>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: [Tin tức] Những nhà văn Nhật chết bằng cách tự tử

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    [Tin tức] Những nhà văn Nhật chết bằng cách tự tử

    Nhật là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Tinh thần võ sĩ đạo được coi là một trong những nguyên nhân khiến người dân nước này coi cái chết nhẹ như lông hồng. Nhưng không chỉ có võ sĩ, nhiều văn sĩ Nhật cũng tìm đến tử thần, như một cách giải thoát khỏi nỗi buồn và những bế tắc trong cuộc sống. Dưới đây là câu chuyện về những cái chết “phi tự nhiên” của các nhà văn.

    Yukio Mishima

    Ngày 25/11/1970, nhà văn Nhật Yukio Mishima quyết định kết thúc đời mình bằng nghi thức seppuku. Với thanh kiếm của một võ sĩ đạo, ông tự mổ bụng, moi gan và chết một cách đau đớn. Trong cuốn Mishima’s Sword (Lưỡi kiếm của Mishima), tác giả Christopher Ross miêu tả: “Lưỡi kiếm đã ngập sâu vào khoang bụng cỡ 10 cm, ông ấn lưỡi kiếm chầm chậm từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mở toác từng lớp da. Máu tràn ra lênh láng trên sàn nhà. Một cuộn nội tạng màu hồng hồng xam xám nhờ nhờ thòi ra từ vết thương. Mùi tanh nồng xông lên khắp căn phòng”.


    Nhà văn Yukio Mishima


    Mishima tên thật là Kimitaka Hiraoka. Ông sinh năm 1925 trong gia đình có bố là một quan chức chính phủ. Tuy bố của Hiraoka không muốn con trai đi theo nghiệp văn chương nhưng ông vẫn âm thầm theo đuổi niềm đam mê của mình. Mishima là tác giả của 40 cuốn tiểu thuyết, 20 tuyển tập truyện ngắn, hàng chục vở kịch và không ít bài thơ lẻ. Ít nhất ba lần, nhà văn được coi là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học. Những tác phẩm nối tiếng của Mishima có The Temple of the Golden Pavilion (Ngôi đình tạ bằng vàng -1956), bộ bốn tác phẩm The Sea of Fertility (Biển cả muôn màu – 1965-70).
    Cái chết của ông xuất phát từ sự thất bại của Hiệp Hội lá chắn trong cuộc bao vây Cục phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo. Hiệp hội lá chắn được thành lập năm 1968 nhằm phục hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido, ngợi ca chủ nghĩa quốc gia, ủng hộ Hoàng đế Nhật.

    Ngày 25/11/1970, Mishima cùng những người bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản. Sau khi bắt giam tướng Kanetoshi Mashita, nhà văn kêu gọi quân sĩ tiến hành chính biến nhưng vấp phải sự phản đối dữ dội. Ý định bất thành, ông quyết định tìm đến cái chết.

    Yasunari Kawabata

    2 năm sau cái chết gây chấn động của Yukio Mishima, nhà văn Yasunari Kawabata cũng tìm cho mình cách giải thoát khỏi cõi trần đầy mệt nhọc. Ngày 16/4/1972, trong một căn nhà nhỏ ven bờ biển Zushi (Kanagawa, Nhật) – nhà văn mở khí gas và lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Ông không để lại bất cứ chúc thư hay lời trăng trối nào.


    Nhà văn Yasunari Kawabata

    Yasunari Kawabata sinh ngày 11/6/1899 tại Osaka. Tuổi thơ của nhà văn chìm trong đau thương và mất mát. Lên 3 tuổi, nhà văn mồ côi cha; 4 tuổi mồ côi mẹ; tiếp đó bà nội và cô em gái độc nhất qua đời, ông sống với người ông nội mù lòa. Năm 1914, ông nội cũng mất, nhà văn chỉ còn một mình trên cõi đời. Nhưng với ý chí sắt đá và niềm đam mê sâu sắc với văn học, Kawabata đã gặt hái được những thành công vang dội.

    Ông là nhà văn Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học (1968) với những tác phẩm như Nhật ký tuổi mười sáu, Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết, Người đẹp say ngủ, Nỗi buồn và cái đẹp… Sáng tác của Kawabata đề cập đến tình yêu, nỗi cô đơn, cái chết, sự khổ đau với những trang viết giàu tính gợi dục, mang vẻ đẹp mong manh, vừa thực vừa hư…

    Một số người cho rằng, Yasunari Kawabata tìm đến cái chết vì ông cảm thấy bế tắc trong sáng tác, vì những sáng tác ra đời sau không vượt được những tác phẩm đã đưa tên tuổi ông được biết đến trên toàn thế giới. Kawabata chết để giữ mãi vị trí đỉnh cao của mình.

    Ryunosuke Akutagawa

    Ngày 24/7/1927, nhà văn Ryunosuke Akutagawa tìm đến cái chết ở tuổi 35 bằng những liều thuốc ngủ mạnh. Trong bức thư để lại trước khi chết có tiêu đề: “Vài dòng cho người bạn cũ nào đó”, ông viết: “Tôi là kẻ trong suốt như băng, sống trong một thế giới của những sợi dây thần kinh bị đốt nóng. Cái chết tự nguyện này có thể đưa lại cho chúng ta một chút bình yên, nếu không phải là hạnh phúc. Giờ tôi đã sẵn sàng, tôi thấy thiên nhiên đẹp hơn bao giờ hết… Tôi đã được trải nghiệm, yêu và thấu hiểu thế giới hơn bất cứ người nào khác”.


    Nhà văn Ryunosuke Akutagawa


    Akutagawa sinh ngày 1/3/1892 tại Tokyo. Ông sớm mồ côi mẹ vì bà bị chứng điên. Bố ông không đủ khả năng nuôi con nên Akutagawa phải về sống với người cậu tên là Michiaki Akutagawa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Tokyo, nhà văn cùng một số bạn bè sáng lập ra tờ tạp chí văn học mang tên Shinshicho – Trào lưu tư tưởng mới. Từ đó, ông chuyên tâm vào sự nghiệp viết lách.

    Với khoảng 150 truyện ngắn sáng tác trong một quãng thời gian ngắn ngủi, Ryunosuke Akutagawa được coi là bậc thày truyện ngắn Nhật, một trong những đại biểu mở đầu cho chủ nghĩa hiện đại Nhật Bản. 8 năm sau khi ông mất, giải thưởng văn học Akutagawa ra đời và đến nay vẫn được coi là một giải thưởng uy tín trên văn đàn Nhật.

    Không ai giải thích nổi nguyên nhân cuộc tự vẫn của Ryunosuke Akutagawa. Nhưng một số thông tin cho rằng, trước khi chết, ông có những dấu hiệu mắc phải chứng thần kinh như mẹ. Nhà văn luôn bị ám ảnh bởi một áo giác rằng trong thức ăn của ông có dòi.

    Dazai Osamu

    Bất cứ lý do gì “bất như ý” cũng có thể khiến Dazai Osamu tìm đến cái chết. Năm 1929, ông tự tử (nhưng không chết) vì lo lắng không qua được kỳ thi tốt nghiệp. Năm 1930, đang theo học tại Đại học Tokyo, ông lại tiếp tục tự tử vì bị gia đình cấm yêu geisha. Một lần nữa, nhà văn không được tử thần tiếp nhận. Năm 1935, khi thi rớt trong một kỳ tuyển dụng, Osamu tìm cách kết thúc cuộc đời mình bằng cách treo cổ và lại được cứu sống.

    “Quá tam ba bận”, sau 3 lần tự vẫn không thành, ngày 13/6/1948, người ta tìm thấy xác của nhà văn và cô tình nhân tại một hồ nước ở Tokyo. Nhà văn đã nhảy xuống hồ trẫm mình, để lại tác phẩm Goodbye (Từ biệt) còn viết dở.


    Nhà văn Dazai Osamu


    Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shuji. Ông sinh năm 1909 tại Kanagi trong một gia đình giàu có. Thông minh, tài năng nhưng Osamu không chú tâm vào học tập mà có cuộc sống khá buông thả, trác táng. Tác phẩm của ông mang âm hưởng buồn, đi ngược lại truyền thống văn dĩ tải đạo, đề cập nhiều đến cái chết như một sự giải thoát của con người khỏi mọi bế tắc trước cuộc đời. Những tác phẩm nối tiếng của nhà văn gồm có Shayo (Tà dương), Ningen Shikkaku (Mất tư cách làm người), Bijion no Tsuma (Người vợ của Villon).

    Kitamura Tokoku

    Năm 1894, quẫn bách vì căn bệnh tâm thần, nhà thơ Kitamura Tokoku đã tìm đến cái chết. lúc đó, ông chỉ mới 25 tuổi. Trước đó 1 năm, nhà văn cũng đã tự tử nhưng không thành.


    Nhà thơ Kitamura Tokoku


    Kitamura Tokoku sinh ngày 16/11/1868 tại Sagami. Bên cạnh làm thơ, ông còn là nhà bình luận, nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng của Nhật Bản. Những tác phẩm chính của ông gồm: kịch thơ liên hoàn Khúc bồng lai, Một thiên khác của khúc bồng lai, tiểu thuyết Ngục quỷ đói…

    Nguồn: Tổng hợp
    Theo Viet_SSE
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 13 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Clover2808 (05-01-2012), dinhlata93 (04-06-2013), Harukatoki (05-01-2012), livetolove (05-01-2012), lynkloo (05-01-2012), miyakekenwings (23-03-2012), Ngọc_san (07-01-2012), ngongocmai (06-02-2012), Onion Club (05-01-2012), rin_4ever (29-01-2012), trantktam826 (05-01-2012), VMA (04-04-2012), Yuichi (12-01-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 26-11-2013, 03:49 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-05-2012, 03:08 PM
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-01-2012, 10:49 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 25-02-2009, 03:05 PM
  5. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 18-11-2007, 08:42 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •