>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Những kỹ sư "made in Japan" trên đất Trung Quốc

  1. #1
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 85325
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,896
    Thanks
    968
    Thanked 2,974 Times in 1,031 Posts

    Những kỹ sư "made in Japan" trên đất Trung Quốc

    Tài năng của họ đã giúp những tập đoàn khổng lồ của Nhật Bản bành trướng ra toàn thế giới vào những năm 1980, và giờ đây, hàng ngàn kỹ sư của Nhật Bản đang tìm được cuộc sống mới trong lòng Trung Quốc.



    Masayuki Aida giám sát dây chuyền sản xuất tại Đông Quan.

    Masayuki Aida, một kỹ sư 59 tuổi, đã từng cống hiến suốt 30 năm cho một công ty tại Tokyo, nay lại dành phần lớn những năm của tuổi 50 tại Đông Quan, một trung tâm sản xuất phía nam đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc.

    Với những tiếng ồn không dứt của còi xe, mùi hóa chất khắp nơi, Đông Quan vẫn còn thua xa Tokyo hay Osaka. Thành phố chỉ lác đác vài khu xây dựng trong khi ăn mày ôm khư khư những hộp thiếc, áp sát mọi chiếc xe hơi trên những giao lộ.

    Đối với Aida và nhiều kỹ sư Nhật sát tuổi nghỉ hưu khác thì sự lựa chọn lại khá đơn giản – đối mặt với vài năm sống không thu nhập khi Nhật Bản nâng tuổi bắt đầu nhận lương hưu hay làm việc tại các công ty Trung Quốc đại lục hoặc Hồng Kông?

    “Người ta không sản xuất những thứ này ở Nhật Bản nữa." Aida, nghệ nhân chuyên làm khuôn đúc cho các loại hàng hóa, từ đồ chơi, tai nghe cho tới máy pha cà phê tâm sự: “Tôi muốn truyền lại cho lớp trẻ tất cả kiến thức cũng như kỹ thuật về các loại khuôn mà tôi đã học được.”

    Đối với Nhật Bản, sau 2 thập kỷ kinh tế trì trệ, một làn sóng di cư nhỏ của các kỹ sư cho thấy các doanh nghiệp đối thủ tại Trung Quốc đang tiếp nhận dòng thành tựu kỹ thuật, tay nghề đằng sau những sản phẩm “Made in Japan”.

    Số liệu từ chính phủ Nhật Bản cho thấy có tới 2.800 người Nhật Bản nhập cư đang sống tại Đông Quan, thành phố với dân số hơn 8 triệu người.

    Ông Yasushi Ishizuka, giám đốc cơ quan phụ trách chính sách tài sản trí tuệ tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Dịch vụ Nhật Bản nhận định: “Về phía Nhật Bản, các quốc gia mới nổi đang hưởng trọn những dòng lợi ích chúng ta đã nuôi dưỡng. Đó chính là vấn đề.”

    Nhật Bản đã trải qua thời kỳ chảy máu chất xám lần đầu khoảng 20 năm trước khi các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung, LG… tìm cách tiếp cận những kỹ sư từ các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Các thương hiệu điện tử lớn của Hàn Quốc đã vươn lên đứng đầu thế giới cũng là nhờ những chuyển dịch nhân dự này. Trong khi đó những đại gia Nhật Bản như Sony, Panasonic và Sharp được dự báo sẽ thua lỗ kỷ lục tới 21 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3 vừa qua.

    Theo giới phân tích, những kỹ sư luống tuổi người Nhật tại Trung Quốc không sở hữu những công nghệ mang tính đột phá để có thể nhấn chìm các doanh nghiệp Nhật Bản một lần nữa. Song về lâu dài, hậu quả có thể rất nặng nề bởi các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sớm học được những kỹ năng giúp họ đạt được hiệu quả trong sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.

    Trung Quốc liên tục thúc đẩy các công ty cải tiến, song nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục nặng tính lý thuyết chính là một cản trở lớn cho quá trình này. Và vì vậy, với nhiều công ty, mua lại nhân tài từ Nhật Bản là cách lấp lỗ hổng nhanh nhất.

    Morinosuke Kawaguchi, phó giám đốc bộ phận tư vấn quản trị tại Arthur D Little Tokyo cho biết: “Những kỹ năng liên quan tới sản xuất, như đúc khuôn, là điều mà các công ty phải mất rất nhiều công sức, với nhiều năm thử nghiệm liên tục. Chỉ một lỗi nhỏ trong quá trình đúc khuôn có thể dẫn tới sản phẩm lỗi hàng loạt. Vì vậy, làn sóng nhập cư của các kỹ sư Nhật Bản sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa Trung Quốc, cho phép các công ty đạt tới hiệu suất cao hơn.”

    Aida cho biết tay nghề của các kỹ sư Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể từ 10 năm qua: “Lần đầu tiên tôi tới Trung Quốc, một sản phẩm được coi là hàng hóa miễn là nó không long ra từng mảnh. Nhưng kể từ đó, họ đã bắt nhịp rất nhanh.”

    Những con số gần đây về thương mại cho thấy điều đó. Doanh số xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tử giá trị cao của Trung Quốc đã tăng 9,1% trong quý I/2012 so với cùng kì năm ngoái lên 253 tỷ USD.

    Bên cạnh những công ty lớn, có tới hàng nghìn các doanh nghiệp nhỏ hơn tại Trung Quốc đang nhận ra việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài không hề tốn kém như vẫn nghĩ.

    Mặt khác, nguồn cung lại không thiếu. Hàng triệu người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số của Nhật Bản đang bước vào độ tuổi nghỉ hưu, và rất nhiều trong số đó là các kỹ sư.

    Việc bỏ lại cuộc sống an nhàn tại Nhật để đến với Trung Quốc không bởi lý do tài chính.

    Tomio Oka, một kỹ sư chuyên làm khuôn cho các bộ phận điện thoại di động, đã rời bỏ công việc tại một bộ phận trong tập đoàn Panasonic để tới làm việc cho một doanh nghiệp Đài Loan tại Đông Quan trong năm 1998.

    Oka nhớ lại: “Mọi người trong gia đình tôi đều phản đối. Lúc đó, tôi đang làm cho một công ty danh tiếng với thu nhập ổn định. Một thời gian vợ tôi thậm chí còn dọa ly dị. Nhưng tôi muốn mở một cánh cửa mới cho tương lai của mình thay vì để người khác dẫn dắt cuộc đời.”

    Tuy nhiên, bắt đầu một sự nghiệp thứ hai tại Đông Quan không phải là không có những thách thức.

    Không có những tiện nghi như các thành phố của Nhật Bản, Đông Quan chỉ có phương tiện công cộng duy nhất là xe buýt, taxi thì không có đồng hồ, khiến hầu hết người nước ngoài đều bị tính đắt. Móc túi và ăn mày thì ở khắp mọi nơi.

    “Tôi lớn lên khi chiến tranh vừa kết thúc, khi mọi thứ vẫn còn lộn xộn. Vậy nên môi trường xung quanh không phải là vấn đề với tôi.” Aida nói.

    Rất nhiều kỹ sư Nhật để lại gia đình tại quê hương để đến Trung Quốc. Tại đây, sau giờ làm việc, nhiều người có thể tự do tại các quán rượu, quán bar, karaoke với những nữ phục vụ trẻ đẹp.

    Một kỹ sư Nhật nói: “Còn gì để làm tại đây sau 7h tối nữa nếu không phải là đi uống với bạn bè hay karaoke?”.

    Tuy nhiên, Oka cho biết phần lớn họ đều muốn hỗ trợ gia đình: “Chúng tôi sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng phải đợi tới tận 63-65 tuổi để bắt đầu nhận lương hưu.”

    Nhật Bản hiện tại đang phải gánh tổng số nợ lên tới 10 nghìn tỷ USD, gấp đôi kích thước nền kinh tế. Áp lực này đã khiến chính phủ phải tăng dần tuổi nhận lương hưu lên trên 60, khiến nhiều người lâm vào cảnh sống không thu nhập trong một thời gian, nguyên nhân của làn sóng di cư này.

    Lan Hương
    Theo TTVN/Reuters
    Chữ ký của nic-chan
    Lạnh...
    ...rát buốt...
    ...gió cùng mưa...
    ...ôm ấp,vỗ về.

    Kasumi's FC

  2. The Following 5 Users Say Thank You to nic-chan For This Useful Post:

    bad_no001 (18-04-2012), Gió Sáng (18-04-2012), Harukatoki (19-04-2012), ngongocmai (18-04-2012), Yukin (19-04-2012)

  3. #2
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 20806
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 96
    Thanks
    679
    Thanked 157 Times in 30 Posts
    Nếu các bác ấy dạy được người Tung Của cái tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và với sản phẩm do mình làm ra thì mới mong khá nổi. chứ nếu k. công nghệ và chất xám của các bác ấy cũng chỉ như đổ sông đổ bể, hàng Tung của giờ có mấy người dám xài??

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 05-03-2012, 02:54 AM
  2. [02.12.2011] "Flying Get" của AKB48 thắng Japan Record Award
    By yummy_lady in forum Tin tức Giải trí
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 19-01-2012, 10:37 PM
  3. [4/5/2011] Album "Songs for Japan" đã mang về 5 triệu USD
    By Hei in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-05-2011, 09:51 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-06-2010, 05:56 PM
  5. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 25-02-2010, 04:53 AM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •