>
Trang 2/3 đầuđầu 1 2 3 cuốicuối
kết quả từ 11 tới 20 trên 21

Ðề tài: Đóng góp tư liệu về nhạc cụ truyền thống, dân gian Nhật Bản

  1. #11
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 85325
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,896
    Thanks
    968
    Thanked 2,974 Times in 1,031 Posts
    E muốn học cách thổi Shakuhachi quá
    Chữ ký của nic-chan
    Lạnh...
    ...rát buốt...
    ...gió cùng mưa...
    ...ôm ấp,vỗ về.

    Kasumi's FC

  2. #12
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Nãy giờ lục lọi khắp nơi tìm hiểu xem hồ Biwa và đàn Biwa (Tỳ Bà) có quan hệ j với nhau không nhưng đáng tiếc là chẳng có manh mối j cả Sẳn tiện sang đây post luôn thông tin về loại đàn này. Tuy Tỳ Bà ko có xuất xứ từ Nhật Bản nhưng cũng nằm trong danh sách các nhạc cụ dân gian, nên chắc post vào đây cũng là hợp lí

    ---

    ĐÀN TỲ BÀ


    Dưới đời Đường, Trung Quốc có ba loại nhạc: Ya Yue (Nhã nhạc) là nhạc dùng trong các cuộc tế lễ và trong triều đình; Su Yue (Tục nhạc) là nhạc dùng trong dân gian và Hu Yue (Hồ nhạc) là các loại nhạc của các nước “rợ Hồ”. Nhạc Ya Yue và Su Yue từ Trung Quốc đã du nhập Nhật Bản dưới thời Nara (645-793), biến thành Gagaku (Nhã nhạc) của Nhật Bản, trong dàn nhạc có hai cây đàn mang tên là Gaku Biwa (nhạc Tỳ Bà).


    Gakubiwa


    Nhạc công gảy Biwa trong dàn Gagaku Nhật Bản


    Đến thời đại Heian (794-1191) xuất hiện một loại Biwa khác dùng để phụ họa cho những người hát kể chuyện thăng trầm của gia đình quý phái Heike, một loại anh hùng ca. Và dàn nhạc đó được gọi là Heike Biwa.


    Heikebiwa


    Video một nhạc công gảy Heikebiwa


    Đến cuối của thời Muromachi (1338-1573), tại phía Nam của tỉnh Kyushu, dưới sự lãnh đạo của ông hoàng vùng Satsuma, một cây đàn Biwa khác dùng để kể chuyện, nhưng tiết tấu dồn dập hơn, chỉ đờn trong khi người kể chuyện nghỉ hát để lấy hơi, và cách phối hợp hai kỹ thuật Moso Biwa và Heike Biwa, đó là Satsuma Biwa.


    Mosobiwa


    Satsumabiwa


    Video Nghệ sĩ Yukihiro Goto biểu diễn Satsuma Biwa


    Trong thời đại Meiji (1868-1912), phía Bắc của tỉnh Kyushu xuất hiện một cách đàn Biwa mới, tùy phỏng theo Moso Biwa và Satsuma Biwa, có pha một chút kỹ thuật của đàn tam Shamisen. Đàn đó được gọi là Chikuzen Biwa, dùng để biểu diễn âm nhạc của thời đại và từ Kyushu đàn được phổ biến lên miền Bắc tận Tokyo.


    Shamisen (đàn 3 dây)


    Chikuzenbiwa


    Từ một cây đàn Pipa của Trung Quốc, sang Nhật Bản, đã biến thành năm loại đàn khác nhau: Gaku Biwa trong nhạc Cung Đình, Moso Biwa trong chùa, Heike Biwa cho những người chuyên hát kể chuyện Heike, Satsuma Biwa phối hợp hai cách đàn Moso và Heike, Chikuzen Biwa dành cho những nhạc sĩ tấu nhạc không lời. Mỗi nhạc khí đều giữ hình thức đặc thù, không có nhiều phím, chỉ bốn, năm phím, không đàn theo cách tạo nhiều chữ đàn, mà đàn chậm rãi, có nhiều chữ rung, nhấn theo phong cách của Nhật Bản.

    Người Nhật biết tạo một nét đặc thù cho các nhạc khí Heike Biwa, Satsuma Biwa và không bao giờ nghĩ đến cách đóng đàn Biwa, hay đàn Biwa theo cách của Pipa Trung Quốc, và nhờ đó được người yêu nhạc trên thế giới tìm nghe các đàn Tỳ Bà Nhật Bản không ngoại lai.


    Satsuma Biwa (薩摩琵琶) Heike Biwa (平家琵琶) Moso Biwa (盲僧琵琶)



    Nghệ sĩ biểu diễn đàn Biwa (Ngũ huyền Tỳ Bà - 5 dây)


    Các nghệ sĩ biểu diễn Biwa Nhật Bản








    TRẦN VĂN KHÊ
    catruthanglong
    thay đổi nội dung bởi: Kasumi, 20-02-2012 lúc 01:31 AM
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  3. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (20-02-2012), Ngọc_san (20-02-2012), nic-chan (20-02-2012)

  4. #13
    quy ẩn
    Ngọc_san's Avatar


    Thành Viên Thứ: 49360
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,004
    Thanks
    4,163
    Thanked 1,400 Times in 679 Posts
    sao thấy trong NHK họ nói đàn Biwa là du nhập từ Ba Tư chứ ko phải TQ

  5. #14
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Trong bài viết đâu có nói đàn Tỳ Bà xuất xứ TQ đâu Ngọc Ko nguyên văn nhưng qua bài viết có thể rút ra là đàn Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi Pipa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi Biwa và VN mình là Tỳ Bà thôi.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. #15
    quy ẩn
    Ngọc_san's Avatar


    Thành Viên Thứ: 49360
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,004
    Thanks
    4,163
    Thanked 1,400 Times in 679 Posts
    uhm tại N ko thấy nêu rõ xuất xứ of đàn, chỉ biết là Gagaku du nhập từ TQ và trong đó có đàn Biwa.
    Từ một cây đàn Pipa của Trung Quốc, sang Nhật Bản, đã biến thành năm loại đàn khác nhau
    Mà N nghĩ câu này cũng mún nói nó xuất thân từ cây Pipa, hay là hôm đó mình xem mà đầu óc để đâu nên nghe lộn nhỉ.
    Mà sao mấy cây đàn of Nhật ko gảy bằng tay mà có kèm thanh gỗ hình cây quạt nhìn phong cách ghê hen
    ---------------------
    vừa mới tìm tt, đúng là xuất thân từ Ba Tư
    thay đổi nội dung bởi: Ngọc_san, 20-02-2012 lúc 02:27 AM

  7. #16
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Xuất xứ thì là Ba Tư đúng rồi đó

    Xác nhận lại cho chắc ăn

    Ðã là hồ cầm mà có bốn dây thì chỉ có đàn tỳ bà - người Trung Quốc và Triều Tiên gọi là Pipa, người Nhật Bản gọi là Biwa. Người Trung Quốc cũng gọi đàn pipa là huqin, tức là hồ cầm, vì đàn ấy không phải do người Trung Quốc chế ra mà của dân tộc vùng Tây á đem vào. Giáo sư người Nhật Tanabe Hisao và Kishibe Shigeo cho rằng đàn pipa có thể bắt nguồn từ đàn barbat của người Ba Tư, đã theo con đường buôn bán tơ lụa ngày xưa mà nhập vào Trung Quốc, rồi sau đó sang Triều Tiên, Nhật Bản rồi đến Việt Nam.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. #17
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Đàn Koto

    Đàn Koto (琴 hoặc 筝) là một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, nó tương tự như đàn guzheng của Trung Quốc. Đàn Koto được xem là nhạc cụ dân tộc của nước Nhật. Koto có chiều rộng khoảng 180 cm ( tương đương với 71 in) và được làm từ gỗ kiri (Paulownia tomentosa). Nó có 13 dây được nối vào 13 con chắn có thể dịch chuyển dọc theo chiều rộng của thân đàn. Người chơi có thể điều điều chỉnh cường độ âm tiết của đàn trước khi sử dụng bằng cách di chuyển các con chặn này. Thông thường, người chơi đàn Koto sẽ sử dụng ba ngón tay (đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa) để gảy đàn.


    Đàn Koto 13 dây theo phong cách Nhật Bản


    Một trong những cách viết từ koto thông dụng là: 筝 và nó được phát âm là sō. Mặc dù nó cũng thường được gọi bằng một số tên khác, nhưng đa số các tên gọi này đều tương tự nhau, chẳng hạn như đàn guzheng của Trung Quốc được viết là (筝) hoặc guqin (琴, trong tiếng Nhật Bản phát âm là kin).

    Lịch sử

    Đàn koto được phát minh vào đầu thế kỷ thứ 5 và trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8, đàn Koto lần đầu tiên được truyền bá đến Nhật Bản từ Trung Quốc. Phiên bản đầu tiên của đàn Koto chỉ có năm dây đàn, trong khi phiên bản đàn Koto hiện tại có tới bảy dây. (Koto vốn có mười hai dây khi nó lần đầu tiên được truyền bá đến vùng Nara, Nhật Bản vào những năm 710 – 784 và sau đó tăng lên đến mười ba dây). Loại nhạc cụ này được sử dụng rất phổ biến trong khắp khu vực Châu Á, dưới nhiều hình thái khác nhau: Đàn Koto ở Nhật Bản là một phiên bản biến tấu từ đàn Qin, tại Hàn Quốc nó là tổ tiên của loại đàn gayageum và được gọi là Đàn Tranh tại Việt Nam. Loại nhạc cụ đa dạng này được phân làm hai chủng loại lớn, Dạng đàn có con chặn và dạng đàn không có con chặn. Loại đàn thông dụng nhất tại Trung Quốc là đàn Qin, nó tương tự với hầu hết các loại đàn truyền thống khác ở các nước châu Á.


    Tổng quan về đàn Koto

    Ban đầu khi đàn Koto được nhập khẩu vào Nhật Bản, thuật ngữ “Koto” được sử dụng cho cho toàn bộ các nhạc cụ có dây của Nhật. Theo thời gian, ngày càng có nhiều chủng loại nhạc cụ có dây du nhập vào Nhật và từ Koto không sử dụng thể định nghĩa chung cho tất cả. Nhóm nhạc cụ goto Azuma hay còn gọi là yamatogoto được đổi thành wagon, nhóm nhạc cụ kin no koto trở thành kin, và nhóm sau no koto đổi thành so hoặc koto.

    Đàn koto hiện đại xuất thân từ đàn so hay còn gọi là gakuso, được sử dụng trong các ban nhạc cung đình Nhật Bản. Đó là một loại nhạc cụ phổ biến trong giới thượng lưu; trong đó thì đàn koto được xem là loại nhạc cụ lãng mạng nhất. Một số bản nhạc độc tấu mang tính văn học hoặc sử học được thể hiện bằng đàn koto đã tồn tại hàng thế kỷ trước khi có sokyoku hay còn gọi là dòng nhạc koto độc tấu được thành lập. Nền văn học Nhật Bản xem đàn koto như một biểu tượng âm nhạc truyền thống. Trong một chương của tác phẩm "The Tales of Genji (Genji monogatari)", nhân vật chính Genji đã mang lòng yêu da diết một người phụ nữ bí ẩn, người mà anh chưa bao giờ được gặp mặt nhưng đã mang lòng yêu chỉ qua một lần nghe tiếng đàn koto của cô.


    Masayo Ishigure đang sử dụng đàn Koto 13 dây


    Lịch sử của đàn Koto được bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 ở Nhật Bản. Tại thời điểm này một thầy tu của đạo Phật có tên là Kenjun (Sinh năm 1547 và mất năm 1636), người sống ở phía Bắc vùng Kyūshū, đã bắt đầu sáng tác các khúc nhạc dùng cho đàn koto, và lập nên trường phái nhạc "Tsukushi goto".

    Có lẽ người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của đàn Koto là ông Yatsuhashi Kengyo (1614-1685). Ông là một nhạc sĩ mù tài năng sống tại Kyoto người thay đổi giới hạn phối âm của đàn từ sáu âm tiết sang một phong cách hoàn toàn mới mà ông đặt tên là Uta Kumi. Yatsuhashi đã thay đổi âm độ của âm goto Tsukushi – âm tiết dựa trên âm điệu của đàn gagaku, và với sự thay đổi này, một phong cách mới của đàn Koto được sinh ra. Và vì thế mà ngày nay, người ta gọi Yatsuhashi Kengyo là "Cha đẻ của đàn Koto hiện đại".

    Những phát minh mới của Nhật Bản trong việc chế tạo ra những loại đàn tam thập lục không có con chăn bao gồm: đàn koto một dây (ichigenkin) và đàn koto hai dây (nigenkin hoặc yakumo goto) khoảng những năm 1920, Goro Morita đã tạo ra một phiên bản mới của đàn goto hai dây. Trong loại đàn goto này, người sử dụng sẽ nhấn các phím phía trên những dây đàn kim loại – nó tương tự như loại đàn autoharp ở phương Tây. Nó được đặt tên là Taisho goto sau khi triều đại Taisho.

    Vào đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912), âm nhạc phương Tây du nhập vào Nhật Bản. Michio Miyagi (1894-1956), một nhà soạn nhạc mù nhưng rất sáng tạo và ông cũng đồng thời là một người trình diễn, được xem là nhà soạn nhạc người Nhật Bản đầu tiên kết hợp âm nhạc phương Tây với âm nhạc truyền thống của đàn koto. Miyagi được mọi người quí trọng vì ông đã có công tái sinh lại âm nhạc koto khi mà nghệ thuật truyền thống Nhật Bản đã bị lãng quên và thay thế cho nó là luồng tư tưởng phương Tây. Ông đã viết hơn 300 tác phẩm mới cho đàn koto trước khi ra đi bất ngờ trong một tai nạn xe lửa ở tuổi 62. Ông cũng là người phát minh ra đàn bass koto 17 dây, tạo ra các kỹ thuật chơi mới, cải tiến phong cách truyền thống, và quan trọng nhất là ông đã truyền bá rộng rãi âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Ông đã kết hợp đàn koto và shakuhachi để trình diễn bài hát Haru no Umi (Spring Sea) và còn sử dụng nhiều nhạc cụ dân tộc khác trong các chuyến lưu diễn ở nước ngoài năm 1928. Bản Haru no Umi thậm chí còn được dùng để chào đón năm mới tại Nhật Bản.

    Kể từ sau thời đại của Miyagi, nhiều nhà soạn nhạc khác như Tadao Sawai (1937-1997) đã viết và trình diễn các tác phẩm để tiếp tục phát triển loại nhạc cụ này. Góa phụ Kazue Sawai, với tư cách là con gái của một người đệ tử của Miyagi, đã đóng góp rất lớn cho cho việc quốc tế hoá và hiện đại hoá dòng nhạc này. Việc cô biên soạn lại tác phẩm piano "Three Dances" của nhà soạn nhạc John Cage để sử dụng cho đàn bass koto là một bước ngoặt lớn trong thời nến âm nhạc koto hiện đại.

    Cấu tạo

    Đàn koto thường được làm bằng gỗ Paulownia. Giai đoạn sơ chế gỗ trước khi tạo thành đàn koto rất phức tạp. Để sử dụng trong mùa chế tạo đàn koto, người chế biến phải phơi các cây gỗ này trên mái nhà ít nhất một năm. Tuy nhiên trong số đó cũng có một số loại gỗ có công đoạn sơ chế đơn giản hơn. Kotos có thể có hoặc không được trang trí, một số cách trang trí thường dùng bao gồm: khảm ngà voi hoặc làm từ gỗ mun, mai rùa, kim loại …


    Ji (Con chặn)


    Các con chắn (ji) thường được làm bằng ngà voi, nhưng ngày nay nó thường được làm bằng nhựa, và đôi khi bằng gỗ. Có một số sự khác biệt nhỏ mà ít người để ý đến, có những loại con chắn nhỏ, cũng như những con chắn với ba độ cao khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu điều chỉnh âm tiết của người sử dụng. Khi bỏ sót một con chắn nhỏ vì bất cẩn, người chơi có thể chữa cháy bằng cách kéo một con chắn ở phía trên xuống. Tất nhiên, với sự sắp xếp tạm thời này, con chắn sẽ có khuynh hướng tuột xuống dưới. Những con chắn cũng khá dễ vỡ trong lúc chơi đàn, và đặc biệt thường xuyên xảy ra ở các loại nhạc cụ phải thường xuyên sử dụng đến nó, các con chắn có thể sẽ rơi ra trong quá trình chơi, đặc biệt là khi người chơi nhấn các dây đàn. Tuy nhiên, người ta cũng có bán khá nhiều loại vật liệu dùng để giữ cố định cho chốt cài của con chắn, giúp hạn chế sự dịch chuyển của nó trong lúc chơi đàn.


    Các chi tiết của đàn Koto


    Các dây đàn được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng thông dụng nhất là các loại dây làm từ nhựa tổng hợp. Dây làm bằng tơ vẫn còn được sản xuất. Dây đàn bằng tơ tằm thường có màu vàng, nhưng nó khá mắc và không bền, tuy nhiên nó có thể phát ra nhiều âm tiết đặc biệt hơn. Các dây đàn thường được kéo căng và nối với một ống giấy hoặc ống carton có kích cỡ tương đương đầu lọc của điếu thuốc, nó được căn ngang các lỗ ở phía đầu của đàn koto và luồng qua các lỗ ở phía sau, thắt chặt, và cột lại bằng một nút thắt đặc biệt. Việc lắp dây vào đàn có thể được thực hiện bằng máy móc, nhưng đa số đàn koto đều được thắt dây và buộc bằng tay. Người ta có thể thắt chặt dây đàn bằng cách kéo sợi dây từ phía sau, ngồi ở phía bên hông đàn koto, mặc dù các công đoạn này khó khăn hơn và đòi lực tay phải mạnh. Một số đàn koto được cài đặt nút điều chỉnh âm độ (giống như đàn piano), để có thể điều chỉnh âm thanh dễ dàng hơn.

    Đàn Koto ngày nay

    Sự du nhập của nhạc pop từ phương Tây đã làm giảm vị trí của đàn koto tại Nhật Bản, mặc dù nó vẫn được nghiên cứu và phát triển như một loại nhạc cụ dân tộc. Đàn bass koto 17 dây, được gọi là jūshichi-gen tại Nhật Bản, đã trở nên khá nổi bật trong những năm qua kể từ khi nó được cải tiến bởi Michio Miyagi. Ngoài ra còn có dạng đàn koto 20 dây, 21 dây, và koto 25 dây. Hiện nay có nhiều bản nhạc đang được soạn cho loại đàn koto 20 dây, 25 dây và bass kotos 17 dây. Cùng với sự ra đời tầng lớp ca sĩ thế hệ trẻ của Nhật Bản như chuyên gia về đàn koto - Kazue Sawai và các học sinh của cô bao gồm Michiyo Yagi, Reiko Obata một ca sĩ người Mỹ gốc Nhật, họ đang cố gắng tạo chỗ đứng cho đàn koto bằng cách kết hợp nó với dòng nhạc jazz và thậm chí họ còn đang nghiên cứu để thử kết hợp nó với dòng nhạc pop. Các thành viên của ban nhạc Rin' nổi tiếng với thể loại jūshichi-gen trong giới ca nhạc (pop / rock) hiện đại.


    Buổi hoà tấu đàn Koto tại Himejijo kangetsukai năm 2009


    Các nhóm độc tấu nổi tiếng thường lưu diễn ở nước ngoài gồm có: chuyên gia về đàn koto và cũng là nghệ sĩ Elizabeth Falconer người đã từng đoạt giải thưởng thưởng về âm nhạc, đồng thời là người đã bỏ ra trên mười năm để nghiên cứu về đàn koto tại trường Sawai Koto School, Tokyo; Bên cạnh đó chuyên gia đàn koto, Linda Kako Caplan, một đại chuyên gia gốc Canada và là nghiên cứu sinh của học viện Fukuoka’s Chikushi Koto School trong hơn hai mươi năm. Yukiko Matsuyama điều hành ban nhạc KotoYuki của cô tại Los Angeles. Các tác phẩm cô viết thường pha trộn âm sắc của âm nhạc hiện đại thế giới với phong các văn hoá cổ điển Nhật Bản. Một đệ tử khác của Sawai, anh Masayo Ishigure, hiện đang quản lý một trường học tại Thành phố New York.


    Yagi Michiyo đang sử dụng đàn Koto 21 dây


    Trong tháng ba, năm 2010, đàn koto nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của quốc tế khi đoạn video về giải thưởng the Grammy Award-winning của một ban nhạc rock được đăng lên trang web của họ và trở thành một cú “hit” mạnh. Đoạn video trình chiếu một đoạn biểu diễn độc đáo của thành viên Brett Larner - người chơi Soemon trong việc điều chỉnh các tông độ cho bản "Lateralus" sao cho phù hợp với đàn koto sáu dây và đàn bass koto hai dây. Trước đó, Larner đã từng song tấu đàn koto với John Fahey, Jim O'Rourke và các thành viên của nhóm nhạc rock độc lập bao gồm Camper Van Beethoven, Deerhoof, Jackie O Mother****er và Mr.Bungle.

    Trong nhạc pop và rock cổ điển, David Bowie đã sử dụng đàn koto trong dàn nhạc cụ khi trình diễn bản "Moss Garden" trong album "Hero" của mình. Paul Gilbert, một tay shred guitar nổi tiếng, thu âm cùng với vợ mình, Emi bằng đàn koto trong bản nhạc "Koto Girl" do ông sáng tác trong album Alligator Farm. Visual Kei trong ban nhạc Kagrra, được biết đến là người sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống Nhật Bản nhất trong các ca khúc của họ, một ví dụ điển hình là bản "Utakata" (うたかた), một bài hát mà mà nhạc cụ được sử dụng chính là đàn koto. Winston Tông, người ca sĩ với biệt danh Tuxedomoon, đã sử dụng koto trong bài hát 15-phút của mình, "The Hunger" trong album solo đầu tay của mình. Ban nhạc rock Queen đã sử dụng một cây đàn koto (đồ chơi) trong bản "The Prophet’s Song" trong album phát hành năm 1975 của họ “A Night at the Opera”. Album phát hành năm 1999 của Dr Dre với tựa đề “Chronic 2001” đã kết hợp những tính năng nổi bật của koto trong hai bài hát - "Still D.R.E" và "The Message". Trong khi, David Horvitz sử dụng koto theo một phong cách hiện đại của nhạc indie rock trong album “Xiu Xiu” và “The Air Force”.

    Sự tác động của đàn koto đến các dòng nhạc phương Tây còn thể hiện qua dòng nhạc jazz. Thang âm "in-sen", một thang âm có năm nốt, lần đầu tiên được sử dụng trong nhạc jazz của John Coltrane và McCoy Tyner (một nghệ sĩ đàn Koto) và nó dựa trên những âm điệu của đàn koto. Nghệ sĩ dương cầm của dòng nhạc Jazz, Dave Brubeck viết bản "Koto Song” tuy nhiên, bản nhạc này lại không được viết giành cho đàn koto mà thay vào đó là đàn piano, bản nhạc thể hiện được những nét độc đáo trong thang âm của piano. June Kuramoto của nhóm nhạc jazz fusion Hiroshima là một trong những người đầu tiên trình diễn koto dưới hình thức nhạc đương đại không theo dạng fusion truyền thống. Reiko Obata, người sáng lập ban nhạc Jazz East West, cũng là người đầu tiên thực hiện và thu âm một album nhạc jazz dựa trên nhạc cụ chính là đàn koto. Obata còn là người đầu tiên thực hiện một đĩa DVD hướng dẫn những thao tác căn bản của đàn Koto bằng tiếng Anh với tiêu đề "You Can Play Koto". Brett Larner còn mở rộng hoạt động âm của mình trong dòng nhạc jazz, thực hiện một CD đôi với Anthony Braxton một nhạc sĩ saxophone huyền thoại và đồng thời cũng là một nhà soạn nhạc.

    sandy
    VnSharing
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  9. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Ngọc_san (30-06-2012)

  10. #18
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    SÁO

    Fue (笛, hiragana: ふえ) là tên tiếng Nhật của sáo, và nó cũng được dùng để nói đến lớp học sáo xuất phát từ Nhật. Fue có rất nhiều loại, nhưng nói chung đều có thanh âm cao và được làm bằng tre gọi là shinobue. Loại sáo được dùng phổ biến nhất là shakuhachi.

    Phân loại

    Fue truyền thống được chia làm 2 loại cơ bản - sáo ngang và sáo dọc. Sáo ngang được thiết kế cho các nhạc sĩ thổi qua lỗ gần đầu nhất. Sáo dọc được thiết kế theo chiều dọc và nhạc sĩ thổi vào 1 đầu.

    Lịch sử

    Fue đầu tiên được phát triển từ ống thổi được gọi là paixiao của Trung Quốc. Nó được du nhập vào Nhật từ thế kỷ thứ V, và được phổ biến trong thời kỳ Nara.

    Ngay sau khi Fue ra đời, các thành viên giáo phái Fuke thuộc Thiền định Phật giáo đã dùng shakuhachi. Những "linh mục hư vô" đã xem chúng như một công cụ tinh thần, dùng chúng cho suizen, hoặc "thổi thiền định". Fue hiện đại có thể được nghệ sĩ dùng để thổi một mình hoặc đồng diễn cùng các nhạc cụ khác.

    Nhạc cụ

    Sáo Nhật bao gồm nhiều loại sau:

    Hình ảnh Tên Loại Mô tả
    Shakuhachi Dọc Một trong những loại sáo phổ biến và lâu đời nhất của Nhật Bản
    Hichiriki Dọc Một loại sáo độc đáo với 2 nhạc cụ thổi
    Gakubue Ngang Sáo truyền Thống
    Komabue Ngang Đây là loại sáo dành cho Komagaku, một loại âm nhạc kết hợp với các điệu múa gagaku hoàng gia
    Ryūteki Ngang Được sử dụng trong âm nhạc Nhật có xuất xứ từ Trung Quốc, âm thanh của nó được xem là đại diện của Rồng khi bay lên.
    Nohkan Ngang Một cây sáo được sử dụng trong kịch Noh và khúc đồng diễn Hayashi
    Shinobue Ngang Cũng được gọi là sáo trúc, được sử dụng cho nagauta, làm nhạc nền trong các nhà hát kabuki
    Kagurabue Ngang Sáo này được sử dụng trong một loại nhạc của Nhật gọi là Mikagura. Nó dài 45.5 cm, là loại sáo dài nhất
    Minteki aka Seiteki Ngang Dùng trong các dịp lễ

    VnSharing
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  11. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Ngọc_san (30-06-2012)

  12. #19
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Nhạc cụ truyền thống bằng thủy tinh ở Nhật Bản

    Trống và sáo là hai loại nhạc cụ chính trong âm nhạc truyền thống của Nhật Bản, trong đó có trống cầm tay Tsuzumi với hình dạng giống như đồng hồ cát. Thường được làm bằng da và gỗ cứng như gỗ cây anh đào, trống Tsuzumi nổi tiếng với âm độ cao và là loại trống duy nhất ở Nhật được đánh bằng tay trần không cần dùi trống.


    Tsuzumi truyền thống


    Cô Kaho Tosya - nghệ sĩ biểu diễn trống – cho biết, dù trống thủy tinh chưa thật hoàn chỉnh như trống truyền thống, nhưng chúng vẫn phát ra những âm thanh rất thú vị, khác biệt với những loại trống khác mà cô thường sử dụng.

    Để cho ra mắt 5 loại nhạc cụ bằng thủy tinh độc đáo này, một nhóm gồm 13 thợ thủ công thủy tinh đã phải làm việc trong hơn 19 tháng qua với chi phí khoảng 10 triệu yên, tương đương 109.000 USD. Các loại nhạc cụ bằng thủy tinh này là ý tưởng của nghệ sĩ thổi sáo Gazan Watanabe, 48 tuổi, người cho rằng thủy tinh là loại vật liệu hoàn hảo để chế tạo nhạc cụ Nhật Bản. Ông cho biết :

    - Một trong những đặc điểm của nhạc cụ Nhật Bản là độ rắn của vật liệu dùng chế tạo nhạc cụ. Chúng ta cũng có thể tìm thấy độ rắn và sự trơn láng tương tự ở các loại nhạc cụ thủy tinh này.

    Ông Watanabe cũng cho biết, ông hy vọng các loại nhạc cụ thủy tinh này sẽ được sản xuất đại trà dễ dàng hơn các loại nhạc cụ bằng gỗ, giúp đưa các loại trống và sáo truyền thống này vào âm nhạc hiện đại.

    Thu Thủy
    THVL
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  13. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    bad_no001 (26-04-2012), Ngọc_san (30-06-2012)

  14. #20
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Taiko - Chiếc trống truyền thống của người Nhật Bản

    Trong tiếng Nhật, “taiko” là chiếc trống. Thực ra, nó không phải là phát minh của người Nhật mà được du nhập từ Trung Quốc trong khoảng thế kỷ 5, 6 trước Công nguyên thông qua bán đảo Triều Tiên. Taiko đã thích nghi và phát triển nhanh trong môi trường văn hóa Nhật và cuối cùng trở thành một phần văn hóa Nhật.


    Nó được sử dụng khắp mọi nơi từ những nơi linh thiêng như chùa chiền cho đến hoàng cung, taiko có mặt trong cả các đền thờ thần đạo đến những làng chài ven biển.

    Người Nhật phân biệt taiko làm 2 loại: Byou-uchi daiko là trống có thân làm bằng gỗ từ một thân cây được đục rỗng ruột. Còn Tsukushime-daiko là trống mà thân trống làm bằng nhiều miếng gỗ ghép lại. Nhiều người nghĩ rằng loại Byou-uchi daiko thường có kích thước nhỏ vì bị hạn chế bởi đường kính cây gỗ làm thân trống. Nhưng trong một số đền thờ, đã có những chiếc trống với kích thước rất to, gọi là Adaiko.


    Trống Taiko Nhật bản là một loại nhạc cụ được lưu truyền từ thời xa xưa, giữ vai trò quan trọng trong các lễ tế thần và trong các nghi lễ. Ngày nay, cùng với loại taiko truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác, các loại taiko hiện đại đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong nền âm nhạc Nhật Bản. Ngày nay người Nhật đã không ngừng phổ biến tiếng trống của họ ra khắp thế giới.

    Các bộ phận của 1 taiko

    Ko - thân trống.
    Hara – vùng trung tâm của da trống.
    Fuchi - cạnh trên và dưới của trống.
    Kawa - da
    Mimi - phần da thừa xung quanh taiko.
    BYO - Đinh giữ da trên một taiko.
    Kanagu, hoặc Kan - vòng tròn để cố định taiko. ("Kanagu" nghĩa đen có nghĩa là các đồ vật bằng kim loại, hoặc phần cứng).
    Nawa - sợi dây thừng trên taiko


    Theo nama.edu
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  15. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Ngọc_san (30-06-2012)

Trang 2/3 đầuđầu 1 2 3 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thông tin một số công ty Nhật tại Việt Nam
    By giangsan in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 09-06-2012, 10:25 AM
  2. “Nhan sắc” Nhật
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 14-12-2011, 12:53 AM
  3. Công nghiệp ôtô (Jidosha sangyo)
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 22-03-2010, 11:50 PM
  4. Yasukuni và nước Nhật
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 30-01-2009, 02:15 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •