>
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: YUZEN- Nghệ Thuật Trong Nghệ Thuật

  1. #1
    Moderator
    lynkloo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 94234
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 678
    Thanks
    4,268
    Thanked 2,660 Times in 636 Posts

    YUZEN- Nghệ Thuật Trong Nghệ Thuật

    Yuzen được phát minh vào đầu thế kỷ 18, giữa thời đại Edo bởi một họa sĩ ở Tokyo có tên là Miyazaki Yuzen-sai, và ngay lập tức nó đã trở thành nghệ thuật nền tảng tân tiến nhất trong kỹ thuật nhuộm kimono. Thuật ngữ Yuzen xuất hiện lần đầu trong cuốn sách về thời trang “Gen-Siki-Kan” xuất bản năm 1687. Đồng thời nó cũng được đề cập đến tronmg vở kịch nổi tiếng của Ihara Saikaku có tên gọi “Kosyoku Itidai Otoko”. Thời bấy giờ, Yuzen đã trở thành một phong cách và 20 loại hình nhuộm khác đã bị mai một. Điều này có thể cho thấy Yuzen đã có ảnh hưởng lớn như thế nào đến văn hóa dệt của Nhật Bản.


    Tên gọi Yuzen đã trở nên vô cùng phổ biến trong các cuốn sách nghệ thuật. Về cơ bản Yuzen là một hỗn hợp được hòa trộn bằng tay và sơn vẽ lên vải, có thể sử dụng cùng các khuôn mẫu hoa văn kết hợp với các đường viền, nếp gấp, bện xoắn…của kỹ thuật shibori. Những đường ren rời của hình họa tiết bên ngoài được dán vào vải, sau đó áp dụng kỹ thuật nhuộm theo kiểu chuyển tiếp màu sắc một cách tinh tế. Thanh nhã, mềm mại, tinh xảo và giá thành cao chính là đặc điểm của Yuzen. Các motif truyền thống cùng các họa tiết trang trí mang khái niệm biểu tượng là phổ biến và được ưa chuộng nhất. Những chiếc lá vàng cùng các đường thêu ren thường được sử dụng để tạo nên một kết thúc hoàn chỉnh trong bố cục của Yuzen.


    Lý do cơ bản nhất dẫn đến sự thành công của Yuzen chính là các họa tiết của nó. Các motif truyền thống từ thời Hein khoảng những năm 1000 bao gồm các họa tiết hoa lá, cây cỏ mang chủ nghĩa tự nhiên hoặc trìu tượng. Tính nổi trội của Yuzen được thể hiện qua độ bền của màu sắc, chịu được nước, áp dụng được cho nhiều loại vải và vẫn giữ được đặc tính riêng của từng loại vải sau khi nhuộm. Một lợi thế nữa của Yuzen là kỹ thuật nhuộm hết sức chính xác đối với những đường nét mảnh, và ngay cả những mũi thêu, mũi móc. Rất nhiều màu sắc, thậm chí cả các màu trung tính cũng có thể được biểu hiện thành công bằng với Yuzen, và kỹ thuật sơn nhuộm này rất phù hợp với khí hậu ẩm của Nhật Bản.

    Yuzen thực sự đã mang lại rất nhiều cảm xúc trong lĩnh vực thời trang cũng như các lĩnh vực nghệ thuật khác. Những họa tiết mang màu sắc trung tính, mềm mại, quyến rũ đã tạo nên sự thành công, cũng như những cảm xúc riêng của Yuzen. Không chỉ những bộ Yuzen Kimono mà bất kể bộ trang phục nào áp dụng kỹ thuật Yuzen đều giống như một tác phẩm nghệ thuật hay nói đúng hơn là một bản hòa tấu sắc màu mềm mại. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của Yuzen tại Tokyo là các dòng khác nhau của Yuzen tại Kaga. Các họa tiết của Kyo-Yuzen mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn, còn Kaga-Yuzen mang màu sắc chủ nghĩa tự nhiên nhiều hơn.


    Các mẫu Yuzen cầu kỳ và đầy phức tạp đều được vẽ và nhuộm bằng tay một cách tỉ mẫn,các màu sắc được chuyển tiếp hài hòa. Và để tạo nên một tác phẩm Yuzen hoàn chỉnh đòi hỏi phải mất rát nhiều thời gian và công sức. Quá trình làm Yuzen truyền thống có thể mô tả sơ lược trong chu kỳ, và được lặp đi lặp lại tùy thuộc vào họa tiết của thiết kế.Đầu tiên là vẽ các hình họa tiết bằng nước của trái cây rau trai “Spider-wort”, màu vẽ này có thể tẩy sạch khi giũ trong nước. Các đường nét cơ bản được vẽ với một lớp keo bảo vệ. Lớp keo này được chế tạo bằng phương thức truyền thống từ gạo nếp, và ngày nay được thay thế bởi keo cao su tổng hợp nhân tạo mà thậm chí còn có thể vẽ nên những đường nét mỏng manh, tinh tế hơn. Các mảng họa tiết, hoa văn tạo nên từu những nét vẽ bằng keo ấy sẽ được sơn phủ bởi nước đậu. Việc này giúp cho lớp keo ngâm sâu hơn và tránh việc màu sắc lan ra ngoài phạm vi, tạo nên hiệu quả đẹp hơn. Sau đó là sơn màu. Người ta sử dụng những bút lông nhỏ để sơn phần biên, biểu đạt họa tiết một cách sắc nét hoặc mờ ảo. Tiếp đến là khâu làm khô màu sơn. Các phần diện tích cạnh nhau sẽ không thể sơn được nếu phần bên cạnh chưa khô. Tuy vậy họa tiết thường gồm rất nhiều mảnh nhỏ cấu thành nên người ta có thể sơn các ô nhỏ cách nhau mà không cần sấy, do đó có thể hoàn thiện việc nhuộm sớm hơn. Sau đó phủ ngoài các phần với keo bảo vệ và sơn màu nền. Cuối cùng sẽ là việc giặt vải lụa và sửa chữa lại một vài chỗ cần thiết. Mỗi một khâu của Yuzen đều được thực hiện bởi đôi tay giàu kinh nghiệm, và người chịu trách nhiệm kiểm soát hợp nhất các khâu, hoàn thiện nên một tác phẩm Yuzen được gọi là Senshyo” Nghệ nhân dệt”. Và các nghệ nhân Yuzen đã mang vạn vật thiên nhiên vào trong các tác phẩm của mình, để rồi chính những tác phẩm đó lại tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống.



    Màu sắc, đường nét sống động giàu ngôn ngữ biểu cảm của Yuzen không chỉ mang đến sự độc đáo, quyến rũ cho các trang phục truyền thống của Nhât Bản mà còn là kho tàng quý giá để tạo nên một cảm xúc Yuzen rất riêng cho những bộ trang phục hiện đại..


    Hong Nhung C&T sưu tầm
    thay đổi nội dung bởi: lynkloo, 17-12-2011 lúc 08:33 PM
    Chữ ký của lynkloo
    ~o0o~ Kasumi's FC ~o0o~
    lang thang con mèo hoang ~

  2. The Following 9 Users Say Thank You to lynkloo For This Useful Post:

    cassiopeia_10 (18-08-2012), chiengja (13-07-2013), Chii123 (11-07-2012), Gaku-sama (22-09-2012), jackybin01 (31-07-2012), Kasumi (31-07-2012), Ngọc_san (17-12-2011), superbig_duck (27-09-2012), zBluemoonz (17-12-2011)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Kaga yuzen - Kỹ thuật nhuộm vẽ tay kỳ công

    Kaga là tên gọi của kỹ thuật nhuộm vẽ bằng tay trong thời kỳ Edo (1603-1868). Loại hình nghệ thuật đỉnh cao này tập trung ở Kanazawa, nằm trong quận Ishikawa.


    Một trong những mặt hàng thủ công nổi tiếng của vùng là loại vải nhuộm cao cấp nhất Nhật Bản, các kỹ thuật truyền thống của Kaga yuzen đã được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác với sự sáng tạo và cải tiến kỹ thuật không ngừng của các nghệ nhân.




    Việc sản xuất ra những loại vải với màu sắc thanh lịch tạo nên một vẻ óng ánh đặc biệt nhất không thể lẫn với các loại vải nhuộm thông thường. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17, kỹ thuật nhuộm vải của Kaga đã được hoàn thiện bởi sự cải tiến kỹ thuật của các nghệ nhân kỳ cựu nhất vùng Ishikawa. Những kỹ thuật về màu bao gồm việc sử dụng các chất chiết xuất từ hoa hồng hoặc quả mận để nhuộm vải. Trong nửa cuối của thế kỷ 17, Kaga yuzen được nói đến đã được bắt đầu bởi họa sĩ yuzen-sai Miyazaki đã kết hợp quá trình nhuộm Kaga sản xuất số lượng lớn vải nhuộm Kaga yuzen.


    Các màu đặc trưng của Kaga yuzen xuất phát từ việc sử dụng 5 màu sắc chủ đạo, bao gồm màu xanh chàm, đỏ sẫm, màu đất son màu vàng, cỏ xanh và màu tím cổ, được sử dụng cùng với màu xám tạo ra các mô hình cơ bản. Một kỹ thuật cũng liên quan đến việc phối hợp màu sắc từ các họa tiết viền ngoài với những nét vẽ chính ở giữa tác phẩm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho vải nhuộm Kaga. Nhiều họa tiết thiết kế, trong đó bao gồm các chủ đề như các loài chim và hoa, ngọn núi và suối, tạo ra một cảm giác sang trọng xa hoa. Thực hiện bằng tay bởi một thợ thủ công duy nhất, quá trình tô màu toàn bộ, bao gồm cả việc lên ý tưởng và thực hiện thiết kế, trong một thời gian rất dài (khoảng hai hoặc ba tháng) để hoàn thành.


    Trong công việc này, kỹ thuật cơ bản nhất là loại bỏ gạo dán, được sử dụng như một loại vật liệu làm bền màu sắc, cách sử dụng thuốc nhuộm dư thừa và điều này là một phần quan trọng bậc nhất của quá trình làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Do đó, vải nhuộm Kaga được rửa vải bên dòng sông Sai và sông Asano chảy qua thành phố, một cảnh tượng hết sức phổ biến ở Kanazawa khi bạn đến thăm nơi này, quá trình này được gọi là yuzen Nagashi và đây là một trong những biểu tượng của Kanazawa.

    .

    Theo nama.edu
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 7 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    cassiopeia_10 (18-08-2012), chiengja (13-07-2013), Gaku-sama (22-09-2012), jackybin01 (31-07-2012), KhaiTinh (05-08-2012), lynkloo (01-08-2012), Ngọc_san (05-08-2012)

  5. #3
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 64791
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 15
    Thanks
    62
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Các loại vải này của Nhật dù rất nhiều họa tiết, nhiều khi làm người ta chóng cả mặt khi xem nhưng vẫn thấy đẹp lạ thường, rất sang mà cũng rất giản dị. Mình rất thích loại vải này, nhưng thích ngắm hơn là dùng. Nếu có vài tấm chắc mình sẽ treo nó lên để ngắm cho đã.

  6. #4
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tinh tế, cầu kỳ nghệ thuật nhuộm vải Yuzen

    Tấm vải nhuộm bằng kỹ thuật Yuzen màu sắc tươi sáng, không nhòe, tinh tế từng chi tiết.

    Nghệ thuật nhuộm vải Yuzen ra đời ở Nhật Bản vào thời kỳ Edo (khoảng năm 1700), bởi Miyazaki Yuzen-sai, một họa sĩ Nhật. Kể từ đó, nó đã trở thành nghệ thuật nhuộm kimono độc tôn, không có “đối thủ”.


    Thuật ngữ “nhuộm Yuzen” xuất hiện lần đầu trong Gen-Siki-Kan, một cuốn sách nghiên cứu thời trang phát hành năm 1678. Người ta đồn rằng khi Yuzen ra đời, 20 phong cách nhuộm khác đã “tuyệt chủng”. Không biết đây có phải lời nói ngoa không nhưng nó đã nói lên tầm ảnh hưởng lớn lao của Yuzen đối với nền nhuộm vải xứ hoa anh đào.


    Lý do chủ yếu dẫn đến thành công của Yuzen là các họa tiết trên vải. Những họa tiết truyền thống này bắt nguồn từ thời Heian, những năm 1000s, chủ yếu là hoa và cây, có thể rất tự nhiên hoặc trừu tượng.




    Vải nhuộm bằng phong cách Yuzen có nhiều màu sắc, bền và chịu được nước. Kỹ thuật Yuzen thể hiện độ tinh xảo cao bởi có thể cho ra những nét rất mảnh, lại vô cùng chính xác.


    Có 7 bước cơ bản trong kỹ thuật nhuộm Yuzen. Bước thứ nhất là Ao-bana Utushi, tức là dùng bút vẽ lên vải bằng chất ao-bana, một dung dịch ép từ cây rau trai. Chất này rất đắt đỏ vì vậy ngày nay một số cơ sở nhuộm vải thay nó bằng hóa chất.


    Bước thứ hai là Nori oki, tức là vẽ tiếp lên mẫu bằng keo để giữ đường nét khi nhuộm vải. Sau đó, nghệ nhân nhuộm sẽ giũ sạch vải trong nước phơi khô để làm bay đi chất ao-bana. Tiếp theo là bước Fuse Nori, trong đó nghệ nhân nhuộm vải phủ một loại keo cổ truyền làm từ gạo nếp lên bề mặt vải. Trong bước tiếp theo: Gojiru ji ire, người nhuộm tỉ mỉ dùng hỗn hợp tảo biển và bột đậu nành quét lên vải để giúp keo ngấm sâu hơn, tránh mờ nhòe.


    Bước nhuộm Ji zome được thực hiện nhiều lần, phơi khô rồi đem đi giũ nước. Sau đó, lớp gojiru tảo biển và bộ đậu nạnh được phủ thêm một lần và tô màu bằng cọ lên các hoa văn đã vẽ trước đó.






    Có nhiều dòng Yuzen khác nhau như Kaga mang màu sắc tự nhiên hơn còn Kyo mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Do đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, vải nhuộm Yuzen thường rất đắt tiền.




    Ngày nay, Yuzen trở thành niềm tự hào của nền văn hóa Nhật Bản và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho ngành dệt may, thời trang trên thế giới.




    Hiền Trang
    xzone.vn
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  7. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    chiengja (13-07-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-04-2012, 08:25 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-11-2011, 01:37 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 25-12-2009, 08:27 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-03-2009, 11:17 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-10-2008, 12:20 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •