>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Cuộc sống ở các hòn đảo của riêng mèo, thỏ, chuột

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Cuộc sống ở các hòn đảo của riêng mèo, thỏ, chuột

    Trên những hòn đảo này chỉ toàn các chú mèo, thỏ đáng yêu hoặc những tên "sát thủ" gặm nhấm khổng lồ...

    1. Đảo Tashirojima (Nhật Bản)


    >> Đảo Mèo

    >> Thăm "thiên đường" của loài mèo ở Nhật Bản

    Tashirojima là một hòn đảo nhỏ ở phía Đông Bắc bờ biển Nhật Bản. Trước đây chỉ có khoảng 100 người sống trên đảo nhưng nay, dân cư đã đông đúc hơn nhờ vào số lượng mèo hoang có mặt trên đảo. Nhờ có chúng mà hòn đảo trở nên nổi tiếng với tên gọi “Đảo mèo”.


    Những con mèo không phải có nguồn gốc ban đầu ở Tashirojima, mà chúng được mang đến hòn đảo này cách đây nhiều thế kỷ nhằm bắt chuột để bảo vệ ngành công nghiệp tơ tằm thịnh vượng nơi đây.


    Sau đó, những con mèo đã nhanh chóng có được tình cảm và sự ngưỡng mộ của ngư dân nhờ vào khả năng kỳ lạ khi dự đoán các cơn bão. Không chỉ có vậy, chúng còn "chứng thực" tin đồn về khả năng dự báo thiên tai bằng cách di chuyển đến vùng đất cao hơn trước khi sóng thần xảy ra.




    2. Đảo Okunoshima (Nhật Bản)

    Cách bờ biển Nhật Bản 3km ngoài khơi xa, đảo Okunoshima còn có tên gọi khác là đảo Rabbit (đảo thỏ), lý do là bởi trên đảo hầu hết không có sinh vật nào ngoài thỏ.


    Trước đây, quân đội hoàng gia Nhật Bản có đặt trên đảo một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học cho Chiến tranh Thế giới thứ II (từ năm 1939 đến 1945) và thải khí độc ra môi trường khiến cho người dân không thể sinh sống và cư ngụ tại đây.


    Khi chiến tranh kết thúc, các nước Đồng minh đã cho tháo dỡ nhà máy, động vật thí nghiệm (chủ yếu là những chú thỏ) được thả tự do ra khỏi các phòng thí nghiệm và sống trên đảo.

    Ngày nay, các du khách đến đảo thường ưa thích ngắm nhìn và chơi đùa với những chú thỏ hơn là tham quan bảo tàng được mở năm 1988 tại đây.




    3. Đảo Kaua’i (Hawaii)

    Những con gà lần đầu tiên được đưa đến quần đảo Hawaii bởi những người dân Polynesia cách đây hơn 2.000 năm, và sống rải rác cùng con người cho tới tận ngày nay.


    Phần lớn chúng được giữ lại nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng; ngoài ra gà trống còn được sử dụng để chơi chọi gà. Hiện nay, những loại gà của Mỹ và châu Âu đã được mang đến hòn đảo này.


    Người dân và những con gà trên đảo sống trong sự hài hòa và yên bình đến năm 1992, khi bão Iniki ập vào quần đảo Hawaii. Cơn bão ập vào Kaua'i với cường độ cao và phân tán gà rải rác trên khắp hòn đảo.


    Những con gà được giải phóng nhanh chóng trở lại lối sống hoang dã và ngày càng sinh sôi phát triển. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đảo: ngoài đường, bãi biển, sân golf, tuy nhiên chúng không gây ra bất kỳ thiệt hại nào đáng kể cho môi trường.

    4. Đảo Montecristo (Italy)


    Nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây của Tuscany (Italy), hòn đảo Montecristo trở nên nổi tiếng nhờ cuốn tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo vào năm 1844 của nhà văn Pháp Alexandre Dumas.


    Sự gồ ghề của hòn đảo đã giúp nó tránh được sự xâm chiếm của con người từ cuối thời kỳ Băng hà, nhưng lại bị chiếm lĩnh bởi loài chuột đen.

    Hòn đảo này là nơi cư trú và sinh sống của khoảng 12 triệu con chuột. Chúng trở thành khắc tinh của những loài chim bản địa tại đây.


    Với nỗ lực muộn màng cứu những loài chim biển sống trên đảo tránh xa sự nguy hiểm từ loài động vật gặm nhấm tham lam này, chính phủ Ý đang có kế hoạch thả 26 tấn bột viên độc dược hy vọng tiêu diệt được những con chuột.

    5. Đảo Gough, Nam Đại Tây Dương


    Đảo Gough nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, khoảng giữa châu Phi và Nam Mỹ. Đảo có một lịch sử lâu dài với những chuyến ghé thăm đảo của con người và một trong những lần viếng thăm đó, những con chuột nhà đã trốn khỏi một trong những con tàu cập bến tại đảo.


    Con người không ở lại nhưng những con chuột thì lại chọn hòn đảo này làm nơi cư ngụ mới. Không bị kiểm soát bởi kẻ thù và không bị cản trở bởi những loài chim biển bản địa, loài chuột ngày càng sinh sôi nảy nở.


    Theo thời gian, dân số họ hàng nhà chuột trên đảo gia tăng mạnh mẽ cùng với sự gia tăng về kích thước của chúng.

    Loài chuột tấn công và đe dọa các loài chim biển yếu ớt khiến cho nhiều loài động vật trên đảo bị đe dọa và hiện tại tổng số chuột ở đảo Gough đã tăng lên tới hơn 700.000 con.

    Bích Ngọc - Theo MASK
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Akasha (08-01-2013), dtt (08-01-2013), kei_itsumo (22-12-2013), Ngọc_san (08-01-2013), trantktam826 (08-01-2013)

  3. #2
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 135770
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 2,839
    Thanks
    1,860
    Thanked 6,103 Times in 1,708 Posts
    3 cái đảo đầu đọc còn thấy thú vị chứ 2 đảo cuối thì thật là...
    s
    năm nay năm con rắn mà sao mí bạn mê con... đó đó quá vậy!!!

    thích đảo mèo nhất! cái hình đầu tiên bạn mèo nằm sưởi nắng nhìn thật là đáng yêu mà :X!
    Chữ ký của Akasha
    ► Gặp trục trặc khi xem phim? Vào ĐÂY tham khảo!


  4. The Following User Says Thank You to Akasha For This Useful Post:

    Kasumi (09-01-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-11-2012, 09:55 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 31-01-2012, 09:59 PM
  3. Chuẩn bị chào mừng cái mà ai cũng biết là cái gì ra đời nào >:)
    By Fox phúng phính in forum Trao đổi - Bình luận - Hỏi đáp
    Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:56 AM
  4. Cà chua giúp ngừa bệnh phổi
    By Eizan in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 06-10-2008, 12:42 AM
  5. Những chú chuột không biết sợ mèo
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 13-11-2007, 04:36 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •