>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật cây kiểng

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật cây kiểng

    Nghệ thuật cây kiểng được nhìn nhận là môn nghệ thuật vừa hàn lâm, vừa đại chúng. “Đại chúng” bởi ai cũng có thể chơi môn nghệ thuật này nhưng để đạt đến đỉnh cao trong quá trình cảm thụ những triết lý bên trong của nó thì không phải là chuyện dễ.


    Cảm nhận những triết lý nhân sinh bên trong cây kiểng không phải là chuyện dễ. Ảnh minh họa


    Trong các môn nghệ thuật cảnh kiểng thì kiểng cổ được đánh giá là môn nghệ thuật đỉnh cao vì nó đòi hỏi sản phẩm phải tuân thủ những quy tắc nhất định và người chơi phải đạt độ cảm thụ sâu sắc. Những quy tắc đó cũng là những triết lý nhân sinh bắt nguồn từ giáo lý Khổng, Nho vốn được xem là chuẩn mực đạo đức xưa nay.

    Ông Nguyễn Văn Chính – một trong số các nghệ nhân đam mê môn nghệ thuật này – cho biết, kiểng cổ phải chơi thành bộ, gồm bộ đôi, bộ ba, bộ tứ và bộ ngũ. Trong đó, bộ đôi thể hiện như cặp liễn đối xứng nhau thường là những triết lý xa xưa như đôi “tam cang, ngũ thường” dùng để chỉ người đàn ông; hoặc đôi “tam tòng, tứ đức” dùng chỉ người phụ nữ. Cũng theo ông Chính, tuy trên bình diện nghệ thuật phải giữ đúng những triết lý đó nhưng thực tế áp dụng trong cuộc sống thì có phần du di cho phù hợp.

    Ba yếu tố quan trọng đầu tiên mà người chơi hướng đến chính là sự dung hòa giữa Thiên – Địa – Nhân (ngọn cây, thân cây và gốc rễ). Ba yếu tố này được xem là rất quan trọng để nghệ nhân mang hết tài năng, trí tuệ và bàn tay tài hoa của mình vào việc cắt tỉa, uốn sửa, phân tàn, tạo dáng theo tâm ý riêng của mình. Để đánh giá một cây kiểng đẹp, người ta thường dựa vào vào các tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật thông qua hình tượng: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Hình tức là thân cây, tượng trung cho thiên đạo. Thế tượng trưng cho nhân đạo, do bàn tay con người tác động vào để tạo ra những dáng thế mà con người muốn ký thác tâm ý vào đó. Chi tức là cành nhánh, tượng trưng cho tinh thần. Diệp tượng trung cho đạo làm con là phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

    Nghệ thuật bonsai có nguồn gốc từ Nhật Bản và được xem là môn nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao. Trong đó, người chơi điệu nghệ phải thể hiện được tính minh triết ẩn tàng của bonsai bên cạnh triết lý sống hài hòa, cân bằng âm – dương thể hiện trong tất cả các bộ phận của cây kiểng. Bonsai như là sự thu nhỏ của tự nhiên trên bình diện sáng tạo của người nghệ sĩ. Là một thực thể sống thực sự, nó thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với thiên nhiên của con người. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và biến đổi liên tục theo thời gian chứ không hề bất biến như các tác phẩm nghệ thuật khác. Chính vì lẽ đó, triết lý của bonsai không hề giới hạn, và những nghệ nhân bậc thầy cũng không thể đi đến tận cùng cái đẹp của một bonsai.

    Ở bất cứ bộ môn nào của nghệ thuật cây kiểng, chân – thiện – mỹ luôn là mục tiêu để người chơi đạt đến. Và khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ thì chơi kiểng, dù là bonsai hay kiểng cổ, các nghệ nhân cũng đều rút ra được những bài học kinh nghiệm, triết lý nhân sinh và nhân văn sâu sắc để ứng xử vào cuộc sống hiện tại. Nói cách khác, chơi kiểng là để tâm hướng đến giá trị đạo đức sống. Cảm thụ nghệ thuật cây kiểng, tức là chúng ta đã cảm thụ được nét đẹp của những nguyên lý sống chuẩn mực của đạo thánh hiền, đồng thời môn nghệ thuật này còn giúp đưa con người gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên hơn.

    Trường Sơn
    THVL
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    cavang_chan (24-01-2012), joele (25-01-2012), snowdog (24-01-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. YUZEN- Nghệ Thuật Trong Nghệ Thuật
    By lynkloo in forum Nghệ Thuật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 11-10-2012, 10:40 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-11-2011, 01:37 AM
  3. 20 sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản giao lưu nghệ thuật
    By Eizan in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-01-2009, 08:31 PM
  4. Nghệ thuật Origami tại Triển lãm CNTT Nhật Bản ‘08
    By Eizan in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2008, 10:43 PM
  5. Triển lãm Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-12-2005, 06:39 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •