>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Đồ sứ Imari

  1. #1
    ^^ cá đổi màu ^^
    ♥ JPN's Super Lover ♥
    Sayuri_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 55322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Phú Thọ
    Tổng số bài viết: 2,127
    Thanks
    462
    Thanked 8,599 Times in 1,653 Posts

    Đồ sứ Imari

    Sản phẩm sứ Imari ra đời đầu tiên tại Nhật cách đây khoảng 400 năm trong thời kì Sengoku, hay còn gọi là thời kì Chiến Quốc. Tướng quân Toyotomi Hideyoshi đã bành trướng tham vọng bằng cách đưa quân xâm lược Triều Tiên vào cuối thế kỉ XVI. Rất nhiều thợ làm gốm và nghệ nhân trong các lĩnh vực khác của Triều Tiên bị bắt về Nhật. Khoảng đầu thế kỉ XVII, các thợ gốm của Triều Tiên đã phát hiện ra cao lanh ở Arita, ngay sau đó, họ cho ra đời những sản phẩm sứ đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.


    Vào thời điểm này, phong cách thiết kế hoa văn trên đồ sứ Cảnh Đức Trấn danh tiếng của Trung Quốc trở thành khuôn mẫu cho sản phẩm sứ Nhật Bản. Đó cũng là kỹ thuật cao cấp trên lĩnh vực sản xuất gốm sứ của thế giới lúc bấy giờ. Với sắc thái đặc trưng cùng vẻ đẹp mới lạ, sản phẩm sứ của Trung Quốc và Nhật Bản rất được các hoàng gia Châu Âu ưa chuộng.

    Vào khoảng cuối thế kỉ XVI, khi giai cấp võ sĩ chiếm vị trí lớn trong xã hội Nhật Bản, họ đã sản sinh ra nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật mới trong đó có trà đạo. Gốm sứ là những vật dụng rất cần thiết trong lễ trà. Điều đó đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với mặt hàng này. Chịu ảnh hưởng bởi lối thiết kế của sứ Cảnh Đức Trấn, nhưng sứ Imari đã tạo ra một phong cách riêng với sự ra đời của dòng sứ Someitsuke.

    Bên cạnh việc học hỏi kỹ thuật chế tác sứ từ Trung Quốc và Triều Tiên, người Nhật cũng tự phát triển ngành gốm sứ của họ theo một hướng độc lập. Không lâu sau đó, vào khoảng giữa thế kỉ XVI, ngành công nghiệp gốm sứ của Nhật Bản phát triển rất mạnh. Để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, rất nhiều lò nung đã ra đời tại Arita. Thời điểm này, sứ Nhật Bản có thêm phong cách thiết kế mới mang tên Kakiemon.


    Sứ Kakiemon là loại gốm sứ chất lượng cao, được sản xuất chủ yếu dành cho xuất khẩu. Đặc trưng của phong cách thiết kế này là màu sắc tao nhã với hoa văn trang trí vẽ hình thú vật, con người, chim và hoa trong khuôn mẫu không đối xứng.

    Sứ Kakiemon đại diện cho ngành công nghiệp sứ Imari bắt đầu có mặt trên thị trường thế giới. Vào đầu thế kỉ XVIII, Châu Âu bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chế tạo sứ với sự ảnh hưởng rất lớn từ dòng sản phẩm sứ Kakiemon của Nhật Bản. Từ bước khởi đầu học theo kỹ thuật chế tạo sứ của Trung Quốc và Triều Tiên, sứ Imari của Nhật Bản đã dần trở nên độc lập, hưng thịnh và tự khẳng định tầm ảnh hưởng cũng như danh tiếng trên thế giới.

    Những sản phẩm sứ Kakiemon đương đại có màu men trắng chỉ chiếm 10% không gian trên sản phẩm, còn lại là sự trang nhã của họa tiết trang trí, tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn.

    Qua nhiều thế kỉ, các nghệ nhân Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ngành công nghiệp gốm sứ để cái tên “Imari” luôn là nhãn hiệu của tiêu chuẩn sứ chất lượng cao trên toàn cầu.


    Chữ ký của Sayuri_chan
    Mây của trời cứ để gió cuốn đi


    Mainichi nihongo

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Sayuri_chan For This Useful Post:

    chiengja (13-07-2013), hannayun (11-11-2013)

  3. #2
    Shokunin
    Kumoko's Avatar


    Thành Viên Thứ: 92316
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 37
    Thanks
    4
    Thanked 72 Times in 14 Posts
    Cao lanh là thành phần nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất đồ sứ. Sản phẩm sứ Imari sử dụng cao lanh lấy từ khu mỏ cao lanh Izumiyama ở thị trấn Arita.

    Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit. Để tiết kiệm sức lực, các nghệ nhân tại Arita đã dùng sức nước trong công đoạn tán vụn đá cao lanh.

    Sau khi những khối đá cao lanh được tán nhuyễn, người ta cho nước vào bột đá cao lanh và dùng chân giẫm lên hỗn hợp này hàng trăm lần để trộn chúng lại với nhau đồng thời tạo nên độ kết dính cần thiết. Màu trắng của nguyên liệu quyết định nên màu sắc thuần khiết của đồ sứ.
    Chữ ký của Kumoko
    Cỏ trong vườn nhà người khác không xanh hơn cỏ trong vườn nhà mình

  4. #3
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Bài viết bên trên là phần cuối trong 3 phần của chủ đề Đồ sứ Imari ở trang THVL, Ka add thêm 2 phần đầu.

    Phần I

    Trong ẩm thực, người Nhật không chỉ chú trọng đến hương vị của món ăn, mà cả trong cách thể hiện. Vật đựng bằng sứ Imari luôn là lựa chọn ưa thích để trang trí món ăn Nhật Bản.

    Đồ sứ Imari là sản vật nổi tiếng của thị trấn nhỏ Arita thuộc thành phố Imari, thủ phủ của tỉnh Saga, tọa lạc trên đảo Kyushyu.

    Khác với những sản phẩm được làm từ đất sét khác, đồ sứ có đặc điểm không chỉ đẹp, mà còn rắn chắc. Đồ sứ Imari là đại diện cho các sản phẩm gốm sứ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chất lượng của nó đã được thế giới khẳng định trong nhiều thế kỉ qua. Sứ Imari được chia ra làm hai loại chính là sứ Sometsuke và Iro-e.



    Đồ sứ Imari là sản vật nổi tiếng của Nhật Bản

    Đặc trưng của sứ Sometsuke là những hoa văn chỉ duy nhất một màu xanh được trang trí trên nền men trắng. Sứ Sometsuke ra đời sớm nhất trong lịch sử tồn tại của đồ sứ Imari.




    Sứ Sometsuke ra đời sớm nhất trong lịch sử tồn tại của đồ sứ Imari


    Loại thứ 2 là sứ Iro-e. Hoa văn trang trí trên dòng sản phẩm này mang nhiều màu sắc và sắc thái khác nhau, thường là phong cảnh hoa lá, chim chóc. Iro-e là loại sứ men được sản xuất bằng phương pháp phủ men màu lên trên sản phẩm đã được vẽ họa tiết trang trí và nung trước. Những men màu thông dụng trong sứ Iro-e là màu đỏ, vàng kim, xanh lá và xanh biển.




    Những men màu thông dụng trong sứ Iro-e là màu đỏ, vàng kim, xanh lá và xanh biển


    Đối với sứ Imari, người Nhật không dùng chúng để bày trí và sử dụng một cách tùy tiện. Cách sử dụng ở đây không có nghĩa là bảo quản, mà đó là kỹ năng bày biện những đồ đựng bằng sứ Imari trên bàn ăn sao cho chúng hài hòa với món ăn và không khí của bữa tiệc.


    Phần II

    Cao lanh là thành phần nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất đồ sứ. Sản phẩm sứ Imari sử dụng cao lanh lấy từ khu mỏ cao lanh Izumiyama ở thị trấn Arita.

    Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit. Để tiết kiệm sức lực, các nghệ nhân tại Arita đã dùng sức nước trong công đoạn tán vụn đá cao lanh.


    Sản phẩm sứ Imari sử dụng cao lanh lấy từ khu mỏ cao lanh Izumiyama ở thị trấn Arita


    Sau khi những khối đá cao lanh được tán nhuyễn, người ta cho nước vào bột đá cao lanh và dùng chân giẫm lên hỗn hợp này hàng trăm lần để trộn chúng lại với nhau đồng thời tạo nên độ kết dính cần thiết. Màu trắng của nguyên liệu quyết định nên màu sắc thuần khiết của đồ sứ.

    Tiếp đến là công đoạn tạo dáng cho đồ vật, việc này đòi hỏi người thợ phải sử dụng đến bàn xoay. Sau khi hoàn tất việc tạo dáng bằng bàn xoay, người thợ dùng một cái bào bằng sắt để gọt dũa nhẵn nhụa mặt ngoài của đồ vật. Dựa vào âm thanh phát ra khi dùng tay gõ vào đồ vật, người thợ sẽ phán đoán được sức chịu nóng của nó.

    Sau đó, người thợ sẽ đặt khuôn mẫu vào bên trong của vật cần tạo hình. Họ cẩn thận dùng lòng bàn tay ấn mạnh vật cần tạo hình một cách đều đặn từ bên ngoài để nó hòa hợp với hình dáng của khuôn mẫu bên trong. Đối với những đồ sứ có hình dáng phức tạp thì người thợ không dùng đến bàn xoay. Sau khi đã thành hình, sản phẩm thô được tráng qua một lớp men. Công đoạn này giúp bề mặt sứ sáng bóng đẹp mắt.


    Nét vẽ thon nhọn, mỏng manh, phá vỡ không gian trắng ngần của lớp men phủ bên ngoài đồ sứ


    Để tạo độ bền chắc cho sản phẩm, người ta mang sứ vào lò nung trong 40 giờ với nhiệt độ khoảng 1300 độ C. Khi đồ sứ đã được nung xong, đến công đoạn trang trí hoa văn. Người thợ bắt đầu vẽ những nét thẳng để tạo dáng cho lá và thân cây. Nét vẽ thon nhọn, mỏng manh, phá vỡ không gian trắng ngần của lớp men phủ bên ngoài đồ sứ. Chúng là khung sườn cho hoa văn cầu kì trong các bước trang trí kế tiếp do đó cần phải có độ chính xác cao.

    Bước tiếp theo là sơn màu lên đồ sứ. Bàn tay khéo léo của người thợ lướt nhẹ những nét cọ mềm mại trên mẫu vẽ thô. Thao tác được thực hiện rất tỉ mĩ. Thỉnh thoảng, người thợ lại vẫy nhẹ đầu cọ để điều tiết lượng mực tồn đọng giúp nét vẽ thanh thoát và màu sắc hài hòa.

    Thanh Tâm
    THLV
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  5. The Following 4 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    chiengja (13-07-2013), hannayun (11-11-2013), KhaiTinh (05-08-2012), ngongocmai (27-11-2011)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •