>
Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 11 tới 20 trên 35

Ðề tài: [Tổng hợp] Hỏi - Đáp liên quan đến Nhật Bản

  1. #11
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Minh Trị tới hiện tại


    Q: Thời Minh Trị xuất hiện như thế nào?
    Năm 1853, chiến thuyền của Đô đốc hải quân Perry (Mỹ) đến đậu tại vịnh Uraga, Tokyo và đòi Nhật Bản phải khai quốc. Nội tình nước Nhật lúc này rất hỗn loạn khi phải bàn cãi chuyện Khai quốc hay Tôn hoàng nhướng di (theo vua bài ngoại bang). Tát Ma phiên (nay thuộc tỉnh Kagoshima) và Trường Châu phiên là hai phiên ban đầu kiên quyết theo đường lối Tôn hoàng nhướng di nhưng cuối cùng đã chịu lật đổ Mạc phủ khi biết sức mạnh của Âu Mỹ.
    Một mặt dân chúng phải khốn khổ vì vật giá tăng, các cửa hiệu giàu có bị đốt phá … tất cả báo hiệu rằng chế độ Mạc phiên không thể tồn tại lâu hơn được. Cuối cùng, năm 1867 tướng quân Mạc phủ đời thứ 15 là Toyotomi Yoshinobu đã phải trao quyền lại cho triều đình. Từ đây chính quyền mới được thành lập với trung tâm quyền lực là Thiên hoàng thay cho chế độ phong kiến đã tồn tại quá dài. Và thời đại Minh Trị ra đời.

    Q: Thời Minh Trị như thế nào?
    Chính quyền được chuyển giao từ gia tộc Togugawa sang tay triều đình, nền chính trị dựa trên Mạc phủ và phiên chuyển tới quốc gia thống nhất. Kinh tế được chuyển sang chế độ Tư bản chủ nghĩa và nước Nhật Bản thời cận đại đã ra đời. Năm 1889, Hiến pháp Minh Trị (Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp) được thực thi và hình thái chính trị của đất nước được hình thành. Trong hiến pháp có điều: Thiên hoàng là thần thánh, tất cả không được trái với Thiên hoàng. Thiên hoàng được thần thánh hoá, chẳng bao lâu Nhật Bản thống nhất thành một quốc gia bằng chủ nghĩa quốc gia đó. Cũng có một số phong trào tự do dân quyền chủ trương đòi tự do và quyền lợi cho nhân dân nhưng kết cục thì dựa trên danh nghĩa quốc gia chủ nghĩa, quyền lợi của quốc gia được ưu tiên hơn, Nhật Bản mang quân đi tấn công Triều Tiên, Trung Quốc. Va chạm với các nước phản đối 2 cuộc chiến tranh đó cũng tăng lên, kết quả là chỉ riêng thời Minh Trị, Nhật đã gây chiến với nhà Thanh (1894-1895), Nga (1904-1905). Năm 1910 Nhật sáp nhập cả Hàn Quốc.

    Q: Thời Đại Chính như thế nào?
    Thời kỳ này chỉ kéo dài có vẻn vẹn 14 năm (1912-1926) nhưng đó là thời kỳ của các phong trào cải cách theo đường lối dân chủ chủ nghĩa chống lại sự khuyếch trương quyền lực quốc gia bởi quan lại trong thời Minh Trị.
    Các phong trào yêu cầu một thể chế chính trị đúng như ghi trong hiến pháp, một chế độ bầu cử thông thường trong đó ai cũng được bầu cử. Cuộc bạo động liên quan đến gạo, cuộc luận chiến liên quan đến lao động, các phong trào Dân bản chủ nghĩa, Tự do chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa…Tuy nhiên ngay cả phong trào Đại Chính dân chủ này cuối cùng cũng không thể chống lại được sự chuyển mình mạnh mẽ lên chủ nghĩa quân quốc của Nhật Bản.

    Q: Thời Chiêu Hoà như thế nào?
    Rất khó có thể thuyết minh một cách đơn giản về thời kỳ này. Nguyên nhân là do Nhật Bản trước và sau thế chiến thứ 2 khác nhau quá nhiều. Sau chiến tranh với Nga, Nhật tiếp tục muốn củng cố lợi ích bằng việc đưa đội quân Quan Đông sang đóng tại Mãn Châu (TrungQuốc). Năm 1932, đưa ra bản Mãn Châu Kiến quốc Tuyên ngôn đòi lập ra nước Mãn Châu. Liên minh quốc tế gửi phái đoàn điều tra đến Mãn Châu, Nhật Bản rút khỏi liên minh quốc tế. Hơn thế nữa năm 1937, nhân sự kiện cầu Marco Polo, Nhật Bản bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc sau đó lan rộng cả ra các nước Đông Nam Á. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tuyên chiến toàn diện với Mỹ và các nước khác bằng trận Trân Châu Cảng. Tháng 8 năm 1945, Nhật Bản bại trận và đầu hàng vô điều kiện. Sau năm 1945, dưới sự giám sát của quân chiếm đóng, Nhật Bản chọn con đường xây dựng một quốc gia dân chủ chủ nghĩa. Và cuối cùng, trải qua muôn vàn khó khăn và mâu thuẫn, với sự cần cù và trình độ kỹ thuật xuất sắc có được bằng trí thông minh của mình, người Nhật đã đưa đất nước họ trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  3. #12
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Hiến pháp Nhật


    Q: Hiến pháp Nhật Bản hiện nay được soạn thảo khi nào và được soạn thảo như thế nào?
    Sau tháng 8 năm 1945 Nhật Bản phải chịu sự kiểm soát của bộ tổng tư lệnh Liên hợp quốc và được khuyến cáo sửa đổi hiến pháp. Tháng 1 năm 1946 chính phủ Nhật Bản đưa ra bản dự thảo hiến pháp sửa đổi. Nội dung của bản dự thảo này chủ yếu dựa trên bản Cựu Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp, tuy có cải tiến làm cho quyền lợi của người dân tăng lên nhưng chủ yếu vẫn đặt chủ quyền quốc gia vào tay Thiên hoàng. Tướng tổng tư lệnh MacAthur không chấp nhận bản dự thảo này và đề ra bản dự thảo khác vào ngày 13 tháng 2 cùng năm, gọi là bản dự thảo MacAthur rồi yêu cầu chính phủ Nhật Bản xem xét. Chính phủ Nhật Bản đã dựa trên bản dự thảo MacAthur để soạn ra Tân hiến pháp vào ngày 6 tháng 3. Ngày 3 tháng 5 năm 1947, Nhật Bản chính thức thực thi bản hiến pháp mới. Một số người thuộc tầng lớp bảo thủ phản đối rằng hiến pháp hiện nay là do người ngoài soạn ra chứ không phải do tự thân nước Nhật soạn ra.

    Q: Nội dung của điều 9 chương 2 hiến pháp Nhật Bản là gì mà luôn gây ra tranh cãi như thế?
    Nội dung toàn văn chương 2 điều 9 như sau:

    Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục, hải và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.

    Nếu hiểu trực tiếp thì điều này có ý nghĩa rằng Nhật Bản không được phép duy trì bất cứ một thứ quân bị nào. Tuy nhiên các thế lực bảo thủ của Nhật Bản lại chủ trương rằng quân bị ghi ở trên là không bao gồm tự vệ đoàn. Năm 1954, tự vệ đoàn ra đời.

    Q: Làm thế nào để có thể sửa đổi được hiến pháp?
    Để sửa đổi hiến pháp, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn:

    1. Trên hai phần ba số thành viên của thượng viện cũng như hạ viện thông qua.

    2. Sau đó quốc dân sẽ bỏ phiếu, số phiếu thuận phải là quá bán.

    Tuy nhiên từ khi hiến pháp có hiệu lực (năm 1947) đến nay chưa lần nào tổ chức bỏ phiếu toàn quốc để sửa đổi hiến pháp.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  5. #13
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Bộ máy chính trị


    Q: Quốc hội Nhật Bản được cấu tạo như thế nào?
    Quốc hội của Nhật Bản được gọi là Diet (tương đương Parliament của Anh). Diet gồm hai viện là hạ nghị viện và thượng nghị viện. Cả hai viện đều được cấu thành bởi các đại biểu đại diện cho quốc dân. Hạ nghị viện đại diện cho ý kiến và nguyện vọng của quốc dân còn thượng nghị viện giám sát quyền lực và sự phán quyết của hạ nghị viện.
    Hạ nghị viện có thẩm quyền cao hơn thượng nghị viện.

    Q: Có bao nhiêu đại biểu và họ được bầu cử như thế nào?
    Số thành viên quy định của hạ nghị viện là 500, của thượng nghị viện là 252. Con số 500 của hạ nghị viện là kết quả của luật bầu cử sửa đổi năm 1994. Chế độ bầu cử hạ nghị viện dựa trên hai hình thức bỏ phiếu. 300 người được bầu bằng cách sau: Chia toàn quốc thành 300 khu vực bẩu cử nhỏ gọi là khu vực tiểu tuyển cử, mỗi khu vực chọn một người. 200 người còn lại được bầu theo chế độ tỷ lệ tương ứng: Chia toàn quốc thành 11 khu vực bầu cử gọi là khu vực tuyển cử tỷ lệ. Cử tri không bỏ phiếu cho từng ứng cử viên mà bỏ phiếu cho các chính đảng. 200 đại biểu sẽ được phân bổ dựa trên tỷ lệ phiếu mà đảng của mình thu được trên toàn quốc. Nghĩa là cử tri sẽ phải bầu 1 đại biểu từ khu vực tiểu tuyển cử và 1 đảng từ khu vực tuyển cử tỷ lệ. Về thượng nghị viện thì 100 người được bầu theo chế độ tỷ lệ tương ứng và 152 người sẽ được bầu từ các khu vực tuyển cử với đơn vị là cấp tỉnh-thành phố.

    Q: Bộ máy chính phủ như thế nào?
    Thể chế chính trị của Nhật là tam quyền phân lập, bao gồm lập pháp, tư pháp và hành pháp. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Nội các chính phủ và quyền tư pháp thuộc về toà án. Sự thực hiện hành pháp được dựa trên chế độ Quốc hội nội các trong đó nội các được tổ chức bởi Quốc hội. Thủ tướng chính phủ (Nội các tổng lý đại thần) được tuyển nhiệm bởi Quốc hội còn các bộ trưởng (đại thần) được tuyển nhiệm bởi thủ tướng. Tuy nhiên, khác với Mỹ và một số quốc gia dân chủ khác, thủ tướng của Nhật Bản đa số được bầu ra từ trong đoàn đại biểu Quốc hội. Chính vì vậy mà ranh giới giữa lập pháp và hành pháp thường không rõ ràng.

    Q: Thủ tướng được bầu như thế nào?
    Mặc dù thủ tướng được quyết định bởi Quốc hội nhưng không phải ai cũng có thể trở thành ứng cử viên thủ tướng.
    Chính trị Nhật Bản tồn tại dựa vào các đảng, do vậy điều kiện để ứng cử thủ tướng thứ nhất phải là Đại biểu Quốc hội, thứ hai: phải là dân sự. (Thực ra thì toàn dân Nhật Bản là dân sự vì Nhật Bản không có quân đội.) Các đảng phái chính trị, độc lập hoặc liên đới với nhau đề cử người lãnh đạo của đảng mình thành thủ tướng với mục đích củng cố quyền lực của đảng. Sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái nhiều khi rất gay gắt tới mức họ đặt quyền lợi của cá nhân lên trên quyền lợi của quốc dân. Nghĩa là luôn tồn tại một nguy cơ nền chính trị Nhật Bản có thể chuyển thành một nền chính trị bị chi phối bằng tiền. Có lẽ chính vì cách lựa chọn thủ tướng này mà nhiều người dân Nhật cảm thấy chính trị thật xa vời với họ.

    Q: Có những chính đảng nào tại Nhật Bản?
    Đảng chính trị đầu tiên của Nhật Bản, Hiệp hội Quần chúng yêu nước, được thành lập vào năm 1874 và lập tức trình cho Chính phủ một đề nghị đòi lập một cơ quan lập pháp đại nghị. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước được tổ chức 16 năm sau đó, vào ngày 1 tháng 7 năm 1890. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội được triệu tập vào ngày 19 tháng 11 cùng năm. Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp quốc gia đầu tiên được lập ra ở châu Á. Từ đầu thập kỷ 90, chính giới Nhật Bản có nhiều xáo trộn. Đó là sự chia cắt đảng Dân chủ Tự do, sự rút lui của đảng Xã hội, sự cải biến của đảng Công Minh vân vân.

    Hiện tại (tháng 5 năm 2002) có những đảng sau đây có ghế trong Quốc hội:

    1. Đảng Dân chủ Tự do
    2. Đảng Dân chủ
    3. Đảng Công Minh
    4. Đảng Cộng sản
    5. Đảng Dân chủ Xã hội
    6. Đảng Tự do
    7. Đảng Bảo thủ
    8. Các đảng khác

    Q: Có bao nhiêu bộ trưởng?
    Các bộ trưởng (đại thần) được thủ tướng (Nội các tổng lý đại thần) bổ nhiệm nhưng phải dựa trên các qui định sau đây:

    1. Số bộ trưởng phải dưới 20 không kể thủ tướng.
    2. Bộ trưởng phải là dân sự
    3. Trên một phần hai số bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội

    Cho tới nay thì số bộ trưởng luôn là con số tối đa 20 người và hầu hết đều là đại biểu Quốc hội. Số người không phải là đại biểu Quốc hội mà trở thành bộ trưởng chỉ là 1 hoặc 2 cho một kỳ tuyển cử. Đại biểu Quốc hội nào cũng muốn trở thành bộ trưởng đến nỗi sinh ra từ bệnh bộ trưởng. Ngoài thủ tướng ra, hiện có các bộ trưởng sau đây: bộ trưởng Tổng vụ, bộ trưởng Tư pháp, bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính, bộ trưởng Giáo dục-Văn hoá-Khoa học, bộ trưởng Y tế-Phúc lợi, bộ trưởng Nông – Lâm – Ngư nghiệp, bộ trưởng Kinh tế – Sản nghiệp, bộ trưởng Quốc thổ – Giao thông, bộ trưởng Môi trường, trưởng ban tổ chức chính phủ, chủ tịch uỷ ban công an quốc gia, tổng tư lệnh cục Phòng vệ, cục Khoa học – Kĩ thuật, bộ trưởng Ngân hàng, cục Kinh tế – Tài chính, cục Cải cách Hành chính.

    Q: Tại sao người ta khen các quan chức của Nhật ưu tú?
    Các bộ trưởng thường thay đổi mỗi khi thủ tướng thay đổi. Ngược lại quan chức ở cấp thấp hơn thì thường chỉ làm ở một bộ hay ngành cho đến hết đời. Chính vì vậy họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quản lý. Vấn đề là ở chỗ có nhiều người quá chăm chú vào việc của mình đến mức họ bị mắc bệnh nghề nghiệp. Kết quả là chế độ hành chính chia theo chiều dọc được hình thành và mối quan hệ mật thiết giữa các bộ, ngành đang mất dần. Với chính sách hành chính kiểu này, thay bằng việc chỉ cần một cơ quan quyết định là việc phải cần đến sự cho phép của nhiều bộ, ngành khác. Hiện nay Nhật Bản đang dốc sức cải cách hành chính để có được một cơ cấu hành chính hiệu quả hơn, mềm mỏng hơn.

    Q: Tokyo trở thành thủ đô của Nhật từ bao giờ và như thế nào?
    Năm 1867 là năm chuyển giao quyền lực từ tay chế độ phong kiến Mạc phủ vào tay Nhật hoàng. Năm 1868 chính quyền mới được thành lập với sự lên ngôi của Nhật hoàng Minh Trị mở đầu cho thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Cùng năm thủ đô Edo được đổi tên thành Tokyo (Đông Kinh) có nghĩa là kinh đô ở phía đông (Kinh đô cũ ở Kyoto).

    Q: Chính quyền địa phương của Nhật hoạt động như thế nào?
    Chính quyền địa phương hoạt động theo hiến pháp và được hiến pháp bảo vệ. Chủ tịch tỉnh-thành phố, chủ tịch quận-huyện, chủ tịch xã-phường, đại biểu Quốc hội, … tất cả đều được bầu thông qua tuyển cử. Tuy nhiên các đoàn thể địa phương phải phụ thuộc rất nhiều vào nhà nước vì công việc chính của họ là do nhà nước uỷ thác. Về mặt tài chính thì nhà nước cũng phải hỗ trợ nhiều vì chỉ riêng tiền thuế của địa phương thì không thể nào chi trả nổi các khoản chi cho công việc chung.

    Q: To, do, fu, ken khác nhau như thế nào?
    To là Đô, chỉ thủ đô Tokyo. Do là Đạo chỉ Hokkaido. Fu là Phủ chỉ Osaka và Kyoto. Ken âm Hán là Huyện nhưng nghĩa lại là Tỉnh, chỉ 43 tỉnh-thành phố còn lại. Như vậy Nhật Bản có cả thảy 47 tỉnh-thành phố trực thuộc trung ương bao gồm 1 đô, 1 đạo, 2 phủ và 43 tỉnh-thành khác.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  7. #14
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Kinh tế, sản nghiệp, mậu dịch


    Q: Lí do gì làm cho kinh tế Nhật mạnh đến thế?
    Người ta nói rằng kinh tế Nhật đã tăng trưởng rất mạnh là nhờ chiến tranh lạnh. Trong khi rất nhiều quốc gia như Mỹ và Liên Xô dốc sức vào chạy đua vũ trang thì Nhật Bản, với bản hiến pháp hoà bình, tập trung vào phát triển kinh tế. Một chỉ số biểu hiện sức mạnh của nền mậu dịch một quốc gia được gọi là độ độc lập về ngoại thương. Đó là tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất khẩu và nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Độ độc lập ngoại thương của Nhật Bản là 10% năm 1955 và tăng lên gấp đôi, 20% năm 1970. Tỷ lệ đó luôn được duy trì ở mức 22-23% từ năm 1985 đến nay. Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng như trên. Đó là nhờ vào khả năng sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu cực mạnh. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản những năm giữa thập kỷ 80 đã làm thế giới kinh ngạc.

    Về GNP (tổng sản lượng quốc gia), năm 1960 Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới nhưng chỉ 20 năm sau, năm 1980, GNP của Nhật Bản chiếm 10,1% của thế giới. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng đều đặn cho đến cuối những năm 80. Tuy nhiên sau đó trong 3 năm liền Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi một nền kinh tế bong bóng. Gọi là kinh tế bong bóng bởi giá địa ốc, giá chứng khoán, … tăng ở mức cực nhanh rồi hạ xuống như là những chiếc bong bóng bị xẹp xuống sau khi được bơm đầy hơi. Năm 1991, giá chứng khoán và địa ốc giảm nhanh chóng, nền kinh tế bong bóng kết thúc, Nhật Bản bước vào thời kỳ khó khăn.

    Q: Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật có bị dừng lại vì khủng hoảng hay không?
    Nguyên nhân to lớn làm cho kinh tế Nhật bị không phát triển được có lẽ là do đồng yên tăng giá. Năm 1993, một đô la Mỹ tương đương 120 yên nhưng năm 1995, một đô la Mỹ chỉ bằng 80 yên. Thêm vào đó là việc các nước khác đòi Nhật phải mở rộng nhập khẩu. Nhiều người lo lắng rằng Nhật Bản đang mất dần sức mạnh cạnh tranh quốc tế của mình.

    Q: Tại sao thặng dư thương mại của Nhật đối với Mỹ không giảm?
    Thặng dư thương mại của Nhật trong nhiều năm đã bị Mỹ chỉ trích tới mức đã có chiến tranh thương mại giữa Nhật và Mỹ thời tổng thống Bill Clinton. Thặng dư thương mại của Nhật không giảm đó là nhờ sức mạnh của hàng dệt, ti vi màu, máy móc công nghiệp những năm 70 và xe hơi, linh kiện bán dẫn, đầu máy video những năm 80. Những năm 90 còn có những chỉ trích chính bản thân cấu tạo nền kinh tế của Nhật, cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra thặng dư thương mại.

    Q: Sau thế chiến thứ 2, nông nghiệp Nhật Bản thay đổi như thế nào?
    Năm 1960, có 26.8% tổng dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng đến năm 1992, con số đó giảm xuống chỉ còn 5.5%. Diện tích canh tác cũng giảm xuống chỉ còn 20%. Tuy nhiên nhờ vào cải tiến kỹ thuật và giống, sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, cơ giới hoá sản xuất mà sản lượng nông nghiệp đã tăng lên rất cao. Mặt khác, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, chính phủ Nhật lại ban hành các chính sách quản lý nông phẩm; ổn định giá thịt bò, đường, vân vân. Điều đó làm cho Nhật Bản mất hẵn sức cạnh tranh nông nghiệp trên thị trường thế giới.

    Thực tế thì tỷ lệ tự cung về các mặt hàng nông sản của Nhật đang giảm mạnh vì sức sản xuất của chúng vừa thấp vừa đắt hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Thậm chí gạo là mặt hàng Nhật có thể tự cung tự cấp được 100% nhưng đến năm 1993, tỷ lệ đó chỉ còn 75%. Hoa quả cũng giảm từ 100% năm 1960 xuống còn 54%, tiểu mạnh 10%, đậu tương 2%. Nhật Bản đã chuyển sang tình trạng không thể tự cung tự cấp được lương thực thực phẩm.

    Q: Hiện tại, vấn đề lớn nhất của ngành ngư nghiệp Nhật Bản là gì?
    Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ hải sản lớn thứ 2 thế giới sau Ai Len. Tuy nhiên lượng đánh bắt hải sản của họ lại đang bị giảm kể từ năm 1999. Từ xưa Nhật Bản vẫn tự hào là nước có ngành ngư nghiệp mạnh nhất thế giới nhưng năm 1999 họ đã phải nhường vị trí này cho Trung Quốc. Sản lượng hải sản năm 1992 của Nhật là 92 triệu 700 nghìn tấn, chiếm 8.9% sản lượng thế giới. Con số này chỉ đủ đáp ứng 62.6% nhu cầu trong nước, 37.4% còn lại phải nhập khẩu. Hiện nay, với diện tích đánh bắt chỉ có 200 hải lý, ngành ngư nghiệp Nhật Bản vốn đã rất quen thuộc với việc đánh bắt xa bờ đang ở trong tình trạng khó khăn. Con đường duy nhất để tồn tại là nuôi trồng ngư nghiệp.

    Q: Viễn cảnh của Nhật như là một đất nước công nghiệp ở thế kỉ 21 là gì?
    Công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh được phân làm hai loại: Công nghiệp vật liệu cơ bản như sắt thép, tinh luyện nhôm, hoá dầu, xi măng, dệt và công nghiệp hoá học nặng như kim loại, cơ khí, hoá học. Với sự ứng dụng các kỹ nghệ tiên tiến nhất của Mỹ và phương thức tự động hoá, ngành công nghiệp Nhật Bản đã phát triển với tốc độ rất cao chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên qua 2 lần khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979 với sự tăng vọt của giá nhiên liệu và nguyên liệu, ngành công nghiệp Nhật Bản đã bị đình đốn. Tiếp đó Nhật Bản đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp gia công chính xác. Kỹ thuật điện tử của Nhật Bản đã đạt đến trình độ rất cao. Các sản phẩm này của Nhật Bản đã làm bá chủ trên thị trường thế giới.

    Tuy nhiên bước vào thập kỷ 90, đồng yên tăng vọt và ngành công nghiệp Nhật Bản vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu đã bị khựng lại. (Tiền tăng so với ngoại tệ thì ngành xuất khẩu bị thiệt, giảm so với ngoại tệ thì ngành nhập khẩu bị thiệt). Ngoài ra còn có những phản đối từ phía Âu-Mỹ cho rằng các sản phẩm của Nhật quá mạnh. Chính vì vậy việc cải tiến kỹ thuật nội địa dựa vào kỹ thuật của nước khác đã trở nên khó khăn. Từ năm 1994 đến năm 1999 có những dấu hiệu cho thấy kinh tế đang hồi phục. Người ta cho rằng nhiệm vụ của người Nhật ở thế kỷ 21 là Khởi phát các ngành công nghiệp mới dựa vào những nghiên cứu cơ bản của chỉ riêng Nhật Bản.

    Q: Có phải giá cả tại Nhật cao hơn giá cả tại các nước khác không?
    Giá cả tại Nhật Bản là cao nhất thế giới. Theo điều tra của sở kế hoạch kinh tế năm 1993 thì giá sinh hoạt tại Tokyo gấp 1,41 lần tại New York, 1,45 lần tại Paris và 1,36 lần tại Luân Đôn. Giá hambuger trung bình tại Tokyo (năm 1995) là 181 yên, tại New York là 110 yên, tại Luân Đôn là 95 yên. Tuy nhiên từ giữa những năm 90, với sự tăng giá của đồng yên giá hàng nhập khẩu giảm xuống đáng kể, kinh tế đình trệ cũng làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống; thêm vào đó là chính sách phá giá bằng việc gia tăng nhập khẩu cũng làm cho giá cả giảm. Ba lý do chính đó làm cho chỉ số tiêu thụ hàng hoá giảm xuống dưới 1%. Giá quần áo, đồ gia dụng, thông tin liên lạc đã bắt đầu giảm xuống.

    Q: Các công đoàn của Nhật được tổ chức như thế nào?
    Phần lớn các công đoàn của Nhật là công đoàn công ty. Nói cách khác, nếu bạn làm việc cho một công ty thì bạn trở thành thành viên của công đoàn công ty đó. Trên các công đoàn đó có công đoàn mẹ được tổ chức do sự tập hợp các công ty cùng ngành. Các công đoàn mẹ đó tập hợp lại thành Hội liên hiệp tổng công đoàn Nhật Bản hiện nay. Khoảng 60% công đoàn tham gia vào hội liên hiệp này. Ngoài ra còn có công đoàn được tổ chức bởi của những người phe đảng Cộng sản và công đoàn được tổ chức bởi những người phe đảng Xã hội Dân chủ cũ. Hai công đoàn này chiếm khoảng 9%.

    Ngoài công đoàn ngành Kim loại (IMF-JC) ra, Nhật Bản không xây dựng các công đoàn của từng ngành. Công đoàn ngành Kim loại là thành viên tích cực của IMF (International Metalworkers Federation: Liên hiệp công đoàn ngành Kim loại quốc tế). Khoảng 20% công đoàn tham IMF-JC. Tuy nhiên tại thời điểm năm 1994, trong số 35 triệu lao động tại Nhật Bản, chỉ có 12 triệu được tổ chức vào công đoàn. Người lao động càng ngày càng không muốn tham gia vào công đoàn.

    Q: Hiện nay Nhật Bản đang phải đối diện với những vấn đề ô nhiễm nào?
    Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm tại Nhật Bản là đất chật người đông, công trường và khu nhà ở nằm sát nhau. Người ta đã chứng minh được rằng nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp giống như hen suyễn phát sinh tại thị xã Yokkaichi tỉnh Mie là do khí thải từ nhà máy lọc dầu bên cạnh. Căn bệnh Mizumata nổi tiếng có nguyên nhân là do ô nhiễm thuỷ ngân, căn bệnh Itai-Itai có nguyên nhân là do ô nhiễm Cadomium … tất cả đểu do nước thải từ các công trường gây ra.

    Năm 1967 bộ luật cơ bản về chống ô nhiễm môi trường được ban hành và có hiệu lực. Dựa trên bộ luật này có thể xác định được ô nhiễm phát sinh từ đâu. Tuy nhiên người Nhật vẫn phải lo ngại về những ô nhiễm mà không thể xác định được nguyên nhân. Ví dụ các đám mây quang hoá được tạo ra khi các oxit Ni-tơ hoặc hydro-carbon phản ứng hoá học dưới ánh nắng mặt trời mạnh; Do Ni-tơ hoặc Phốt pho có trong nước thải công nghiệp cũng như nước thải gia đình mà sinh vật phù du phát sinh quá nhiều gây ra hiện tượng triều đỏ. (đỏ là màu của các sinh vật phù du). Triều đỏ đó cản trở sự phát triển của các loài hải sản như cá và sò; ô xít lưu huỳnh trong không khí gây ra mưa axit; tiếng ồn tại ven đường cao tốc vân vân. Có thể nói rằng trên nước Nhật nhỏ bé, người Nhật đang phải sống chung với các loại ô nhiễm.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  9. #15
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Thuế tại Nhật


    Q: Người Nhật phải đóng những loại thuế nào?
    Có hai loại thuế: thuế trực tiếp đánh vào thu nhập cá nhân và thuế gián tiếp đánh vào việc tiêu thụ.

    Thuế trực tiếp bao gồm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế thừa kế, thuế biếu tặng. Thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước và cho chính quyền địa phương.

    Thuế gián tiếp là 5% giá trị hàng hoá khi mua hàng. Gọi là thuế gián tiếp vì người dân phải trả 5% đó cho nhà nước thông qua nhà kinh doanh. Ở Nhật thuế trực tiếp chiếm 68,1%, thuế gián tiếp chiếm 31,9% (1994). Ở Nhật và ở Mỹ thì tỷ lệ thuế trực tiếp là cao còn ở Anh, Pháp, Đức thì thuế gián tiếp chiếm tỷ lệ cao, lên tới 50%. Nếu không tăng thuế gián tiếp, Nhật Bản không thể duy trì được hệ thống bảo hiểm xã hội của một xã hội già trong thế kỷ 21.

    Q: So với thế giới, thuế ở Nhật có cao hay không?
    Thuế thu nhập (bao gồm cả thuế đóng cho nhà nước và cho chính quyền địa phương) năm 1994 của người Nhật là 24,1%, nếu tính ra tiền thì khoảng 718 nghìn 112 yên một năm, giảm 4% so với năm 1990. Anh là nước có tỷ lệ đóng thuế cao nhất thế giới với trên 40%. Tiếp đó là đến Italia (33%), Pháp (35%). Nói chung các nước châu Âu có tỷ lệ phải đóng thuế cao hơn Nhật Bản trong đó thuế gián tiếp chiếm khoảng một nửa. Ở Nhật có cảm giác rằng thuế quá cao nhưng thực ra đó là thuế thu nhập tức là thuế nhìn thấy. Nếu tính tổng cộng ra thì vẫn thấp hơn các nước châu Âu.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  11. #16
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Cảnh sát và tội phạm


    Q: Cảnh sát Nhật cũng có tổ chức giống FBI chứ?
    Cảnh sát Nhật Bản do từng tỉnh thành quản lý, không có tổ chức cảnh sát nào điều khiển hay hoạt động trên phạm vi toàn quốc cả. Lấy ví dụ về Keishicho, tức là cục cảnh sát thủ đô, được trao nhiệm vụ điều hành cơ bản khu vực thành phố mà họ phụ thuộc, trong trường hợp này là thành phố Tokyo. Các cảnh sát cũng được yêu cầu chỉ làm việc trong khu vực thành phố mà họ trực thuộc. Có một số người cho rằng Nhật cần một tổ chức điều khiển toàn bộ hệ thống cảnh sát như là FBI để đề phòng trường hợp bọn tội phạm liên hệ với nhau thành hệ thống trên phạm vi các tỉnh thành, như là vụ khí độc mà giáo phái Aum gây ra.

    Mặc dù vậy thì cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật, là một bộ phận của hội đồng bảo an xã hội Nhật Bản, cũng không hề tham gia vào bất kỳ hành động điều tra cụ thể nào. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo ngân sách cho ngành cảnh sát, điều hành các hoạt động chính để bảm bảo an ninh xã hội, quản lý điều hành giao thông trên các trục đường chính trên khắp đất nước, v.v… . Tổ chức duy nhất có thể tổ chức điều tra trên phạm vi toàn quốc như là một thực thể độc lập là cơ quan an ninh điều tra công cộng, một cơ quan chuyên về việc đối phó với những thành phần qua khích. Tuy nhiên thì sức mạnh của cảnh sát Nhật chính là ở chỗ họ có thể điều khiển một cách có hiệu quả việc điều tra trên phạm vi toàn quốc khi mà sở tổng chỉ huy cảnh sát các tỉnh thành liên kết lại với nhau.

    Q: Ở Nhật, loại tội phạm nào nhiều nhất?
    Theo thống kê về những vụ phạm tội được phát hiện ở Nhật thì vào năm 1994 có cả thảy 1.784.434 vụ, có xu hướng giảm so với năm 1993. Tỷ lệ phá án thành công là 43%. Đối với những loại tội phạm như giết người, tội cố ý gây hoả hoạn, và tội cướp đoạt tài sản công dân có vũ trang thì tỷ lệ phá án khá cao, lên tới 89,1%. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật năm 1994 được phân chia như sau:


    • Trộm cắp 87,3%
    • Xâm phạm, phá hoại tài sản 6,3%
    • Lừa đảo, tham ô, hối lộ 3,6 %
    • Bạo lực, gây thương tích cho người khác 2,0%
    • Các loại tội phạm khác 0,8%


    Đặc điểm của tội phạm ở Nhật trong thập kỷ 90 là sự tăng lên của các vụ phạm tội có dùng súng, mặc dù ở Nhật súng bị cấm. Các vụ tội phạm có sử dụng súng bởi những người thường chứ không phải là bởi bọn găng tơ vào các vụ giết người, cướp của ngày càng tăng.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  13. #17
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Hệ thống phòng vệ


    Q: Cho đến nay, Nhật đã gây chiến với những nước nào?
    Cuộc chiến tranh đầu tiên với nước ngoài trong lịch sử của Nhật là cuộc chiến tranh của Hakusukinoe vào năm 663, trong đó Nhật đánh nhau với liên minh của Trung Quốc và Triều Tiên. Tiếp đến là 2 trận chiến với quân Mông Cổ vào năm 1274 và 1281. Vào năm 1592 và 1596 thì Toyotomi Hideyoshi đã cố gắng chinh phục bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên vào năm 1598 thì quân của ông ta đã phải rút lui vì cái chết của tướng quân. Trong suốt thời kỳ Edo (Giang Tô), chính quyền Nhật Bản thực hiện chính sách bế quan toả cảng và cắt đứt mọi mối quan hệ với nước ngoài.

    Tuy nhiên sau khi chế độ Thiên hoàng được khôi phục lại thì tham vọng xâm lược bán đảo Triều Tiên của người Nhật lại bắt đầu nhen lên, tạo nên mối đe doạ lớn đối với Trung Quốc. Vào năm 1894, triều Minh (Trung Quốc) gửi quân tới bán đảo và bắt đầu cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Chiến thắng của quân Nhật vào năm tiếp đó đã đưa đến kết quả là sự độc lập của Triều Tiên và sự nhượng lại bán đảo Liêu đông, Đài Loan và đảo P’eng-hu cho Nhật. Tuy nhiên, Nga, Đức và Pháp đã phản đối kịch liệt việc này và người Nga đã bắt đầu tiến hành chiến lược mở rộng xuống phía nam bằng việc chiếm đóng Mãn Châu.

    Chiến tranh Nga- Nhật xảy ra vào năm 1904. Và người Nhật lại tiếp tục chiến thắng vào năm tiếp sau đó và tăng cường sức mạnh của mình ở bán đảo Triều Tiên và thu thêm được cả phía nam của Sakhalin. Trong cố gắng mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc, Nhật bị suy yếu khi dốc toàn lực vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc và tiến tới chiến tranh Thái Bình Dương vào năm 1941 chống lại quân đồng minh bao gồm Mỹ, Anh và Hà Lan. Nhật Bản thất trận vào tháng 8 năm 1945. Ta có thể nhận thấy con số các cuộc chiến tranh tăng lên nhanh chóng chỉ trong vòng 100 năm kể từ khi Nhật phát triển thành một quốc gia hiện đại.

    Q: Tự vệ đoàn có phải là quân đội hay không?
    Không. Hiến pháp của Nhật tuyên bố vĩnh viễn không chấp nhận chiến tranh trong điều 9 chương 2. Trong thời kỳ hậu chiến thì điều này có thể dịch là Nhật Bản sẽ không bao giờ phát động chiến tranh hay dùng vũ lực quân sự như là phương sách giải quyết xung đột quốc tế. Người ta lí luận rằng những điều ghi trong hiến pháp chỉ là cấm phát động chiến tranh hay dùng vũ lực đe doạ các nước khác chứ không cấm quyền tự vệ khi có ngoại xâm. Với lí do đó, Nhật Bản quyết định thành lập tự vệ đoàn. Năm 1950, tự vệ đoàn ra đời với cái tên “Đội cảnh sát dự bị”. Năm 1952 đổi tên thành “Đội Bảo An”. Năm 1954, bộ luật về tự vệ đoàn ra đời. Mặc dù không phải là quân đội nhưng tự vệ đoàn Nhật Bản có đủ hải – lục – không quân, có máy bay chiến đấu, có xe tăng, có tên lửa đất đối không.

    Q: Nếu so với quân đội các nước khác, tự vệ đoàn mạnh như thế nào?
    Theo như số liệu năm 1993 thì ngân sách cho tự vệ đoàn của Nhật đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nga, trên cả Pháp, Đức, Anh và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với tổng sản lượng quốc dân cực cao của Nhật thì ngân sách đó quá thấp, chỉ chiếm có 1.6% GDP. Trong khi đó con số này là 4.7% cho Mỹ, 4.2% cho Hàn Quốc, 25.2% cho Bắc Triều Tiên.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  15. #18
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Dân số


    Q: Ở Nhật có bao nhiêu người đang sinh sống?
    Theo điều tra tháng 11 năm 2001 thì dân số Nhật bản là 127.270.000 người. Dân số Nhật Bản cao thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Inđônêxia, Braxin. Tuy nhiên do diện tích bé nên mật độ dân số ở Nhật là 335 người/km2 trong khi mật độ dân số ở Mỹ là 27 người/ km2

    Q: Dân số Nhật tăng hay giảm?
    Từ tháng 10 năm 1993 đến tháng 10 năm 1994 dân số Nhật tăng 270.000 người. Tuy nhiên từ sau “phong trào sinh con thứ hai” năm 1973 thì tỷ lệ gia tăng dân số giảm dần. Theo dự doán của viện nghiên cứu dân số Bộ Sức khoẻ và Phúc lợi thì năm 2000 dân số Nhật sẽ tăng lên 127 triệu người, giảm xuống 126 triệu người vào năm 2025 và 112 triệu người vào năm 2050. Theo thống kê năm 1994 của liên hợp quốc thì cứ thế giới tăng 1000 người thì trong dó có 2,9 người Nhật, 2,6 người Anh, 3,1 người Pháp, 15 người Trung Quốc và 30,2 người Ấn Độ.

    Q: Tuổi thọ trung bình của người Nhật là bao nhiêu?
    Theo thống kê của bộ Sức khoẻ và Phúc lợi năm 2000 thì tuổi thọ của nam giới là 77,64, nữ giới là 84,62. Ðây là tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Thế nhưng năm 1935 thì con số này là 46,92 đối với nam giới và 49,63 đối với nữ giới. Như vậy trong vòng 60 năm tuổi thọ trung bình của cả nam và nữ đều tăng 30 tuổi. Tuổi thọ của người dân cao tập trung ở các nước Bắc Âu ví dụ như Thuỵ Điển, Na Uy, Ai len. Việc Nhật Bản có thể sánh vai với các nước này chứng tỏ sự trưởng thành về kinh tế cũng như xã hội của Nhật Bản.

    Q: Trung bình trong gia đình người Nhật có bao nhiêu thành viên?
    Theo điều tra về hộ gia đình năm 1994 thì trung bình một hộ gia đình Nhật có 3,63 người. Theo kết quả điều tra năm 1955 thì trung bình một hộ gia đình có 5 người. Nguyên nhân của việc giảm số thành viên trong gia đình là do tỷ lệ sinh giảm và sự chuyển từ đại gia đình sang gia đình hạt nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng dân số ở Nhật là do sự tăng tuổi thọ, tuy nhiên dân số Nhật giảm dần từ năm 2000.

    Q: Gia đình Nhật thời xưa và nay có gì khác nhau?
    Thời Minh Trị pháp luật quy định con trai trưởng có quyền thừa kế toàn bộ tài sản. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì chế độ này đã bị bãi bỏ. Cùng với sự biến đổi của xã hội và sản xuất, nhiều người đã rời bỏ vùng quê nơi vẫn còn bị ảnh hưởng nặng của chế độ cũ và chuyển lên thành phố. Việc hôn nhân cũng chuyển từ hôn nhân do sự sắp xếp của cha mẹ sang hôn nhân do tình yêu. Trong gia đình hạt nhân vợ chồng đóng vai trò trung tâm.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  16. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  17. #19
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Đặc tính của người Nhật


    Q: Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
    Người Nhật gọi đơn vị cơ bản của xã hội là “Ie” (Ie là chữ “gia”). “Ie” không chỉ có nghĩa là “ngôi nhà” mà còn mang ý nghĩa là “tập đoàn” trong xã hội, trường học, tôn giáo … Mặc dù chế độ gia tộc và chế độ đồ đệ thời phong kiến không còn nữa nhưng khác với châu Âu, trong xã hội Nhật Bản “tập đoàn” vẫn được ưu tiên hơn là cá nhân. Chế độ tuyển dụng suốt đời vẫn phổ biến ở Nhật, nghệ thuật pha trà (shado, trà đạo) và nghệ thuật cắm hoa “Ikebana” vẫn mang tính gia truyền.

    Trong một xã hội như thế này, các thành viên luôn tự coi mình là một phần gắn liền với tập đoàn. Đối với nhiều người nước ngoài thì việc này được xem như là thiếu những hành động mang tính độc lập và thiếu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên nếu tập đoàn không còn hoạt động thì sự tồn tại của các thành viên cũng biến mất. Có thể nói người Nhật rất khéo léo trong việc giữ thăng bằng giữa “cá nhân” và “tập đoàn”.

    Q: Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
    Nhiều người nước ngoài chỉ trích rằng người Nhật không nói rõ ý kiến của mình. Tuy nhiên trong một xã hội mà trật tự được duy trì bằng sự ưu tiên tập thể hơn là cá nhân thì việc không biểu hiện rõ ý kiến của mình là một điều cần thiết. Việc không nói thật ý nghĩ của mình là một phương pháp để giải quyết công việc một cách hiệu quả và tránh làm tổn hại đối phương. Đồng thời đó cũng là cách để tránh việc nói dùng từ quá cứng rắn.

    Q: Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
    Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Phật giáo đưa ra quan niệm về sinh và tử, ngoài ra nó dạy con người rằng việc niệm phật sẽ giúp cho người ta đạt đến một trạng thái không có lo âu và phiền muộn. Nho giáo được hình thành bởi Khổng Tử (552-479 TCN), đây là một hệ thống tư tưởng chứ không phải là một tôn giáo. Trung tâm của hệ thống tư tưởng này là chữ “nhân”. “Nhân” có nghĩa là yêu người nhưng không phải là tinh thần bác ái như đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà là yêu người thân và anh em. Đầu tiên là lấy chữ “nhân” để trị gia và sau rộng ra là trị nước. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.

    Q: Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?
    Trong cuốn sách [Người Nhật trong cái hộp] của nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. Điều này có nghĩa là do tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Nếu nghĩ như thế này thì có thể hiểu được là lý do tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó ta cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại trở thành một cường quốc về kinh tế và là một nước an toàn, ít có tội phạm.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  18. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  19. #20
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Hệ thống giáo dục


    Q: Chế độ giáo dục hiện nay ở Nhật bản được bắt đầu từ khi nào?
    Nguồn gốc của chế độ hiện nay được hình thành từ năm 1872. Cho đến thời Edo thì người dân vẫn học trong những ngôi chùa. Đầu tiên thì trên pháp luật quy định thời hạn giáo dục bắt buộc là 4 năm, không phân biệt thân phận, giới tính, giàu nghèo. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định học sinh phải đảm nhiệm tất cả kinh phí dành cho học tập. Dần dần giáo dục trở thành tập quyền, năm 1903 Nhật Bản có bộ sách giáo khoa đầu tiên. Năm 1907 thời hạn giáo dục bắt buộc được chuyển thành 6 năm. Sau cuộc chiến Thái Bình Dương, chính sách giáo dục mang tính chất quốc gia. Nam và nữ không học chung 1 lớp. Năm 1947 ban hành luật mới về trường học, đây là nền tảng cho nền giáo dục hiện nay của Nhật với 6 năm cấp 1 và 3 năm cấp 2. Tiếp theo là 3 năm cấp 3 và 4 năm đại học, nhưng giáo dục từ cấp 3 trở lên là không bắt buộc.

    Q: Ở Nhật có những loại trường học nào?
    Sau đây là tên các loại trường hiện đang có ở Nhật. Phần trong ngoặc thời gian học.

    1. Mẫu giáo (1-3 năm)
    2. Tiểu học (6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
    3. Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
    4. Trung học phổ thông (3 năm)
    5. Cao đẳng kỹ thuật (5 năm rưỡi đối với ngành Hàng hải và 5 năm đối với các ngành còn lại)
    6. Đại học ngắn hạn (2 năm)
    7. Đại học chính quy (4 năm)
    8. Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
    9. Trường trung cấp (1 năm trở lên)
    10. Trường đặc biệt

    Trong này thì tiểu học và trung học cơ sở là giáo dục bắt buộc, trường cao đẳng kỹ thuật là trường dạy các kỹ năng và kiến thức về công nghiệp và hàng hải, chỉ cần tốt nghiệp 9 năm giáo dục bắt buộc là có thể thi vào các trường này. Học sinh tốt nghiệp cấp 3 tại Nhật có thể thi vào năm thứ 4 của trường và tốt nghiệp cấp 3 tại các nước khác có thể thi vào năm thứ 3 của trường cao đẳng kỹ thuật Trường dạy nghề dạy về nấu ăn, may vá, thủ thư, thiết kế… Hệ thống này có 2 chương trình dành riêng cho học sinh tốt nghiệp cấp 2 và học sinh tốt nghiệp cấp 3. Trường đặc biệt là những trường dành cho học sinh bị khuyết tật.

    Q: Tỷ lệ vào học cấp 3 và đại học ở Nhật là bao nhiêu phần trăm?
    Theo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ vào đại học là 48,6%. Năm 1960 tỷ lệ này là 10,3%. Tỷ lệ học cấp 3 là gần 100% (chính xác là 96.9%) do vậy nhiều người có chủ trương đưa giáo dục cấp 3 thành giáo dục bắt buộc. Hiện nay tỷ lệ học sinh học đại học cao nhất là Mỹ với 50%, cao thứ 2 là Nhật, tiếp theo là Pháp, Đức, Anh.

    Q: Trường học ở Nhật và Mỹ khác nhau ở điểm nào?
    Nhìn chung thì hệ thống giáo dục của hai nước là giống nhau, điểm khác nhau duy nhất trong hệ thống giáo dục là ở Mỹ thì ngành Y, Luật và Thương mại thì chia riêng trường đại học và trường đào tạo sau đại học. Ngoài ra có những sự khác nhau khác về giáo dục:

    1. Ở Mỹ không có sự chỉ đạo theo một khuôn mẫu bắt buộc như ở Nhật, và ở Mỹ chú trọng nhiều vào thực hành.
    2. Ở Mỹ không có sách giáo khoa thống nhất do chính phủ đưa ra và cũng không có sự cạnh tranh khốc liệt để vào trường đại học như ở Nhật. Ở Nhật mặc dù thi vào Đại học rất khó nhưng đã vào thì hầu như là chắc chắn sẽ tốt nghiệp.

    Q: Tại sao ở Nhật có nhiều trung tâm dạy thêm và trường dự bị đại học như vậy?
    Có lẽ trên thế giới không nước nào có tình trạng hỗn loạn về trung tâm dạy thi và trường dự bị đại học nhiều như ở Nhật. Ngay cả ở Anh và Pháp là những nước có tuyển chọn chặt chẽ học sinh thi vào những trường đại học danh tiếng nhưng cũng không có chế độ thi tuyển vào những trường mẫu giáo nổi tiếng như ở Nhật. Ở Nhật nhiều phụ huynh vẫn quan niệm rằng nếu cho con học những trường mẫu giáo nổi tiếng thì con mình sẽ duy trì tốc độ đó và vào được những trường đại học nổi tiếng. Hầu hết những học sinh từ tiểu học cho đến những học sinh cấp 3 đều đi học thêm để sau này có thể thi vào những trường đại học nổi tiếng. Lý do việc đi học thêm này cũng giống như ở nước ta. Nếu chỉ học những kiến thức trong nhà trường thì không thể giải đề thi đại học được. Tất cả những việc này đều là để sau này có thể xin việc làm vào một công ty lớn có việc làm ổn định. Đây là hậu quả của việc quá coi trọng bằng cấp ở Nhật.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  20. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 30-11-2010, 10:32 PM
  2. Những vụ hiếp dâm làm hại mối quan hệ Mỹ-Nhật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2008, 10:48 PM
  3. Nhật sa thải quan chức tiết lộ thông tin mật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-01-2008, 08:47 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-01-2008, 01:54 PM
  5. Nhật Bản quan tâm đến chính sách của Hàn Quốc
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-12-2007, 02:37 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •