>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: “Giảm rác để tiết kiệm tài nguyên”

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    “Giảm rác để tiết kiệm tài nguyên”

    Dùng giấy lau dầu mỡ đã qua chế biến thay vì rửa trôi dầu bằng nước, phân loại rác thải trước khi đổ rác thay vì cho tất cả vào bao... là cách mà người Nhật đã làm trong nhiều thập niên qua để bảo vệ môi trường. Những kinh nghiệm này đã được giáo sư Masaru Kitano thuộc Trường ĐH Meiji (Nhật Bản) chia sẻ với Tuổi Trẻ nhân dịp ông đến TP.HCM để thực hiện buổi diễn thuyết về môi trường vào ngày 9-3.


    GS Kitano: “Một số nước sản xuất vỏ chai nước suối dày hơn để có thể tái sử dụng thêm 13 lần trước khi loại bỏ” - Ảnh: T.TRÚC

    Giáo sư Masaru Kitano sinh năm 1942 tại Tokyo, hiện là giáo sư ngành hóa ứng dụng, khoa công nghiệp Trường ĐH Meiji, Nhật Bản, đồng thời là ủy viên Ban điều ước Stockholm về chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu.


    * Thưa ông, Nhật Bản bắt đầu chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường từ khi nào?

    - Đó là vào thập niên 1950, khi người Nhật bắt đầu gánh chịu những thảm họa của cuộc cách mạng công nghiệp năm 1868. Lúc ấy chúng tôi suy nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần chôn rác xuống đất hoặc đổ ra biển thì có thể tiêu hủy rác. Nhận thức sai lầm này đã dẫn đến những hậu quả nguy hại cho sức khỏe con người.

    Ví dụ căn bệnh Minamata, một trong bốn bệnh lý nghiêm trọng gây ra bởi ô nhiễm môi trường ở Nhật. Bệnh làm thoái hóa hệ thần kinh trung ương, do người ta ăn phải cá nhiễm độc thủy ngân từ các nhà máy thải ra.

    * Chính phủ Nhật đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

    - Tình trạng ô nhiễm của Nhật vào giai đoạn đó chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Môi trường Nhật đã xây dựng những qui định cực kỳ nghiêm khắc về chất thải và buộc doanh nghiệp phải áp dụng triệt để. Ví dụ đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô, Bộ Môi trường áp đặt tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới về khí thải ôtô khiến nhà sản xuất phải thay đổi cách thức sản xuất nếu muốn tiếp tục hoạt động. Với các doanh nghiệp sản xuất chất tẩy rửa, bộ qui định không được sử dụng phôtpho trong sản phẩm. Các doanh nghiệp này đã phải nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới trong đó không có phôtpho. Tôi nghĩ Chính phủ VN nên đặt ra những tiêu chuẩn hạn chế chất thải như thế đối với các doanh nghiệp và đặt mục tiêu cao để họ phấn đấu.

    Khi tình trạng ô nhiễm doanh nghiệp đã tạm được khắc phục thì Nhật lại phải đối mặt với một loại ô nhiễm khác: ô nhiễm sinh hoạt đô thị. Thực trạng này xảy ra vào thập niên 1990, và đối với loại ô nhiễm xuất phát từ dân chúng, giải pháp đưa ra là phải thay đổi ý thức của người dân. Chính phủ đã kết hợp vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức, vừa cải tiến kỹ thuật như lắp đặt đường ống nước thải đến từng hộ gia đình, xây dựng lò đốt rác tiêu chuẩn cao...

    * Cách nay nửa thập kỷ, thủ đô Tokyo từng đối mặt với “cuộc chiến rác” khi không còn chỗ để chôn rác. Ông có lời khuyên gì cho VN để tránh xảy ra thảm họa này?

    - Câu trả lời nằm trong ba chữ R: reduce (giảm rác), reuse (tái sử dụng) và recycle (tái chế). Không nên cho rằng giảm rác là nghĩa vụ, mà phải nhìn thấy giá trị của việc đó. Lúc trước mọi người thường nghĩ phải giảm rác vì hết chỗ chôn, nhưng bây giờ cần suy nghĩ theo hướng giảm rác là để tiết kiệm tài nguyên. Cách tiếp cận vấn đề khác nhau sẽ dẫn đến cách giải quyết khác nhau. Muốn giảm rác phải biết phân loại rác. Ở Nhật, chúng tôi đã phân loại rác thải thành 32 loại khác nhau. Người dân Nhật luôn ý thức được việc phân loại rác mà mình định bỏ.

    Một ví dụ để giảm rác là qui định về tiền thế chân khi mua sản phẩm. Khi mua một chai nước suối, phải đặt tiền thế chân, sau khi uống xong, người mua đem vỏ chai đến để lấy lại tiền. Như vậy vỏ chai này có thể được tái sử dụng thêm nhiều lần nữa. Với những sản phẩm chỉ dùng một lần thì sẽ bị đánh thuế. Nguyên tắc ở đây là người thải rác phải trả tiền.

    * Theo ông, khó khăn trong việc xử lý rác của VN nằm ở đâu?

    - Tôi biết Bộ Tài nguyên - môi trường VN đã có nhiều tiêu chuẩn về xử lý rác thải nhưng chưa áp dụng chúng một cách triệt để. Tôi nghĩ trở ngại của VN nằm ở vấn đề kinh tế. Chính phủ chưa thể trang bị hệ thống xử lý nước thải cho các hộ gia đình. Nên tránh tình trạng chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà quên bảo vệ môi trường. Nhật Bản đã phải trả giá đắt cho điều này. Cần phải gắn liền phát triển kinh tế với cải thiện môi trường, tạo thành một vòng tuần hoàn để tiến lên phía trước.

    Ngoài ra, bảo vệ môi trường rất cần một thái độ tích cực, hợp tác của người dân. Phải làm thế nào để thay đổi ý thức, thói quen của người dân trong việc xử lý rác. Tôi biết điều này không phải một sớm một chiều mà làm được. Nhật Bản cũng đã mất gần 50 năm mới làm được việc đó.

    THANH TRÚC thực hiện
    tuoitre
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    hiruma_yoichi (18-01-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •