>
Trang 4/4 đầuđầu 1 2 3 4
kết quả từ 31 tới 35 trên 35

Ðề tài: [Tổng hợp] Hỏi - Đáp liên quan đến Nhật Bản

  1. #31
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Cưới hỏi ở Nhật


    Q: Các buổi lễ kết hôn ở Nhật thường được cử hành theo phong cách nào?
    Khoảng 70% các buổi lễ kết hôn ở Nhật được tiến hành theo phong cách của Thần đạo (Shinto), số còn lại được tiến hành theo phong cách của đạo Thiên Chúa, đạo Phật hoặc một số đạo khác. Phần lớn các đôi vợ chồng không kết hợp lễ cưới của mình với niềm tin tôn giáo.

    Trước đây thì thường là các lễ cưới được tổ chức tại nhà trai. Tuy nhiên kể từ thời kỳ Minh Tr ị (1868-1912) thì việc tổ chức lễ cưới tại đền thờ trở nên phổ biến hơn. Các lễ cưới tổ chức theo phong cách của đạo Thiên Chúa trên nguyên tắc là chỉ dành riêng cho các tín đồ đạo Thiên Chúa nhưng hiện nay thì tại một số nhà thờ Thiên Chúa giáo chấp nhận tổ chức lễ cưới cho những cặp tình nhân nếu họ tham dự một khoá học của đạo Thiên Chúa. Tại các khách sạn hay phòng tổ chức lễ cưới đều có các điều kiện dễ dàng để tổ chức lễ cưới theo cả phong cách Đạo giáo lẫn phong cách Thiên Chúa giáo. Các tu sĩ Đạo giáo mục sư có thể đến đó và làm lễ cho đôi trẻ. Sau khi lễ cưới đã được tiến hành xong thì tiếp đó sẽ là chụp ảnh kỷ niệm và làm tiệc cưới. Bữa tiệc cưới là bữa tiệc họ dành để mời bạn bè và người thân với mục đích thông báo về sự kết hôn của 2 người.

    Q: Mỗi đám cưới tốn khoảng bao nhiêu tiền?
    Theo như một cuộc điều tra của ngân hàng Sanwa (Nay là ngân hàng UFJ) điều tra vào năm 1992 thì trung bình một đám cưới bao gồm lễ kết hôn và tiệc cưới tốn khoảng 2 triệu 966 nghìn yên (Khoảng 340 triệu tiền Việt) và số người tham gia tiệc cưới bao gồm cả cô dâu, chú rể và người làm mối là vào khoảng 81 người. Điều này có nghĩa là trung bình cứ một người tham gia vào đám cưới tốn khoảng từ 30 đến 40 nghìn yên (3.4 đến 4.5 triệu tiền Việt). Người Nhật quan niệm đám cưới không chỉ là sự liên kết giữa 2 người mà còn là sự liên kết giữa 2 gia đình. Có điều đáng buồn là rất nhiều gia đình tổ chức đám cưới rất sang trọng tốn kém chỉ để khoe khoang với thiên hạ. Tuy nhiên thì cách thức tổ chức các đám cưới cũng đang ngày càng thay đổi vì hiện nay có khá nhiều cặp uyên ương muốn tổ chức những đám cưới đặc biệt phù hợp với riêng mình.

    Q: Độ tuổi kết hôn trung bình của người Nhật là bao nhiêu?
    Theo điều tra về sự chuyển biến dân số của bộ Sức khoẻ và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản điều tra vào năm 1993 thì độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới là 29.7 tuổi và của nữ là 27.1 tuổi. Đây là số liệu thống kê của mọi loại kết hôn. Nếu tính cho đối tượng kết hôn lần đầu thì con số này là 28.4 và của nữ là 26.1 tuổi. Vào năm 1995, theo một điều tra về bạn đọc cho thấy số phụ nữ kết hôn ở độ tuổi từ 15 đến 29 giảm 10%. Đến tận những năm đầu của thập kỷ 70 thì độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ vẫn là dưới 25 nhưng hiện nay thì nó ngày càng trở nên cao hơn đối với cả nam và nữ, và số người kết hôn cũng phân bố ở phạm vi độ tuổi rộng hơn.

    Q: Tỷ lệ ly hôn của người Nhật như thế nào?
    Theo như số liệu sưu tập của bộ Sức khoẻ và Phúc lợi Xã hội Nhật thì vào năm 1993 có 190 nghìn vụ ly hôn trong tổng số 800 nghìn vụ kết hôn, điều này có nghĩa là cứ 4 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly dị. Thời gian kéo dài hôn nhân của các cặp ly dị là khoảng 10.1 năm. Số các vụ ly dị ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt và xu hướng này đã làm nảy sinh những từ mới như là: “Batsuichi” (một lần ly dị), “Narita rikon” (ly hôn ở Narita), hay là “jukunen rikon” (Ly dị lúc về già).

    Từ “Batsuichi” có nghĩa là có kinh nghiệm về ly dị một lần hay là đã ly dị một lần, từ này không có ý nghĩa tôn trọng phẩm giá mấy nhưng có một số phụ nữ nói từ này một cách thản nhiên mà không hề cảm thấy ngượng.

    Narita là tên sân bay quốc tế mới tại Tokyo. “Narita rikon” có nghĩa là đôi vợ trồng sau khi vừa hưởng tuần trăng mật xong đã tuyên bố ly hôn. Có rất nhiều cặp vợ trồng mới cưới hưởng tuần trăng mật ở nước ngoài, tuy nhiên một số cảm thấy tình cảm lạnh nhạt hoặc không hợp trong suốt chuyến đi và đã quyết đinh ly dị ngay sau khi họ trở về sân bay Narita.

    Từ “Jukunen rikon” được dùng để chỉ những cặp vợ chồng đã cưới nhau lâu năm nhưng lại muốn ly dị. Đây là trường hợp sau nhiều năm sinh sống vợ chồng và đã cống hiến tận tuỵ nhiều cho chồng thì người vợ muốn có được tự do cho riêng mình và đi tới quyết định ly dị. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi người chồng về hưu.

    Q: Tiền chu cấp cho một vụ ly hôn là bao nhiêu?
    Theo như thống kê báo cáo hàng năm của bộ tư pháp thì trung bình khoản tiền chu cấp cho vợ sau khi ly dị là khoảng 4 triệu 357 nghìn yên (Khoảng 500 triệu tiền Việt). Tuy nhiên đây chỉ là con số thống kê về những vụ việc do toà quyết định, còn đại đa số các vụ ly hôn (khoảng 90%) là do các cặp vợ chồng tự thống nhất với nhau cho nên con số thực tế sẽ khác xa rất nhiều. Yếu tố quyết định khoản tiền chu cấp phụ thuộc vào khoảng thời gian kết hôn, khả năng tài chính của 2 vợ chồng và nguyên nhân của cuộc ly dị.

    Về khoản tiền trợ cấp cho con cái khi 2 vợ chồng ly dị thường là 30 nghìn yên một tháng trong trường hợp một con, nếu 2 con thì là 50 nghìn yên một tháng, tuy nhiên khoản tiền này cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh tế của đôi vợ chồng đó.

    Q: Mỗi năm có khoảng bao nhiêu người kết hôn với người nước ngoài?
    Theo như điều tra về sự chuyển dịch dân số của bộ Sức khoẻ và Phúc lợi Xã hội thì trong năm 1993, số cặp vợ chồng đăng ký kết hôn có chồng là người Nhật và vợ là người nước ngoài là 20 nghìn 92 trường hợp, số cặp vợ chồng có chồng là người nước ngoài và vợ là người Nhật là 6 nghìn 565 trường hợp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, số trường hợp đàn ông Nhật Bản lấy vợ là người nước ngoài tăng khoảng 5 lần. Tính theo quốc tịch thì đông nhất là phụ nữ Hàn Quốc, chiếm khoảng 25.2%, kế tiếp là phụ nữ Trung Quốc chiếm 23.4%. 42.1% số các lang quân người nước ngoài là người Hàn Quốc, 21.0% là người Mỹ và 11.7% là người Trung Quốc.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  3. #32
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tang lễ


    Q: Thường thì người Nhật tổ chức tang lễ như thế nào?
    Hầu hết thì các đám tang ở Nhật đều được tổ chức theo các nghi thức của đạo Phật nếu như không có các yêu cầu đặc biệt về tôn giáo của người đã mất. Khi trong nhà có người qua đời thì mọi người trong gia đình và họ hàng thường tụ tập trong nhà để canh xác chết suốt đêm. Suốt đêm người ta thắp nến và đốt hương trầm. Ngày hôm sau thì đám tang sẽ được cử hành tại nhà hoặc tại các ngôi chùa. Thường thì gia đình có tang lễ sẽ đảm nhận việc tiến hành tang lễ tuỳ theo tình hình tài chính của gia đình và ước nguyện của người đã mất. Một lễ tang bao gồm lễ cầu nguyện cho linh hồn người đã chết siêu thoát và một buổi tiệc để những người tham dự chia tay người đã khuất. Trong đám tang thì quan tài được đặt ở chính điện, những người thân ngồi bên cạnh thắp hương và nghe các thầy tu tụng kinh niệm Phật.

    Q: Tổ chức một đám tang thì thường tốn khoảng bao nhiêu tiền?
    Theo như một cuộc điều tra của liên hiệp các công ty dịch vụ mai táng toàn Nhật thì trung bình một đám tang với 200 người tham gia ở khu vực Tokyo tốn khoảng từ 2.02 đến 2.06 triệu yên, ở khu vực Nagoya tốn khoảng 1.27 triệu yên, và ở khu vực Osaka thì tốn khoảng từ 1.76 đến 1.82 triệu yên. Trong tổng số tiền trên thì số tiền trả cho các công ty dịch vụ mai táng chiếm khoảng từ 50 đến 60%, số tiền chi phí cho thức ăn và đồ uống chiếm khoảng 20% và số tiền chi cho nhà chùa chiếm khoảng từ 20 đến 30%. Tổng số tiền chi phí cho đám tang thường bằng khoảng từ 3 đến 5 lần thu nhập hàng tháng của tang chủ. Trong tổng số tiền chi phí trên của đám tang có tính cả số tiền mà bạn bè, họ hàng và những người quen gửi đến phúng điếu nên thực tế số tiền sẽ giảm đi chút ít nhưng thực tế sau đó tang chủ lại sẽ phải trả lại vào những dịp khác. Thêm vào đó, để xây một ngôi mộ thì thường tốn khoảng từ 2 đến 3 triệu yên, vì vậy một gia đình theo đạo Phật bình thường sẽ phải chi phí từ 2 đến 5 triệu yên cho một đám tang và những thành viên trong gia đình sẽ phải gánh vác gắng nặng tài chính này.

    Q: Tiền phúng điếu trung bình là bao nhiêu?
    Số tiền phúng điếu thường thay đổi tuỳ thuộc vào địa vị và mối quan hệ với người quá cố nhưng thường thì một người sẽ phúng điếu khoảng từ 5 đến 10 nghìn yên. Tiền phúng điếu được để trong một phong bì đặc biệt được bao bọc bằng một miếng vải nhỏ có màu tro đất và được đưa vào đêm canh xác hoặc là vào bữa tiệc chia tay người quá cố. Trong dịp này thì người ta kiêng không dùng các đồng tiền mới làm tiền phúng điếu.

    Q: Có phải người Nhật luôn dùng hình thức mai táng là hoả thiêu không?
    Tại Nhật thì vì lý do vệ sinh công cộng, hơn phân nửa các khu vực của Nhật cấm chôn xác người chết xuống đất. Nếu người chết là người theo đạo Hồi hoặc vì những lý do tôn giáo đặc biệt thì người chết sẽ được chôn ở một khu vực mộ phần đặc biệt đã được cho phép. Nếu như người nước ngoài mất tại Nhật thì sau khi xác minh được người chết thì cảnh sát sẽ báo cho đại sứ quán và thân nhân của người đã mất. Sau khi người thân nhận được xác của người đã mất thì họ có thể xin phép để chôn xác của người đã mất hoặc chuyển xác chết về nước mai táng. Trong trường hợp không có ai nhận xác của người đã mất thì người đứng đầu của khu vực, thành phố đó sẽ có trách nhiệm hoả táng xác chết.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  5. #33
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Vui chơi giải trí


    Q: Người Nhật thường làm gì vào những lúc rảnh rỗi?
    Dưới đây là số liệu về những việc mà người Nhật làm khi họ rảnh rỗi và số lần làm trong một năm dựa theo điều tra của “The 1994 Leisure White Paper”:

    • Nghe nhạc 68.4 lần
    • Tập thể thao 50.7 lần
    • Đi bộ 37.9 lần
    • Làm vườn 37.5 lần
    • Xem Video 21.8 lần


    Ngoài ra thì những việc mà người Nhật hay làm lúc rảnh rỗi kế tiếp là: Đi ăn tiệm, chơi bóng chày, đi tới các quán rượu, bơi lội, chơi bài, lái xe đi dạo, hát Karaoke, đi dã ngoại, đi leo núi, và chơi bowling. Số liệu điều tra này không phân biệt tuổi tác và giới tính, nó chỉ cho biết người Nhật thích làm gì vào những lúc rảnh rỗi mà thôi. Nếu tính theo số tiền chi phí bỏ ra thì đứng đầu là đi du lịch trong nước mặc dầu số lần chỉ là 3 lần trong năm, tiếp đó là đi uống rượu tại các quán bar, đi ăn tiệm, và lái xe đi dạo. Hiện nay thì những trò vui chơi giải trí ít tốn kém ngày càng trở nên thịnh hành.

    Q: Trẻ con thường chơi những trò gì?
    Sự ra đời ngày càng nhiều của các trò trơi điện tử đã làm cho nó trở thành trò vui chơi giải trí chiếm ưu thế áp đảo đối với trẻ em. Có rất nhiều trẻ em không có thời gian để đi ra ngoài chơi bởi vì sau khi học xong ở trường thì chúng còn phải đi học thêm rất nhiều cộng với một đống bài vở phải hoàn thành. Bọn trẻ thường lén lút cha mẹ chơi các trò chơi điện tử. Ngoài ra thì đọc truyện tranh (Manga) cũng là một trong những trò giải trí chính của trẻ em Nhật Bản. Chúng luôn háo hức đón đọc các cuốn truyện tranh xuất bản định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Theo như điều tra của bộ giáo dục Nhật Bản thì tỷ lệ học sinh đi học thêm như sau: 31% đối với học sinh lớp 5, 42% đối với học sinh lớp 6 (lớp 6 là lớp cuối cấp 1 của Nhật), và 60% đối với học sinh cấp 2. Thật là đáng thương khi mà phần lớn trẻ em không có đủ thời gian để mà chơi.

    Q: Đàn ông Nhật Bản thích làm gì?
    Phần lớn các công việc chức Nhật sau một ngày làm việc mệt mỏi thì họ thường thích cùng các đồng nghiệp đi uống rượu. Vào những ngày nghỉ thì họ thường thích đi chơi gôn, nếu không làm gì thì họ sẽ ngủ đến tận trưa. Với xu hướng toàn cầu hiện nay là có 2 ngày nghỉ cuối tuần cho nên thời gian làm việc bị giảm đi và thời gian rảnh rỗi sẽ tăng lên, kết quả là càng có nhiều người muốn sử dụng thời gian rỗi của mình để tự phát triển bản thân, để tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc tham gia các công tác từ thiện.

    Q: Khi nào thì Pachinko (Vertical Pinball game) được giới thiệu ở Nhật?
    Pachinko có nguồn gốc từ trò chơi Corinthian, nó được giới thiệu từ Mỹ sang Nhật vào những năm 1920. Trò chơi này được biến đổi thành Pachinkovào năm 1925, và sau thế chiến thứ 2 thì người ta đưa ra các phần thưởng nhỏ và biến Pachinko trở thành một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến nhất của người Nhật. Theo đà phát triển, các hệ thống điều khiển cơ dần được thay thế bằng các hệ thống điều khiển điện tử và ngày nay thì toàn bộ quá trình phân bố, quản lý trò chơi này đều được tự động hoá bằng máy tính.

    Một trong những lý do khiến cho Pachinko trở thành phổ biến ở Nhật là do nó khơi dậy máu cờ bạc của người chơi bằng cách thêm các chức năng như là slot-machine (Máy giật xèng), tức là nếu có các tranh hay con số giống nhau thì sẽ có rất nhiều viên bi được rơi ra, thêm vào đó là các tổ chức đứng đằng sau đảm nhận công việc đổi các phần thưởng ra tiền mặt. Các phòng chơi Pachinko hiện nay được trang trí rất mốt và có thêm các phần thưởng là các sản phẩm của các hãng danh tiếng, điều này đã thu hút thêm được rất nhiều khách hàng là nữ giới. Lượng hàng hóa bán được của ngành công nghiệp này đã vượt 26 tỉ yên trong năm 1995, vượt trội hơn cả sản lượng của ngành công nghiệp sản xuất ô tô!

    Q: Trò chơi “Go” (Cờ vây) có gì thú vị?
    Cờ vây là trò chơi được phát triển xa xưa từ Trung Quốc. Mặc dù luật của nó rất đơn giản nhưng nó có những ngóc ngách rất tinh vi phức tạp. “Go” là trò chơi mà 2 người chơi trên một bàn vuông gồm 19 hàng và 19 cột tạo thành 361 ô giao nhau. 2 người chơi sẽ lần lượt đặt các viên đá (quân cờ) có màu đen trắng lên các ô giao nhau đó là cố làm sao vây được càng nhiều các ô giao nhau càng tốt. Ai giành được nhiều hơn thì đó là người chiến thắng. Trò chơi luôn thiên biến vạn hoá và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là đã có thể thay đổi cục diện của toàn bộ ván cờ.

    Q: Shogi (Cờ tướng Nhật) có gì thú vị?
    Nguồn gốc của cờ tướng Nhật bắt nguồn tại Ấn Độ, khi truyền sang châu Âu thì nó thành cờ vua, khi sang Nhật thì nó chuyển thành “Shogi” (Tướng kỳ – Cờ tướng Nhật). Vì vậy mà sự di chuyển của các quân cờ và luật của cờ tướng Nhật Bản cũng gần giống với cờ vua, điểm khác biệt lớn duy nhất là người chơi có thể dùng quân cờ đã ăn của đối phương thành quân cờ của mình. Chính luật lệ này đã làm cho cờ tướng Nhật Bản trở thành thú vị với một cuộc chiến gay go cho tới khi kết thúc ván cờ và hầu như không có ván cờ hoà như ở cờ vua.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  7. #34
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Thể thao


    Q: Người Nhật thích chơi những môn thể thao nào?
    Người Nhật thích tập những môn thể thao để nâng cao sức khoẻ như là bowling, thể thao tay không, chạy bộ, bơi lội, tennis. Trước đây khoảng một thập kỷ về trước thì người Nhật thường chơi bóng chày vào những lúc rảnh rỗi, tuy nhiên thì hiện nay chuyện này là không thể bởi vì không còn có đủ đất trống để chơi nữa. Ngay cả những môn thể thao mà giới trẻ yêu thích như là bóng đá hay bóng rổ thì cũng rất khó tìm được chỗ chơi ở những nơi đô thị. Mặc dù có rất nhiều địa điểm luyện tập gôn ở Nhật nhưng mà chi phí để luyện tập quá cao cho nên không phải ai cũng có thể dễ dàng chơi được. Bởi vì tình hình kinh tế hiện nay khá trì trệ cho nên việc chơi gôn bằng tiền của công ty cho công việc cũng suy giảm mạnh. Trượt tuyết là môn thể thao yêu thích của người Nhật vào mùa đông. Bởi vì ở Nhật có rất nhiều nơi tuyết rơi nhiều cho nên vào mùa đông số người đi trượt tuyết ngày càng tăng nhất là kể từ khi môn Snowboard (Trượt ván trên tuyết) trở nên phổ biến ở Nhật.

    Q: Người Nhật thích xem môn thể thao nào nhất?
    Môn thể thao thu hút nhiều người đến xem nhất là môn bóng chày, tiếp theo là bóng đá, bóng bầu dục và bóng chuyền là những môn mà thanh niên Nhật thích xem nhất. Bóng bầu dục cũng là môn khá nhiều người trung tuổi thích xem. Có điều thú vị là ở môn bóng chuyền có khá nhiều người hâm mộ cuồng nhiệt là nữ. Những môn thể thao được xem nhiều nhất trên Ti vi là các trận bóng chày và vật Sumo. Kế tiếp sau đó là giải bóng đá nhà nghề của Nhật và các giải đấu gôn. Vào mùa xuân và mùa hạ, khi mà giải thi đấu bóng chày của các trường trung học trên toàn quốc bắt đầu thì hầu như là cả nước Nhật sôi động hẳn lên vì người Nhật cổ vũ cho các đội bóng của tỉnh nhà. Điều này có thể làm cho một số người nước ngoài cảm thấy hơi ngạc nhiên.

    Q: Có phải môn vật Sumo là một môn thể thao có từ xa xưa của người Nhật không?
    Vào thời xa xưa thì môn vật Sumo là một nghi lễ tôn giáo để dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không và xem thiên ý như thế nào. Theo như sử sách ghi lại thì trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành vào năm 642, sau đó vào thế kỷ thứ 9 thì nó trở thành một nghi lễ trong cung đình. Kể từ sau thế kỷ 12, khi mà các võ sĩ Samurai nắm quyền điều hành chính trị thì Sumo trở thành một môn võ với nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong chiến đấu. Vào thời kỳ Edo (Giang Tô: 1603-1868) các cuộc thi đấu Sumo đã trở thành một môn diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền. Mãi cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Minh Trị (1868-1912) thì Sumo mới lần đầu tiên được gọi là một môn thể thao dân tộc. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, Thiên hoàng ngày càng được tôn sùng, và cũng kể từ đó thì Sumo, từ chỗ là một nghi lễ trong cung đình, đã trở thành một môn thể thao dân tộc và được duy trì cho tới tận ngày nay.

    Q: Sumo là môn thể thao như thế nào?
    Trong môn vật Sumo thì người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm xuống đất. Để trở thành một võ sĩ Sumo thì võ sĩ đó phải tham gia vào một trong số khoảng gần 50 lò luyện Sumo. Lò luyện Sumo đó sẽ đảm bảo chăm lo mọi thứ cho võ sĩ đó từ thức ăn, quần áo đến nhà cửa và rèn luyện cho võ sĩ đó trở thành một tay vật Sumo giỏi. Ngoại trừ gia đình của người đứng đầu lò võ Sumo ra thì tất cả mọi người còn lại trong lò Sumo đều là đàn ông. Các võ sĩ Sumo được xếp hạng dựa vào khả năng của anh ta. Hạng thấp nhất là Jonokuchi (Hạng dự bị), sau đó lên dần lên các hạng trên là Jonidan (Hạng 2), Sandanme (Hạng 3), Makushita, Juryou, Maegashira. Các thứ hạng trên đó sẽ là Komusubi, Sekiwake, Ozeki, và trên cùng là Yokozuna, tất cả gồm có 9 hạng tất cả. Khi võ sĩ Sumo đạt được cấp bậc từ Juryou trở lên thì được gọi là Sekitori và được nhận tiền lương hàng tháng từ hiệp hội Sumo Nhật Bản. Còn từ cấp bậc Makushita trở xuống thì tuỳ vào thành tích thi đấu mà võ sĩ đó sẽ được nhận một khoản tiền khuyến khích nhỏ.

    Q: Judo được thành lập ở Nhật từ khi nào?
    Judo (Nhu đạo) được thành lập ở Nhật vào năm 1882 bởi tổ sư Kanou Jigorou (1860-1938). Nguồn gốc của Judo là nhu quyền, một môn võ được phát triển từ những kỹ thuật chiến đấu của các chiến binh. Kanou đã học thông thạo các kỹ thuật của nhu quyền (Jujutsu – Nhu luật) nhưng ông ta không hài lòng với những gì mà mình đã học được bởi vì để chiến thắng đối thủ thì nhu quyền là không đủ. Vì vậy ông ta đã sáng tạo ra Judo nhằm mục đích vừa rèn luyện thân thể vừa tu luyện tinh thần. Vào năm 1882, khi Kano mở lớp học Kodokan đầu tiên tại ngôi đền Eishoji ở Tokyo, môn đồ chỉ vẻn vẹn có 9 người và họ luyện tập trong một căn phòng chỉ rộng khoảng 12 tatami (đơn vị tính diện tích phòng ở của Nhật , tatami là một loại chiếu rộng khoảng 1.8 mét vuông). Vậy mà hiện nay Judo đã trở thành một môn thi đấu chính thức của Olympic.

    Q: Môn võ thuật truyền thống nào của Nhật mà trở thành môn thể thao thi đấu?
    Trong số những môn võ dân tộc hiện nay vẫn được luyện tập như là một môn thể thao thì Judo và Karate là những môn không hề sử dụng áo giáp bảo vệ. Judo được phát triển từ nhu quyền (Jujutsu), còn Karate thì được giới thiệu đến Nhật từ Trung Quốc và được phát triển mạnh ở Okinawa. Kendo (Kiếm đạo) được phát triển bởi các võ sĩ Samurai. Trong khi luyện tập môn này thì từ thời kỳ Edo trở đi, người ta sử dụng một thanh kiếm gỗ, gọi là Shinai, với mặt nạ che mặt, gọi là Men, và áo giáp bảo vệ cơ thể, gọi là Dou-ate. Phong cách này vẫn được sử dụng trong các cuộc thi đấu hiện nay. Kyudo, cung đạo Nhật Bản, có nguồn gốc từ xa xưa nhưng nó chỉ được gọi là cung đạo từ khoảng đầu thế kỷ 20. Trong các cuộc thi đấu về Kyudo thì hiện nay có 2 hình thức được sử dụng, một là ngồi bắn và ngắm bắn những mục tiêu ở gần, hai là đứng bắn và ngắm bắn những mục tiêu ở xa. Những môn thể thao được phát triển từ những môn võ cổ truyền của Nhật đều có một đặc điểm chung là chú trọng đến lễ nghi và sự rèn luyện về mặt tinh thần.

    Q: Ở Nhật có bao nhiêu đội bóng chày chuyên nghiệp?
    Hiện nay có cả thảy 12 đội, 6 đội ở giải trung tâm và 6 đội ở giải Thái Bình Dương. Mỗi một đội lại chia làm 2 chi nhánh va tham gia vào các giải Đông và Tây. Bóng chày được giới thiệu vào Nhật từ Mỹ vào năm 1931 và vào năm 1934 thì “Câu lạc bộ bóng chày Đại Nhật Bản”, tiền thân của đội Yomiuri Giant hiện nay, đã được thành lập. Hiệp hội liên đoàn bóng chày Nhật Bản được thành lập vào năm 1936 với tổng cộng 7 đội bóng. Chế độ 2 giải như hiện nay được bắt đầu từ năm 1949.

    Vào năm 1995, cầu thủ ném bóng (Pitcher) Nomo Hideo lần đầu tiên xuất hiện ở giải bóng chày Mỹ và đã giành được thành công lớn ngay trong mùa bóng đầu tiên, điều này đã giúp cho bóng chày Nhật Bản thu hút được sự chú ý của nước ngoài. Hiện nay hàng loạt các cầu thủ bóng chày người Nhật đang chơi ở Mỹ như Nomo Hideo, Suzuki Ichiro, Shinzo Takeshi.

    Q: Tình hình bóng đá chuyên nghiệp của Nhật như thế nào?
    Giải bóng đá nhà nghề của Nhật có tên là J-League, là tên gọi tắt của “Japan Professtional Football League”. Giải bóng đá nhà nghề Nhật Bản bắt đầu khai mạc từ tháng 10 năm 1993 với 10 đội bóng, hiện nay thì toàn bộ có 16 đội bóng chuyên nghiệp đang chơi ở giải ngoại hạng. Giải bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, các trận đấu được diễn ra vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần. Về trình độ bóng đá chuyên nghiệp của Nhật thì hiện nay Nhật đã có thể tham gia vào vòng chung kết bóng đá thế giới tuy nhiên giấc mơ chinh phục cúp vàng thế giới của họ vẫn còn chưa thực hiện được.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  9. #35
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Sinh hoạt hàng ngày


    Q: Trung bình 1 người Nhật gửi bao nhiêu thiếp chúc mừng năm mới?
    Nếu lấy tổng số bưu thiếp chúc mừng năm mới mà bộ bưu chính Nhật phát hành năm 1995 chia cho dân số Nhật thì con số đó là từ 35 đến 38 tấm một người. Nhiều người nước ngoài thường ngạc nhiên tự hỏi tại sao người Nhật lại gửi nhiều bưu thiếp chúc mừng năm mới đến thế?

    Tuy nhiên nếu coi đó vừa là thiếp chúc mừng Giáng sinh thì đó cũng là điều dễ hiểu. Đối với người Nhật thì ngày đầu năm mới là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới. Người Nhật nhân dịp này để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ơn đối với họ và để hỏi thăm mà lâu ngày họ không có dịp gặp gỡ thăm hỏi. Vì vậy việc này đã trở thành 1 tập quán quan trọng của người Nhật trong việc giữ gìn mối quan hệ giao lưu với nhau. Nếu như thiếp chúc mừng năm mới được gửi trước ngày 24 tháng 12 thì dù cho người nhận ở đâu trong nước Nhật đi nữa thì họ cũng sẽ nhận được thiếp vào đúng ngày mồng 1 tháng 1.

    Q: Hatsumode có lợi ích gì?
    Hatsumode (đi lễ đầu năm) là việc đi thăm các ngôi đền đầu năm, giống như tập tục hái lộc hay đi chùa vào dịp năm mới ở nước ta. Nói một cách chung nhất thì người Nhật đi đến thăm các ngôi đền để cầu mong cho sự bình yên và mạnh khỏe trong năm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 7 ngày đầu năm mới, người Nhật gọi là Matsunouchi, thì họ tin rằng nếu như đi thăm đủ cả 7 ngôi đền lớn thờ 7 vị thần may mắn là Ebisu, Daikouten, Bishamonten, Benzaiten, Hotei, Fukurokuju, Jurojin thì họ sẽ có đủ 7 vận may đó là làm ăn thịnh vượng, tài vận phát đạt, vận may, trí tuệ thông thái, đức hạnh, trường thọ, và sự may mắn Ngoài ra thì một số người còn đi đến các ngôi đền để cầu nguyện cho những mục đích trực tiếp và thiết thực khác như là các thí sinh và gia đình họ cầu mong sao cho thí sinh đó sẽ thi đỗ, hay là những người độc thân thì cầu mong tìm được người bạn đời mong muốn.

    Q: Những món quà Trung nguyên, quà Tuế mộ được gửi cho ai, để làm gì?
    Trong cả 2 dịp trên thì người Nhật đều gửi quà để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có ơn chăm lo cho mình, ví dụ như là thầy cô giáo cũ, các ông bà mối, thủ trưởng cơ quan, những mối làm ăn buôn bán, các thầy cô giáo đang dạy họ, họ hàng thân thuộc hay cha mẹ đang sống ở xa.

    Chugen (Trung nguyên), quà tặng mùa hạ, có nghĩa là ngày 15 tháng 7. Vì vậy người Nhật thường gửi quà vào đầu hoặc giữa tháng 7. Seibo (Tuế mô), quà tặng mùa đông, nên được gửi vào khoảng đầu tháng 12 cho đến 20 tháng 12. Để bày tỏ lòng biết ơn đối với ai đó thì thường mỗi năm chỉ cần gửi Seibo là đủ.

    Q: Thế nào là cách cúi đầu chào đúng quy cách?
    Cách chào cơ bản nhất là 2 người đứng cách nhau một khoảng cách nhất định, cúi thấp đầu xuống bằng cách uốn gập phần trên của cơ thể. Góc độ cúi thấp đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trên dưới với người đối diện. Đối với phụ nữ thì nếu tay không cầm gì thì 2 tay chụm vào nhau ở vị trí phía trước cơ thể và cúi đầu chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì thường người Nhật đứng dậy và cúi người chào, nếu như nền nhà có trải nệm ngồi thì họ quỳ xuống, 2 bàn tay chạm nhẹ xuống đất và cúi gập người để chào hỏi. Cũng giống như người phương Tây khi bắt tay, người Nhật vừa cúi đầu chào nhau vừa trao đổi những câu chào hỏi xã giao.

    Q: Có đúng là người Nhật không thích bắt tay không?
    Tập tục bắt tay được truyền đến Nhật từ phương Tây. Vào thời điểm đó thì việc bắt tay với người nước ngoài là không hề đơn giản chút nào bởi vì họ quen với phong cách trào hỏi có tôn ti trật tự trên dưới tùy vào từng tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đó, trong xã hội phong kiến Nhật Bản thì người ta cấm nam nữ ngồi chung bàn hay trao đổi những câu nói thân mật xuồng xã, vì vậy việc bắt tay là khó có thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà đương nhiên trong thời kỳ đó việc bắt tay với phụ nữ như là một cách chào hỏi không được chấp nhận. Hiện nay thì những thương nhân Nhật Bản có dịp gặp gỡ thường xuyên với người phương Tây và họ bắt tay chào hỏi một cách rất thân mật. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày thì người Nhật không hay bắt tay mấy.

    Q: Người Nhật có hôn nhau như là một cách chào hỏi không?
    Như ta thường thấy trong các bức tranh khiêu dâm, tiếng Nhật gọi là Shun-ga (Xuân hoạ), thì từ trước tới nay người Nhật coi nụ hôn là sự biểu hiện của ái tình, mà người Nhật gọi là kuchisui, tức là mút môi. Có thể nói nụ hôn, không phân biệt dân tộc, là một cách biểu hiện rất tự nhiên về ái tình của con người. Tuy nhiên, người Nhật thường phản kháng với việc chào hỏi bằng cách hôn lên môi hay má, họ thích cách bắt tay hơn. Lấy ví dụ người Nhật thường ngạc nhiên khi thấy hai người đàn ông Nga chào hỏi nhau bằng cách hôn lên môi. Ngày nay thì thông qua phim ảnh người Nhật cũng đã quen dần với các kiểu hôn khác nhau và họ cũng không phản kháng khi hôn nhẹ lên má như là một kiểu chào hỏi tuy nhiên bạn nên nghĩ rằng không có người Nhật nào chủ động chìa má cho bạn hôn như là một kiểu chào hỏi cả.

    Q: Người Nhật chơi oản tù tì (Janken) như thế nào?
    Người Nhật oản tù tì để quyết định thắng thua. Cũng giống như oản tù tì của người Việt Nam ta, người Nhật dùng một tay để chơi oản tù tì. Khi oản tù tì thì họ nói “Jan-ken-pon”. Trong oản tù tì của người Nhật thì “Gu” có nghĩa là hòn đá, “Pa” có nghĩa là tờ giấy, “Choki” có nghĩa là cái kéo. Nếu như hòa thì người Nhật sẽ nói “Aiko-de-sho” và tiếp tục oản.

    Q: Tên của người Nhật có mang ý nghĩa gì không?
    Cho tới tận thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868) thì việc mang họ là đặc quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Tức là những người dân thường chỉ có tên, ví dụ như là Yakichi hay là Ume mà thôi.

    Tuy nhiên, vào năm 1875 thì chính quyền Minh Trị ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả mọi người đều phải có họ và tên. Một số mượn họ của những chiến binh hay những quý tộc nổi tiếng, một số khác thì dùng tên của các loài cá bởi vì họ là dân chài. Phần lớn họ của người Nhật có gốc gác từ địa danh nơi họ ở. Cũng có một số họ là tên nghề nghiệp. Ví dụ Suzuki và Ono là họ thường gặp của những người có tổ tiên làm những công việc có liên quan đến đền chùa miếu mạo. Hata và Sou là họ của những người đến từ đại lục châu Á và trở thành người Nhật. 10 họ đông nhất ở Nhật xếp theo thứ tự giảm dần là: Sato, Suzuki, Takahashi, Ito, Watanabe, Saito, Tanaka, Kobayashi, Sasaki, và Yamamoto. Có khoảng 2 triệu người Nhật có họ là Sato và 2 triệu người có họ là Suzuki.

    Q: Người Nhật thích những loại hoa nào?
    Nếu tính sơ sơ về tổng số hoa bán sỉ vào năm 1993 thì ta có bảng số liệu như sau: đứng đầu là hoa cúc với số lượng bán ra là khoảng 2 tỉ bông, đứng thứ 2 là hoa cẩm chướng với 590 triệu bông, hoa hồng đứng thứ 3 với tổng số 430 triệu bông, và hoa loa kèn đứng thứ tư với tổng số 200 triệu bông. Một trong những lý do mà số lượng hoa cúc được tiêu thụ nhiều như vậy là do trong các nghi lễ đạo Phật thì người Nhật thường dùng hoa cúc là chính. Còn hoa cẩm chướng được dùng nhiều là bởi vì trong ngày lễ của các bà mẹ (Mother’s Day) thì người Nhật thường tặng hoa cẩm chướng. Nhiều người nói rằng hoa hồng và hoa loa kèn được yêu thích bởi hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Khi nói đến loại hoa mà người Nhật thích ngắm thì ta không thể không nhắc tới hoa Anh đào. Vào mùa xuân, người Nhật thường leo núi hoặc đi đến các công viên để ngắm hoa anh đào nở và làm các bữa tiệc nhẹ dưới gốc hoa anh đào. Khi người Nhật nói là đi ngắm hoa (Hanami) thì dù cho có không đề cập đến loại hoa nòa thì người ta cũng đều ngầm hiểu là đi ngắm hoa anh đào.

    Q: Những vật nuôi nào được người Nhật yêu thích?
    Nếu nói đến vật nuôi trong nhà thì chắc chắn chó và mèo được nuôi ở Nhật nhiều nhất. Theo như số liệu thống kê thì ở Nhật số lượng chó và mèo được nuôi mỗi loại lên đến khoảng 4 triệu con.

    Đối với người Nhật thì cáo và gấu trúc cũng là những động vật thân thuộc. Có rất nhiều truyền thuyết từ xa xưa kể về chuyện chúng hóa thân và lừa con người.

    Q: Tại sao người Nhật tin rắng Tùng, Trúc, Cúc, Mai, Hạc, Quy là những biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn?
    Tư tưởng cho rằng Tùng, Trúc, Mai mang đến may mắn và hạnh phúc được bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi vì lá cây tùng, cây trúc không hề thay đổi màu xanh trước cái rét khắc nghiệt của mùa đông, khi mùa xuân đến thì cây mận (mai) luôn ra hoa trước các loài cây khác cho nên người Trung Quốc cho rằng chúng là biểu tượng của sự thanh khiết, liêm chính. Người Nhật tiếp thu tư tưởng này của người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 8, vào thời Nara. Bởi vì Hạc có dáng vẻ thanh nhã và Quy (rùa) có tuổi thọ lâu cho nên người Nhật dùng chúng là vật để chúc mừng cho hạnh phúc và may mắn. Người Nhật có câu: “Hạc sống nghìn năm, rùa sống vạn năm”.

    Q: Người Nhật thích xem bói theo kiểu nào?
    Bói truyền thống của Nhật có hai cách chính là xem bói dựa vào lịch và xem bói bằng thẻ bài. Bói bằng lịch là cách bói cát hung trong ngày bằng lịch, bói thẻ là cách bói dựa vào các lời sấm viết trên các thẻ bài để đoán cát hung và tìm hiểu thiên ý, thiên mệnh. Thêm vào đó thì hiện nay người Nhật thích xem bói dựa vào các vì tinh tú và xem bói theo nhóm máu. Đặc biệt là xem bói dựa vào các vì tinh tú rất thịnh hành trong giới phụ nữ Nhật Bản. Gần đây thì kiểu bói dùng Phong Thủy cũng trở nên khá phổ biến. Bói theo nhóm máu là kiểu bói dựa vào giả thiết mỗi người có những đặc điểm tính cách riêng tùy thuộc vào nhóm máu. Loại bói này dựa vào nhóm máu để đoán vận hạn và xem người này có hợp với người kia hay không? Kiểu bói này hình như chỉ phổ biến ở Nhật mà thôi. Thực tế thì nhóm máu được di truyền và về mặt y học thì chưa có bằng chứng nào chỉ ra nhóm máu có ảnh hưởng tới tính cách con người.

    Q: 12 con giáp ở Nhật là gì?
    Đó là cách chia thời gian và phương hướng thành 12 phần (12 cung hoàng đạo), hướng khác nhau bằng cách đặt tên theo tên các loài vật. Người Nhật đón nhận tư tưởng này từ tư tưởng xa xưa của người Trung Quốc. Cũng giống như Việt Nam, 12 con giáp ở Nhật là: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn rừng). Người Nhật cũng tin rằng tuổi có ảnh hưởng nhất định tới tính cách và vận hạn của mỗi người. Có một điều hơi khác với nước ta là con Mão của Nhật là con thỏ trong khi con Mão của ta lại là con mèo.

    Q: Butsumetsu (Phật diệt), Tomobiki (Hữu dẫn) là những ngày gì?
    Đây là một loại bói ngày từ xa xưa của người Trung Quốc và nó được truyền tới Nhật vào thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868). Theo tư tưởng này thì người ta chia ngày tháng theo chu kỳ 6 ngày là: Sensho (Tiên thắng), Tomobiki (Hữu dẫn), Senbu (Tiên bại), Butsumetsu (Phật diệt), Daian (Đại an), và Sakku (Xích khẩu). Ở Việt Nam có kiểu bói tương tự như thế này, một ngày (12 tiếng) được chia làm 6, có tên gọi lần lượt là: Không vong, Đại an, Liên miên, Tốc hỷ, Xích khẩu, và Tiểu cát. Tùy từng ngày mà người Nhật cho đó là may mắn hay không may mắn, ví dụ như ngày Butsumetsu là ngày xấu nhất, vì vậy mà người Nhật thường tránh không cử hành hôn lễ vào ngày này. So với ngày Đại an, là ngày được coi là tốt, thì số lượng các cuộc kết hôn trong ngày này chỉ bằng khoảng một phần ba. Ngày Tomobiki là ngày không xấu cũng không tốt, theo đúng nghĩa của từ này thì nó có nghĩa là “Kéo theo cả bạn bè người thân theo” (Tomo la` chữ “hữu” trong “bằng hữu”, hiki là chữ “dẫn” nghĩa là lôi, kéo) cho nên vào ngày này người Nhật kiêng không tổ chức tang lễ. Tất nhiên là không hề có chứng cớ khoa học nào chứng minh cho việc này nhưng nó đã ăn sâu vào tư tưởng của người Nhật.

    Q: Người Nhật tin vào những loại ma quỷ nào?
    Có rất nhiều loại ma quỷ trong các câu truyện thần thoại huyền bí của Nhật, ở đây chỉ xin nêu ra một vài loại ma quỷ phổ biến: Đầu tiên phải kể đến Kappa, tức là con rái cá, nó cao bằng khoảng một đứa trẻ 4 tuổi, có mai như mai rùa ở lưng, đầu có gắn một cái đĩa có đựng nước bên trong, nó có màng ở tay và chân. Kappa sống sống ở cả trên bờ lẫn dưới nước. Oni, là một loại quỷ, cao khoảng 2.5 mét, cơ thể có màu đỏ, xanh hoặc đen. Nó có 2 sừng mọc ở trên đầu và rất thích ăn thịt người. Tengu là một loại quỷ có cái mũi rất dài và mặt đỏ. Nó thường mặc một bộ quần áo của yamabushi (thầy tu sống ở trên núi) và đi một đôi guốc gỗ rất cao. Tengu thường bắt cóc trẻ em.

    Hitotsume-kozo là quỷ một mắt, nó có một con mắt rất to ở giữa mặt, tuy nhiên nó không trêu trọc hay làm hại người. Umebozu là một loại quỷ biển, nó có cái đầu to tròn và nhớt, nó thường nhô lên từ mặt biển. Các thủy thủ nếu có trông thấy nó thì cũng phải ngoảnh mặt làm ngơ giả vờ không nhìn thấy nó nếu không thì nó sẽ đánh đắm thuyền. Yukionna, cô gái tuyết, là linh hồn người con gái mặc áo Kimono trắng hiện ra trong đêm mưa tuyết.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Edelvelvet (03-04-2012), lynkloo (14-01-2012), yakuzavn (04-02-2012)

Trang 4/4 đầuđầu 1 2 3 4

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 30-11-2010, 10:32 PM
  2. Những vụ hiếp dâm làm hại mối quan hệ Mỹ-Nhật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2008, 10:48 PM
  3. Nhật sa thải quan chức tiết lộ thông tin mật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-01-2008, 08:47 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-01-2008, 01:54 PM
  5. Nhật Bản quan tâm đến chính sách của Hàn Quốc
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-12-2007, 02:37 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •