>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tục lệ “đấu trà” của người Trung Quốc

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Tục lệ “đấu trà” của người Trung Quốc

    Người Trung Quốc vẫn thích dùng chữ “đấu”, chọi gà gọi là “đấu gà”, chọi dế dọi là “đấu dế” và trà cũng là một môn để “đấu”!. Môn đấu trà này của văn nhân, mặc khách nghe nói khởi nguyên từ thời nhà Tống, sau khi ẩm trà, nhàn cư vô sự, người ta bèn nghĩ ra cuộc chơi thử tài nhận biết sắc, hương, vị của từng loại trà, dần dà chuyển sang Nhật Bản thành đoán trà.


    Ảnh minh họa


    Vào mùa xuân, khi những đồi chè lá non mơn mởn, các bậc nghệ nhân trà đứng ra mở lớp đấu trà. Theo ông Thái Vinh Chương – đại danh trà Đài Loan cho biết, môn đấu trà này đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao mới có thể đoán nhận và bình phẩm được từng loại trà.

    Có hai cách chơi, thứ nhất là thi kỹ thuật pha trà sao cho màu sắc, hương thơm, mùi vị của trà đạt đến thượng đẳng, thể hiện bản sắc của nó, không lẫn với loại khác. Cách thứ hai là thi tài nhận biết loại trà. Thí sinh phải tinh tường phân biệt được hương vị của chén trà rồi nói đúng loại trà đã pha và khó hơn là miêu tả nó đã sao chế như thế nào.

    Ban giám khảo đưa ra năm mẫu trà cho mọi người xem xét, sau đó, bí mật pha thành nhiều chén giao cho thí sinh nhấm nháp và “đấu” với nhau, vừa nhận đúng chén trà pha từ mẫu nào, vừa bình phẩm xếp hạng theo cấp bậc: tùng, trúc, mai, lan, cúc.

    Ở các lớp luyện thi, đợi cho học viên nếm xong trà và sơ bộ có nhận xét, các nghệ nhân trà mới công bố đáp án để học viên tự đối chiếu kết quả mà nâng cao năng lực của mình. Môn này còn tương đối dễ, môn miêu tả mới khó. Chỉ qua sắc, hương, vị chén trà mà nhận xét được độ lên men, cách sao tẩm, lá chè già hay non, hái ở đâu: gốc,cành hay ngọn…của loại trà đó rồi khái quát thành phong cách trà.

    Ngày xưa, đấu trà còn kèm theo ngâm thơ, phổ nhạc. Một bài thơ ẩm trà truyền cho đến nay, đại ý như sau: “Một chén trơn môi trơn cổ, hai chén hết nỗi cô buồn, ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn quyển, bốn chén vã mồ hôi nhẹ, bình sinh mà không sinh sự, năm chén gân cốt thanh sạch, sáu chén thong đạt diệu linh, bảy chén như bổng như bay”. Ấy mới hay, cổ nhân nghiện trà và say trà đến mức nào!

    Người Nhật chỉ chơi đoán chè xanh, còn ở Trung Quốc thì "đấu" với tất cả các loại trà, nhưng theo ông Thái Vĩnh Chương, đấu trà không phải là võ đấu mà bao hàm thi tình thư ý, học đạo làm người khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn.

    THVL


    --

    Hùi lâu có xem phim Tea Fight có Toda đóng Hồi đó cái mặt còn tròn ủm chứ ko có ốm như bi chừ


    Ko thích bạn Châu Du Dân như vì có Toda nên coi Phim cũng được...
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    bad_no001 (19-05-2012), kei_itsumo (08-07-2012), ngongocmai (19-05-2012)

  3. #2
    Retired Mod
    kei_itsumo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 24162
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,726
    Thanks
    8,280
    Thanked 1,903 Times in 885 Posts
    Tửu năng tiêu sầu
    Trà tự vô ưu

    .
    .

    Ngoài hồng trà, lục trà, hắc trà (hay thường gọi trà đen), ô long, long tĩnh, trà lài, móc câu...em nói được tên nhưng uống thì chả phân biệt được nào với nào~ Cứ thấy thì uống thôi~
    Chữ ký của kei_itsumo
    去瘋 去愛 去浪費


    Your OTP is beautiful and gorgeous?
    My OTP is UNIQUE~~~


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc: một cậu nhóc thèm... máu
    By yUkj_nO_hAnA in forum Tin Tức Đó Đây
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-01-2008, 12:22 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-04-2007, 08:14 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-03-2007, 03:17 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •