>
Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 34

Ðề tài: Dạy trẻ kiểu Nhật (Update #32: 8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật)

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Dạy trẻ kiểu Nhật (Update #32: 8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật)

    Độc giả Quách Đức Anh, hiện đang nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản tại Toky (Nhật Bản) chia sẻ những câu chuyện mà anh quan sát từ thực tế giáo dục mầm non ở xứ sở hoa anh đào. Dưới đây là bài viết của anh.

    Học không chỉ là trên sách vở

    Điều đầu tiên khiến tôi rất ngạc nhiên là phương pháp dạy học ở các trường mầm non của Nhật Bản.

    Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất... mỗi một nhóm từ 4 - 5 em sẽ chăm sóc một con.

    Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng... đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.

    Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí...”.

    Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.

    Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.

    Chơi... là chính

    Hàng ngày, các bé đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều, và hầu hết thời gian của trẻ ở trường là để... chơi.

    Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và nghe cô giáo kể chuyện. Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong khuôn viên nhà trường.

    Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi, từ trong nhà ra đến ngoài sân, ở ngoài sân có bãi cát, xích đu, cầu trượt, dây leo... còn trong nhà có các loại nhạc cụ, đồ chơi, gỗ, gối, gấu bông, búp bê, chăn, chiếu, băng dính, giấy màu...

    Rất nhiều thứ để chơi, và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những trò chơi thú vị.


    Trẻ em Nhật Bản


    Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

    Một nhóm đi đào đất, xây hầm, xây nhà.. .

    Một nhóm khác bày biện các dụng cụ và chạy nhảy ngoài sân

    Có bé chơi xích đu, nhào lộn hoặc đu xà...

    Có bé chơi với búp bê...

    Có bé chơi đàn, đánh trống...

    Nhờ đó, trẻ được phát triển một cách tự nhiên, sở thích, năng khiếu, đam mê và khả năng tiềm ẩn của từng bé sẽ dần bộc lộ và phát triển. Cô giáo sẽ ghi chép lại những điều này và trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của trẻ sau này.

    Trẻ rất khỏe mạnh

    Tôi đến thăm quan trường vào một ngày mùa đông, trời không gợn mây, xanh thăm thẳm, có nắng vàng rực rỡ, nhưng nhiệt độ ngoài trời chỉ vào khoảng 3~5oC, cái lạnh thấm qua da thịt khiến tôi không ngừng run rẩy.

    Vậy mà tất cả các bé đều mặc quần sooc ngắn. Hôm đó tôi mặc quần bò ở ngoài và cả một quần len ở trong mà vẫn cảm thấy lạnh, trong khi các bé chỉ mặc mỗi một quần sooc mà vẫn chạy nhảy nô đùa bình thường.

    Rất ngạc nhiên, tôi trao đổi cùng cô hiệu trưởng và được biết, việc cho mặc quần sooc như vậy là để rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bé.

    Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi các bé vẫn phải mặc quần sooc.

    Khả năng chịu đựng là điều rất cần thiết, mang tính sống còn ở một đất nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt như Nhật Bản.

    Theo lời cô, trẻ em có khả năng thích nghi rất nhanh, nếu được rèn luyện đúng mức thì khi trưởng thành các bé sẽ có sức khỏe tốt, còn nếu quá nuông chiều hoặc quá chăm chút thì sau này khả năng chịu đựng của trẻ sẽ rất kém.

    Trẻ rất tự giác

    Khi tôi bước vào lớp, vẫn trong giờ chơi tự do, có vài bé đang chơi đồ hàng, một bé đang vẽ tranh, một số khác đang cắt dán các vỏ hộp giấy để ghép thành hình nhà, thuyền... các bé đang chơi và đùa nghịch nên đồ chơi bày tứ tung trong phòng, mỗi chỗ một cái, từ bút màu, búp bê, nhạc cụ, xếp hình, giấy lộn... rất bừa bãi.

    Ngay cả bước đi cũng phải cẩn thận nếu không sẽ dẫm vào đồ chơi các bé đang vứt dưới sàn.

    Tôi đứng quan sát các bé được một lúc thì đến giờ học, cô giáo từ ngoài bước vào và nhẹ nhàng nói với các bé “Đến giờ nghe kể chuyện rồi, chúng ta cùng dọn đồ chơi đi nào”. Thế là các bé lập tức dừng các trò đang chơi lại, cùng nhau dọn dẹp và kê bàn ghế.

    Chỉ sau ít phút đồ đạc đã được cất trở về đúng từng ngăn, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, căn phòng trở lại gọn gàng và sạch sẽ.

    Tôi không thể tin vào mắt mình khi trước mắt tôi là những em bé mới có 4 tuổi, nhưng lại có thể làm được những điều này, mà lại vô cùng tự giác, không cần cô giáo quát mắng hay thúc giục.

    Trẻ rất đoàn kết

    Trong lúc quan sát các bé dọn dẹp, tôi phát hiện một điều rất thú vị. Đó là trẻ em Nhật Bản biết giúp đỡ và hỗ trợ nhau từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù không phải tất cả các bé đều tham gia chơi và bày biện đồ đạc, nhưng khi dọn dẹp là tất cả các bé cùng xắn tay vào làm, không cần biết là ai bày, các bé chỉ quan tâm đến việc làm sao cho lớp học được gọn gàng sạch sẽ.

    Các bé luôn cố gắng nỗ lực tự hoàn thành công việc của mình, ngay cả với những công việc có vẻ hơi quá sức. Nhưng ngay khi thấy bạn mình gặp khó khăn, các bé khác lập tức chạy đến giúp.

    Một đứa trẻ 4 tuổi đã biết tự mình nỗ lực, và đã biết chạy tới giúp đỡ bạn mình bất kể lý do, thì cũng không có gì ngạc nhiên trước ý chí vươn lên và tinh thần đoàn kết của dân tộc xứ hoa anh đào này.

    Trẻ rất thích học

    Chơi đùa thoải mái vô tư là thế, nhưng khi vào lớp học, tất cả các bé đều chăm chú lắng nghe cô giáo, không hề có một tiếng rúc rích trò chuyện nào phát ra từ lớp học gần 20 bé mới chỉ 4 tuổi này. Ngay cả khi cô giáo không có mặt trong lớp, các bé vẫn ngồi ngoan, không hề chạy ra khỏi chỗ.

    Không khí trong lớp học của các bé mẫu giáo tại Nhật Bản nghiêm túc không kém gì các anh chị phổ thông trung học.

    Rất tò mò, tôi trao đổi với các giáo viên trong trường “Các cô giáo mầm non Nhật Bản thật là tuyệt vời, làm thế nào mà các chị có thể khiến các bé chăm chú lắng nghe, ngoan ngoãn và kỷ luật đến như vậy? Cần giảng dạy ra sao để có sức hấp dẫn mãnh liệt với các bé đến thế?”

    Các cô giáo giải thích rằng, nhắc nhở hoặc thậm chí là cả quát mắng đi chăng nữa thì cũng chỉ có thể khiến các bé im lặng trong ít phút, quan trọng là phải làm sao để khơi dậy được sự ham học trong trẻ.

    Trẻ em rất thích những điều mới lạ, nếu bắt các bé phải ngồi im trong lớp cả ngày thì lớp học sẽ trở thành một cái gì đó rất nhàm chán; ngược lại vì cả ngày đã được nô đùa chạy nhảy thoải mái rồi, do đó, với các bé việc học là một cái gì đó rất mới, rất hấp dẫn, rất thú vị (vì thật ra một ngày các bé chỉ ngồi trong lớp học có 30 phút), nên bé nào cũng háo hức và chăm chú lắng nghe. Các bé không phải học, mà là được học.

    Cũng không phải đợi lâu, ngay ngày hôm sau, tôi đã được chứng kiến một ví dụ cực kì rõ ràng về câu chuyện được học chứ không phải học này.

    afamily.vn


    Update: (Những bài viết mới trong topic)

    >> "Sốt" với phương pháp dạy con kiểu Nhật
    >> Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy?
    >> Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng
    >> Bé lớp 2 kể chuyện “bơi trong bụng mẹ”
    >> Hãy để con đi về một mình trong đêm tối
    >> Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau
    >> Trường Nhật Bản: Các bé “lăn vào bếp”
    >> Bé “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho bà bầu
    >> Học sinh Nhật: Không sợ bẩn, ngã và không ngại nắng
    >> Cuộc “viễn du” đầu tiên của trẻ
    >> Mẹ Nhật nghiêm khắc trị con “lần lữa”
    >> Mẹ Việt nổi cáu, bố Nhật dịu dàng
    >> Đi bộ để bé thông minh hơn

    --

    Các chủ đề liên quan:

    >> Dạy con kiểu Nhật

    >> Nên đọc: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

    >> Sự rèn luyện nghiêm túc của trẻ em Nhật Bản
    thay đổi nội dung bởi: Kasumi, 06-12-2012 lúc 12:04 PM
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 24 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    (_.Peco._) (08-03-2013), 2908bg (23-02-2012), aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), Gaku-sama (03-03-2013), hanh muoi (19-07-2012), hn30 (06-02-2013), joele (23-07-2012), KHA (22-11-2015), linh_nhim (18-12-2012), Locminh (20-09-2012), lost94 (22-02-2013), lynkloo (22-02-2012), Macy23 (01-06-2013), nh0kyue (16-09-2012), pe_vampire_kut3 (11-08-2012), phamthidung (26-03-2013), sunflower239 (11-04-2012), tinhlagi03357 (19-07-2012), tomato89 (26-12-2012), viethoang6296 (19-07-2012), wonbinbk (08-04-2013)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    "Sốt" với phương pháp dạy con kiểu Nhật

    Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh! Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc!

    Mọi em bé đều là thiên tài

    Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh, có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc!

    Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý - nhà giáo dục nổi tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh – sinh con, khác với noãn sinh - đẻ trứng).

    Bà nói: "Ở người lớn khả năng tiếp thu này mất hẳn, còn ở trẻ nhỏ, đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của các đấng thần thánh. Từ khi mới ra đời, trẻ tiếp nhận các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng sau đó khả năng này nhanh chóng biến mất”.

    Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất kể trình độ giáo dục là khó hay dễ, đều có thể được tiếp nhận dễ dàng.

    Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu óc người lớn không thể có) khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng này như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, bé nào cũng có.

    Với mức xử lý thông tin bằng khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những vấn đề ngữ pháp hóc búa.

    Cha mẹ phải biết kích thích để trẻ phát triển tối ưu

    Thế nhưng, vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy mà bố mẹ không biết, không tạo ra một kích thích mang tính giáo dục nào cho trẻ, đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh chóng biến mất.

    Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có được tác động giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không thể kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh.

    Trẻ nhỏ, trong 6 tháng sau khi sinh, tùy vào hành động của người mẹ mà có sự biến chuyển khác nhau. Hành động của người mẹ thời kỳ này sẽ quyết định tố chất thiên tài bẩm sinh của trẻ hoặc làm thui chột tố chất đó.
    Người ta nói, mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não.

    Trong thời kỳ này, không được để mặc trẻ lớn lên mà không có bất kỳ một tác động giáo dục nào. Những tác động tốt, sẽ giúp trẻ lớn lên có khả năng vượt trội đáng ngạc nhiên.


    Có thể dạy chữ từ 0 tuổi!

    Tiến sĩ Grain Doman người Mỹ, nổi tiếng về trị liệu cho trẻ khuyết tật não, trong cuốn sách: “Càng là bố mẹ, càng là những bác sỹ tuyệt vời”, đã nói một điều rất quan trọng rằng: “Về sự phát triển não của trẻ em, kỹ năng giáo dục của cha mẹ quyết định sự thay đổi cấu tạo của não trẻ”.

    Tại trung tâm nghiên cứu trị liệu trẻ khuyết tật não của tiến sĩ Doman, trừ những trẻ em mù, còn lại tất cả các trẻ nhỏ từ sơ sinh trong trung tâm đều được nhận chương trình dạy dỗ để đến 1 tuổi rưỡi là biết đọc.
    Cứ như vậy, hàng trăm trẻ nhỏ khuyết tật não độ tuổi 2- 3 - 4 bắt đầu đọc chữ, lớn hơn chút nữa là đọc vài cuốn sách, không những đọc mà còn có thể hiểu. Trong số trẻ 3 tuổi cũng có bé đọc được vài thứ tiếng, và hiểu được nội dung của cái mình đọc cũng có một vài bé.

    Việc dạy chữ có thể nói là làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo.

    Ở Nhật, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố kết quả điều tra ở trẻ nhỏ, cho thấy “trẻ đọc được hơn 22 chữ cái có nhiều điểm ưu tú hơn những trẻ chưa biết chữ”. Đây có thể nói là một chuyện tự nhiên. Chỉ có ăn uống và vận động, thì cũng chỉ hoạt động như não của động vật thông thường.
    Khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu thứ hai này bắt đầu hoạt động, bỗng chốc trẻ trở thành con của loài người. Điều đáng lưu ý là để hệ tín hiệu thứ hai này hoạt động tốt, việc giáo dục - kích thích trẻ càng gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

    Nếu để tới khi trẻ 6 tuổi, khi nếp nhăn trên vỏ não đã hình thành tới 60-80% thì hiệu quả của hệ tín hiệu thứ hai bị giảm sút đi nhiều.

    Thầy Ishii nổi tiếng về môn giáo dục dạy chữ Hán cho trẻ từ sớm nói: “Thời kỳ nhớ chữ Hán dễ dàng nhất là 3-4 tuổi. Qua độ tuổi này độ nhớ chữ giảm dần. 6 - 7 tuổi bắt đầu học chữ, kết quả tỉ lệ nghịch với tuổi, trẻ khó nhớ hơn. Số chữ cho trẻ lớp lớn tiểu học là 1.000 chữ Hán, nhưng vào tiểu học mới bắt đầu học thì nhớ 500 chữ đã vất vả rồi. Nếu như bắt đầu từ khi 3 tuổi, thì 1.000 chữ đó học trong 3 năm là nhớ hết.

    Bởi vì, khi trẻ 3 tuổi là thời kỳ dễ học chữ, học nói nhất. Điều quan trọng là, nhớ nhiều chữ như vậy khiến chất lượng của não cũng thay đổi theo.

    VNN
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 20 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    2908bg (23-02-2012), aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (20-07-2013), hanh muoi (19-07-2012), joele (23-07-2012), linh_nhim (18-12-2012), lost94 (22-02-2013), lynkloo (22-02-2012), Makihime (24-02-2013), ngongocmai (18-12-2012), nh0kyue (31-07-2012), phamthidung (26-03-2013), rikun (20-02-2012), teenwitch (20-02-2012), tinhlagi03357 (19-07-2012), tomato89 (26-12-2012), Yukin (20-02-2012)

  5. #3
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy?

    Tận mắt chứng kiến về giáo dục mầm non Nhật Bản, tôi không khó hiểu lắm khi thấy đất nước mặt trời mọc này lại đầy những con người phi thường, dù trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, hay cả trong những thảm họa thiên tai khủng khiếp như động đất, sóng thần, họ vẫn thể hiện một tinh thần vô cùng Nhật Bản.

    Bằng cách nào mà họ lại có thể dạy trẻ em làm được những điều tuyệt vời đến như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã có những buổi thảo luận và trao đổi trực tiếp với cô hiệu trưởng cùng các cô giáo trong trường.


    Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu.


    Chơi để học và học qua chơi

    Cô giáo chủ nhiệm lớp Usagi-gumi giải thích với tôi, quan điểm cơ bản của giáo dục Nhật Bản là: “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá”. Cách tiếp nhận kiến thức của trẻ không giống như người lớn.

    Người trưởng thành có học bằng cách đọc sách, hoặc nghe người khác giảng giải lại là có thể hiểu và nắm vững vấn đề, còn trẻ em thì không học như vậy. Trẻ không khám phá thế giới bằng sách vở, mà bằng chính những điều các em trải qua.

    Trẻ có thể học thuộc lòng “hạt nẩy mầm thành chồi, chồi lớn thành cây, cây ra nụ, nụ nở thành hoa...”, nhưng chỉ là học thuộc lòng thôi, chứ không phải thật sự hiểu.

    “Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu” – cô chia sẻ.

    Vì vậy, các cô luôn cố gắng nói ít nhất có thể, và tạo điều kiện cho các bé tự trải nghiệm. Một đứa trẻ tự mình khám phá ra rằng gõ 2 thanh kim loại vào nhau sẽ phát ra tiếng động, dù đó là điều ai cũng biết cả rồi nhưng với trẻ thì sự kiện đó cũng giống hệt như Edison phát minh ra bóng đèn vậy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ đó.


    Bé thu hoạch khoai.


    5 mục tiêu của trường mầm mon

    Theo cô hiệu trưởng, một trong những điều rất quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi, các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi hàng ngày, cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ.

    Môi trường mà các trường mầm non Nhật Bản tạo ra không chỉ là “môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo.

    Các bé được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có bé nào chơi một mình thì các cô giáo sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.

    Khi giữa các bé có xích mích – chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em chơi với nhau, đây cũng là lúc các cô giáo sẽ ra tay, nhưng không phải làm trọng tài phân xử “đúng-sai”, không có ai đúng, không có ai sai, cả hai phía đều phải nhìn lại xem mình đã có lỗi gì và xin lỗi bạn, sau đó ra dấu làm hòa.

    Mới ít phút trước còn giận dỗi nhau là thế, vậy mà chỉ ít phút sau các bé đã nắm tay nhau, cười thật tươi và tiếp tục cùng nhau khám phá thế giới.

    Không chỉ có vậy, nhà trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể, để các bé có cơ hội chơi đùa với nhau, hoặc cùng nhau nỗ lực, cố gắng vượt qua một thử thách trong trò chơi. Một tuần trung bình có từ 2-3 hoạt động như vậy.

    Tôi nhận ra rằng, trẻ em Nhật Bản được học cách ứng xử, đối nhân xử thế ngay từ khi các bé học trong trường mẫu giáo. Những chuẩn mực ứng xử, chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc được các cô giáo khéo léo truyền cho trẻ từng chút một thông qua các hoạt động hàng ngày.

    Các trường mầm non Nhật Bản luôn cố gắng tạo cho trẻ môi trường tốt nhất để đạt được 5 mục tiêu chính sau: Trẻ có tâm hồn phong phú; trẻ khỏe mạnh; trẻ hòa nhập và có nhiều bạn thân; trẻ chịu khó suy nghĩ; trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.

    Hãy để bé tự làm

    Khi tôi kể rằng trẻ em Việt Nam dù học cấp I rồi nhưng vẫn còn nhiều bé được bố mẹ hoặc cô giáo xúc cho ăn, mặc quần áo hộ, lần này đến lượt cô hiệu trưởng tròn mắt ngạc nhiên.

    Cô hiệu trưởng giải thích rằng, trẻ em khi mới bắt đầu tập làm một việc gì đó thì không thể làm tốt ngay được, không chỉ trẻ em Việt Nam mà trẻ em Nhật Bản cũng như vậy. Như việc mặc áo, lúc đầu các bé mặc rất chậm, xỏ nhầm tay, cài nhầm khuy suốt, nhưng rồi cứ làm nhiều thì các bé dần biết cách làm, làm nhanh hơn và chính xác hơn.

    Hoặc đôi khi các bé đánh đổ những hạt đỗ, hạt vừng (dùng để chơi) vương vãi khắp lớp học, để dọn những thứ này đòi hỏi phải có sự khéo léo trong việc sử dụng chổi, nên bình thường dù các bé có quét đi quét lại vài lần cũng không sạch được. Và bao giờ sau khi các bé ra về hết, các cô giáo cũng phải dọn dẹp và sắp xếp lại lớp học một lần nữa.

    “Nhưng chúng tôi vẫn cho các bé làm, làm không phải để dọn sạch lớp, làm là để rèn thói quen sạch sẽ, rèn tính cách tự giác cho trẻ.” – cô hiệu trưởng chia sẻ.

    Một lớp học mẫu giáo công lập của Nhật Bản có thể lên tới 30 trẻ, nhưng chỉ có duy nhất một cô giáo. Nhưng tôi chưa từng thấy các cô giáo phải gào lên hay gồng mình để quản các bé, bởi vì các bé rất tự giác.


    Bé mầm non học nấu ăn.


    Bố mẹ đóng vai trò rất lớn

    Trẻ em ở Nhật Bản chỉ đến trường từ 9h sáng đến 2h chiều, 5 buổi 1 tuần, tức là chỉ khoảng 25h/tuần, thời gian các bé ở bên gia đình nhiều hơn thời gian bé ở trường tới 7 lần. Chính vì vậy, bố mẹ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển và định hình tính cách của trẻ.

    “Ở trường chúng tôi có thể dạy trẻ cố gắng tự lập, giữ gìn vệ sinh, chấp hành luật giao thông... nhưng khi về nhà nếu bố mẹ lại làm ngược lại thì tất cả những điều trên sẽ trở thành vô nghĩa.” – Cô hiệu trưởng nói.

    Dù các cô giáo có nỗ lực đến mấy để dạy trẻ đi đúng luật giao thông, nhưng khi đưa trẻ đi chơi bố mẹ lại vượt đèn đỏ thì trẻ cũng sẽ không chấp hành luật giao thông. Hoặc trong việc dạy trẻ tự lập, ở lớp các cô giáo cố gắng rèn thói quen cho trẻ biết dọn dẹp khi thấy bừa bãi, nhưng về nhà bố mẹ lại làm hộ thì trẻ cũng không hình thành được ý thức tự giác.

    Để việc nuôi dạy trẻ đạt hiệu quả tốt hơn từ phía gia đình, các cô giáo thường xuyên có các buổi trao đổi và chia sẻ với phụ huynh về cách nuôi dạy con.

    Các ông bố bà mẹ người Nhật cũng rất “nghe lời” cô giáo: “Về kinh tế hay kế toán thì tôi rất tự tin, nhưng về việc nuôi dạy trẻ thì tôi lại chẳng biết gì, nên tôi luôn cố gắng làm theo hướng dẫn của các cô giáo – những người có chuyên môn về việc này” - một người mẹ cho biết.

    Bài và ảnh: Quách Đức Anh (Tokyo, Nhật Bản)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following 24 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    2908bg (24-02-2012), aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), duhochoasen (15-04-2013), hanh muoi (19-07-2012), hathi (10-02-2014), hn30 (06-02-2013), joele (23-07-2012), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), lost94 (22-02-2013), lynkloo (23-02-2012), Makihime (24-02-2013), miyakekenwings (10-03-2012), nh0kyue (31-07-2012), phamthidung (26-03-2013), Sakura838 (19-07-2012), sunflower239 (11-04-2012), tinhlagi03357 (19-07-2012), tomato89 (26-12-2012), Yukin (24-02-2012)

  7. #4
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng

    Đến trường tiểu học của các con tháng này, tôi nhìn thấy trang trọng ở cửa lớp “khẩu hiệu” của tháng: Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng. Thầy giáo chủ nhiệm còn đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn: Hãy nhìn vào mắt người đối diện để chào hỏi.

    Ở trường học của Nhật, các mục tiêu ứng xử cần giáo dục cho học sinh được cụ thể hóa bằng những hành vi cụ thể để các em áp dụng hàng ngày. Những khẩu hiệu hàng tháng có thể là: “Hãy thân thiện với bạn bè - Đối xử tốt với bất kỳ ai”; “Hãy giữ lời hứa - chú ý về thời gian”; “Hãy giữ sạch đẹp xung quanh mình!”


    Khẩu hiệu “Hãy chào nhau bằng cả tấm lòng” trong trường học Nhật Bản


    Hãy nhìn vào mắt người khác để chào hỏi - đó là hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu cho học sinh, là sự thể hiện sinh động của việc “chào hỏi bằng cả tấm lòng”. Giao tiếp mắt trong chào hỏi, nói chuyện thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, trao cho nhau sự thân ái, chân thành. Một câu ngắn, một hành động nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn cao của nền giáo dục, thể hiện ý nghĩa của câu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” vẫn thường treo trang trọng trong các trường học ở Việt Nam.

    Việc chào hỏi ở nhà trường Nhật được tiến hành cụ thể mỗi ngày, vào giờ sinh hoạt đầu buổi sáng. Đây chính là lúc học sinh học cách chào hỏi sao cho vừa đúng lễ nghi, vừa thể hiện tình cảm của mình với thầy cô. Khi ra về, cũng có chương trình nhỏ để thầy cô giáo và học sinh tổng kết một ngày, cảm ơn và chào nhau. Các bạn học sinh mỗi khi đến lớp hay ra về đều chào nhau vui vẻ.

    Mỗi khi bắt đầu và kết thúc một tiết học, bằng cách này hay cách khác các em học sinh đều được học cách đón chào và cảm tạ giáo viên, ngược lại giáo viên cũng đáp lễ theo như là một nghi thức bắt buộc.

    Trong quá trình dạy, các giáo viên cũng rất chú trọng uốn nắn cho học sinh của mình từ những việc nhỏ nhất trong ứng xử như vậy. Ở lớp tôi tham gia trợ giảng, khi một em học sinh ngượng ngịu nói câu tiếng Anh với bạn mình nhưng xấu hổ cúi xuống, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở ngay lập tức: “Em hãy nhìn vào mắt bạn và trả lời!”.

    Ở đâu thì các bậc phụ huynh cũng mong muốn con mình phải là người xử sự khiêm tốn và trọng thị, trước khi giỏi giang hay thành đạt. Nhà trường nào cũng mong muốn học sinh vừa học tốt, vừa ngoan ngoãn. Nhưng làm sao để biến ước nguyện ấy thành hiện thực mà không phải là những lời nói suông, những khẩu hiệu sáo rỗng chung chung?

    Tôi nghĩ rằng những mục tiêu lớn lao có lẽ cần được bắt đầu bằng những việc cụ thể thực hiện hàng ngày, hàng giờ… Những việc nhỏ được tiến hành kiên trì sẽ đưa đến những kết quả lớn lao, như trăm dòng nước nhỏ kết thành suối, trăm dòng suối thành sông, trăm sông làm nên biển lớn. Cứ kiên trì giáo dục những đức tính, cách cư xử tốt đẹp, nhân văn từ bé, lớn lên các em sẽ trở thành những công dân văn minh của thế giới.

    Hà Linh (từ Nhật)
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following 13 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), hanh muoi (19-07-2012), joele (19-07-2012), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), lost94 (22-02-2013), phamthidung (26-03-2013), Sakura838 (19-07-2012), thu_sven (19-07-2012), tinhlagi03357 (19-07-2012)

  9. #5
    Ninja
    hanh muoi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 103922
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Tiền Giang
    Tổng số bài viết: 122
    Thanks
    849
    Thanked 264 Times in 75 Posts
    Sau này mà có con mình sẽ dạy chữ cho nó thật sớm, nhất là tiếng nhật. Phải học hỏi cách giáo dục trẻ của nhật mới được. VN mình nên lấy đó làm gương mà noi theo. Nếu được như vậy thì thế hệ sau này sẽ vượt bậc hơn chúng ta bây giờ nhiều
    Chữ ký của hanh muoi

  10. The Following 3 Users Say Thank You to hanh muoi For This Useful Post:

    joele (23-07-2012), ngongocmai (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013)

  11. #6
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Bé lớp 2 kể chuyện “bơi trong bụng mẹ”

    Khi các con tôi học lớp 2, các bé được thực hiện một bài tập với chủ đề: “Chúng con đã lớn thế này rồi đấy”. Các em tìm hiểu về cảm xúc của bố mẹ khi các em còn trong bụng mẹ ra sao, khi sinh ra các em thế nào, quá trình phát triển cho đến lớp 2 có gì đáng nhớ.

    Để chuẩn bị cho bài học này các em đã phỏng vấn bố mẹ, ông bà, anh chị, cũng như cố gắng nhớ lại những gì có thể nhớ. Cả lớp chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chừng 5-6 em, mỗi em kể trong vòng vài ba phút. Các em cũng mang theo những kỷ niệm, đồ chơi để minh họa cho chủ đề của mình.


    "Bụng mẹ tớ nhiều nước lắm, tớ bơi trong bụng mẹ". Ảnh minh hoạ

    Con ở trong bụng mẹ như thế nào?

    Nhóm thứ nhất kể về lúc các em nằm trong bụng mẹ, từ những em đã được cha mẹ, ông bà kể lại.

    Có em kể: “Mẹ em nói khi em còn trong bụng mẹ, em đạp mẹ nhiều lắm, làm mẹ em đau, nếu em biết mẹ đau thế em sẽ không đạp mẹ nhiều vậy!”

    Một em khác nói: “Khi em còn ở trong bụng mẹ, bụng mẹ có nhiều nước lắm và em bơi trong bụng của mẹ.” Các em mang theo quần áo sơ sinh, ướm thử và ồ lên cười vì áo đã quá bé so với thân hình các em.

    Tội nghiệp mẹ vì em đã bụ bẫm còn hay đòi bế

    Nhóm thứ hai kể chuyện các em bắt đầu biết đi. “Em đã biết đi rồi mà không chịu đi, suốt ngày thích bế, không được bế thì khóc ầm ĩ. Hồi đó em bụ bẫm, giờ em nghĩ tội nghiệp mẹ em, bế em nặng chắc mệt lắm!”

    Em thì kể mình thích uống sữa, lại thích chạy lung tung nên bắt mẹ chạy theo. Em thì thích tắm, muốn ở mãi trong bồn tắm, mẹ bắt ra thì khóc. Các em mang theo chú gấu bông đã luôn đi ngủ cùng em, quyển sách đầu tiên được mẹ đọc cho nghe, nhật ký mẹ ghi những ngày đầu tiên…

    Em đi mẫu giáo

    Trong nhóm ba, các em nhỏ hào hứng kể chuyện “lần đầu tiên đi học”. “Lúc đầu em không thích đi học mẫu giáo tẹo nào, buổi sáng nào em cũng khóc, nhưng sang đến năm mẫu giáo nhỡ thì em lại thích đi học lắm, sáng nào cũng giục mẹ: “Vẫn chưa đến giờ đi học sao?”

    “Hồi đầu em đi mẫu giáo, ngày nào em cũng chờ đợi… giờ ăn nhẹ buổi chiều lắm. Em đi theo chân cô giáo, hỏi suốt, “Cô ơi, chưa đến giờ ăn ạ?” Các em mang theo những cái túi xách nhỏ nhỏ, quần áo đồng phục, sổ liên lạc dùng thời học mẫu giáo làm minh họa.

    Cảm ơn bố mẹ đã sinh ra con

    Sau khi các nhóm chia sẻ, cô giáo cho các bạn nhỏ viết ra cảm nghĩ của mình về buổi học. Phần lớn các em viết: “Thật hạnh phúc khi được mẹ sinh ra, được làm con của bố mẹ”, “Cảm ơn mẹ đã sinh ra con”, “Cảm ơn cha mẹ đã vất vả vì con”, “Cảm ơn các bạn nhiều”… Những lời cám ơn đó được nói ra từ trái tim ngây thơ, trong trẻo nghe rất cảm động.

    Cô giáo đã khóc nhưng cũng đã cố gắng hát vài ba câu tặng các em: “Trời mùa xuân hoa anh đào nở đẹp tuyệt, tôi xúng xính quần áo mới, trái tim bồi hồi nắm chặt tay mẹ cùng đi đến trường…”.

    Trước đó vài tuần cô giáo đã yêu cầu phụ huynh viết thư cho các em theo kiểu như lời nhắn nhủ tới con yêu khi con vẫn nằm trong bụng mẹ, thư được giữ kín và gửi cho cô giáo. Ở lớp các em được cô giáo cho đọc các bức thư của bố mẹ gửi cho mình. Cô giáo cho hay là các em đã rất xúc động và vui sướng khi đọc những bức thư đó, có em đã khóc.

    Trong loạt bài Dạy con kiểu Nhật
    của tác giả Hà Linh gửi từ Nhật Bản
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following 13 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), Honda Satoshi (23-07-2012), joele (23-07-2012), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), lost94 (22-02-2013), Makihime (24-02-2013), ngongocmai (18-12-2012), nh0kyue (31-07-2012), phamthidung (26-03-2013)

  13. #7
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Hãy để con đi về một mình trong đêm tối


    LTS: Nhiều người hẳn đã biết bí mật khiến một đất nước nghèo tài nguyên, “giàu”... thiên tai như Nhật Bản có thể phát triển một cách phi thường chính là giáo dục. Dạy trẻ em thông minh, tự tin, độc lập, giàu yêu thương và ý chí kiên cường là con đường tốt nhất để xây dựng tương lai tốt đẹp cho gia đình và đất nước. Kienthuc.net.vn xin giới thiệu với bạn đọc những bài viết về cách giáo dục, nuôi dạy con ở Nhật qua những quan sát, trải nghiệm của chị Hà Linh, một người mẹ Việt Nam đang sống ở xứ sở hoa Anh Đào.

    Bé Mina - 11 tuổi, học sinh lớp 5 cùng trường tiểu học với con gái của tôi. Bé là con gái duy nhất trong gia đình, bé sống với bố mẹ, ông bà nội. Tuy là người bé nhỏ nhất trong gia đình, nhưng bé rất chững chạc, lễ phép, chăm chỉ học tập. Thỉnh thoảng bé được bố mẹ cho phép đến nhà tôi chơi vào dịp cuối tuần, những dịp đó chúng tôi rất vui bởi sự hồn nhiên, ngoan ngoãn của bé.

    Ở Nhật, thỉnh thoảng các bạn thân của nhau được phép đến nhà nhau, ở lại qua đêm. Lần đầu tiên bé đến nhà tôi chơi, bé rất thích ăn món ăn Việt. Vậy nên hôm sau trước khi bé về thì gia đình tôi mời bé ở lại ăn tối. Bé xin phép mẹ và được đồng ý với điều kiện: “Ăn xong thì về ngay để chuẩn bị bài vở mai đi học!”.


    Bé Mina (phải) đang cuộn gỏi cuốn Việt Nam.


    Ăn tối xong thì đã hơn 7 giờ, trời mùa đông đã tối mịt. Chúng tôi bàn bạc sẽ dẫn cháu về. Nhà cháu cách nhà tôi chừng 5 phút đi xe đạp, đường phố không quá vắng vẻ, nhưng chồng tôi muốn tiễn cháu về để đảm bảo cuộc đi chơi của bé ở nhà tôi vẹn toàn. Bé gọi cho mẹ thông báo điều đó. Ngay lập tức mẹ cháu phản đối:

    - Con đừng làm phiền gia đình bạn con như thế, con tự đi về được mà, vì 2 nhà gần nhau, đèn đường rất sáng”.

    - Vâng, con nói là con tự về được, nhưng bố mẹ bạn con muốn dẫn con về cho yên tâm.

    - Con hãy tự đi về nhé, con vẫn thường tự đi về từ lớp bơi lội mà (lớp bơi lội từ 18 -19h chiều thứ 6).

    - Con biết thế nhưng bố mẹ bạn nói là sẽ dẫn con về mẹ ạ.

    - Con hãy cảm ơn cô chú và đi về đi nhé, không được để cô chú dẫn về đâu, mẹ tin là con tự đi về được, vì con vẫn thường thế.

    Vợ chồng tôi thực sự không an tâm nên nói chuyện trực tiếp với mẹ của bé. Chị nhất mực cảm ơn và yêu cầu chúng tôi để cho cháu tự đi về: “Cháu hoàn toàn có thể làm được điều đó, anh chị không phải lo lắng cho cháu đâu, chúng tôi cũng không muốn phiền anh chị, mong anh chị cứ yên tâm cho cháu đi về một mình nhé”.

    Cực chẳng đã, chồng tôi quyết định “ đi dạo” và nhân tiện đi cùng Mina đến gần nhà của cháu thì thôi.

    Tôi nghĩ, bà mẹ của Mina thật nghiêm túc và dạy cháu tinh thần tự lập cao độ, không dựa vào người khác, điều gì làm được thì tự làm, cho dù là có người khác can thiệp cũng không vì cả nể mà cho phép cháu hành động trái với ngày thường.

    Có lẽ nhờ sự kiên trì của mẹ, của gia đình mà Mina dù là con duy nhất nhưng luôn tự lực, mạnh mẽ và linh hoạt, không dựa dẫm.

    Ở đây, hẳn là các bậc phụ huynh chúng ta - những người làm cha mẹ có trách nhiệm - đều có thể lo lắng. Vấn đề là ở chỗ làm sao chúng ta cân bằng được bản thân giữa việc để bé Mina đi về nhà một mình trong đêm tối như vậy (dù ta biết là tình hình trị an ở Nhật có lẽ tốt hơn ở những nơi khác) và làm sao để tạo ra sự tự tin cho cháu mà không để cho cháu biết.

    Có nhiều cách để mỗi phụ huynh có thể giải quyết tình huống này: ví dụ như trường hợp nói trên thì gia đình chúng tôi đã “bí mật” đi theo Mina về tới gần nhà cháu. Và bạn đọc có thể tự mình có những suy nghĩ khác. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng phải để những đứa con của mình bước vào hành trình với đích đến là những con người có trách nhiệm từ những bước đầu tiên nhỏ bé như vậy.

    Trong loạt bài Dạy con kiểu Nhật
    của tác giả Hà Linh gửi từ Nhật Bản
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following 12 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), Honda Satoshi (23-07-2012), joele (23-07-2012), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), lost94 (22-02-2013), ngongocmai (18-12-2012), nh0kyue (31-07-2012), phamthidung (26-03-2013)

  15. #8
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau

    Trong chương trình học lớp 4, các em học sinh được yêu cầu lược thuật về 10 năm đầu đời và nói lên mơ ước tương lai của mình. Một bài tập đơn giản nhưng hé mở nhiều điều về cuộc sống của trẻ em và cách giáo dục trong nhà trường Nhật Bản.

    (Xin giới thiệu phần tự thuật của em Yamamoto Rin, học sinh một trường Tiểu học tỉnh Saitama. Đây cũng là một bài tập bố mẹ có thể cho con mình thực hiện, giúp bé nhớ lại những ký ức tuổi thơ).


    Từ 0-2 tuổi

    Tôi được sinh ra năm 2000 ở Tokyo. Khi đó tôi cân nặng 4 kg và cao chừng 50cm. Lúc 1 tuổi, tôi biết đi chập chững và biết nói một chút ít. Lúc 2 tuổi, tôi đã có thể nói rất nhiều.

    Giai đoạn mẫu giáo: 3 đến 6 tuổi

    Tròn 3 tuổi, tôi đi học trường Mẫu giáo Shinfutaba. Lúc đầu tôi rất lo sợ. Các bạn thường bảo với tôi: “Không sao đâu, sẽ ổn thôi, lại đây chơi với tớ nào!”, nhờ vậy tôi yên tâm hơn. Cũng vào thời gian đó tôi bắt đầu học bơi, học balet. Tôi rất yêu thích balet và bơi lội. Hình như là tôi đã tích cực luyện balet ở nhà thì phải.

    Lúc 5, 6 tuổi, tôi bắt đầu tập đi xe đạp, một khi đã cưỡi lên xe thì tôi đạp rất nhanh vì thế nhiều lần tôi bị ngã và khóc nức nở. Nhưng sau 1-2 tháng, tôi có thể cưỡi xe đạp thành thạo.


    Bức hình em Yamamoto Rin tự vẽ minh họa về 10 năm đầu đời của mình, từ khi còn là em bé sơ sinh đến lúc trở thành người làm bánh khi đã lớn.


    Lúc này tôi cũng tốt nghiệp trường mẫu giáo Shinfutaba và bắt đầu học trường tiểu học Ueno. Tại Lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo, tôi đã khóc, bạn bè tôi và các thầy cô giáo cũng khóc. Mẹ mua cho tôi chiếc cặp màu hồng, và tôi vui vẻ vào trường tiểu học Ueno.

    Từ lớp 1-3

    Khi còn là học sinh lớp 1, tôi rất kém trong khoản đi bộ từ trường về nhà, ở ngã ba đèn xanh đèn đỏ thì nhóm trưởng bỏ tôi lại và mọi người về nhà trước tôi. Đôi khi cô giáo Yasube đi cùng với tôi, nhưng khi không có cô thì mọi người lại đi trước tôi mất, vì vậy việc có cô đi theo chẳng có mấy ý nghĩa. Lên lớp 3 thì mọi người được tự do đi từ trường về nhà nên tôi rất vui sướng.

    Giai đoạn hiện nay

    Tôi muốn đời tôi mãi tốt đẹp như thế này.

    Ước mơ của tôi trở thành người làm bánh giỏi. Bởi vì làm bánh kẹo rất vui, mọi người ăn rồi khen ngon thì thật là sung sướng và thể nào cũng thích làm tiếp lần khác.

    Thư tôi gửi cho mình 10 năm sau: “10 năm sau nữa bạn sẽ trở thành người làm bánh giỏi và làm ra bánh ngon đúng không? Vậy hãy làm ra những chiếc bánh tuyệt vời nhé!”


    Chiếc bánh mơ ước của Yamamoto Rin


    Hà Linh (gửi từ Nhật Bản)
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  16. The Following 10 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), Honda Satoshi (23-07-2012), joele (23-07-2012), khanh ha (21-01-2014), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013)

  17. #9
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Trường Nhật Bản: Các bé “lăn vào bếp”

    Ở Nhật, không có cảnh cả nhà hì hụi làm bài tập thủ công cho con cháu, hay ra chợ mua rổ, rá… đưa lên cô giáo chấm điểm. Học sinh, con gái cũng như con trai đều phải thực hành nghiêm túc, tự mình làm bài tập nấu ăn, may vá.

    Tối nay con trai vào bếp, lấy một ít gạo, chuẩn bị khăn bịt đầu, tạp dề sáng mai mang tới trường cho môn học Thường thức gia đình ở lớp 5. Bé hào hứng: “Ngày mai chúng con sẽ học nấu cơm, làm món canh misou mẹ ạ!”

    Mỗi tuần, học sinh lớp 5, 6 có 1 tiết học Thường thức gia đình như là một môn học chính.

    Các em được học những điều gần gũi, thiết thực trong đời sống hàng ngày, những điều mà mỗi người phải biết để tồn tại, như các dụng cụ nấu bếp, cách thức nấu một số món ăn đơn giản, cách sử dụng những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, cách thức quét dọn, sắp xếp nhà cửa, tới cả việc giặt giũ, phơi phóng và gấp quần áo…


    Bài học về cách rửa, cắt thái rau củ quả…


    Không dạy nấu ăn, công việc gia đình chủ yếu bằng cách… đọc, chép, học sinh ở đây có các tiết thực hành nghiêm túc, đầy đủ các công đoạn: từ chuẩn bị vật liệu, rửa, cắt đến nêm, nấu.


    Các em thực hành làm bánh bao tại lớp học


    Ở Nhật hoàn toàn không có cảnh bà, mẹ hì hục may, vá bài tập cho con, hay đổ xô đi mua rổ, rá… ngoài chợ về cho cô giáo chấm điểm. Các em phải tự mình hoàn thành bài tập, không được nhờ ai làm giùm.


    Bé Yamamoto Kan, học sinh lớp 5 đang tự mình làm bài tập may hộp đựng bút


    Các bé đều có một hộp may vá gồm kéo, kim chỉ, thước đo, một ít vải các màu. Bé gái cũng như bé trai đều phải biết làm một số việc đơn giản như may các đường khâu cơ bản, đơm khuy áo, học cách cắt may quần áo, tạp dề, các loại túi xách, túi đựng giày đi ở trường, đựng quần áo thể dục…


    Sau một buổi tối cặm cụi, Yamamoto Kan đã may xong hộp bút


    Nhờ được học nghiêm túc từ những điều đơn giản, những kỹ năng thiết yếu, các bé kể cả bé trai lớp 5, 6 ở Nhật giúp cha mẹ được nhiều việc như dọn dẹp, nấu được những món ăn cơ bản. Bé Julia - hàng xóm - mỗi lần sang nhà tôi đều “lăn vào bếp”, tự mình đạo diễn salad rau củ, cơm chiên, trứng cuộn, trứng xào…


    Bé Julie (10 tuổi) đang làm món cơm cuộn trứng


    Hà Linh
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  18. The Following 11 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), Honda Satoshi (23-07-2012), joele (23-07-2012), kumorirus (24-06-2013), ngongocmai (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013), rikun (23-07-2012), yuupi (23-07-2012)

  19. #10
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Bé “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho bà bầu

    Ở Nhật, mọi người đi tàu điện thường phải trải qua hành trình khá dài và mệt mỏi, nếu nhường ghế thì sẽ không bao giờ được ngồi cả. Bởi vậy, bé Watanabe (học sinh lớp 4) đã phải “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho một bà bầu!


    Đi tàu điện ở Nhật: Nếu nhường ghế sẽ không bao giờ được ngồi


    “Một ngày, tôi và gia đình lên tàu điện để đi chơi. Ngày hôm trước tôi vận động rất nhiều nên cơ thể rã rời. Tìm được ghế trống, tôi sung sướng ngồi xuống. Phải 4 ga nữa mới xuống nên đứng thì mệt phải biết!

    Chợt có một phụ nữ mang thai lên tàu. Cô ấy tìm ghế trống mà không có nên trông chán nản lắm. Hàng ghế dành riêng cho bà bầu, người già đã chật kín. Tôi muốn nói “Xin mời ngồi” nhưng mà ngại quá nên giả vờ không biết gì và nghĩ thầm: “Người khác chẳng nhường chỗ thì mình không nhường cũng có sao đâu”.

    Tôi chẳng nghĩ đến người mẹ đó nữa. Đúng lúc đó thì tàu lắc lắc, tôi nghĩ: “Nguy hiểm quá!”, nhưng cô ấy nắm chắc tay nắm của tàu nên chẳng sao cả. Tôi buột miệng nói: “Cháu mời cô ngồi ạ!”. Tôi nói hơi to nên mọi người quay nhìn tôi, chao ôi, ngượng quá! Tôi nghĩ mình cần phải làm điều cần làm và đứng dậy rời chỗ ngồi. Bà bầu nói “Cảm ơn cháu!” và thở phào ngồi xuống ghế.

    Một lần nữa tàu lại lắc lắc. Bà bầu ổn không sao cả. Tôi nghĩ trong lòng “Mình nhường ghế cho cô ấy thật đúng lúc”!. Chẳng mấy chốc tàu tới nơi, bà bầu cười nói: “Cảm ơn cháu nhiều!”. Tôi sẽ nhớ mãi điều này. Từ nay tôi sẽ tiếp tục nhường chỗ”.

    Hà Linh
    (trích bài luận của bé Watanabe, học sinh lớp 4 ở tỉnh Saitama)
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  20. The Following 12 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), Honda Satoshi (23-07-2012), kumorirus (24-06-2013), muzzing_muzzing (17-02-2014), ngongocmai (18-12-2012), nh0kyue (31-07-2012), phamthidung (26-03-2013), pungpung (30-09-2013), seaflower_412 (23-07-2012)

Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 30-11-2013, 03:11 AM
  2. Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 03-05-2012, 11:22 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-01-2009, 01:35 PM
  4. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 30-12-2007, 04:07 AM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •