>
Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 11 tới 20 trên 33

Ðề tài: Ở Nhật, hôm nay là ngày gì?? .·´¯`·.·♩ •♬✿ (Update: Ngày 12 tháng 4)

  1. #11
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Cái này em tổng hợp từ 1 sensei người Nhật (từ rất lâu rồi) và wiki, thực chất thì wiki ko đầy đủ và những cái em đã post cũng ko hoàn toàn đầy đủ. Cái nào aimai thì em ko đưa vào
    Chữ ký của A Châu

  2. The Following 2 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    ashura9x (11-01-2014), Sayuri_chan (11-01-2014)

  3. #12
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 11 tháng 1 - 1月11日

    Kagami biraki (鏡開き): Nghi lễ "khai gương" của người Nhật

    Kagami biraki theo nghĩa đen có nghĩa là "mở gương" mang ý nghĩa khởi đầu một điều tốt đẹp. Ngày 11/1 hàng năm, các gia đình Nhật Bản tổ chức nghi thức dâng kagami mochi lên thần linh sau đó sẽ dùng búa gõ vỡ bánh mochi này để "mở" ra những điều tốt lành, may mắn.


    Kagami mochi

    Vì sao phải dùng búa? Vì nếu dùng dao hay kéo "cắt" bánh dày thì sẽ không cát tường vì bản thân từ "cắt" mang ý nghĩa tiêu cực, nên người Nhật chỉ dùng búa để thực hiện nghi thức trên.


    Bài viết về kagami mochi các bạn xem thêm ở topic Bánh kagamimochi - món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật hoặc topic Mochitsuki hay tục giã bánh dày của người Nhật

    Mở rộng ra, kagami biraki không chỉ là nghi lễ đập vỡ bánh dày vào những ngày đầu năm, người Nhật còn đập những thùng sake lớn vào ngày khai trương, tại các sự kiện thể thao, mở đầu tiệc cưới hoặc một số các sự kiện quan trọng khác. Nghi thức này cũng gọi là kagami biraki.


    Kagami biraki trong tiệc cưới


    Ngoài ra, theo tín ngưỡng của người Nhật, số lẻ đem lại may mắn, ngày 11 còn có cách đọc khác là iihi - "ngày tốt" (1 là i(chi), 11 là ii, ngày là hi), hơn nữa 11/1 lại là ngày iihi đầu tiên của năm mới nên người ta thường chọn ngày này khai trương công việc làm ăn hoặc các ngày 11 hàng tháng để mở thêm chi nhánh hay bắt đầu một công việc kinh doanh mới.

    Taruzake no Hi (樽酒の日): Taruzake là thùng gỗ lớn đựng rượu sake

    Như đã chia sẻ ở trên, nghi thức đập bánh dày kagami mochi hay đập thùng rượu đều gọi là Kagami biraki. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các buổi lễ kỷ niệm. Và trong những dịp đặc biệt này, người Nhật thường dùng rượu đựng trong 1 thùng gỗ lớn gọi là taruzake. Những thùng này thường được là từ gỗ tuyết tùng.


    Xem thêm các bài viết khác về rượu Sake:


    Ngoài lề 1 tí: Sau khi thực hiện nghi thức Kagami biraki, mọi người sẽ vui vẻ cùng nhau uống rượu trong những chén gỗ hình vuông gọi là masu (枡). Chén masu thường được làm từ gỗ hinoki (gỗ bách). Ngày xưa, chén masu thường được dùng để đong gạo hay đựng các nguyên liệu trong bếp, chén có nhiều kích cỡ khác nhau. Ngày nay, người Nhật dùng masu làm chén uống rượu sau nghi thức Kagami biraki.


    Ngoài ra masu còn trở thành những món quà lưu niệm rất Nhật dành tặng người thân với những thông điệp ý nghĩa được khắc theo yêu cầu.


    Ngoài lề của ngoài lề: muốn có cái này quá


    Shio no Hi (塩の日): Ngày của Muối

    Người Nhật có câu "gửi muối cho quân địch", câu này chỉ một hành động rộng lượng, trượng nghĩa vì có thể ra tay giúp đỡ kẻ địch lúc khó khăn.


    Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ giai thoại giữa Uesugi Kenshin (1530-1578) và Takeda Shingen (1521-1573). Chuyện kể rằng vào thời chiến quốc, đương lúc phân tranh, biết quân của Shingen thiếu muối (loại lương thực đắc đỏ nhưng rất quan trọng thời bấy giờ), Kenshin đã gửi muối sang trại địch với câu nói nổi tiếng: "Thắng lợi trong chiến tranh phải định bằng đao kiếm chứ không phải bằng muối gạo".

    Câu chuyện "gửi muối cho quân địch" xảy ra vào năm 1568 (năm Vĩnh Lộc 11), có tài liệu ghi là vào ngày 11/1 năm 1569 (năm Vĩnh Lộc 12). Thực hư tuy chưa định rõ nhưng người Nhật vẫn chọn ngày 11/1 hàng năm là Ngày của Muối.
    Chữ ký của A Châu

  4. The Following 3 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    dinhlata93 (11-01-2014), HH (14-01-2014), Sayuri_chan (11-01-2014)

  5. #13
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 12 tháng 1 - 1月12日

    Sukī no Hi (スキーの日): Ngày trượt tuyết

    Ngày 12 tháng 01 năm 1911 (năm Minh Trị 44) người Nhật lần đầu tiên biết đến môn trượt tuyết và để kỷ niệm thời khắc đó, Liên đoàn Trượt tuyết Nhật Bản đã chọn ngày này là Sukī no Hi.


    Trượt tuyết là một trong những môn thể thao được yêu thích ở Nhật


    Xem thêm các bài viết về trượt tuyết:


    Sakurajima no Hi (桜島の日): Ngày tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng do núi lửa Sakurajima phun trào

    Sakurajima (桜島) là ngọn núi lửa đang hoạt động ở thành phố Kagoshima. Ngày 12/1 năm 1914 (năm Đại Chính 3), ngọn núi lửa này bất ngờ phun trào khiến 35 người thiệt mạng. Người Nhật gọi sự kiện này là Taishō daifunka (Đại Chính đại phún hỏa) nghĩa là trận phun trào dữ dội năm Đại Chính.


    Núi lửa Sakurajima nhìn từ trên cao


    Xem thêm bài viết về Sakurajima:


    --

    Có vẻ như nhà mình hem quan tâm lắm đến chủ đề này thì phải Dù ít ỏi mình cũng cám ơn các anh chị em phía trên đã thanks và ủng hộ ^^
    Chữ ký của A Châu

  6. The Following User Says Thank You to A Châu For This Useful Post:

    HH (14-01-2014)

  7. #14
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 13 tháng 1 - 1月13日

    Seijin no Hi (成人の日): Lễ Thành Nhân

    Các JPNers nhà mình chắc là không ai lạ gì với ngày lễ đặc biệt này đâu nhỉ, vậy nên mình chỉ nói sơ qua thôi và các bạn có thể đọc thêm ở các topic đã được post tại JPN ở list bên dưới ^^


    Vào ngày này các bạn trẻ 20 tuổi sẽ ăn mặc thật đẹp và tham dự những buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành


    Seijin no Hi là một trong những ngày lễ lớn ở Nhật, là ngày đặc biệt dành riêng cho các bạn ở độ tuổi 20. Được tổ chức lần đầu vào năm 1948 (năm Chiêu Hòa 23). Đến trước năm 1999 (năm Bình Thành 11), Seijin no Hi được tổ chức thường niên vào ngày 15 tháng 1. Nhưng từ năm 2000 (năm Bình Thành 12) về sau, lễ Thành Nhân được chuyển thành thứ Hai của tuần thứ 2 trong tháng Giêng. Vì vậy lễ này không có ngày xác định mà thay đổi theo năm. Như năm sau thì lễ Thành Nhân sẽ rơi vào ngày 12/1.


    Khi bước sang tuổi 20, các bạn trẻ Nhật sẽ được phép hút thuốc, uống rượu và bầu cử


    Bài viết liên quan:

    Pīsu kinenbi (ピース記念日) hay Tabako no Hi (たばこの日): Ngày thuốc lá

    Ngày 13/1 năm 1946 (năm Chiêu Hòa 21), nhãn hiệu thuốc lá cao cấp Pīsu ra mắt người tiêu dùng. Pīsu nghĩa là Hòa Bình.


    Một số mẫu bao thuốc lá cũ của hãng Pīsu


    Lúc bấy giờ, nhà nước qui định mỗi người chỉ có thể mua 1 bao thuốc lá gồm 10 điếu vào Chủ Nhật và các ngày lễ. Thuốc lá hiệu Pīsu có giá 7 yên một bao, trong khi các sản phẩm khác giá chỉ 4 yên. Năm đó, tại một cửa hàng ở Yurakucho ở Tokyo đã bán hết 1000 bao chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

    Ngày nay, Pīsu vẫn là nhãn hiệu thuốc lá được người Nhật ưa chuộng dù giá khá đắc so với nhiều hiệu khác.


    Một hộp thuốc lá (20 điếu) như hình trên có giá 1000 yên. Tính theo tỉ giá của ngày hôm nay thì bằng 201.420,38 VND.
    Chữ ký của A Châu

  8. The Following 3 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    HH (14-01-2014), Momo-chan (13-01-2014), Sayuri_chan (14-01-2014)

  9. #15
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 14 tháng 1 - 1月14日

    Sagichō (左義長), Donto-yaki (どんと焼き), Dondon-yaki (どんどん焼き): Lễ hội lửa đầu năm

    Đây là lễ hội được diễn ra vào khoảng cuối ngày 14/1 đến rạng hôm sau. Vào lễ này, người Nhật sẽ đốt những vật trang trí trong ngày Tết, như những vật bằng giấy, cây cỏ, gỗ, v.v... Có nơi đốt những tờ kakizome (khai bút đầu năm) bị lỗi.


    Quy mô lớn nhỏ tùy địa phương, có nơi chỉ là nhóm những hộ gia đình trong một khu phố, có nơi tập trung tổ chức hoành tráng hơn. Mọi người sẽ gom tất cả những vật cần đốt tập trung ở một bãi đất trống từ sớm, sau đó sẽ tiến hành đốt lửa vào tối cùng ngày hoặc rạng sáng hôm sau. Ngọn lửa bùng càng cao thì càng may mắn. Ý nghĩa của ngày này là cầu sức khỏe và mong việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió.


    Những vật cần đốt được tập trung tại một bãi đất trống...


    ... đến tối, mọi người sẽ quây quần bên đống lửa và ca hát vui vẻ


    Ở nhiều địa phương, Dondon-yaki được tổ chức vào sáng ngày 15/1 hoặc ở một số nơi khác là buổi sáng đầu tiên sau lễ Thành Nhân. Ngoài 3 tên gọi như trên, Dondon-yaki còn rất nhiều cách gọi khác nhau theo từng địa phương.

    Kazari-osame (飾納) và Matsu-osame (松納): Ngày tháo bỏ những trang trí đầu năm

    Vậy là không khí Tết chính thức kết thúc ở Nhật vào ngày hôm nay. Ngày này người Nhật sẽ mang cất tất cả những trang trí trong dịp Tết. Một số thứ sẽ được mang đi đốt ở Dondon-yaki.


    Những vật trang trí như thế này sẽ được tháo xuống, mang cất hoặc đem đi đốt


    Taro to Jiro no Hi (タロとジロの日): Ngày của Tình Yêu, Hy Vọng và sự Dũng Cảm.

    Đây là một câu chuyện có thật.


    Taro và Jiro trên một con tem

    Tháng 10 năm 1955 (năm Chiêu Hòa 30), có 3 chú chó ra đời ở Hokkaido được đặt tên là Taro, Jiro và Saburo.

    Năm 1956 (năm Chiêu Hòa 31), để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Nam Cực, người ta đã chọn được 23 chú chó trong tổng số 1000 chú chó ở Nhật Bản và gửi đến Hokkaido tham gia huấn luyện đặc biệt. Saburo, trong quá trình đào tạo khắc nghiệt đã ra đi trước 2 người anh của mình.

    Năm 1957 (năm Chiêu Hòa 32), nhóm thám hiểm đầu tiên đến Nam Cực. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe lần cuối, 3 trong số 22 chú chó không đạt tiêu chuẩn được gửi trở về Nhật Bản. Lúc này, nhóm của chúng ta gồm có 11 người và 19 chú chó.

    Sau hơn 1 năm ở Nam Cực, 2 chú chó qua đời vì bệnh, 1 chú mất tích, tổng số còn lại 16. Nhưng trong thời gian này, cô chó Shiro cùng với Jiro sinh được 8 chú chó con. Tháng 2 năm 1958 (năm Chiêu Hòa 33), nhóm thám hiểm thứ 2 được gửi đến Nam Cực. Do điều kiện thời tiết quá xấu, họ không thể tập trung với nhóm đầu tiên và trong những cố gắng cuối cùng, họ phải bỏ lại 15 chú chó và quay về Nhật Bản. Lúc trở về, nhóm thám hiểm đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ dư luận.

    Tháng 1 năm 1959 (năm Chiêu Hòa 34), một nhóm tìm kiếm được gửi đến Nam Cực và họ xác nhận rằng 7 trong số 15 chú chó đã chết. Trong lúc trực thăng chuẩn bị cất cánh trở về Nhật Bản, Kitamura - 1 người trong đoàn đã phát hiện có 2 chú chó đang đuổi theo bên dưới. Ban đầu, ông không thể phân biệt được chúng là con nào trong 12 con mất tích, nhưng đến lúc thử gọi "Taro", "Jiro" thì 2 chú chó mừng rỡ vẫy đuôi. Ông Kitamura cho rằng, Taro và Jiro có thể sống sót là nhờ việc săn chim cánh cụt. Ông cũng đã chứng kiến việc 2 chú chó này bắt những con chim cánh cụt ra sao. Tuy nhiên việc tìm kiếm những chú chó mất tích còn lại vẫn chìm trong vô vọng.

    Trước khi trở về Nhật Bản, Jiro đột ngột qua đời vì bạo bệnh vào tháng 7 năm 1960. Năm sau, Taro trở về nhà và chết già ở Sapporo vào năm 1970 (năm Chiêu Hòa 45).

    Câu chuyện được dựng thành phim vào năm 1983 tên Nankyoku Monogatari. Năm 2006, hãng Walt Disney làm lại với tên gọi Eight Below. Năm 2011, một bản remake khác của Nhật tên Nankyoku Tairiku ~Kami no Ryouiki ni Idomunda Otoko to Inu no Monogatari với nam chính là Kimura Takuya, một lần nữa khiến hàng triệu khán giả xúc động.

    Người Nhật gọi ngày này là Ngày của Tình Yêu, Hy Vọng và sự Dũng Cảm.


    Taro (trái) và Jiro (giữa), đoàn tụ với nhóm thám hiểm (1959) sau 1 năm đương đầu với nhiều khắc nghiệt ở Nam Cực.


    Xác ướp của Taro hiện được trưng bày tại một bảo tàng ở Sapporo


    Trong khi đó xác ướp của Jiro lại được trưng bày trong một bảo tàng ở Tokyo


    Tượng Taro và Jiro tại đài tưởng niệm ở Nagoya


    Senkaku Shotō Kaitaku no Hi (尖閣諸島開拓の日): Ngày tìm ra quần đảo Senkaku

    Ngày 14/1 năm 1895 (năm Minh Trị 28) chính phủ Nhật Bản lần đầu xác định quyền lãnh thổ với quần đảo Senkaku.

    Không biết nói đến vấn đề này có phạm rule Chính trị không nên mình chỉ xin ngắn gọn thế thôi, các bạn có thể xem thêm bài viết Tiết lộ về gia tộc gìn giữ Senkaku


    Đảo Senkaku
    Chữ ký của A Châu

  10. The Following 3 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    EdIV (16-01-2014), HuG_To_HuG (15-01-2014), Souchan (16-01-2014)

  11. #16
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 15 tháng 1 - 1月15日

    Koshōgatsu (小正月): Tết Nguyên Tiêu

    Như các bạn đã biết, Năm Mới ở Nhật gọi là Shōgatsu (正月), 7 ngày đầu năm gọi là Daishōgatsu (大正月) và đêm trăng tròn đầu tiên của năm gọi là Koshōgatsu (小正月). Ở mình gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày người Nhật trở lại sinh hoạt bình thường sau những ngày bận rộn Tết nhất.


    Vào ngày này, người Nhật thường ăn cháo đậu đỏ (azuki-kayu) với mochi.

    Xem thêm:


    Jōgen (上元): Tết Thượng Nguyên (tên gọi khác của Tết Nguyên Tiêu)

    Jōgen (上元) là 1 trong ba ngày thuộc Sangen (三元 - Tam Nguyên). Theo cựu lịch, Jōgen (上元 - Thượng Nguyên) là rằm tháng Giêng, Chūgen (中元 - Trung Nguyên) là rằm tháng Bảy và Kagen (下元 - Hạ Nguyên) là rằm tháng Mười. Mỗi ngày có một ý nghĩa riêng, nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập trung nói về Jōgen.

    Thật ra cũng không có gì nhiều, vì căn bản Jōgen và Koshōgatsu là một. Tuy chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, nhưng từ khi chuyển sang sử dụng tân lịch (năm 1873) thì người Nhật cũng giảm một số các lễ tiết kiểu Trung Hoa. Ngày này, người Nhật ăn cháo đậu đỏ với mong muốn sức khỏe kiện khang.


    Cháo đậu đỏ nấu nhừ và cháo đậu đỏ còn nguyên hạt

    Keishichō Sōsetsu Kinenbi (警視庁創設記念日): Kỷ niệm ngày thành lập Sở cảnh sát Tokyo

    Ngày 15/1 năm 1874 (năm Minh Trị 7) Sở cảnh sát Tokyo được thành lập, Kawaji Toshiyoshi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Sở (chức danh này tên cũ gọi là daikeishi - đại cảnh thị).


    Kawaji Toshiyoshi (川路 利良) (1829-1879)


    Những năm trước đó, lực lượng cảnh sát ở Nhật chính là Shinsengumi (新選組).


    Sở cảnh sát Tokyo năm 1877


    Sở cảnh sát Tokyo hiện tại


    Ii Ichigo no Hi (いいいちごの日): Mùa thu hoạch dâu tây

    Chơi chữ: 1月15日 , ii(1)ichi(1)go(5), ichigo nghĩa là dâu tây.

    Bạn đừng nhầm giữa Ngày Dâu Tây 1/5 và hôm nay nhé ^^ Ý nghĩa khác nhau hoàn toàn đấy.


    Theo cách chơi chữ như trên thì ngày 15 hàng tháng đều gọi là Ichigo no Hi - Ngày Dâu Tây, hiểu như kiểu một ngày đẹp trời để ăn dâu tây ^^ Và ngày 15/1 là Ii Ichigo no Hi, được Hiệp hội trồng dâu toàn quốc lựa chọn nhằm kỷ niệm mùa thu hoạch dâu tây hàng năm.

    Han-eri no Hi (半襟の日): Ngày Han-eri (chả biết dịch sao ^^')

    Han-eri là một phụ kiện của kimono, "han" nghĩa là "một nửa", "eri" là "cổ áo" nên nó này chỉ là một dải lụa được thêu những họa tiết đẹp mắt quấn quanh phần cổ của kimono.


    Han-eri rộng 15cm, dài khoảng 110-120cm, phù hợp với mọi loại kimono. Nhưng thông thường thì kimono nữ chỉ có 1 size và người mặc phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với vóc dáng của mình.

    Xem thêm:


    Tearai no Hi (手洗いの日): Ngày rửa tay

    Chơi chữ: rửa tay (tearai) --> tay sạch (iite): i(1)i(1)te(5). i=1 hiểu theo nghĩa số đếm ichi là 1, te=5 được giải thích là vì bàn tay có 5 ngón ^^'


    Đây là ngày do công ty P&G lựa chọn với mục đích nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng.

    Fūdo Doraibu no Hi (フードドライブの日): Ngày quyên góp thực phẩm đóng hộp

    Chơi chữ: i(1)i(1)go(5)han. Iigohan: có thể những thực phẩm bạn không cần lại là iigohan với nhiều người khác.

    Đây là ngày phát động quyên góp các loại thực phẩm đóng hộp mà mình không cần (ví dụ như mua rồi nhưng lại để đó không dùng hoặc tự dưng không muốn ăn) còn hạn sử dụng, chuyển đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


    Các thực phẩm quyên góp được tập trung lại -- Sau đó sẽ tiến hành vận chuyển -- Đến những gia đình khó khăn hay các tổ chức xã hội
    thay đổi nội dung bởi: A Châu, 16-01-2014 lúc 12:44 AM
    Chữ ký của A Châu

  12. The Following 4 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    EdIV (16-01-2014), Momo-chan (15-01-2014), Sayuri_chan (16-01-2014), Souchan (16-01-2014)

  13. #17
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Mình xin phép được gỡ 4 chữ "cập nhật hàng ngày" xuống cho đến qua Tết

    Số là Tết nhất ai cũng bận rộn, mình cũng không ngoại lệ. Từ đây đến cuối tháng 2 chắc mình không thường xuyên update cho topic này được. Hôm nào thuận tiện thì post, những ngày còn sót sẽ bổ sung vào đúng ngày đấy năm sau.

    Hôm nay mình off
    Chữ ký của A Châu

  14. The Following 2 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    bstreetboys (21-01-2014), Sayuri_chan (18-01-2014)

  15. #18
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 21 tháng 1 - 1月21日

    Raibaru ga Te o Musubu Hi (ライバルが手を結ぶ日): Ngày bắt tay với kẻ thù

    Ngày 21/1 năm 1866 (năm Khánh Ứng 2), hai phiên Chōshū và Satsuma bí mật ký kết hiệp ước liên minh nhằm lật đổ Mạc Phủ thông qua sự giới thiệu của người trung gian là Sakamoto Ryōma của phiên Tosa. Trong khi 1 năm trước, 2 phiên này vẫn còn là kẻ thù của nhau.

    Về giai đoạn lịch sử này, các bạn có thể xem thêm ở bài viết về Mạc Mạt (幕末, Bakumatsu) - giai đoạn cuối thời Mạc Phủ


    Sakamoto Ryoma (坂本 龍馬) (15.11.1835 ~10.12.1867)
    nhà lãnh đạo phong trào chống đối Mạc Phủ trong thời kỳ Bakumatsu
    Chữ ký của A Châu

  16. The Following User Says Thank You to A Châu For This Useful Post:

    bstreetboys (21-01-2014)

  17. #19
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 22 tháng 1 - 1月22日

    Jazu no Hi (ジャズの日): Ngày nhạc jazz


    Hôm nay là Ngày nhạc Jazz. Bạn có biết vì sao hội những người yêu thích nhạc Jazz ở Tokyo lại chọn ngày này??












    Thử đoán xem ^^












    Gợi ý: đây là cách đặt ngày dựa vào chơi chữ.












    Nếu chưa đoán được thì cùng xem đáp án nào ^^


    Chơi chữ: 1月22日, JA(1)ZZ(22): JA là 2 chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của tháng 1 (January), ZZ có cách viết nhìn như 2 số 2.

    Karēraisu no Hi (カレーライスの日): Ngày cơm cà ri Nhật

    Karē (cà ri) du nhập vào Nhật Bản từ Anh Quốc và trở nên phổ biến vào cuối những năm 1960. Ngày nay, ước tính các gia đình Nhật Bản dùng cơm cà ri khoảng 4 lần 1 tháng. Cơm cà ri từ một món ăn ngoại nhập đã dần trở thành món ăn tinh túy đậm chất Nhật và được nhiều người yêu thích.


    Các bạn xem thêm bài giới thiệu về karē Nhật ở đây.

    Từ năm 1982 (năm Chiêu Hòa 57), cơm cà ri được list vào thực đơn cố định trong bữa trưa tại các trường tiểu học và trung học cơ sở vào ngày 22 tháng 1 hằng năm.

     

    Khẩu phần trưa của các em học sinh vào Karēraisu no Hi


    Hikōsen no Hi (飛行船の日): Ngày khinh khí cầu

    Năm 1916 (năm Đại Chính 5) khinh khí cầu đầu tiên của quân đội mang tên Yūhigō được bay thử nghiệm trên bầu trời Osaka.


    Khinh khí cầu Yūhigō được hoàn thành vào tháng 4 năm 1915


    Và khinh khí cầu hiện đại ngày nay
    Chữ ký của A Châu

  18. #20
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 23 tháng 1 - 1月23日

    Denshi Mēru no Hi (電子メールの日): Ngày email

    Chơi chữ: 1月23日, ii(1)fu(2)mi(3): iifumi --> ii文 --> e文 = email (fumi nghĩa là giấy viết thư)


    Ngày này được Hiệp Hội Thư Điện Tử (viết tắt là JEMA) đặt ra từ năm 1994 (năm Bình Thành thứ 6). Tương tự, ngày 23 hàng tháng gọi là Ngày viết thư (Fumi no Hi), ngày này được kỷ niệm từ năm 1979 (năm Chiêu Hòa 54).

    Hakkōdasan no Hi (八甲田山の日): Ngày xảy ra tai nạn trên núi Hakkōda

    Núi Hakkōda (八甲 田 山) là địa danh thuộc thành phố Aomori. Ngày 23 tháng Một năm 1902 (năm Minh Trị 35), một nhóm binh sĩ gồm 210 người gặp nạn khi đang hành quân qua vùng núi tuyết Hakkōda. Sau 25 ngày tìm kiếm, chỉ còn 11 binh sĩ trở về, 199 người còn lại đã hy sinh trong tuyết lạnh.


    Năm 1977, đạo diễn Shirō Moritani sản xuất bộ phim "Núi Hakkōda" dựa trên tiểu thuyết tài liệu "Cái chết tháng Ba trên đỉnh Hakkōda" của nhà văn Jiro Nitta.




    Hình trên là tượng đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh trên núi tuyết Hakkōda. Đây là tượng của Gotō Fusanosuke, một người lính được phát hiện chết đứng trong tuyết lạnh.

    Āmondo no Hi (アーモンドの日): Ngày hạnh nhân

    Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và B, là những vitamin thuộc nhóm "trẻ hóa" rất tốt cho sức khỏe. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Hạnh Nhân, người trưởng thành chỉ nên ăn 23 hạt mỗi ngày. Cũng vì lí do trên mà người Nhật chọn hôm nay, ngày 23 tháng Một (1月23日) là Ngày Hạnh Nhân (23 hạt/1 ngày: 1日23粒).


    Hạnh nhân là hạt của quả hạnh đào


    Wan-tsū-surī no Hi (ワンツースリーの日): Ngày 123

    Chơi chữ: 1月23日 --> 123 --> wan-tsū-surī (one - two - three)

    Theo đó, ngày 3 tháng Mười Hai (12月3日) cũng được gọi là Ngày 123.

    Chữ ký của A Châu

Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 07-03-2014, 12:05 AM
  2. Lịch sử về chú mèo dụ khách Nhật Bản (Update #9)
    By Michiteido in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 01-01-2014, 03:05 AM
  3. Thông báo về update lần này của JPN!
    By zey in forum THÔNG BÁO - HỎI ĐÁP - TUYỂN NHÂN SỰ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-01-2011, 08:15 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-01-2010, 11:44 PM

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •