi trên đó được không?
    Đáp: thưa được.
    Hỏi: cũng tấm ván bề rộng một xích đó, nhưng đưa lên độ cao mấy trăm trượng, còn bước đi được nữa không?
    Đáp: thưa không.

    Như vậy, cùng một tấm ván, nhưng khi ở các độ cao khác nhau thì nảy sinh tâm khác nhau, cho nên kết quả cũng khác nhau.

    Ngoài ra trong cuộc sống còn nhiều câu chuyện tương tự khác. Những việc này như củng cố một điều rằng, tất cả mọi hiện tượng, mọi việc xảy ra trên đời đều do tâm vọng động của chúng sinh mà lập nên. Tâm cho rằng có ma, thì trên đời có ma. Tâm cho rằng ta không làm được việc này, thì quả thật là không làm được việc đó vậy.






    Nguồn: http://gokuraku-shujo.blogspot.com
    Chữ ký của Cộng Mạng
    "Chư thượng thiện nhơn
    Câu hội nhứt xứ"


    Gokuraku Shujō's Headquarter
    http://gokuraku-shujo.blogspot.com

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Cộng Mạng For This Useful Post:

    ANNY_3003 (01-05-2014), jjlinz1 (01-05-2014), kyquanlx (04-05-2014), weii (01-05-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •