>
Trang 3/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 21 tới 30 trên 35

Ðề tài: [Tổng hợp] Hỏi - Đáp liên quan đến Nhật Bản

  1. #21
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Người Nhật và công việc


    Q: Công ty Nhật và công ty Mỹ khác nhau ở chỗ nào?
    Có những khác nhau cơ bản sau đây:

    1. Ở Nhật thì chế độ tuyển dụng suốt đời là phổ biến còn ở Mỹ thì người ta thường tuyển dụng theo hợp đồng từng năm.

    2. Ở Nhật thì thăng tiến theo tuổi (Nenkoujyoretsu) còn ở Mỹ thì thăng tiến theo thực lực (Jitsuryokushugi)

    3. Công đoàn ở Nhật được tổ chức theo đơn vị công ty còn công đoàn ở Mỹ được tổ chức theo ngành.

    Do tình hình kinh tế khó khăn nhiều công ty đã bỏ chế độ tuyển dụng suốt đời và xem xét tăng lương theo năng lực chứ không theo tuổi như trước nữa.

    Q: Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều, một năm người Nhật làm việc bao nhiêu tiếng?
    Năm 1991 thì thời gian lao động ở Nhật là 2080 giờ, gấp 1,1 lần Anh, Mỹ và gấp 1,23 lần Pháp. Năm 1993 thì luật lao động được cải chính và chuyển thành 1 ngày 8 tiếng, một tuần 5 ngày. Nhiều xí nghiệp nhỏ vẫn chưa tuân theo luật này nhưng trong tương lai không xa chắc thời gian làm việc của người Nhật sẽ rút ngắn tương tự Mỹ và châu Âu.

    Q: Một năm có bao nhiêu ngày nghỉ?
    Năm 1991 số ngày nghỉ là 120 ngày 1 năm, con số này ở Pháp là 154 ngày. Hiện nay số ngày làm việc là 243 ngày và con số 20.3 ngày/ tháng là con số được nhiều công ty dùng để tính toán công việc.

    Q: Thu nhập của người Nhật là bao nhiêu?
    Theo điều tra của Bộ Lao động, năm 2001 những xí nghiệp có trên 30 người làm có thu nhập bình quân đầu người là 4.030.000 yên 1 năm. Số tiền này bao gồm cả các loại trợ cấp và tiền thưởng. Theo điều tra mới nhất năm 2001 thì thu nhập bình quân đầu người của Nhật là 4.030.000 yên 1 năm, cao thứ 2 thế giới sau Luxembourg. Nhưng nếu tính lương theo giờ làm việc thì lương của người Nhật thua Mỹ và Đức. Lương 1 giờ làm việc của người Mỹ bằng 1,4 , người Đức bằng 1,46 lần người Nhật. Do ở Nhật giá cao và lương tính theo giờ của người Nhật thấp nên Nước Nhật không được coi là mạnh về vấn đề thu nhập.

    Q: Làm thế nào để tăng lương và địa vị ở Nhật?
    Hình thức tuyển dụng chung của người Nhật là tuyển dụng suốt đời và tăng lương và địa vị theo thâm niên. Một khi đã được tuyển dụng vào cơ quan ở Nhật thì nhân viên sẽ được tăng lương theo trình độ học vấn và số năm công tác.

    Tuy nhiên trình độ của mỗi nhân viên là khác nhau nên tuy cùng tuổi tiền lương và địa vị cũng có thể khác nhau. Hiện nay do kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn nên các công ty Nhật đang có xu hướng chuyển từ việc xét thâm niên c ông tác sang việc xét hiệu quả làm việc. Hiện nay chỉ có khoảng 1% số công ty tính lương theo năm, nhưng con số này có thể tăng trong những năm tới.

    Q: Tại sao người Nhật khi chuyển địa điểm công tác lại thường không cho gia đình theo cùng? (Tanshinfunin)
    Có thể nghĩ được các lý do sau: Thứ nhất là do việc học của con. Việc chuyển trường thường ảnh hưởng đến việc học của con (nhất là khi con cái đang học ở các trường ở thành phố) trong khi ở Nhật việc cạnh tranh khi thi vào trường của Nhật rất khốc liệt. Lý do thứ hai là do sự tiện lợi của giao thông. Do diện tích nườc Nhật không lớn nên việc đi lại bằng máy bay hoặc tàu siêu tốc rất tiện lợi. Người Nhật làm ở xa thường về thăm nhà vào tối thứ Sáu và quay lại nơi công tác vào tối chủ nhật.

    Q: Có phải người Nhật nếu không có danh thiếp thì không làm việc được?
    Ở Nhật danh thiếp là vật không thể thiếu được trong công việc. Việc trao đổi danh thiếp trong lần gặp mặt đầu tiên đã trở thành thói quen của người Nhật. Người Nhật không bao giờ đi gặp khách hàng của mình mà không mang theo danh thiếp. Một trong những nguyên nhân của việc này là để cho đối phương biết cách viết tên của mình bởi vì trong tiếng Nhật cùng một cách đọc có thể có nhiều cách viết khác nhau. Thế kỷ 19 người ta thường trao cho nhau những tờ giấy Nhật (Washi – Hoà chỉ) trên đó chỉ ghi tên của mình. Danh thiếp được in như bây giờ được truyền sang Nhật từ Tây Âu. Những người làm công tác ngoại giao là những người đầu tiên ở Nhật sử dụng danh thiếp có in ấn.

    Q: Con dấu ở Nhật được dùng từ khi nào và dùng trong những trường hợp nào?
    Con dấu ở Nhật có 2 loại con dấu có đăng ký (Jitsuin – Thực ấn) và con dấu cá nhân (Ninin – Nhân ấn) Con dấu có đăng ký phải được đăng kí tại uỷ ban nhân dân (Yakushyo – Dịch sở). Sau khi đăng ký thì con dấu đó được công nhận là thuộc sở hữu của người đã đăng ký. Con dấu vừa thể hiện trách nhiệm của mình đối với nội dung của văn bản vừa được dùng để xác nhận là mình đã đọc văn bản đối với trường hợp văn bản được truyền qua các bộ phận. Con dấu là vật không thể thiếu đối với mỗi thành viên trong công ty. Ngoài ra con dấu còn thể hiện sự đồng ý một khế ước hoặc để chứng nhận mình đã nhận bưu phẩm đối với những bưu phẩm được gửi bảo đảm. Gần đây trong vấn đề bưu phẩm thì có thể dùng chữ ký thay cho việc dùng con dấu. Bình thường chỉ cần cùng con dấu cá nhân nhưng đối với những văn bản quan trọng thì phải dùng con dấu có đăng ký.

    Q: Có nhiều người chuyển công ty ở Nhật không?
    Ở Nhật vẫn còn nhiều công ty sử dụng chế độ tăng lương theo thâm niên và chế độ tuyển dụng suốt đời nên ở những công ty lớn có việc làm ổn định thì người ta thường làm cho đến khi về hưu. Cho dù người nhân viên muốn chuyển công ty thì khi anh ta xin việc làm ở một công ty mới thì anh ta luôn gặp phải bất lợi là công ty mới sẽ thắc mắc là tại sao anh ta lại bỏ việc ở công ty cũ. Cho dù người nhân viên thành công trong việc xin việc làm mới thì cũng khó đảm bảo rằng anh ta sẽ nhận được mức lương cao bằng hoặc hơn ở công ty cũ. Hệ thống tuyển dụng ở Nhật luôn luôn bất lợi cho những người muốn chuyển công ty. Hiện nay trong giới trẻ thì ý thức cống hiến suốt đời cho công ty không còn như xưa, do vậy khi chế độ lương theo năm được thực hiện thì sẽ có nhiều người chuyển việc để tìm được việc làm phù hợp nhất với năng lực của mình.

    Q: Tỷ lệ giữa lao động nữ và lao động nam là bao nhiêu?
    Năm 1993 có 52.870.000 người làm việc trong các công ty ở Nhật trong đó có khoảng 38% là nữ giới. Nữ giới thường làm việc trong các ngành dịch vụ, buôn bán, bảo hiểm và văn phòng. Năm 1986 thì ở Nhật đã ban hành luật “Bình đẳng nam nữ trong vấn đề tuyển nhân viên”. Sau khi ban hành luật này thì lệ nữ giới đi làm tăng lên rõ rệt và tiền lương của nữ giới được cải thiện. Thế nhưng từ năm 1992, do tình hình kinh tế suy thoái nên nữ giới tốt nghiệp đại học gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc. Mặt khác thì lao động hợp đồng và làm thêm (arubaito) lại tăng lên. Năm 1993 thì arubaito chiếm 32% số việc làm. Trong đó có 70% là nữ giới. Vấn đề bình đẳng nam nữ trong công việc lại trở thành một vấn đề cấp bách.

    Q: Số người phụ nữ đi làm sau khi lập gia đình có nhiều không?
    Việc phụ nữ xin thôi việc sau khi lập gia đình ngày càng ít đi. Việc này có 2 nguyên nhân: thứ nhất là do hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ngày càng tốt và thứ hai là do chế độ cho phép nghỉ khi sinh con cũng hợp lý hơn trước. Năm 1993, 67.2% lao động nữ là người đã lập gia đình.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  3. #22
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tiền trợ cấp và bảo hiểm


    Q: Người Nhật có những khoản tiền lương hưu nào?
    Kể từ năm 1986 ở Nhật có 3 loại lương hưu như sau:

    - Tiền lương hưu quốc dân
    - Tiền lương hưu phúc lợi
    - Tiền lương hưu công ích

    Tất cả những người đã đi làm hoặc trên 20 tuổi đều phải tham gia một trong 3 hệ thống lương hưu. Tiền lương hưu ở Nhật được hiểu là đóng góp khi còn trẻ và hưởng khi về già. Những người kinh doanh cá thể, nội trợ, học sinh, nhân viên các công ty không tham gia hệ thống lương hưu phúc lợi … thì tham gia vào hệ thống lương hưu quốc dân. Người thất nghiệp và người nước ngoài cũng tham gia hệ thống lương hưu này. Tiền lương hưu phúc lợi là tiền lương hưu cho các nhân viên công ty tư nhân có tham gia vào hệ thống lương hưu phúc lợi. Theo nghĩa hẹp thì tiền lương hưu công ích là tiền lương hưu trả cho nhân viên các cơ quan như uỷ ban, cảnh sát, cứu hoả…

    Q: Tiền lương hưu của người Nhật khoảng bao nhiêu?
    Đối với tiền lương hưu quốc dân, nếu một người tham gia hệ thống này từ năm 25 tuổi thì được nhận 65.000 yên một tháng. Đối với tiền lương hưu phúc lợi thì nếu tham gia hệ thống này từ năm 35 tuổi thì tiền lương hưu một tháng là 214.300 yên một tháng. Đối với tiền lương hưu công ích thì tuỳ vào việc cơ quan của người đó là cấp quốc gia hay cấp địa phương mà tiền lương hưu có thể khác nhau. Tiền lương hưu công ích thường cao hơn tiền lương hưu phúc lợi khoảng 10-20%.

    Q: Trung bình mỗi người Nhật đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm nhân thọ?
    Theo số liệu của trung tâm văn hóa bảo hiểm nhân thọ năm 1994 trung bình 1 người Nhật trả khoảng 16,23 triệu yên tiền bảo hiểm nhân thọ. Con số này rất cao so với các nước khác trên thế giới. Ở Mỹ là 4.82 triệu yên, Hà lan 4.14 triệu yên, Pháp 3.50 triệu yên. Nguyên nhân dẫn đến việc số tiền này cao là do thu nhập cao và do sự mất lòng tin vào chính phủ trong các chế độ trợ cấp xã hội.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  5. #23
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Y học


    Q: Thiết bị y học có được trang bị đầy đủ hay không?
    Theo thống kê năm 1999 thì cứ 100.000 người dân thì có 7,9 bệnh viện, 67,4 cơ sở khám, và 44.8 cơ sở khám răng. Số bác sĩ cho 100.000 dân là 177 người (1992), Liên xô cũ dẫn đầu với 421 người (1985), tiếp theo là Pháp với 316 người (1986).

    Q: Nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất ở Nhật là gì?
    Sau đây là số nạn nhân trong số 100.000 người dân

    Bệnh Năm 1980 Năm 1993
    Ung thư 139,2 190,3
    Bệnh tim mạch 160,3 145,5
    Bệnh về não và máu 139,7 95,9
    Bệnh về đường hô hấp 33,8 70,6
    Tai nạn 25,1 29,7
    Tự sát 17,7 16,5

    Q: Có phải ai cũng có thể tham gia bảo hiểm y tế hay không?
    Ở các uỷ ban, cơ quan ích lợi công cộng, cơ quan của các địa phương lập ra, các nhân viên và gia đình đều phải mua. Về tiền thì nói chung là cơ quan và nhân viên mỗi bên trả một nửa. Loại hình bảo hiểm mà ai cũng có thể tham gia là hệ thống bảo hiểm quốc dân. Nhân viên các công ty nhỏ hoặc công ty tư nhân, người thất nghiệp, học sinh, người nước ngoài thường tham gia loại bảo hiểm này. Kể từ năm 1961 thì những ai không tham gia bảo hiểm trong các hiệp hội bảo hiểm y tế thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm quốc dân.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  7. #24
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tôn giáo


    Q: Người Nhật tin vào những tôn giáo nào?
    Theo thống kê của Uỷ ban văn hoá thì số người theo thần đạo là 111,38 triệu người, Phật giáo là 89,03 triệu người, Thiên Chúa giáo là 1,51 triệu người, số người tin theo các tôn giáo khác là 11,15 triệu người. Cộng các con số này lại thì chúng ta có một con số 220,7 triệu người, nghĩa là cao gấp gần 2 lần số người dân Nhật. Một trong những nguyên nhân này là các giáo phái khai báo con số bao gồm cả những người đã chết và cả những người đã thoát ly khỏi giáo phái.

    Tuy nhiên khi hỏi một người Nhật là anh ta theo tôn giáo nào thì trừ các tín đồ Thiên Chúa giáo, hầu hết số còn lại đều trả lời là “tôi không theo tôn giáo nào cả” Nếu hỏi một người Nhật xem gia đình anh ta theo tôn giáo nào thì đa số trả lời là theo đạo Jodou (Thành đạo – một nhánh của đạo Phật) hoặc theo đạo Nhật Liên (Nichiren). Đây là do các gia đình lấy theo tôn giáo của tổ tiên họ chứ không liên quan đến vấn đề tín ngưỡng.

    Q: Các vị thần của Thần đạo sinh ra khi nào?
    Các quyển “Cổ sự ký” (Kojiki) hay “Nhật Bản thư kỷ” (Nihonshoki) được viết vào đầu thế kỷ 8 đã có các mẩu chuyện nói về sự hình thành các vị thần. Theo các mẩu chuyện này thì ba vị thần đầu tiên: Amenominakasubi, Takamimusubi, Kamimusubi đều vô hình. Sau đó có một cặp thần Izanaginomikoto và Izanaminomikoto đã sinh ra 8 hòn đảo. Các vị thần này được coi là tổ tiên của các dân tộc trên đất Nhật. Trong thần đạo, người ta cho rằng tất cả các sự việc đều có 1 vị thần cai quản riêng. Do vậy trong Thần đạo có khoảng 8 triệu vị thần.

    Q: Thần đạo có phải là quốc giáo của Nhật Bản hay không?
    Thần đạo được hình thành trên đất nước Nhật còn các tôn giáo khác như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều được truyền bá vào Nhật từ các nước khác. Vào thời Edo người Nhật chỉ tin tưởng sự tồn tại của các vị thần linh đã được miêu tả trong “cổ sự kí” và “Nhật Bản thư kỷ”. Điều này dẫn đến sự tôn trọng Thiên hoàng, người vốn được coi là con cháu của thần linh, và làm phát triển phong trào chống Mạc phủ đang chi phối triều đình. Đến thời Minh Trị, Thần đạo được sự ủng hộ của triều đình, Thiên hoàng được thần thánh hoá. Nhật bản trở thành vương quốc của Thần đạo. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều tôn giáo được công nhận ở Nhật và Thần giáo chỉ là một trong những tôn giáo của Nhật Bản.

    Q: Phật giáo của Nhật Bản thuộc chi phái nào?
    Đạo Phật được phổ biến tại nhiều nước Châu Á. Ở Đông Nam Á là Phật giáo Tiểu thừa, Từ khi xuất gia thì ở luôn trong chùa và giác ngộ bản thân. Đạo Phật được truyền sang Trung Quốc, Hàn quốc và năm 538 được truyền bá sang Nhật Bản là Phật giáo Đại thừa. Mục đích của Phật giáo Đại thừa là cứu chúng sinh, c ùng ch úng sinh đ ạt đ ến ch ân l ý. B ản thân chữ “Đại thừa” là dịch từ tiếng Phạn của Ấn Độ, nghĩa là “thuyền lớn”, thuyền lớn thì nhiều người (chúng sinh) cùng lên được

    Q: “Nam vô a di đà phật” có ý nghĩa gì?
    “Nam vô” là tỏ ý tôn trọng và phục tùng thần phật. Nam vô a di đà phật có nghĩa là tôn thờ Phật Amida và tuân theo lời Phật dạy, cầu Phật phù hộ độ trì.

    Q: Người Nhật đi chùa vào những lúc nào?
    Người Nhật khi chết thì nghi lễ thường được tổ chức theo nghi lễ của Phật giáo và chôn người chết trong những ngôi mộ của chùa. Giống như đạo Thiên Chúa thường có những buổi lễ vào chủ nhật, đạo Phật cũng có những ngày giảng kinh theo một lịch trình nhất định. Ngày nay giới trẻ rất ít khi đi chùa và ngoài khi đi đám tang người ta cũng rất ít khi đi chùa. Tuy nhiên những ngôi chùa ở Kyoto và Nara thì không khi nào vắng khách du lịch.

    Q: Người Nhật đi đền (Jinja) vào những lúc nào?
    Vào ngày đầu năm mới người Nhật thường đi đến các ngôi đền của Thần đạo để cầu mong năm đó được mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc. Ngay cả thời nay thì việc tổ chức đám cưới trước mặt các vị thần cũng được người Nhật ưa chuộng. Cho dù người ta không tổ chức đám cưới ở chùa thì trong hội trường tổ chức đám cưới luôn có một điện thờ để cô dâu chú rể thề nguyền với nhau. Khi sinh con được khoảng 30 ngày người Nhật đến các ngôi chùa của Thần đạo, lễ này gọi là “Miyamairi” (Miya là “cung” trong “hoàng cung”, mairi là “tham” trong “tham quan”) Vào tháng 11 có ngày lễ “Shichi-go-san” để chúc cho trẻ khoẻ mạnh. Những bé gái 3 và 7 tuổi, những bé trai 3 và 5 tuổi được mặc quần áo đẹp và đi đến đền thờ thần. Ngày lễ quan trọng của Thần đạo cũng là ngày lễ quan trọng trong cuộc sống của người Nhật. Và người Nhật coi Jinja là nơi tổ chức những nghi lễ.

    Q: Ở Nhật có bao nhiêu tín đồ đạo Thiên Chúa?
    Năm 1992 ở Nhật có 1,51 triệu tín đồ đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Nhật Bản năm 1549 bởi các nhà truyền đạo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Năm 1580 số tín đồ đạo Thiên Chúa đã lên tới 120 nghìn người. Từ năm 1640, do Nhật đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với nước ngoài nên đạo Thiên Chúa cũng bị cấm. Nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo đã phải theo đạo một cách lén lút. Năm 1868 thì lệnh cấm này được bãi bỏ. Sau chiến tranh Thái Bình Dương, chủ nghĩa dân chủ được phát triển ở Nhật thì nhiều chi phái của đạo Thiên Chúa đã lan truyền sang Nhật Bản một cách nhanh chóng nhưng gần đây thì không có sự gia tăng đáng kể về số lượng tín đồ.

    Q: Ở Nhật có những tôn giáo mới nào?
    Có rất nhiều tôn giáo mới ở Nhật nhưng dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số tôn giáo vẫn tồn tại đến ngày nay.


    • Từ cuối thời Edo-bakufu (Giang Tô Mạc Phủ) đến thời kỳ Minh Trị
      • Trong Thần đạo: Giáo Tenri, giáo Kurosumi, giáo Konkou.

    • Từ cuối thời Minh Trị đến cuối chiến tranh Thái Bình Dương:
      • Trong Thần đạo: Giáo Omoto, Seichyonoie, giáo Sekai-kyusei, giáo đoàn PL.
      • Trong Phật giáo: Hội Reiyu, Shinnyouen.

    • Từ sau chiến tranh đến năm 1970
      • Trong Thần đạo: Giáo tenshyokoutaizingu
      • Trong Phật giáo: hội Risshyokouseikai, học hội Souka

    • Từ năm 1970 đến nay
      • Trong Thần đạo: Giáo đoàn văn minh thế giới mahikải
      • Trong Phật giáo: giáo agon, giáo chân lý Aum

    • Ngoài ra: giáo phái khoa học về hạnh phúc.


    Tổng số tín đồ theo các đạo này chiếm khoảng 10% dân số Nhật. Sau khi giáo phái chân lý Aum gây ra vụ bỏ chất độc Sarin trong tàu điện ngầm thì nhiều người dân Nhật phản đối giáo phái này và nhiều người đứng đầu giáo phái đã bị bắt giam.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  9. #25
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Văn hóa hiện đại


    Q: Người Nhật nào đã nhận được giải thưởng Nobel?
    Người Nhật đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel là ông Yukawa Hideki. Ông nhận giải Nobel Vật Lí năm 1949 về “Chukanshi riron no kenkyu” (Nghiên cứu về giả thuyết Meson) – đã đem lại niềm tin cho người dân Nhật Bản bị chèn ép do sự thất bại trong chiến tranh.

    Sau Yukawa là Tomonaga Shin’ichiro (1965) và Esaki Reona (1973), họ đã đoạt giải Nobel Vật Lí;

    Fukui Ken’ichi, được thưởng giải Nobel Hoá học năm 1981;

    Tonegawa Susumu, được giải Nobel Sinh lí học và Y học năm 1987 đã chứng minh cho cả thế giới biết về sự tuyệt vời về khoa học và kĩ thuật của Nhật Bản.

    Ngoài lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, thủ tướng Sato Eisaku nhận giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1974.

    Trong Văn học, Kawabata Yasunari nhận giải thưởng Nobel năm 1968; ông ấy là tác giả của 1 số tác phẩm “Xứ tuyết” (Snow Country) và “The Izu Dancer”.

    Năm 1994 ông Oe Kenzaburo nhận giải Nobel trong lĩnh vực Văn học. Ông có một số tác phẩm nổi tiếng như “Hiroshima Note” và “The Silent Cry”.

    Cho đến năm 2004 người Nhật đã nhận tất cả 11 giải Nobel. Trong 2 năm 2000 và 2001 người Nhật liên tục nhận được 2 giải Nobel về Hoá học. Giải Nobel năm 2000 thuộc về tiến sĩ Shirakawa Hideki, giáo sư danh dự trường Đại học tổng hợp Tsukuba, ông được trao giải Nobel vì đã điều chế được nhựa có khả năng dẫn điện.

    Giải Nobel năm 2001 được trao cho ông Noyori Ryozi, giáo sư trường đại học tổng hợp Nagoya. Ông được trao giải Nobel vì đã tìm ra nhiều phương pháp điều chế hợp chất hữu cơ bất đối xứng, được ứng dụng nhiều trong y học và dược học.

    Tiến sĩ Shirakawa tốt ngiệp Học viện kỹ thuật Tokyo, giáo sư Noyori tốt ngiệp trường đại học tổng hợp Kyoto.

    Năm 2002 Nhật Bản có 2 người nhận giải Nobel là giáo sư Masatoshi Koshiba (đại học Tokyo, giải Nobel Vật lý) và kỹ sư Koichi Tanaka (công ty Shimadzu, giải Nobel Hóa học)

    Q: Có bao nhiêu loại báo được xuất bản ở Nhật Bản?
    Dưới đây là một số loại báo hàng ngày được xuất bản và lượng phát hành trên 1000 người ở Nhật và các nước khác.

    Nước (Năm) Số loại báo Số báo trên 1000 người
    Nhật Bản (1993) 122 581
    Mỹ (1992) 1586 240
    Đức (1992) 355 331
    Anh (1992) 101 383
    Pháp (1992) 77 205
    Nga (1992) 339 387

    (UNESCO, Sách thống kê, 1994)

    Đặc trưng của báo Nhật Bản là được xuất bản khắp các tỉnh trên nước, những tờ báo của trung ương và địa phương cùng song song tồn tại, và hầu hết các báo đều được phát đến tận nhà hoặc văn phòng – có báo buổi sáng và buổi tối. Những tờ báo thể thao và báo tối (loại nhỏ) khá là phổ biến và chủ yếu được bán ở những kiot của ga tàu điện và tàu điện ngầm trong khu vực thành thị.

    Q: Loại báo nào có được phát hành rộng rãi nhất?
    Dựa theo thông kê báo Nhật Bản năm 1994/95, trong loại báo hàng sáng thì báo Yomiuri Shimbun được phát hành rộng rãi nhất (khoảng 9,923 triệu bản), sau đó là báo Asahi Shimbun (8,283 triệu bản) và báo Mainichi Shimbun (4,008 triệu bản). Hãy thử so sánh với sự phát hành của một số loại báo phổ biến khác trên thế giới.


    • Los Angeles Times 1,090 triệu
    • New York Times 1,141 triệu
    • Wall Street Journal 1,819 triệu
    • Daily Mirror 2,630 triệu
    • Le Monde 0,382 triệu
    • Die Welt 1,436 triệu
    • People’s Daily 4,000 triệu


    (Thống kê báo Nhật Bản, 1994/95)

    Q: Có bao nhiêu đài truyền hình ở Nhật Bản?
    Năm 1993 có 129 đài truyền hình tư nhân (trừ NHK). Khi đài truyền hình có từ năm 1953, NHK, Nippon Hoso Kyokai, là đài truyền hình duy nhất và Tokyo cũng là nơi duy nhất có phủ sóng. Gần đây số lượng đài truyền hình vệ tinh và truyền hình TV cáp sử dụng vệ tinh thông tin tăng lên nhanh chóng.

    Q: Những loại chương trình TV nào phổ biến ở Nhật Bản?
    Trước những năm 80, những chương trình chiếu những bài hát hay rất phổ biến, nhưng những chương trình đó giảm dần trong những năm 90. Mặc dù có truyền thống trình chiếu những chương trình của các ngôi sao vào dip năm mới hàng năm do NHK nhưng Kohaku Utagassen (Hồng Bạch Ca Hợp Chiến – Chương trình ca nhạc tổng hợp trong đó các ca sĩ nam và ca sĩ nữ luân phiên nhau hát. Hồng là đội nữ, Bạch là đội nam) vẫn mất đi sự phổ biến của nó. Chương trình TV có vẻ đã có sự thay đổi lớn do nhu cầu của người xem đã thay đổi. Gần đây người Nhật hay xem truyền hình thể thao trực tiếp, thời sự, đố vui, phim truyền hình dài tập.

    Q: Người Nhật đọc những loại báo và tạp chí nào?
    Người Nhật là những người đọc rất nhiều loại sách báo. Xu hướng đọc của họ có thể phân như sau: Báo hàng tuần được đọc rộng rãi bởi mọi lứa tuổi. Báo chí đáp ứng được những người ở lứa tuổi 30, nó đề cập đến rất nhiều chủ đề khác nhau như: Chính trị, tệ nạn xã hội, tranh khoả thân, chuyện cười và tiểu thuyết dài tập được phát hành rất rộng rãi. Tạp chí hàng tuần của phụ nữ thường có những chuyện thường ngày, những vụ xì-căng-đan mà dính dáng đến các ngôi sao, hay những bài viết về những hiểu biết thường ngày cũng được bán rất nhiều.

    Những tạp chí đặc biệt dưới dạng Manga – truyện tranh theo kiểu Nhật Bản – được đọc rất rộng rãi bởi lứa tuổi thành niên. Có những truyện bán được vài triệu bản mỗi tuần. Những chuyện manga phổ biến thường được chế bản lại thành sách sau khi được phát hành trên các tạp chí, và hầu hết bán chạy trong thời gian khá dài. Những loại sách bỏ túi, thường không đắt lắm và đủ nhỏ để đọc trên các chuyến tàu đông người, cũng đã trở thành một phần cần thiết trong thói quen đọc sách báo của người Nhật. Và gần đây thì ta có thể tìm thấy trong những quyển sách này thường có đủ tất cả các loại chủ đề mà trong sách báo đề cập tới.

    Q: Những tác giả nào nổi tiếng trong viết truyện tranh ở Nhật Bản?
    Có lẽ sẽ không thể nào liệt kê hết ra số lượng tác gi có năng khiếu viết truyện tranh, nhưng có 2 người mà chúng ta không thể không đề cập đến: Người thứ nhất là Tezuka Osamu (1928-1989). Ông đã viết khá nhiều truyện, và 2 trong số các truyện nổi tiếng, là Astro Boy và Chúa tể rừng xanh (Jungle King). Astro Boy là câu chuyện nói về cuộc phiêu lưu của một cậu bé robot có trái tim dũng cảm và nhân hậu. Chúa tể rừng xanh nói về một chú sư tử đã trưởng thành và trở thành chúa tể của rừng. Ông cũng chính là người có công trong lĩnh vực phim hoạt hình ở Nhật Bản.

    Người thứ hai là Hasegawa Machiko (1920 – 1992). Truyện tranh vui 4 khung hình Sazaesan tập trung nói về một người vợ trẻ tên là Sazae, và đưa một cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống hàng ngày của gia đình có đủ 3 thế hệ của cô. Ngay từ lần đầu tiên được đăng trên báo, nó đem lại niềm vui và sự hạnh phúc cho bao nhiêu người trên khắp nước Nhật, bất kể người lớn hay trẻ con. Ngay cả hiện nay, những mẩu truyện tranh hài hước này vẫn được bán nhiều dưới dạng sách, và những chương trình hoạt hình trên TV dựa trên dạng truyện này cũng khá phổ biến.

    Ngoài ra khán giả Việt Nam không thể quên Fujiko Fujio (Tên thật là Fujimoto Hiroshi), tác giả Doremon (Tên tiếng Nhật là Doraemon).

    Q: Có những phim hoạt hình nào của Nhật nổi tiếng?
    Nhật Bản là nước sản xuất nhiều phim hoạt hình nhất trên thế giới. Cụm từ “anime” đã được đưa vào trong tiếng Anh. Những bộ phim hoạt hình cũ của Tezuka Osamu như Tetsuwan Atomu (Astro boy) đã rất phổ biến ở Mỹ.
    Gần đây, những phim hoạt hình như Thuỷ thủ mặt trăng (Sailor Moon) cũng rất nổi tiếng ở Mỹ. Có rất nhiều phim hoạt hình đã được đem sang các nước khác và được xem nhiều ở khắp các nước trên thế giới. Một người cũng rất xuất sắc hiện nay là Miyazaki Hayao, tác giả của Kaze no Tani no Naushika (Nausica – Thung lũng của gió) và Tonari no Totoro (Người hàng xóm của tôi Totoro) cũng đã trở nên rất nổi tiếng.

    Q: Những nhạc sĩ người Nhật nào nổi tiếng trên thế giới?
    Trong thời kì sau chiến tranh, có rất nhiều nhạc sĩ trẻ đã đoạt giải thưởng trong kì thi quốc tế và được biết đến trên toàn cầu. Người đầu tiên được thế giới biết đến là Ông Ozawa Seiji, người chỉ huy giàn nhạc giao hưởng Boston.

    Mặc dù còn nhỏ, nhưng nghệ sĩ vi-ô-lông Goto Midori đã có mặt trong danh sách những nghệ sĩ nổi tiếng. Một sách của Mỹ đã thậm chí có 1 đoạn về buổi biểu diễn của Goto, khi mà cô còn phải mượn violin của người chủ rạp hát vì đàn của cô bị đứt dây, tuy nhiên cô vẫn biểu diễn rất hay. Uchida Mitsuko cũng đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì những buổi biểu diễn nhạc Mozart trên đàn piano của cô. Ca sĩ opera Nakamaru Michie được cả châu Âu biết đến về cả giọng ca và phong cách biểu diễn. Một số nhạc sĩ ngoài nhạc cổ điển cũng được toàn thế giới biết đến là Kitaro và Tomita Isao, cả hai đều là người sáng tác và biểu diễn nhạc tổng hợp, và Sakamoto Ryuichi cũng đã được giải thưởng Academy cho lời bài hát của phim (OST) hay nhất.

    Q: Những loại nhạc cổ điển nào phổ biến ở Nhật Bản?
    Mặc dù phong cách nhạc của người Nhật không khác nhiều so với các nước khác trên thế giới nhưng cũng có hai bài hát đặc biệt phổ biến đối với người Nhật. Một là bài Bốn mùa (Four Seasons của Vivaldi, tiếng Nhật là Shiki), đã được sản xuất lại bởi đội hợp xướng I Musici và bán được 2.800.000 đĩa CDs ở Nhật. Hai là bản giao hưởng thứ 9 (Ninth Symphony) của Beethoven. Vào dịp cuối năm, buổi hoà nhạc Bản giao hưởng thứ 9 được trình diễn ở khắp nơi, và có rất nhiều ca sĩ nghiệp dư muốn tham gia vào dàn hợp xướng đó. Đây có thể coi là một hiện tượng kì lạ đối với Nhật Bản.

    Q: Giới trẻ của Nhật Bản thích nghe những loại nhạc nào?
    Để thoải mái, thư giãn khi nghe nhạc, giới trẻ Nhật Bản thường tập trung nghe những bài hát nằm trong bảng top hit của Mỹ và Anh, những loại nhạc như: Rock, Hiphop, Reggae, Eurobeat, và những nhóm nhạc nhảy … Nhưng những lúc biểu diễn, thì họ lại chọn những bài hát của Nhật: Mister Children, Southern All Stars, B’z … và một số ban nhạc khác bán được khoảng vài trăm nghìn copy của mỗi CD họ cho ra đời.

    Gần đây tuổi trung bình của các ban nhạc giảm hẳn, ca sĩ Utada Hikaru nổi tiếng từ năm 16 tuổi, hai ban nhạc trẻ Zone và Morning Musume với hầu hết các thành viên đang học cấp 2 luôn dẫn đầu danh sách số lượng đĩa CD bán được. Ca sĩ bán được nhiều đĩa CD nhất năm 2001 là Hamasaki Ayumi. Ở Nhật, Karaoke có ở từng ngõ ngách đường phố, và đa số những bài hát hay mới đều có trong nhạc Karaoke, bằng cách này thực sự đã giúp rất nhiều cho việc phổ biến một bài hát. Song song với việc thống kê số lượng CD bán được, hàng tuần người ta cũng thống kê các bài hát được hát nhiều nhất trong các quán Karaoke.

    Q: Những hoạ sĩ Nhật nào nổi tiếng khắp thế giới?
    Những cái tên mà rất nhiều người nước ngoài biết đến trong thời kì Edo là Hokusai, Utamaro và Sharaku có lẽ vì những hoạ sĩ này có liên quan đến rất nhiều hoạ sĩ châu Âu như Van Gogh và Monet. Có những hoạ sĩ theo phong cách Nhật (Japanese-style-painting) nổi tiếng gần đây là Sugiyama Yashishi, Higashiyama Kaii, Takayama Tatsuo, Kayama Matazo và Hirayama Ikuo, tình cờ trong 5 người này đều có tên một núi của Nhật trong tên của họ, và được gọi là Năm ngọn núi của nghề sơn Nhật Bản (The Five Mountains of Japanese Painting).

    Q: Về mặt kĩ thuật, tranh Nhật khác tranh châu Âu ở chỗ nào?
    Cụm từ “Japanese-style-painting” đã được sử dụng sau buổi ra mắt của phong cách vẽ phương Tây, đặc biệt là sơn dầu, từ sau thời Minh Trị. Cụm từ trên thực ra là bao gồm rất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. Và phong cách của một vài người gần đây đã có những nét giống với phong cách của hoạ sĩ phương Tây. “Japanese-style-painting” sử dụng loại chất màu dựa trên khoáng chất ở trên giấy và tơ lụa. Những cách truyền thống để làm nhoè màu, vẽ đường thẳng, và chống nhoè màu của mực hay chất màu có thể thay đổi dựa trên loại vật liệu được sử dụng; những cách này yêu cầu sự luyện tập lâu dài và cũng có thể coi là một khía cạnh khác với phong cách phương Tây.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  11. #26
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Văn hóa truyền thống


    Q: Tại sao người Nhật thích thơ (Tanka)?
    Tanka (đoản ca) là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, đã được hoàn thiện vần luật từ đầu thế kỉ VII. Vần luật ban đầu của tanka có thể được xem trong Manyoshu (Vạn diệp tập), một tuyển tập thơ được biên soạn vào thế kỉ VIII.
    Những từ dùng để miêu tả tâm trạng nhà thơ hoặc tả cảnh thì được sắp xếp theo luật 5-7-5-7-7 (kí tự Nhật). Khi mà không có từ miêu tả cảnh như nói trong haiku, tanka cho phép reo vần tự do tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ.

    Q: Haiku được sáng tác như thế nào?
    Haiku (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Người ta cho rằng thể thơ Haiku đã được tạo ra vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo, và những nhà thơ nổi tiếng như Basho và Buson cũng đã nổi tiếng do loại thơ này. Thơ Haiku được xắp xếp thành ba hàng 5-7-5 (kí tự Nhật). Có những luật cơ bản như: Trong thơ Haiku bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa.

    Q: Kabuki (Ca vũ kỹ) được hình thành khi nào?
    Có lẽ Kabuki được hình thành vào khoảng năm 1603, khi có một phụ nữ tên là Okuni ở đền thờ đạo Izumo trình diễn một điệu nhảy gọi là Nenbutsu odori (điệu múa niệm Phật) Tuy nhiên, vào năm 1629, phụ nữ bị cấm lên sàn diễn, và chỉ đàn ông mới được phép nhảy; điệu nhảy Kabuki đã được hoàn thiện vào thời kì Genroku (Nguyên Lộc 1688-1704). Vào thời kì Minh Trị, bất chợt có cuộc xâm nhập của văn hoá phương Tây, và Kabuki đã thậm chí dự định hợp tác với những ảnh hưởng mới này. Tuy nhiên đến thế kỉ XX, người ta đã quay chiều hướng của Kabuki vào loại nhảy dân tộc, và xu hướng đó tiếp tục cho đến bây giờ. Mọi người vẫn luôn bảo tồn cái truyền thống bảo thủ, như việc truyền tên của sàn diễn lại đời sau những cái tên của các nghệ sĩ Kabuki nổi tiếng dựa theo phả hệ của dòng họ. Ở Tokyo, một rạp hát biểu diễn Kabuki vĩnh viễn được gọi là sân khấu Kabuki-za và biểu diễn quanh năm.

    Q: Kịch No được hình thành khi nào?
    Rạp hát No dùng để nhảy và biểu diễn ca nhạc được gọi là Utai. No được dựa trên một bài hát và điệu nhảy lấy từ sangaku (một hình thức giải trí được giới thiệu khắp châu lục trong thời kì Nara bao gồm xiếc, ảo thuật, nhảy-và-hát. Bài hát và điệu nhảy này được phát triển theo cách độc đáo của Nhật Bản, và đến nửa cuối của thời kì Kamakura (1192-1333), phong cách No đã được hoàn thiện. Năm 1374, dưới triều đại Mạc phủ, tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, đã có ấn tượng rất sâu sắc với buổi trình diễn No, và sau đó No đã được phát triển dưới sự cai quản của ông. Kan’ami và con trai của ông – Zeami – phát triển nghệ thuật của loại hình nghệ thuật No, và thành lập cơ sở lí thuyết vững chắc của nó. Ngày nay, có 3 trường phái của rạp hát No: Kanze, Hosho, Komparu, Kongo và Kita.

    Q: Mối quan hệ của No và Kyogen là gì?
    Chúng giống như anh em sinh đôi. Một hình thức truyện tranh mô phỏng dựa trên Sangaku, và cũng là gốc của No, qua nhiều năm phát triển, đã trở thành một loại kịch hài hước dựa trên những mẩu hội thoại trong truyện tranh, và sau cùng trở thành Kyogen (Cuồng ngôn). Mặt khác, có một loại kịch hát-và-nhảy khác được gọi là utai và mai, mà sau trở thành kịch No. Ngày nay, các buổi kịch No thường được trình diễn theo trình tự No – Kyogen – No.

    Q: Bunraku được hình thành khi nào?
    Bunraku (Văn lạc) là một loại múa rối của riêng Nhật Bản, đây là loại nghệ thuật có người điều khiển con rối từ đằng sau. Những con rối được điều khiển phù hợp với nhạc và hát và được gọi là joruri. Một con rối cần sự điều khiển của 3 người. Hình thức văn hoá này được hình thành vào đầu thời Bunroku – Keicho (1592-1614) và đến thời Edo thì phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Vào cuối thế kỷ 17, nhờ sự thao tác các con rối một cách tài tình của Takemono Gidayu, nhiều câu truyện được viết cho Banraku và nó trở thành một nghệ thuật hoàn chỉnh. Bunraku được biểu diễn định kì tại Nhà hát quốc gia Tokyo và Nhà hát Bunram quốc gia ở Osaka.

    Q: Có phải tất cả phụ nữ Nhật Bản đều biết nghệ thuật cắm hoa và trà đạo không?
    Câu trả lời là không. Cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì Sadou và Ikebana là điều cần biết tối thiểu đối với những phụ nữ độc thân nếu như người đó muốn lập gia đình. Sau chiến tranh, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội thì số người biết 2 nghệ thuật này giảm dần. Ngày nay chỉ những ai có hứng thú mới giành thời gian để học 2 nghệ thuật này. Hai nghệ thuật này vốn là của con trai. Do cắm hoa cũng là một cách để trang trí trong nhà nên từ thời Edo nhiều người con gái nhà quyền quí cũng học nghệ thuật này. Nghệ thuật pha trà được coi là một phương pháp để tịnh dưỡng tinh thần. Từ thời Minh Trị thì nó trở nên phổ biến đối với những cô dâu sắp lên xe hoa.

    Q: Uống trà theo trà đạo khác với uống trà bình thường như thế nào?
    Trà đạo được hình thành bởi một nhà sư tên là Murata Zyukou (1422-1502). Nghệ thuật trà đạo được hoàn thiện bởi Sennorkyu (1522-1591) và nó được duy trì cho đến ngày nay. Trà được dùng trong trà đạo là Matcha (Mạt trà), lá trà được nghiền thành bột. Từ khi bắt đầu đun nước cho đến khi cho trà vào quấy thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Làm những động tác này một cách đẹp mắt là điều mấu chốt đầu tiên. Điểm mấu chốt thứ 2: Trà đạo là 1 hình thức giao lưu giữa chủ và khách. Chủ nhà thể hiện sự tôn trọng khách bằng sự thận trọng trong cách bố trí các dụng cụ và trong các động tác của quá trình pha trà cũng như trong cách bố trí hoa trang trí phòng. Ngược lại khách thể hiện sự tôn trọng chủ nhà bằng cách lí giải được tấm lòng của chủ nhân và thể hiện mình là một con người có giáo dục.

    Q: Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) là gì?
    Nghệ thuật cắm hoa bắt đầu từ thời Muromachi (1333-1568). Nghệ thuật này bắt nguồn từ việc trang trí hoa trước bàn thờ Phật. Do đó Ikebana được coi như biểu hiện một cái gì đó thiêng liêng hoặc biểu hiện sự hài hoà của vũ trụ. Nguyên tắc cơ bản của Ikebana là phía trên là trời, phía dưới là đất, ở giữa là con người và Ikebana phải thể hiện được sự hài hoà của 3 yếu tố đó. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, trào lưu Sougetsu dùng một số nguyên liệu không phải là hoa và dẫn đến sự hình thành một trường phái Ikebana thiên về nghệ thuật tạo hình. Hiện tại có khoảng 2000 trường phái về Ikebana. Có thể kể tên một số trường phái lớn như Ikenohou, Ohara, Sougetsu.

    Q: Chế độ Iemoto là gì?
    Đối với các nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật pha trà, cắm hoa, làm hương, nhạc cụ… thì người đứng đầu một trường phái được gọi là Iemoto. Iemoto được truyền từ đời này qua đời khác. Iemoto có quyền lực rất lớn, có thể coi đây giống như quyền tác giả. Một người muốn mở lớp dạy học về môn này đều phải xin phép Iemoto. Tuỳ theo các loại giấy phép mà tiền nộp khác nhau và người xin phép chỉ được phép làm những việc trong giấy phép quy định. Có những loại giấy phép giá vài triệu yên.

    Q: Khi nào thì người Nhật viết bằng bút lông?
    Trong giờ học chính khoá ở trường thì tập viết bằng bút lông là một môn học bắt buộc nhưng trên thực tế thì người Nhật hầu như không còn dùng bút lông nữa. Những tờ giấy có ghi chữ bằng bút lông chỉ được dùng khi chúc mừng sinh con, chúc mừng đám cưới hay chia buồn khi dự đám tang. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp này cũng không bắt buộc phải dùng bút lông, số người dùng bút dạ để viết tăng nhiều trong thời gian gần đây.

    Q: Bonsai được làm như thế nào?
    Bonsai là một nghệ thuật uốn các cây được trồng trong chậu theo các hình thù mong muốn, đây là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản. Chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt là “Nghệ thuật uốn cây cảnh” nhưng từ Bonsai cũng được dùng ở nhiều nơi ở Việt Nam cũng như trên thế giới như một từ mượn. Trong Bonsai người ta dùng rất nhiều loại cây nhưng chủ yếu là 4 loại cây: Matsu (Tùng), kaede, Ume (Mai), satsuki. Tuỳ theo từng loại cây mà người ta dùng các loại đất và chất dinh dưỡng khác nhau. đôi khi phải nhổ cây lên trồng lại. Trong quá trình cây lớn người ta uốn thân và cành theo những dây thép có hình dáng nhất định. Muốn có được một chậu cây cảnh như vậy thì thời gian trồng không chỉ là 1, 2 năm mà đôi khi phải tốn vài chục năm.

    Q: Đồ gốm của Nhật có nổi tiếng hay không?
    Thời Nara (710-794) nghệ thuật làm gốm của Trung Quốc được lan truyền sang Nhật. Tuy nhiên thời này những đồ vật bằng sứ chỉ là những dụng cụ sinh hoạt. Thời Heian (794-1185) thì có 2 loại lò nung, một loại lò cho những dụng cụ sinh hoạt và một loại cho những dụng cụ cao cấp. Thời Muromachi (1333-1568) sự phát triển của trà đạo đã giúp cho nghệ thuật làm gốm được phát triển cả về kỹ thuật và đa dạng hoá với nhiều phong cách của các địa phương. Vào thời Edo (1600-1868) người ta biết cách vẽ hình lên các đồ gốm nên đồ gốm trở nên phổ biến. Có hai loại tiêu chuẩn làm gốm là tiêu chuẩn Arita và Kutani. Đặc biệt tiêu chuẩn Arita thừa hưởng nhiều nét từ một công ty của Hà Lan ở Ấn Độ. Đồ gốm của Nhật bắt đầu mang ảnh hưởng của các nước khác.

    Q: Sơn mài của Nhật (Sikki) có những ưu điểm gì?
    Đồ sứ được thế giới biết đến với tên “china” còn sơn mài của Nhật được biết đến với cái tên “japan”. Nhiều đồ sơn mài thời Jomon như lược và khay đã được khai quật. Theo quyển “Nhật Bản thư kỷ” thì đồ sơn mài được làm ở Nhật từ thế kỷ 6. Trên thế giới sơn mài được làm từ nhựa cây nhưng sơn mài ở Nhật được nói là tốt nhất trên thế giới.

    Q: Kiếm Nhật khác kiếm nước ngoài ở chỗ nào?
    So với cây kiếm của châu Âu thì kiếm Nhật có cán dài và chỉ có một bên lưỡi. Trong nhiều bộ phim ta thấy người ta cầm kiếm bằng 1 tay nhưng trên thực tế thì cây kiếm này rất nặng và binh lính khi ra trận thì phải cầm kiếm bằng 2 tay. Về cấu tạo thì phía trong cây kiếm làm từ sắt mềm và phía ngoài cây kiếm làm bằng thép cứng. Do chỉ có phần lưỡi kiếm được tôi luyện nên phần lưỡi có những hoa văn đặc trưng.

    Q: Báu vật sống của quốc gia ở Nhật được định nghĩa như thế nào?
    Trong các nghệ thuật truyền thống, các kỹ xảo được cá nhân hay một tập thể truyền từ đời này qua đời khác được coi là “tài sản văn hoá vô hình”. Đối với một số nghệ thuật quan trọng thì được gọi là “tài sản văn hoá vô hình quan trọng”, người nắm giữ các kỹ thuật này được coi là báu vật sống của quốc gia. Báu vật quốc gia sống do Bộ trưởng Bộ văn hoá và Giáo dục (Monbukagakusho) quy định. Năm 1994 có 40 người được coi là báu vật sống của quốc gia, những người này mỗi năm được nhận một khoản tiền là 2,5 triệu yên.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  13. #27
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Quần áo trang phục


    Q: Người Nhật bắt đầu mặc Âu phục từ khi nào?
    Âu phục được đưa vào Nhật từ thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Chính quyền Minh Trị chấp nhận quân phục theo kiểu của người Tây phương và sau đó tiến tới quy định các nhân viên công sở, những người đưa thư và công nhân đường sắt phải mặc đồng phục Âu phục bởi vì nhu cầu cần phải chuyển đổi nhanh chóng sang một thể chế hiện đại hơn của hệ thống chính quyền Nhật Bản.

    Việc này đã thúc đẩy cho việc Âu phục trở thành phổ biến trong tầng lớp bình dân Nhật Bản. Tuy nhiên, áo váy, một phần là bởi vì nó quá đắt nên chỉ được những phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu mặc trong những buổi tiệc sang trọng được tổ chức tại Rokumeikan, một ngôi nhà được xây từ năm 1883 dành riêng cho những bữa tiệc trịnh trọng theo kiểu Tây phương. Bởi vì chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh trên khắp đất nước Nhật Bản cho nên Âu phục thời đó chỉ được giới hạn cho đồng phục của các y tá.

    Việc mặc đồng phục chỉ trở nên phổ biến vào thời kỳ Đại Chính (1912-1926) khi mà các nữ công nhân viên chức như là người soát vé xe buýt và nhân viên đánh máy bắt đầu mặc Âu phục trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

    Q: Người Nhật mặc Kimono vào những dịp nào?
    Trừ những người già và những người phải mặc Kimono do yêu cầu công việc thì thường nhật có rất ít người mặc Kimono hàng ngày. Vào dịp năm mới một số người (cả nam và nữ) mặc Kimono để cảm nhận không khí đầu năm, một số phụ nữ mặc Kimono vào ngày làm việc đầu tiên trong năm.

    Trẻ em thường được cho mặc Kimono khi đi thăm các ngôi đền hoặc vào dịp lễ Shichi-go-san (Bảy năm ba), tuy nhiên số lượng các bậc phụ huynh cho con em mặc váy, áo vét cũng đang ngày càng tăng. Vào dịp lễ thành nhân (Thanh niên tròn 20 tuổi), lễ cưới, lễ tốt nghiệp hoặc trong các buổi tiệc trang trọng thì thường là phụ nữ sẽ mặc Kimono.

    Những người học và làm việc trong giới nghệ thuật truyền thống của Nhật như là các vũ công, những người phục vụ trong các quán ăn Nhật truyền thống thường phải bắt buộc mặc các trang phục truyền thống. Yukata, được làm bằng vải bông, là một loại Kimono dành mặc riêng cho mùa hè hoặc như là Pyjamas (quần áo ngủ) trong những nhà trọ theo phong cách cổ xưa của Nhật. Bởi vì nó là một loại quần áo tùy tiện thông tục cho nên không được phép mặc Yukata ra những chỗ trịnh trọng đông người.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  15. #28
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Văn hóa ăn uống


    Q: Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật như thế nào?
    Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trè cho bữa sáng.

    Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật.

    Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (Hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.

    Q: Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
    Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và dùng các món mỳ cho bữa trưa. Dưới đây là bảng số liệu về nhu cầu về thức ăn bình quân hàng ngày của người Nhật do bộ Nông lâm Thủy sản Nhật công bố (đơn vị: gram)

    1960 1980 1993
    Gạo 314.9 216.3 89.7
    Lúa mì 70.6 8.3 8.2

    Qua bảng trên ta có thể thấy nhu cầu về gạo đã giảm đi rất đáng kể, tuy nhiên hầu như không có sự thay đổi đáng kể về nhu cầu lúa mỳ. Thực tế thì bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.

    Q: Người Nhật thích ăn món gì nhất?
    Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (Tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki là các món ăn truyền thống của người Nhật tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày.

    Q: Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
    Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio (?), được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamarin, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

    Q: Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
    Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng quánh đặc.. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (Hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).

    Q: Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
    Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm dưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.

    Q: Thế nào là cách cầm đũa đúng?
    Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu.

    Q: Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
    Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích là thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà.

    Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này.

    Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, các loại rau tẩm bột rồi rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.

    Q: Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
    Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  16. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  17. #29
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Nhà ở


    Q: Nhà ở của người Nhật trung bình rộng khoảng bao nhiêu?
    Theo thông tin một cuộc điều tra nhà ở vào năm 1993 thì trung bình một ngôi nhà ở của người Nhật rộng khoảng 120 mét vuông, nếu tính cả các ngôi nhà tập thể thì con số đó sẽ là 89 mét vuông. Tính trung bình diện tích nhà ở theo đầu người thì một người Nhật có khoảng 25 mét vuông. Tuy nhiên nếu so với con số 61 mét vuông của người Mỹ hay 35 mét vuông của người Anh thì con số trên là quá nhỏ. Đây là lý do tại sao những ngôi nhà của người Nhật thường hay bị gọi là những cái chuồng thỏ. Tuy nhiên so với những năm 60 thì diện tích nhà ở trung bình của người Nhật đã tăng lên gấp đôi. Bởi vì việc mua nhà ở Nhật là rất khó cho người dân nên trong tương lai diện tích nhà ở trung bình tính theo đầu người cũng rất khó có thể tăng lên được.

    Q: Bình thường thì một ngôi nhà ở Nhật giá khoảng bao nhiêu?
    Nếu bạn định mua một ngôi nhà ở Tokyo mà từ đó mất khoảng một tiếng để vào trung tâm thành phố thì cứ 100 mét vuông bạn sẽ phải trả khoảng từ 50 đến 60 triệu yên (tính theo tỷ giá hiện nay thì nó tương đương khoảng từ 400 đến 500 nghìn đô la Mỹ). Mặc dù vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 do ảnh hưởng của nền “kinh tế bong bóng” nên giá cả nhà đất có giảm đi nhưng đây vẫn là cái giá không thể mua được với cả người Nhật. Năm 1993, tỷ lệ số người chủ sở hữu nhà ở so với tổng số nhà ở là 60%, giảm 2% so với năm 1983. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ còn giảm trong tương lai.

    Q: Thuê một căn hộ với các điều kiện tiện nghi thuận lợi ở Tokyo mất khoảng bao nhiêu tiền một tháng?
    Giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của căn hộ đó, tuy nhiên nếu thuê một căn hộ nhỏ dành cho 1 một người nằm ở vị trí cách nơi làm việc từ 30 đến 40 phút thì bạn sẽ phải trả khoảng 60 nghìn yên một tháng. Nếu như căn hộ đó to hơn hoặc ở gần ga hơn thì giá thuê nhà sẽ tăng lên vào khoảng 80 nghìn yên, thậm chí có thể là 100 nghìn yên cho một căn hộ có nhiều ánh sáng với các điều kiện môi trường tốt. Một căn hộ cũ và không có phòng tắm sẽ có giá thuê bằng một nửa so với các căn hộ cùng loại. Khi thuê nhà thì thường người thuê nhà sẽ phải trả một khoảng tiền bằng 5, 6 tháng thuê nhà coi như là tiền đặt cọc. Khoảng tiền đó thường bao gồm 2 tháng tiền đặt cọc, 1 hoặc 2 tháng tiền nhà, và một tháng tiền nhà cho các công ty môi giới nhà ở. Khoản tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho người thuê nhà khi thôi không thuê nữa, tất nhiên là trừ đi một số tiền dành cho việc dọn dẹp và làm vệ sinh căn hộ đó.

    Q: Giường ngủ của người Nhật thường là dùng đệm Tatami hay là dùng giường theo kiểu phương Tây?
    Đệm với Tatami. Theo một cuộc điều tra của một hãng làm giường- France Bed- thì 53.1% số phòng ngủ của người Nhật sử dụng giường nhưng so với tổng dân số thì con số đó chỉ là 27%. Nói cách khác cứ 2 phòng thì một phòng có giường nhưng chỉ có một người trong 3, 4 người sử dụng giường mà thôi. Ở Nhật thì giường được sử dụng đầu tiên tại các bệnh viện và trong quân đội. Chúng dần trở nên phổ biến khi các khách sạn thiết kế theo kiến trúc Tây phương được xây dựng.

    Q: Toa lét của Nhật có hai loại: ngồi và bệt, loại nào nhiều hơn?
    Theo báo cáo của một công ty gốm vệ sinh thì 89% hố xí được xuất xưởng vào năm 1994 là hố xí bệt. Con số này phản ánh số hố xí được lắp đặt gần đây, và tất nhiên là số hố xí ngồi xổm sẽ ngày càng giảm đi. Kiểu hố xí bệt được giới thiệu vào Nhật vào khoảng năm 1870, tuy nhiên nó chỉ thực sự trở nên phổ biến nhanh chóng vào khoảng 20-30 năm trở lại đây. Sự tăng trưởng của loại hố xí bệt là do sự tiện lợi của nó về diện tích bởi vì nó làm cho các chỗ đi tiểu trở nên không cần thiết. Nó cũng dễ sử dụng hơn vì người dùng không phải ngồi chồm hỗm, vì vậy sẽ yên tâm hơn khi những người già sử dụng hố xí bệt. Hiện nay thì tại các nhà hàng, khách sạn thì thường có các hố xí bệt nhiều hơn, trong khi đó thì tại các nhà vệ sinh công cộng như tại nhà ga hay công viên thì số hố xí ngồi xổm lại nhiều hơn.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  18. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  19. #30
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Ngày nghỉ và ngày lễ


    Q: Người Nhật được nghỉ những ngày lễ nào?
    Có 15 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù.

    • Ngày mồng một Tết: Ngày mồng một tháng Một. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết tới ngày mồng 4 tháng 1.
    • Ngày lễ thành nhân: Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20 tuổi.
    • Ngày Quốc khánh: Ngày 11 tháng 2. Theo như cuốn “Nhật Bản thư kỷ” thì đây là ngày Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang, được tính sang dương lịch.
    • Ngày Xuân phân: Khoảng 21 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ dành để ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.
    • Ngày Xanh: 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi ông ta mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của cây cỏ.
    • Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập.
    • Ngày lễ dân tộc: mồng 4 tháng 5. Đây thực ra không phải là ngày lễ đặc biệt gì cả, bởi vì ngày mồng 3 và mồng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ.
    • Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”, ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
    • Ngày của biển: Ngày 20 tháng 7. Ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng.
    • Ngày kính lão: ngày 15 tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già, được đặt ra từ năm 1966.
    • Ngày thu phân: Ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tương đương với ngày lễ xá tội vong nhân của nước ta. Chú ý rằng lịch trên là lịch dương nên nếu qui ra lịch âm thì trùng với ta.
    • Ngày thể dục thể thao: Ngày 10 tháng 10 (hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10). Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
    • Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
    • Ngày lễ cảm tạ người lao động: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ “Niiname sai”, được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với Thanks Giving của phương Tây.
    • Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.



    Q: Người Nhật thường làm gì vào ngày tết?
    Vào những ngày tết đầu năm thì người Nhật thường tổ chức các nghi lễ để đón các vị thần đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và đón linh hồn của tổ tiên đã che trở cho họ mạnh khỏe trong suốt năm qua. Kadomatsu (Cây thông bày ở cửa chính) và Shimekazari (Sợi dây thiêng treo ở cửa), là những thứ được trang trí để đón chào vị thần của mùa màng và hai cái bánh hình tròn (gọi là Kagamimochi, bánh gương) được xếp chồng lên nhau được trang trí như là đồ ăn của thần mùa màng. Vào ngày tết thì trẻ em thường được người lớn cho nhận Otoshidama (Toshi là Niên nghĩa là Năm, dama là Ngọc, Otoshidama là tiền mừng tuổi, lì xì), đa số các trường hợp thì đó là tiền, nó mang ý nghĩa là phần thưởng của các vị thần dành cho sự cố gắng của trẻ trong năm và khuyến khích chúng cố gắng trong năm tới.

    Q: Setsubun (Tiết phân) là gì?
    Tiết phân được là một nghi lễ được tổ chức một ngày trước ngày lập xuân, thường là mồng 3 hay mồng 4 tháng 2. Mọi người mở rộng cửa và xua đuổi tà ma bằng cách ném đậu tương rang và hô to : ” Tà ma ra ngoài, phước lộc vào trong”. Tập tục này được bắt nguồn từ hoàng cung vào đêm gia thừa với mục đích xua đuổi tà ma để đón năm mới. Sau đó nó hòa trộn với tập tục bản xứ là ném đậu khi gieo mạ và trở thành tập tục như ngày nay.

    Q: Hinamatsuri là gì?
    Hina là con chim non, dùng từ Hina để ví những em bé gái dễ thương như những chú chim non. Matsuri là lễ.
    Hinamatsuri là ngày lễ của con gái vào ngày mồng 3 tháng 3, là ngày để kỷ niệm và bày bày tỏ ước mong người con gái sẽ có một tương lai hạnh phúc. Vào ngày này người ta thường bầy hina ningyo (Ningyo là hình nhân, búp bê), một tập hợp búp bê mặc trang phục cổ, với hoa anh đào trắng và với rượu nếp trắng. Tập tục này được bắt nguồn từ tập tục trầm mình trong nước để loại bỏ tà khí, sau đó thì người ta dùng hina ningyo thay cho người, cuối cùng thì vào thời kỳ Edo tập tục này được biến thể thành như hiện nay.

    Q: Higan là gì?
    “Hi” là “Bỉ” nghĩa là ở phía bên kia, “gan” là “Ngạn” nghĩa là bờ, ghềnh. Higan là ranh giới, giao thời. Higan là một ngày lễ đặc biệt của đạo Phật tại Nhật. Khoảng 3 ngày trước sau ngày xuân phân được gọi là higan mùa xuân, và khoảng 3 ngày trước sau ngày thu phân được gọi là higan mùa thu. Cả hai higan đều là thời gian chuyển mùa. Vào những ngày này người Nhật thường đi tảo mộ tổ tiên, họ thường dùng hoa trắng và ohagi (một loại thức ăn) để bày cúng.

    Q: Tục ngắm hoa Hanami có từ bao giờ?
    Hana là chữ Hoa, Mi là chữ Kiến nghĩa là ngắm, nhìn. Hanami là ngắm hoa. Loại hoa mà người Nhật thích nhất là hoa anh đào. Khi hoa anh đào nở rộ người Nhật thường vừa ngắm hoa vừa ăn uống, tập tục này được bắt đầu có từ thời kỳ Edo (1600- 1868). Có khá nhiều địa phương nổi tiếng về hoa anh đào đẹp khi nở rộ trong đó có công viên Ueno (Một công viên lớn ở Tokyo), ở những chỗ như vậy người ta thường phải đến sớm để tranh giành chỗ để sau đó làm tiệc và ngắm hoa cho thuận tiện.

    Q: Người Nhật thường làm gì vào ngày lễ hoa (Hana matsuri)?
    Ngày lễ hoa (Hana matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 để kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích ca mầu ni. Tên chính thức của ngày lễ này là Kanbutsu-e (Quán Phật Hội). Theo truyền thuyết thì vào ngày sinh của Phật Thích ca, rồng từ trên trời hạ thế và nhả nước thơm (cam lộ), vì vậy trong ngày này người ta thường tưới trà ngọt lên tường Phật Thích ca.

    Q: Tiết Đoan ngọ là gì?
    Tiết Đoan ngọ là ngày lễ dành cho trẻ em trai, một tập tục cổ truyền được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5. Vào ngày này người ta treo cờ cá chép trước cửa nhà, bày các búp bê chiến binh samurai để bày tỏ ước mong mọi bé trai trong gia đình sẽ lớn lên mạnh khoẻ và hạnh phúc. Không hiểu tiết Đoan ngọ này có liên quan gì đến ông Khuất Nguyên ở Trung Quốc hay không? Trong thời kỳ phong kiến trước đây thì tập quán này được phổ biến và phát triển trong tầng lớp võ sĩ, tuy nhiên vào thời kỳ này thì trong tầng lớp bình dân thì phong tục này lại được hấp thụ theo cách khác. Bởi vì vào thời kỳ đó phụ nữ được coi trọng hơn nam giới nên vào ngày Đoan ngọ thì phụ nữ vào tắm trước đàn ông, đàn ông chuẩn bị bữa ăn cho phụ nữ v.v…, ngày này trước đây cũng không có tên là ngày của con trai.

    Q: Người Nhật thường làm gì vào Tsukimi?
    Tsukimi (Tsuki là trăng, Mi là ngắm, nhìn) là tập tục ngắm trăng rằm Trung thu của người Nhật. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được giới thiệu và phát triển ở Nhật vào thời kỳ Heian (Thời kỳ Bình An: 794-1192). Vào ngày này thì người Nhật bày cúng bằng Dango, một loại dẻo viên tròn như quả quýt nhỏ, và các sản vật nông sản khác. Họ cũng trang trí susuki (cỏ đuôi chó) và thường tập hợp lại để thưởng ngoạn và ngắm trăng. Ở một số địa phương người ta còn có tục lệ ăn cắp các thứ đem cúng.

    Q: Shichi-go-san (Bảy-năm-ba) là ngày lễ gì vậy?
    Là ngày lễ mà các phụ huynh bày tỏ mong muốn con cái lớn lên một cách mạnh khoẻ. Vào ngày 15 tháng 11 thì các bậc phụ huynh đưa con trai (3 hoặc 5 tuổi) và con gái (3 hoặc 7 tuổi) đến viếng các ngôi đền và cầu mong cho tương lai của con cái. Hiện nay thì xu hướng không phân biệt tuổi tác con trai con gái có vẻ nhiều lên, tức là cứ là trẻ em 3, 5, 7 tuổi là được dẫn đi. Vào ngày này thì con trai thường mặc Haori, một loại áo ngắn khoác ngoài của người Nhật, còn con gái thì mặc Kimono. Cũng có một số trẻ em mặc quần áo vét hoặc mặc váy.

    Q: Người Nhật làm gì vào ngày 30 Tết?
    Ngày 30 Tết là ngày rất quan trọng để kết thúc một năm và chuẩn bị cho việc đón năm mới. Khoảng vài chục năm trước đây thì việc chuẩn bị đón năm mới, bao gồm làm một số loại bánh gạo và osechi, một món ăn đặc biệt, là một công việc khá vất vả và tốn nhiều thời gian nhưng hiện nay thì xu hướng mua đồ đã chế biến sẵn ở các siêu thị ngày càng tăng. Vào ngày 30, sau khi đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho năm mới thì người Nhật tập trung và dùng bữa tối. Sau đó họ nghe 108 tiếng chuông giao thừa và thường thì họ thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh nắng mặt trời của ngày đầu năm mới. Ở một số địa phương còn có truyền thuyết nói rằng nếu ngủ đêm giao thừa thì tóc sẽ trở thành tóc bạc.

    Q: Đối với người Nhật thì lễ hội mang ý nghĩa gì?
    Trong tiếng Nhật thì từ Matsu (Tế), nghĩa gốc của từ Matsuri (lễ hội), có ý nghĩa là chào đón những thứ không nhìn thấy được tới chỗ mà chúng trở nên có thể nhìn thấy được. Nói cách khác thì thần thánh, thường là không thể nhìn thấy được, khi tham gia các lễ hội thì họ được đón tiếp như những người bình thường. Tại nhiều nơi trên đất Nhật thì lễ hội được tổ chức từ xưa tới nay với mục đích là tại gia sự giao lưu giữa các vị thần và con người. Tuy nhiên trong số vô số các vị thần thì cũng có những vị thần mang đến bệnh tật và tai hoạ, các lễ hội cũng có ý nghĩa xua đuổi các vị thần ác đó.

    Q: Ba lễ hội lớn nhất ở Nhật là gì?
    Người Nhật thích dùng con số 3 để thống kê mọi việc, tuy nhiên khi đề cập đến các lễ hội thì lại có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ như có ý kiến cho rằng lễ hội Sanja (Tam xã) ở Tokyo, lễ hội Gion ở Kyoto, lễ hội Tenjin (Thiên thần) ở Osaka là 3 lễ hội lớn nhất. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng lễ hội Sannou (Sơn vương) ở Tokyo, lễ hội Aoi (cây cẩm quỳ, cây thục quỳ) ở Kyoto và lễ hội Tenjin ở Osaka là 3 lễ hội lớn nhất. Tuỳ từng vùng mà quan niệm của họ về 3 lễ hội lớn nhất lại khác nhau. Ví dụ như ở Tohoku thì 3 lễ hội lớn nhất là lễ hội Nebuta ở Aomori, lễ hội Kantou ở Akita, và lễ hội Tanabata ở Sendai, tuy nhiên ở Kyoto thì 3 lễ hội lớn nhất lại là lễ hội Aoi, lễ hội Gion và lễ hội Tenjin.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  20. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

Trang 3/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 30-11-2010, 10:32 PM
  2. Những vụ hiếp dâm làm hại mối quan hệ Mỹ-Nhật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2008, 10:48 PM
  3. Nhật sa thải quan chức tiết lộ thông tin mật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-01-2008, 08:47 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-01-2008, 01:54 PM
  5. Nhật Bản quan tâm đến chính sách của Hàn Quốc
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-12-2007, 02:37 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •