>
Trang 13/13 đầuđầu ... 3 9 10 11 12 13
kết quả từ 121 tới 130 trên 130

Ðề tài: Kiếm đạo Nhật Bản [Kendo]

  1. #121
    ~> Don Valentino <~
    Sergeant Keroro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 91072
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 601
    Thanks
    945
    Thanked 1,349 Times in 398 Posts
    Trích Nguyên văn bởi KyuKen View Post
    Tình hình là tớ ko mượn đc máy ảnh nên ko chụp đc, sorry mọi người
    Tớ sẽ cố chụp trong thời gian sớm nhất
    vậy à?híc,vậy lại phải chờ rùi!mà cậu cứ lấy cái điện thoại có độ phân giải tốt tốt chụp cũng đc!

  2. #122
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 2076
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 96
    Thanks
    17
    Thanked 40 Times in 19 Posts
    zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz
    thay đổi nội dung bởi: jerrymlb, 28-01-2012 lúc 02:03 AM

  3. #123
    ~> Don Valentino <~
    Sergeant Keroro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 91072
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 601
    Thanks
    945
    Thanked 1,349 Times in 398 Posts
    Trích Nguyên văn bởi jerrymlb View Post
    tớ mua 1 cây bokken 180k , về tập vụt cho khỏe tay , có tham khảo giáo trình hẳn hoi .
    Thế mà 1 hôm do em hứng chí cầm chắc 2 tay, vụt 1 phát vào tường ôi zời ơi cây bokken của em... gãy làm 2 khúc .

    hôm nào phải mua 1 cây khác nhưng giờ nghĩ lại vẫn còn đau lòng . em đúng là chơi dại mà .
    èo,cậu đúng là phá hoại mà,cây bokken vậy mà cũng để gãy,mà kiếm của cậu làm bằng gỗ gì vậy?sồi đỏ,mun sọc,nghiến hay gỗ dẻ,mà sao thấy đắt vậy?tớ thấy 1 cây bokken bình thường tầm 90-150k thui mà
    Chữ ký của Sergeant Keroro
    Sergeant Keroro = harrypotter12b

  4. #124
    Hyakusho
    KyuKen's Avatar


    Thành Viên Thứ: 77683
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 51
    Thanks
    50
    Thanked 12 Times in 7 Posts
    Thật là ngại quá, đến giờ mới chụp và up lên đc đây...

  5. #125
    Shokunin
    iloveas's Avatar


    Thành Viên Thứ: 92500
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 24
    Thanks
    25
    Thanked 2 Times in 1 Post
    toàn sung đẹp ... ứoc gì có 1 cái ha

  6. #126
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Một đoạn trích trong "Nhật Bản võ thuật thần diệu ký"

    Trích:
    Nếu không biết võ thuật Nhật Bản thì cũng không thể hiểu được tính quốc dân của dân tộc Nhật. Điều này thể hiện rõ ở kiếm đạo Nhật. Mỗi lưu phái có những điểm đặc sắc khác nhau nhưng tựu trung đều có điểm chung là không xem trọng việc bảo vệ bản thân mà chú trọng ở việc giết chết bản thân. Kiếm pháp của người Tây phương (fencing) dạy cầm kiếm bằng một tay, thận trọng từng bước lùi, vừa bảo vệ bản thân đến mức tối đa vừa gây sát thương tối đa cho địch. Đây là kiếm pháp phòng vệ mang tính "kinh tế". Trong khi đó thì kiếm pháp Nhật Bản dạy cầm kiếm bằng hay hai, mang toàn thân toàn lực toàn tinh thần để giáng vào địch đòn chí mạng. Đây chính là tìm kiếm "hoạt" (sống) bên trong "tử" (chết) và mang tính "siêu kinh tế". Điều này cũng phù hợp với tông chỉ của Thiền tông trong Phật giáo. Vì vậy mà kiếm pháp Nhật Bản không có sự phòng vệ, chỉ có hai trạng thái đối cực là sống hoặc chết. Từ đó, việc phân định thắng thua trong trận đấu dựa vào Aiuchi, đây chính là cực ý của các phái kiếm cổ. Tuy gọi là Aiuchi nhưng sự nông sâu, tinh thô làm nên khác biệt. Như phái kiếm Yagyū-ryū dạy rằng, nếu để địch chém vào da thì phải chém vào thịt của địch, để địch chém vào thịt thì phải chém vào xương của địch, để địch chém vào xương thì phải chém vào tận tủy của địch. Đây chính là lao mình vào cái chết để tìm kiếm hoạt sát một cách tự tại. Trận thắng phụ như vậy sẽ mang tính quyết địch, sống hoặc chết, được tất cả hoặc mất tất cả.
    Nhất Như & Như Thị Duyên dịch.
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  7. #127
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 41168
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 32
    Thanks
    7
    Thanked 7 Times in 3 Posts
    Trích Nguyên văn bởi Như Thị Duyên View Post
    Một đoạn trích trong "Nhật Bản võ thuật thần diệu ký"

    Trích:


    Nhất Như & Như Thị Duyên dịch.
    Theo mình thấy thì cũng tùy võ phái thôi, như Miyamoto Mushashi chẳng hạn trong "Ngũ luân thư" lại đề xuất cầm kiếm bằng một tay.

  8. #128
    Moderator
    lynkloo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 94234
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 678
    Thanks
    4,268
    Thanked 2,660 Times in 636 Posts
    Kendo - kiếm đạo Nhật Bản



    Kendo trong tiếng Nhật nghĩa là Kiếm Đạo - Đường của kiếm (ken - Kiếm, do - Đạo). Được bắt nguồn từ môn kiếm thuật của các Bushido (Võ Sĩ Đạo) và Samurai (Hiệp Sĩ).

    Kiếm Đạo được xây dựng dựa trên nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm được lưu truyền qua hàng trăm năm thực chiến và nghiên cứu. Nó rèn luyện những kĩ năng về thể lực và tâm lý cần thiết trong chiến đấu. Mục tiêu của Kiếm Đạo không chỉ là phát triển thể lực dành cho thực chiến mà còn là rèn luyện tinh thần và nghị lực, hai thứ còn rất cần thiết trong cuộc sống bình thường.

    Kiếm Đạo căn bản nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể để những uy lực đó trở thành một. Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: ‘Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm niềm vui xót lại cho tuổi già’.

    Kiếm Đạo xuất hiện vào khoảng năm 789 tại Nhật Bản. Môn võ này có lúc được gọi là ken-jutsu, ken-no-michi ở thời Minh Trị (1868-1912). Kiếm Đạo bị cấm triệt để vào năm 1876, sau đó được cải biến thành một môn thể thao (Kiếm Đạo) bởi bậc thầy trứ danh về kiếm Sakakibara Kenkichi (1830-1894), khi các võ sĩ đạo không còn được phép cầm hay mang kiếm trước công chúng.

    Rất khó để có thể nói rõ ràng rằng từ bao giờ và như thế nào, Kiếm Đạo đã được hình thành. Kiếm Đạo đã không được xây dựng hay phát triển bởi một người hay ngay cả một nhóm người. Nó được phát triển trải qua một quá trình dài, qua rất nhiều trận chiến của một nước Nhật đầy anh hùng tính. Nhật Bản lập quốc khoảng 660 năm trước Công nguyên với truyền thuyết các vị vua đều là những vị thần. Theo lịch sử có văn tự để lại, vào khoảng năm 400 của Thế kỷ 1, dòng họ Yamato kiểm soát toàn thể đất nước lên làm Hoàng Ðế, xưng danh là con cháu Thái dương Thần nữ và giòng họ đó tiếp tục trị vì cho đến ngày nay, vì thế dân Nhật gọi Hoàng đế của họ là Thiên Hoàng Bệ Hạ (Tenno Heika). Nếu người Trung Quốc thời xưa tự hào là "Nam tử Hán đại trượng phu", người Nhật cũng tự hào là "Yamato no Danji" có nghĩa là nam nhi của giòng dõi Yamato tức Thái dương Thần nữ. Thanh kiếm Nhật bản thường là trường kiếm, dài và nặng hơn kiếm Trung hoa, do đó người võ sĩ khi dùng kiếm phải sử dụng cả hai tay để nắm chuôi kiếm. Các đòn đánh thường đa phần là đòn chém, bổ từ trên xuống, hay đâm thẳng. Đòn thế kiếm đạo thường không hoa mỹ như kiếm pháp Trung Hoa nhưng chú trong ở kỹ thuật tinh tế. Cùng một tư thế, người võ sỹ đạo phải tinh luyện hàng chục năm nên khi ra đòn thường là thành công, vì thế một cuộc giao đấu thường chỉ diễn ra trong vài giây và thường là chỉ một người còn sống sót. Kiếm bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên. Người ta nói rằng kiếm thực chất vốn là một đồ vật để biểu tượng cho sứ mạng phò nguy và trung thành với lý tưởng của người mang kiếm chứ không phải đặc thù là một loại vũ khí.

    Vào thời điểm đó, máy bắn đá và cung tên được sử dụng để săn bắn hoặc trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Tuy nhiên sau đó, kiếm dần dần được dùng để chiến đấu trong thời kì nội chiến thống nhất đất nước Nhật Bản. Đến khoảng thế kỉ 7 – 8, người Nhật đã tự rèn được kiếm ở trong nước. Sau thế kỉ thứ 9, khi tầng lớp Bushi (võ sĩ) được thành lập, dạng hình chuẩn của Nihonto (kiếm Nhật) được hình thành. Rất nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm và cả kĩ thuật rèn đã được phát triển. Tuy nhiên, trên chiến trường, những thanh kiếm dài hơn 6 feet và giáo vẫn là vũ khí chủ yếu đến thế kỉ 14. Những năm sau đó là những năm nội chiến liên miên, và cũng trong suốt khoảng thời gian này, những trường Kenjutsu, nghĩa là nghệ thuật dùng kiếm, ra đời. Những trường này được thành lập bởi những kiếm sĩ xuất chúng. Mỗi trường đều có một loại kĩ thuật riêng, độc đáo, phụ thuộc vào người sáng lập. Khi thời gian trôi qua và hoà bình lập lại, người ta nghiên cứu và thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Kenjutsu đối với việc phát triển tinh thần.

    Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-Sai (1527-1606),ngườ sáng lập trường phái Yagiu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ.Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết người và người ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức về đạo học và mối liên hệ gần gũi với thiền sư Takuan(1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. Người con ông là Munenori(1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba đã bỏ công biên soạn ‘Fudochi-Shinmyoroku’ , nội dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagiu Shinkage, cũng như Maniwa Nen, Shinkatato….là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thời đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện, thi đấu để hạn chế tối đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên.





    Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc, chưa có miếng là chắn che tay(tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba, môn đệ của Ono Tadaaki cải tiến vớI bao vải thay thế bao da,thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng. Những yếu tố đạo đức và xã hội này bắt nguồn từ Phật Giáo thiền phái và tư tưởng Võ sĩ đạo mà những tư tưởng chính dựa trên đạo Khổng. Bởi vì những Samurai là tầng lớp duy nhất được phép mang kiếm, trở thành một cao thủ dùng kiếm là điều không thể thiếu đối với bất kỳ Samurai nào.

    Người ta khẳng định rằng điều đó thể hiện tinh thần của giới Võ sĩ. Giữa thế kỷ 18, trong suốt thời điểm này làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1854, thụ giáo kiếm thuật vớI thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡI kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro, mà chiến thắng vẫn thuộc về chàng, Musashi lúc này chính là 1 ‘Độc cô cầu bại’ Nhật Bản đã rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Chàng dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổi 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư), bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), với lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống.Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn với công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống như một ‘Tôn Tử Binh Pháp’ vang danh của Trung Hoa.

    Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ v.v.. cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới Samurai. Vào giữa thế kỷ này,nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư vang danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với ngườI khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau, khi văn minh cơ giới phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường, thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thời vàng son của giới Samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết với kiếm đạo lo âu ko ít. Năm 1910 đánh dấu sự thủ tiêu hoàn toàn của chế độ phong kiến. Một đạo luật được ban hành trong thời gian này bắt buộc việc luyện tập kiếm đạo trong trường học. Sau 2 trận thế chiến Cho dù sau này chịu nhiều đạo luật khắt khe từ phía kẻ chiến thắng nhưng dạy kiếm trong trường học vẫn là một truyền thống của Nhật Bản. Ngày nay, chế độ quân chủ không còn và giới võ sĩ đạo không còn thế đứng nhưng Kendo vẫn tồn tại và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Việc tập luyện Kendo ngày nay không còn chỉ tăng khả năng chiến chiến đấu nữa mà còn để so tài trên cả đấu trường thể thao.

    Các võ sinh đều mặc áo giáp nai nịt kỹ càng, nhưng không phải là giáp sắt mà là giáp tre, do các mảnh trúc có dây bện kỹ kết lại thành, để cuốn quanh thân người che ngực bụng, hai bên suờn và lưng. Tứ chi cũng có giáp tre tương tự, nhưng còn thêm các lằn vải dầy chắc che ở vai, khuỷu tay và đầu gối cho tiện cử động. Còn đầu đội một thứ nón chụp vừa vải vừa tre bện lại, mặt được che bằng những nan thép cho dễ nhìn và dễ thở như mặt che cầu thủ foot-ball. Nón chụp qua mặt che gáy và có các mảnh vải dầy che quanh cổ. Muốn hình dung bộ giáp này thì phải xem các bộ giáp của các hiệp sĩ Tây phương thời Trung Cổ. Mặc dù mặc giáp bảo vệ kỹ như vậy, các võ sinh Kendo giao đấu với nhau để tập luyện không dùng kiếm thật bằng thép mà dùng kiếm tre, nhưng kiếm tre này không cứng bởi vì cách chế tạo đặc biệt của nó. Kiếm không phải là một thanh tre, mà làm bằng 6 hay 8 mảnh trúc mỏng và dài ghép lại với nhau thành hình kiếm nhưng ống tròn giống một cái côn rỗng, đầu nhọn có miếng cao su dầy bao bọc giữ các mạnh tre tụ lại thành mũi kiếm. Chuôi kiếm dài như mọi thanh kiếm Nhật Bản để cầm kiếm cả hai tay.

    Kiếm phải được cầm cả hai tay vì kiếm pháp Nhật Bản không đặt nặng chiêu số như múa của Trung Hoa, mà chỉ cốt nhằm chém hay chặt. Cầm cả hai tay chém mới có đủ sức mạnh để chỉ cần một nhát là có thể lấy mạng địch. Các chiêu thức trong Kendo tuy rằng không đạt đến trình độ nghệ thuật của kiếm trung hoa, nhưng cái cốt lõi của kendo chinh là khả năng chiến đấu chứ ko đặt nặng vấn đề chiêu thức, quyền thuật
    Các điểm và mục tiêu xuất kiếm của Kiếm Đạo. Cũng giống như nguyên lý của Iaido, Kendo chú trọng vào tốc độ xuất kiếm, chiêu thức đơn giản gọn gàng nhưng đầy sát khí, một mất một còn, khác với các bài kiếm phức tạp rườm rà của nhiều hệ phái võ cổ truyền Trung quốc. Nhiều người đồng ý rằng kiếm pháp của Nhật nói chung, và của Kendo hay Iaido nói riêng, cực nhanh, điều này được chứng minh rõ ràng trong khi lâm chiến, ai nhanh hơn thì người đó sẽ thắng, tức là còn mạng sống trở về, vì vậy mà danh kiếm Musashi Miyamoto đã nói rằng: "muốn đạt đến cảnh giới tối cao của kiếm đạo, phải biết coi nhẹ sự sống chết của mình, bởi vì trong một trận đấu, kẻ không sợ chết bao giờ cũng là người chiến thắng"...(to win the battle is to be prepared to die).



    Sau một thời gian biến cải, ngày nay Kendo là một môn kiếm thuật rất được yêu chuộng tại Nhật và khắp nơi trên thế giới. Viện nghiên cứu chuyên về Kiếm đạo được nhanh chóng xây dựng tại Tokyo vào năm 1909. Đến thế kỷ 20, kiếm đạo "cất cánh" rất nhanh tại Âu Châu, Mỹ Châu và tiếp đó lan rộng ra khắp 5 châu một cách vô cùng nhanh chóng. Môn võ này ngày nay tồn tại dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế (International Kendo Federation – IKF) được thành lập năm 1970, và tại Nhật mạnh nhất vẫn là Nhật Bản Kiếm Đạo Đoàn (Japan Kendo Federation), hiện nay số người tập luyện kiếm đạo khắp thế giới ngày càng tăng lên tới hơn 12 triệu thành viên chính thức. Ngày nay Kiếm Đạo đem đến cho nước Nhật những tinh hoa ưu tú của dân tộc hiểu và biết về lịch sử oai hùng dựng nước, nhất kiếm tung hoành thiên hạ của cha ông. Sự yêu thích của người Nhật với Kiếm Đạo không dừng ngay sau khi rời cổng trường Đại học mà đã theo họ suốt quảng đời còn lại, nhiều công ty giàu có như Toshiba, Honda, Nipondenso v.v.. đã thành lập các toán hay câu lạc bộ kiếm Đạo nổi danh nhất nhì khắp toàn nước Nhật trong nhiều thập niên liên tiếp.

    Hàng năm thường có nhiều giải thi tuyển nhân tài cho môn Kiếm Đạo các tỉnh quận để vể tham dự cuộc đại hội chung kết tại Tokyo. Đặc biệt theo truyền thống chỉ có 2 cuộc tranh tài mà Nhật Hoàng hoặc đại diện của Nhật Hoàng sẽ đích thân tham dự với tư cách nhà tổ chức và đứng ra trao giải thưởng cho người vô địch, đó chính là môn vật Sumo và Kiếm Đạo. Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

    Ngoài ra, bộ môn kendo là một trong những môn võ thuật mang tính chất cực kỳ nguy hiểm. do đó các võ sinh phải mặt giáp và dùng kiếm tre khi tập đối luyện.


    (Nguồn: vietvothuat)

    Nếu ai có hứng thú với bộ môn này, hãy thử đến học xem sao. Lớp do thầy Kanesaki người Nhật 5 đẳng Kendo và 6 đẳng Iaido dạy.
    Địa điểm tập và giờ tập :
    -Nhà Tập Luyện Phú Thọ, đường Lý Thường Kiệt, Q.10.

    Thời gian: các buổi sáng từ 05g30 các ngày trong tuần ( trừ CN )

    ( 2 , 4 ,6 : KENDO học từ 6h30 đến 7h30 , từ 5h30 đến 6h30 là dạy IAIDO )

    _ Khu thể thao thuộc trường đại học quốc tế Rmit , Q7

    Thời gian : thứ 2 , 4 từ 16h đến 18h.

    thầy hướng dẫn: Kanesaki Sensei

    *Chi phí: 130.000 đồng/ 1 tháng/ 1 học viên / 3 buổi

    _ Học phí dành cho tiền sân, chứ thầy thì dạy ko lấy tiền.

    *VÕ PHỤC:
    + người mới bắt đầu có thể mặc áo quần thể dục, thun, dễ co giãn cho ngày đầu tiên đến lớp tập. hoặc có thể sử dụng võ phục các môn khác cũng được.
    + võ phục chính thức là áo màu xanh đậm và hakama màu xanh đậm

    *DỤNG CỤ: shinai (kiếm tre), bogu (giáp)
    + đối với người mới, những ngày đầu sẽ được thầy cho mượn shinai để tập luyện. sau 1 tuần thì phải tự sắm riêng
    + giáp, khuyến khích học viên tự sắm riêng cho mình. Sẽ được cho mượn giáp của lớp ở bên sân Phú Thọ.
    Chữ ký của lynkloo
    ~o0o~ Kasumi's FC ~o0o~
    lang thang con mèo hoang ~

  9. #129
    Moderator
    lynkloo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 94234
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 678
    Thanks
    4,268
    Thanked 2,660 Times in 636 Posts
    Kendo - Iaido : Cư hợp đạo



    Seiza no Bu - Ukenagashi biểu diễn bởi Haruna Matsuo Sensei - Iaido Hanshi 8 đẳng. Ông đã qua đời vào tháng 9 năm 2002.

    IAIDO LÀ GÌ?

    Iaido là nghệ thuật rút katana và tấn công khi kiếm vẫn còn nằm trong vỏ. “iai” được viết từ hai chữ 居: cư - ở, cư trú, ngồi và 合: hoà hợp, hợp lại. Có rất nhiều tranh luận tại sao “iai” là dùng để diễn tả hành động rút kiếm. Một số ý kiến cho rằng ý nghĩa của từ Iai bắt nguồn từ những bài kata trong tư thế seiza vốn không mấy khi được sử dụng trong thực tế thời xưa, khi các samurai không mang kiếm dài trong khi ngồi. Ý kiến khác cho rằng “iai” bao hàm ý nghĩa khắc chế kẻ tấn công một cách tức thời mà không phải di chuyển khỏi vị trí bị tấn công.

    Cũng như kendoka, các iaidoka sử dụng kiếm không phải đề chiến đấu với đối thủ mà với chính mình. Do đó Iaido thường được luyện tập với 1 người, bằng các bài kata thông qua các tình huống chống lại một hay nhiều đối thủ giả định. Mỗi bài kata đều bắt đầu và kết thúc với bao kiếm (saya). Trong suốt qua trình thực hiện kata, đỏi hỏi người tập phải có sự tập trung cao độ, giữ cho tâm thật sự yên tĩnh, toàn tâm với từng động tác, từng cử động nhỏ một cách tỉ mỉ. Iaidoka thường được khuyến khích tập thêm kendo để có thể hiểu được một phần nào đó tinh thần trong một trận quyết đấu thực sự. Thông thường, một iaidoka trình độ cao cũng là một kendoka có hạng và ngược lại. Để thực hiện hoàn hảo các bài kata, iaidoka còn phải hiểu rõ bộ pháp. Đôi khi các iaidoka cũng tập luyện với bạn tập, qua các bài đối luyện như các bài kata trong kendo hay kenjutsu. Tuy nhiên không như kendo, iaido không bao giờ có đối kháng tự do.

    IAIJUTSU LÀ GÌ?

    Iaijutsu cũng là nghệ thuật khắc chế, tiêu giệt đối thủ khi katana vẫn còn trong vỏ bao. Tuy nhiên, iaijutsu thiên về các kỹ thuật sao cho kiếm được ra khỏi bao nhanh nhất có thể, và vô hiệu hoá đối thủ gần như ngay lập tức bằng các đòn trí mạng.

    Trong Seitei-gata iaido(*), các động tác như là một dòng chuyển động uyển chuyển của tư duy. Mỗi động tác rút kiếm hay cắt đều rất khoan thai, trang trọng, đẹp mắt và mang nặng tính nghi lễ. Điều này hoàn toàn khác trong iaijutsu. Các kỹ thuật của iaijutsu thường mạnh mẽ hơn, ít đòi hỏi người tập hướng đến việc tĩnh tâm mà thay vào đó là việc làm sao để kết liễu được đối thủ.

    Tuy vậy, iaido có rất nhiều hệ phái, do đó bên cạnh Seitei-gata, các môn sinh còn có thể luyện tập các bài kata khác của riêng môn phái mình. Tuỳ từng môn phái, mà các kỹ thuật có thể thiên về iaido hoặc iaijutsu, ranh giới là rất mong manh.

    (*)Seitei-gata iaido: hệ thống các bài kata của iaido được soạn bởi Liên Minh Kiếm Đạo Toàn Nhật Bản (Zen Nippon Kendo Renmei - ZNKR).

    CÁC MÔN PHÁI IAIDO VÀ IAIJUTSU.

    Môn phái duy nhất được thừa nhận là “thuần” iaijutsu hiện nay là Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu, môn phái huấn luyện các kỹ thuật chiến đấu cả tay không lẫn có binh khí. Các môn phái khác tự gọi mình là iaijutsu đều có nguồn gốc không rõ ràng.

    Hai phái iaido cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay là Tatsumi Ryu và Shindo Munen Ryu. Tất cả các môn phái iaido đều có một nguồn gốc chung là từ Muso Ryu của Hayashizaki Jinsuke Shigenobu (xem bài “Muso Jikiden Eishin-ryu, lịch sử phát triển”), bao gồm Sekiguchi Ryu, Hoki Ryu, Tamiya Ryu, Jushin Ryu, Suio Ryu và Ichinomiya Ryu.

    Hai môn phái iaido phổ biến nhất (xét theo số lượng môn sinh) là Muso Jikiden Eishin Ryu và Muso Shinden Ryu. Hệ thống các bài kata iaido của ZNKR chịu ảnh hưởng từ 2 môn phái này khá nhiều. Toyama Ryu (*) và Dai Nihon Batto Ho (**) không được tính là hệ phái của Muso Jikiden Eishin Ryu mặc dù tách ra từ đó.

    Ngoài ra còn rất nhiều môn phái khác, đặc biệt là tại Nhật Bản. Trên đây chỉ là các môn phái phổ biến nhất.

    (*)Toyama Ryu: Iaido của Quân Đội Đế Quốc Nhật Bản, được hình thành từ năm 1925 tại học viện quân sự Toyama. Ngày nay các chi nhánh của Toyama-ryu chủ yếu nằm tại vùng Kanto, Tokai và Kansai.

    (**)Dai Nihon Batto Ho (大日本抜刀法): Kono Hyakuren, trưởng môn đời thứ 21 Musō Jikiden Eishin-ryū đã sáng tạo ra thêm 2 nhóm bài quyền và đặt tên là Dai Nippon Battō Hō. Battō Hō cũng được dựa trên các kỹ thuật của môn phái, tuy nhiên được thực hiện ở tư thế đứng. Vì được sáng tạo ra từ thế kỷ XX, nó không được coi là koryu(***). Các nhánh Musō Jikiden Eishin-ryū không có liên hệ trực tiếp với Kono Hyakuren thường không luyện tập nhóm bài quyền này.

    (***) Koryu (古流): Hán Việt: Cổ Lưu, là từ dùng để chỉ các môn võ cổ truyền của Nhật bản. Koryu là khái niệm chung để chỉ các môn phái khởi phát từ trước thời Minh Trị Duy Tân (1866 – 1869, thời đại với những thay đổi mạnh mẽ về chính trị - xã hội Nhật Bản góp phần hình thành nên nước Nhật hiện đại). Vì không có mốc chính xác, nên năm thường được lấy là 1868 năm đầu cùa Minh Trị Duy Tân hay 1876, năm đạo luật cấm đeo kiếm, tước bỏ mọi đặc quyền của tầng lớp samurai được ban hành.

    Các môn võ ra đời sau thời Minh Trị được gọi là Gendai Budo (võ đạo hiện đại), trong đó có Judo, Kendo, một số phái Iaido và Aikido.

    Các Koryu luyện tập cả kỹ thuật chiến đấu tay không lẫn binh khí.


    (*) Bản dịch từ tài liệu của The European Kendo Federation (EKF) - Sưu tầm từ Internet.
    (**) Môn phái của thầy Kanesaki là Musō Jikiden Eishin-ryū (無双直伝英信流) một trong những cổ phái có số lượng võ sinh đông nhất tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

    Muso Jikiden Eishin-ryu, lịch sử phát triển.

    Muso Jikiden Eishin-ryu (無双直伝英信流 hay 無雙直傳英信流 - Hán Việt: Vô Song Trực Truyền Anh Tín Lưu), là một trong những cổ phái Iaijutsu được luyện tập rộng rãi nhất có lịch sử hơn 450 năm, thường biết tới với tên gọi Eishin-ryu, được hình thành và phát triển từ thế kỉ XVI. Tên của nó được đặt theo tên của vị trưởng môn đời thứ 7, Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (長谷川主税助英信), là người có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của môn phái. “Eishin” là một cách đọc khác của “Hidenobu”.

    Lịch sử phát triển


    Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu

    Vị tổ sư sáng lập ra môn phái trở thành Eishin-ryu sau này là Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu (林崎甚助源重信). Hayashizaki sinh tại Dewa – Oshu (Yamagata ngày nay), sau đó sinh sống tại Kanagawa. Nhiều chi tiết về cuộc đời của Hayashizaki rất không rõ ràng cũng như tiểu sử của các võ sĩ thời xưa khác, hầu hết đều những là giai thoại. Thời đại của Hayashizaki là thời đại chiến quốc, giai đoạn khởi đầu cho nhiều trường phái kiếm thuật. Theo truyền thuyết, cha của Hayashizaki bị giết, và để trả thù cho cha, ông bắt đầu tập luyện kiếm thuật chăm chỉ. Ông đến đền Hayashizaki Meiji để xin lời chỉ dẫn và được thần linh truyền cho bí quyết để có khả năng rút kiếm và tấn công chỉ trong một bước di chuyển, Iaido đã ra đời từ đó. Cuối cùng ông đã trả thù được cho cha và tiếp tục con đường võ học. Ông tìm đến luyện kiếm tại võ đường của những sư phụ nổi tiếng và bước đầu chiêu mộ những môn sinh đầu tiên cho mình (trong đó có Tamiya Heibei, người sáng lập nên Tamiya-Ryu hay còn gọi là Tsumaki sau này). Sau đó, Hayashizaki thành lập môn phái cho riêng mình và gọi nó là Shinmei Musō-ryū (神明夢想流).


    Kamon của gia tộc Hayashizaki

    Môn phái của Hayashizaki có nhiều tên gọi kể từ khi được thành lập như Hayashizaki-ryū (林崎流) hay Jūshin ryu (重信流) và nó được xem là nền móng của rất nhiều môn phái Iaijutsu lớn ngày nay, trong đó có Musō Jikiden Eishin-ryū và Musō Shinden-ryū. Trường môn đời thứ 7 của phái Hayashizaki, Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (Eishin), là một trong những người có ảnh hưởng to lớn nhất đến môn phái. Ông đã sửa đổi các chiêu thức vốn từng được dùng cho Tachi sang cho Katana. Ngoài ra ông còn sáng tạo nhiều chiêu thức mới là tiền thân cho nhóm bài quyền Tachihiza no Bu (Chuden) sau này. Ảnh hưởng và những sửa đổi của Hasegawa lớn đến mức đủ để hình thành một hệ phái mới với tên gọi Hasegawa Eishin-ryū. Nó còn được gọi tắt là Hasegawa-ryu, hay đơn giản chỉ là Eishin-ryū.

    Một số người sau này đã nhìn nhận và đánh giá Hasegawa-ryu như là tiền thân của Eishin-ryū, và coi ông như là tổ sư của một nhánh riêng biệt chứ không phải là trưởng môn đời thứ 7 của Hayashizaki-ryu nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc coi Musō Jikiden Eishin-ryū như là một nhánh của Shinmei Musō-ryū xưa kia. Vì môn phái được khởi nguồn ở vùng Tosa, đôi khi nó còn được gọi là Tosa Eishin-ryū . Eishin-ryu và Omoi-ryu đã từng được dạy cho gia tộc Yamauchi, lãnh chúa vùng Tosa với nhiều điểm khác biệt (như kéo dài bước chân hơn một chút cho phù hợp với những chiếc Hakama thùng thình).

    Sau cái chết của trưởng môn đời thứ 11, Oguro Motozaemon, môn phái chia làm hai nhánh, trở thành Tanimura-ha và Shinomura-ha cùng với các vị trưởng môn thứ 15 và 14 là Tanimura Kamenojō Takakatsu and Shimomura Shigeichi.


    Trưởng môn đời thứ 17, Ōe Masamichi

    Một trong số những người nổi bật nữa là trưởng môn đời thứ 17, Ōe Masamichi. Sinh năm 1852 tại Tosa. Thủa niên thiếu, Ōe từng là môn sinh của Kokuri-ryu và Shinkage-ryu (kenjutsu), cùng với Shinomura-ha Eishin-ryu. 15 tuổi, ông tham gia trận đánh Toba-Fushimi(*), sau đó theo học Tanimura-ha Eishin-ryū từ Gotō Magobei, ngoài ra ông được Itagaki Taisuke truyền thụ về Eishin-ryū bōjutsu (Côn Thuật). Ōe sau đó đã được chọn là người thừa kế môn phái Tanimura-ha, trở thành trưởng môn đời thứ 17. Ông đã kết hợp Tanimura-ha và Shimomura-ha, xây dựng lại hệ thống các chiêu thức, giảm hệ thống các kỹ thuật xuống còn khoảng 160 và sắp xếp vào các nhóm Seiza (Shoden), Tachihiza (Chūden), Okuiai (Okuden) và Kumitachi (đối luyện). Mặc dù vẫn giữ nguyên gốc các kỹ thuật, ông đổi tên một vài kỹ thuật cho dễ hiểu và đã lấy tên mới cho môn phái là Musō Jikiden Eishin-ryū. Vào năm 1900, ông bắt đầu dạy kendo và Eishin-ryu tại chi nhánh Kochi (phía nam đảo Shikoku) của Dai Nippon Butoku Kai(**) và một số trường học lân cận. Năm 1924, ông trở thành người thứ 2 sau Nakayama Hakudō được Dai Nippon Butoku Kai trao tặng danh hiệu Hanshi (***) Iaido. Ōe chết năm 1927, các học trò của ông tiếp tục công việc truyền bá Musō Jikiden Eishin-ryū khắp vùng Tosa và toàn Nhật Bản.

    Các đời trưởng môn:
    Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu, Tổ Sư
    Tamiya Heibei Shigemasa, đời thứ 2
    Nagano Muraku Nyūdō Kinrosai, đời thứ 3
    Todo Gunbei Mitsushige, đời thứ 4
    Arikawa Seizaemon Munetsugu, đời thứ 5
    Banno Danemonnojō Nobusada, đời thứ 6
    Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (Eishin), đời thứ 7
    Arai Seitetsu Kiyonobu, đời thứ 8
    Hayashi Rokudayū Morimasa, đời thứ 9
    Hayashi Yasudayū Masatomo, đời thứ 10
    Ōguro Motoemon Kiyokatsu, đời thứ 11
    Hayashi Masunojō Masanori, đời thứ 12
    Yoda Manzō Norikatsu, đời thứ 13
    Hayashi Yadayū Masamoto, đời thứ 14
    Tanimura Kamenojō Takakatsu, đời thứ 15
    Gotō Magobei Masasuke, đời thứ 16
    Ōe Masamichi, đời thứ 17

    Các đời trưởng môn sau này phân ra làm nhiều chi nhánh nên không tiện thống kê, có thể tham khảo trong sơ đồ dưới đây.



    Kanesaki Sensei (đứng trên bục), người đang hướng dẫn Muso Jikiden Eishin-ryu tại TPHCM


    --------------------------------------
    (*)Toba-Fushimi (trận chiến giữa phe Tôn Hoàng và phe Mạc Phủ Tokugawa từ ngày 27/1 - 31/1/1868).

    (**)Dai Nippon Butoku Kai (大日本武德會 – Hán Việt: Đại Nhật Bản Vũ Đức Hội, hội võ thuật trực thuộc Bộ Giáo Dục dưới thời Thiên Hoàng Meiji (Minh Trị).

    (***)Shogo là hệ thống danh hiệu trong võ thuật được áp dụng bởi Dai Nippon Butoku Kai, Kokusai Budoin (Liên Đoàn Võ Thuật Quốc Tế ) và Liên Đoàn Võ Thuật Quốc Tế Châu Âu. Bao gồm:
    Renshi (錬士 : れんし): người hướng dẫn.
    Kyōshi (教士 : きょうし): giảng viên cao cấp.
    Hanshi (範士 : はんし): đại sư.
    Meijin (名人?): hội đồng giám khảo.


    Nguồn:
    Wikipedia.org
    meishinkan.webs.com
    wiki.samurai-archives.com
    www.jikishin-kai.com
    www.mustlovejapan.com/subject/masaki_yamakoshi


    Địa điểm và thời gian học :

    Nhà tập luyện Phú Thọ , lầu 1 số 219 Lý Thường Kiệt , Quận 10 , Tp.HCM

    Thứ 2-4-6: 5h30 đến 6h30 sáng

    Học phí : 140 ngàn/ tháng

    Hướng dẫn : thầy Kanesaki 6 đẳng Iaido, 5 đẳng Kendo - Đạo chủ võ đường Nitoukan.

    Võ phục chính : Hakama + áo võ màu trắng + Obi để giắt kiếm bên hông
    Mới vào thì chỉ cần 1 cái đai võ bất kỳ để quấn bên hông làm nơi giắt kiếm .
    Mới học thì vào lớp sẽ cho mượn bokken có saya để tập. Nếu có điều kiện thì nên mua Iaito ( kiếm Nhật ko có lưỡi ) để tập. Vì tập = kiếm kim loại sẽ thật ( độ cong , nặng khi rút kiếm để bạt, chém ) so với kiếm gổ rất nhiều.

    Lưu ý : Toàn bộ tài liệu trên được sưu tầm và dịch bởi CLB Kendo - Iaido : Nitoukan ( Nhị đao quán )
    http://www.facebook.com/Nitoukan.Iaido.Vietnam
    thay đổi nội dung bởi: lynkloo, 27-12-2011 lúc 07:55 PM
    Chữ ký của lynkloo
    ~o0o~ Kasumi's FC ~o0o~
    lang thang con mèo hoang ~

  10. #130
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 88300
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    aaa...mình có thấy thầy Kanesaki sensei ở Phú Thọ rồi. Vì mình đang học karate ở đó muh Nhớ có lần sáng mình đi tập sớm đang thay đồ thì nghe la Kyaaaaa.... lớn thiệt lớn ở ngoài tưởng chuyện gì hóa ra mấy anh chị đang học kendo....ax ax muh sao trên đây mình ko thấy nói tới vụ khi đấu phải la lớn như thế nhỉ kiểu này chắc thời gian đầu phải khan cổ lắm

Trang 13/13 đầuđầu ... 3 9 10 11 12 13

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •