>
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 16

Ðề tài: Khái yếu lịch sử Nhật Bản

  1. #1
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts

    Khái yếu lịch sử Nhật Bản

    KHÁI YẾU VỀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN


    “Khái yếu về lịch sử Nhật Bản” được biên soạn dựa trên cuốn “Nihon no rekishi” do Bonjinsha xuất bản. Đây là cuốn sách viết cho đối tượng là người ngoại quốc học tiếng Nhật với lối hành văn giản dị, dễ hiểu nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn cơ bản nhất về lịch sử Nhật Bản và hiểu được những khái niệm như “Fumie”, “Ikki” mà người Nhật vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy không đi sâu nhưng nó lại mở ra trên diện rộng, không chỉ ở các sự kiện lịch sử mà còn ở các mặt văn hóa, nghệ thuật. Những kiến thức bổ sung, chú giải sẽ được đặt trong ( ).

    Nhất Như soạn dịch và chú giải.




    I.原始時代

    1. 貝塚

    日本列島は、かつてアジア大陸とつ いいたが、今から約1万年には現在の ような形になっていた。
    当時、ここに住んでいた人々が日本 の祖先であるが、その人々がどこか 来たかは、まだ明らかにされていな い。
    この時代の人々は、小高い土地に数 が集まって住み、狩りや漁をしたり 植物を採集して生活していた。家は 、浅く掘った穴のところに柱を立て 草で屋根を作ったもの(たて穴式住 )であった。人々は住居の近くに食 べた後の貝殻を捨てた。その貝殻が もってできた貝塚が今も各地に残っ いる。貝塚から石器や縄目の模様の ある土器(縄文土器(じょうもんどき) )がでてくるので、当時の生活の様 をしることができる。
    このころの人は、石.木.動物など すべての自然物に霊魂があると信じ いた(アニミズム)。そして、それ らをおそれ、まじない(呪術)をし 霊魂をしずめ、生活の安全を祈った
    このような時代が、今から1万年ほど から8千年間ぐらいつづいた。この 時代を、縄文土器の名をとって縄文 代(じょうもんじだい)という。



    CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY


    1. Ụ vỏ sò ( Kaizuka)


    Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. ( Một thuyết mới đây cho rằng tổ tiên người Nhật Bản là dân du mục từ lục địa di cư sang rồi chiếm lãnh địa của người Ainu, dân tộc bản địa trên quần đảo này).
    Thời đó họ sống tập trung nhiều hộ lại với nhau trên những vùng đất cao ráo và sống nhờ vào việc săn bắn, bắt cá và hái lượm. Nhà của họ được dựng trên một cái lỗ đào nông trên mặt đất, trên đó chống trụ và dùng cỏ làm mái lợp. (Tate ana Jukyo: lỗ được đào trên mặt đất sâu khoảng 50cm làm nền và thường có dạng tròn với đường kính khoảng 3~10m. Trong đó họ đào lỗ trồng trụ, dựng bếp và xung quanh có rãnh thoát nước.)
    Người nguyên thủy sau khi ăn xong thường vứt vỏ sò ờ những khu vực gần nơi sinh sống và dần dần vỏ sò tích tụ lại thành ụ (Kaizuka) . Hiện nay ở nhiều địa phương trên nước Nhật vẫn còn sót lại những ụ vỏ sò này. Người ta tìm thấy trong những ụ này có lẫn dụng cụ bằng đá và đồ đất sét nung trang trí bằng hoa văn dây thừng (Joumon doki) và qua đó biết được sinh hoạt của người đương thời. (Thực ra Kaizuka, ụ vỏ sò phân bố khắp nơi trên hành tinh nhưng tập trung nhiều ở Nhật trong thời Joumon)
    Con người vào thời kỳ này tin rằng tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
    Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong ụ vỏ sò đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.



    Tate ana Jukyo




    2.稲作の始まり


    紀元前3世紀ごろになると、稲作が まり、銅や鉄の金属器が使われた。 れらの技術は大陸から伝わったもの である。当時の農作業の様子は、銅 くにえがいてある絵で知ることがで る。銅たくは、この時代の遺跡から 数多く見つかっていて、祭りに使わ たものだろうと考えられている。

    人々は、稲作のために低地に住むよ になり、そこに村を作った。この時 の様子を伝える登呂遺跡

    (静岡市)には、水田ャ住居の跡と もに、ねずみが入らないようにした 床式倉庫の跡や木製の農具が残って いる。

    このころの土器は、以前より丈夫で のよいものにかわった。それらの土 は、文京区の弥生町(東京都)で最 初に見つかったので、弥生式土器と う。紀元前3世紀ごろから600年 ぐらいこの時代を弥生時代(やよい だい)という。

    2. Bắt đầu trồng lúa

    Đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên thì người ta bắt đầu trồng lúa và sử dụng khí cụ bằng đồng và sắt. Những kỹ thuật này được truyền từ lục địa Trung Hoa sang. Chúng ta có thể biết được nông nghiệp được tiến hành ra sao thông qua những tranh vẽ trên Doutaku ( một loại khí vật làm bằng đồng xanh thời Yayoi, cao khoảng 20 ~30 cm được trang trí với nhiều hình vẽ nguyên thủy. Doutaku được chế tạo tại miền Tây Nhật Bản và là một khí cụ dùng trong tế lễ. Ban đầu người ta có thể treo nó và rung để phát ra tiếng kêu nhưng dần dần Doutaku chỉ còn mang tính trang trí và chức năng phát ra âm thanh cũng không còn). Doutaku được tìm thấy trong những di tích thời kỳ này và người ta cho rằng nó được sử dụng trong tế lễ.

    Con người thời kỳ này sống ở những vùng đất thấp để trồng lúa và dựng lên làng mạc. Người ta biết được cách thức sinh hoạt đương thời thông qua di tích Toro (ở Shizuoka) mà trong đó còn lại nhiều thứ như dấu tích của ruộng nước và nhà ở, kiểu nhà kho Takayuka chuột không vào được ( một kiểu nhà sàn) và nông cụ làm bằng gỗ.




    Đồ đất sét thời kỳ này cũng đẹp và chắc chắn hơn trước và người ta dùng tên phố Yayoi ở quận Bunkyo (Tokyo), nơi đầu tiên tìm thấy những khí vật này để đặt tên cho chúng là đồ đất sét Yayoi (Yayoi doki). Thời đại này bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 TCN và kéo dài khoảng 600 năm được gọi là thời đại Yayoi.

    3.卑弥呼(ひみこ)

    紀元1~3世紀ごろになると、稲作 進み、村がしだいに大きくなって、 と呼ばれるようになった。
    そして、有力な指導者が国の王とな 、強い王は弱い王をしたがえて、さ に大きな国をつくた。このころのこ とについてはよく分からないが、中 の「後漢書」という古い歴史の本に1 世紀ごろは、
    倭人(日本人)の国から使者が来た で、後漢の皇帝が金印を与えたと書 てある。
    今から200年ほど前(江戸時代) 、福岡県で、ある農夫が偶然、地中 ら金印をみつけた。それには「漢倭 奴国王」とほってあった。この国は 多付近(福岡市)にあった小国であ うと考えられている。
    その後の様子について、中国の「魏 」という古い歴史の本に「倭人伝」 して詳しく書いてある。
    それによると、倭人の国は30ほど 小国に分かれているが、その中で女 卑弥呼の邪馬台がもっとも強く、卑 弥呼は、3世紀はじめに魏に使者を送 たという。邪馬台国が日本のどこに あったかは、まだ定説がない。

    3.Himiko

    Khoảng từ thế kỷ 1~3 thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua” và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng khoảng thế kỷ thứ 1 có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản, đương thời người Hán dùng chữ “Oa” nghĩa là người lùn để chỉ người Nhật song người Nhật vốn không chịu nên tự xem mình bằng chữ “Hòa” đồng âm với “Oa” trong tiếng Nhật) đến và được Hoàng Đế hậu Hán (25~220) ban cho kim ấn.
    Khoảng 200 năm trước (thời Edo) ở tỉnh Fukuoka có người nông phu ngẫu nhiên đào được kim ấn trong lòng đất. Kim ấn có khắc dòng chữ “Kannowano Nanokokuou” . Người ta cho rằng địa phương được khắc trên ấn chỉ là một tiểu quốc thuộc vùng phụ cận Hakata (Fukuoka) ngày nay.
    Tình hình sau này có ghi rõ trong mục “Wajinden” (truyện người Nhật) trong cổ sử “Ngụy Chí” của Trung Quốc. Theo sách này thì nước Nhật đương thời có khoảng 30 tiểu quốc nhưng trong đó có nước Yamatai của nữ vương Himiko là hùng mạnh hơn cả và khoảng đầu thế kỷ thứ 3, Himiko có gửi sứ giả sang Ngụy (220~265). Cho đến nay vẫn chưa có thuyết nào chắc chắn về sự tồn tại của nước Yamatai cũng như vị trí của nó.



    Dinh thự của hào tộc.




    II.大和時代

    4.古墳

    4世紀ごろ、大和地方(今の奈良県) 有力者(豪(ごう)族(ぞく))が連合 て大きな国をつくり、大和政権を成 させた。大和政権は、朝鮮半島に進 出したり、中国にも使いを送ったり て力を強くし、5世紀ごろには日本の 大部分を支配するようになった。
    大和政権は5世紀から6世紀にかけて中 央の政治組織をととのえ、大和とい 国家をつくり、その支配者を大王と った。この政府をのちに朝廷とよび 、大王を天皇と呼ぶようになった。 のころの有力者の墓(古墳)が、各 に数多くのこていいるが、堺市(大 阪府)にある日本で一番大きな古墳 、5世紀ごろのもので、仁徳天皇の墓 (仁徳陵古墳)であると伝えられて る。
    このころの古墳は、前が四角で後ろ 円い形(前方後円墳)をしているも が多い。古墳にはまわりに人間、動 物、家、船などの形に作った土器( 輪)をおいた。古墳から掘り出され 埴輪や副葬品によって、当時の人々 の生活を知ることができる。

    5~6世紀には、多くの人が朝鮮半 や中国大陸から渡ってきて、日本に むようになった。この人たちを渡来 人、あるいは帰化人という。政府は の人たちに土木、養蚕、織物などの 事をさせたり、役所で漢字を使って 記録や計算、外交文書の作成などの ごとをさせたので、進んだ技術や知 が伝えられ、日本の生活が大きく進 歩した。儒教が書物とともに、仏教 経典や仏像とともに、中国から朝鮮 通って日本に伝えられたのもこのこ ろである。それらは、いずれも日本 の学問、思想、宗教、芸術などの基 になった。


    CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI YAMATO

    4. Cổ mộ (Kofun)
    Khoảng thế kỷ thứ 4 thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm 3 nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly) , gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ 5 thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
    Từ thế kỷ thứ 5~ thế kỷ thứ 6 thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou). Ngày nay trên toàn Nhật Bản còn sót lại lăng mộ của những người có thế lực đương thời (Kofun) nhưng thành phố Sakai (thuộc Ohsaka) là nơi có lăng mộ lớn nhất của Thiên Hoàng Jintoku từ thế kỷ thứ 5. (Theo truyền thuyết thì Thiên Hoàng Jintoku là một vị minh quân hết lòng chăm lo cho đời sống của dân chúng là không quản gì đến cung điện đã mục nát của mình)




    Kofun thời kỳ này phần nhiều có dạng tứ giác ở mặt trước và tròn ở mặt sau (ngoài ra còn có dạng toàn tròn , toàn vuông hay trên tròn dưới vuông) và xung quanh nó có những đồ vật chôn kèm như hình nhân, nhà cửa thuyền bè, động vật làm bằng đất sét (gọi là Haniwa). Dựa vào những vật phụ táng đào được từ Kofun, người ta có thế biết được sinh hoạt đương thời như thế nào.
    Khoảng từ thế kỷ 5~6 thì có nhiều người từ bán đảo Triều Tiên và lục địa Trung Hoa sang cư trú, những người này được gọi là Toraijin hay Kikajin (một kiểu ý nghĩa như người ngoại lai). Chính phủ giữ những người này và cho làm việc ở những công sự như cầu đường, xây dựng và nuôi tằm, dệt vải. Có người được giữ lại ở cơ quan hành chính (Yakusho) ghi chép công văn, văn thư ngoại giao hay tính toán bằng chữ Hán nên những tri thức và kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Nhật làm thay đổi đáng kể đời sống của người dân xứ này. Đây cũng là thời kỳ Nho Giáo cùng sách vở, Phật Giáo cùng kinh điển và tượng Phật được truyền sang Nhật từ Trung Hoa qua ngã Triều Tiên. Đây chính là nền tảng cho những học thuật, tư tưởng, tôn giáo và nghệ thuật được hình thành sau này.





    5.法隆寺

    6世紀の中ごろになると、力の強い豪 が朝廷の中でたがいに争うようにな った。中でも特に有力な物部氏と蘇 氏が激しく争った。そして、仏教の 仰に賛成する蘇我氏が、これに反対 する物部氏をおさえて、朝廷の政治 独占するようになった。

    このようなときに、聖徳太子が天皇 代わって政治をとる役(摂政(せっし ょう))についた(593)。聖徳太 は、蘇我氏などの豪族と協力して、 天皇を中心とする政治の基礎をかた るために、まず役人の位(冠位十二 )を定め、才能のある人を役人にし た。また、儒教や仏教の教えを取り れて、憲法十七条(十七条の憲法) 定めた。それは、「和が大切である 」とか「仏を敬え」というように、 皇につかえる役人の心がまえを示し もので、今の憲法のように国のきま りを定めたものではない。聖徳太子 、また、中国(隋王朝)に使者(遣 使)や留学生を送って文化をとりい れることにつとめた。

    聖徳太子は、深く仏教を信仰したの 、仏教を広めるために、大和の斑鳩 法隆寺を建てた。この寺は、一度焼 けたが、すぐ再建されて、今は世界 もっとも古い木造の建築物になって る。法隆寺には、釈迦三尊像をはじ め、すぐれた美術、工芸品が伝えら ている。宝竜寺ばかりでなく、奈良 中宮寺や、京都の広隆寺にも、美し い弥勒菩薩像が残されている。この 代の文化は、大和の飛鳥や斑鳩の地 中心にさかえたので、飛鳥文化とよ ばれる。飛鳥文化は、大陸の影響が く、遠くはなれたギリシアや西アジ の文化の影響をうけたものも少なく ない。


    5.Chùa Houryu-ji


    Khoảng giữa thế kỷ thứ 6 thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh : họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả họ nền chính trị Triều Đình.
    Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi-574~622, một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức ) thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou- Nhiếp chính). Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (Kan’I Juunikai- 12 cấp quan), chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều (Juusichi jou no kempou) . Tuy nhiên Hiến Pháp thời kỳ này không phải là những quy định của quốc gia như ngày nay mà nhằm để giáo huấn tầng lớp quan lại phụng sự Thiên Hoàng với những yếu tố như tôn trọng Phật Pháp, xem trọng chữ “Hòa”. (Thật khó định nghĩa thế nào về chữ “Hòa” trong tư tưởng của người Nhật. Nó không chỉ là tinh thần quốc gia mà còn là tinh thần thanh, nhàn, nhã, u, tịch xuất hiện trong các khái niệm sau này). Thái Tử cũng cho gửi sứ giả (Kenzuisi) và du học sinh sang Trung Hoa (thời Tùy- 581~618) để học hỏi nền văn hóa tiến bộ của lục địa.



    Tượng Thích Ca Tam Tôn trong chùa Houryu-ji.

    Thái Tử Shoutoku vốn là người mộ Phật Pháp nên đã cho xây dựng chùa Houryu-ji ở Ikaruga thuộc xứ Yamato để truyền bá đạo Phật. Ngôi chùa này đã từng bị cháy một lần nhưng sau đó được xây dựng lại ngay và là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất Thế giới hiện nay. Trong chùa Houryu-ji có tượng Thích Ca Tam Tôn và nhiều công nghệ phẩm, tác phẩm mỹ thuật tuyệt thế khác. Không chỉ với Houryuuji, ở Nara còn có chùa Chuhguhji và ở Kyouto có chùa Kouryuhji với tượng Di Lặc Bồ Tát tuyệt đẹp còn sót lại. Văn hóa thời đại này nở rộ ở Asuka và Ikaruga thuộc Yamato nên người ta gọi là văn hóa Asuka. Văn hóa Asuka không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa đại lục mà còn có cả văn hóa Hy Lạp và miền Tây Á xa xôi.


    6.大化の改新

    聖徳太子の死後、蘇我氏の勢いがさ に強くなった。そこで、皇太子の中 兄皇子(のちの天智天皇)や豪族の 一人である中臣鎌足(のちの藤原鎌 )らは、645(大化元)年に蘇我 を倒し、新しい政治を始めた。これ を大化の改新という。「大化」とい のは、日本ではじめて定められたこ 時の年号である。大化の改新は、中 国(唐王朝)の制度を手本にして、 皇を中心とする政治の体制をつくる とであった。この改革は、それから およそ50年後に、大宝律令という法律 ができて完成した。
    大化の改新にはじまった政治の改革 は、それまで豪族が支配していた土 や人民を、すべて天皇が支配するこ とにして(公地.公民)、豪族は、 や地方の役人となった。中央の政府 は、2官8省をおき、地方には、中 政府の任命した役人が国司となって き、地方の豪族とともに政治をした 。人民は、一人一人戸籍に登録され それをもとに一定の地方(口分田) 与えられた。そして、それによって 税(米や布など)を朝廷におさめさ 、その人が死ねば、土地は返すこと なっていた(班田収授の法)。この ほか、男子には、都や地方の土木工 で働く義務(労役)や、都や九州の 備をする義務(兵役)もあった。

    6. Cải cách Taika

    Sau khi Thái Tử Shoutoku mất thì thế lực của họ Soga càng lớn mạnh. Hoàng Thái Tử Nakano Oheno Ouji (sau này trở thành Thiên Hoàng Tenji- 626~671) và một người trong số hào tộc là Nakatomi no Kamatari (sau này là Fujiwara no Kamatari- 614~669) đánh đổ họ Soga xây dựng nền chính trị mới vào năm 645, năm đầu niên hiệu Taika và đây được gọi là cải cách Taika. Taika là niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Cải cách Taika lấy chế độ nhà Đường (618~907) ở Trung Hoa làm hình mẫu để xây dựng thể chế chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Công cuộc cải cách này được hoàn thành khoảng 50 năm sau, khi bộ luật Taihou Ritsuryou ra đời. (Luật Lệnh năm Taihou)



    Thái tử Shoutoku.


    Theo như thay đổi chính trị trong cải cách Taika thì đất đai, nhân lực mà các hào tộc sở hữu từ trước đến nay đều thuộc về Thiên Hoàng (Công địa, công dân) và bọn hào tộc trở thành quan lại (yakunin) ở kinh đô và địa phương. Chính phủ Trung Ương đặt ra 2 quan 8 tỉnh ( 2 quan là Thần Kỳ Quan-Jingikan coi việc tế lễ và Thái Chính Quan- Dashoukan lo việc chính trị. 8 tỉnh bao gồm Đại Tạng tỉnh-Ohkura shou, Binh Bộ Tỉnh- hyoubu shou,…trong coi các mặt khác nhau của quốc gia), ở địa phương thì quan lại nhậm chức từ triều đình trở thành Quốc Ti (Kokushi-một chức quan ở địa phương trong chế độ Luật Lệnh như đương thời. Chức Quốc Ti gồm tứ đẳng quan là Kami, Suke, Jou, Sakan và dưới đó có Shijou. Nơi hành chánh của họ gọi là Quốc Vệ và nơi có Quốc Vệ gọi là Quốc Phủ. Những quan chức này ảnh hưởng nhiều đến họ tên người Nhật sau này, nhất là vào thời Sengoku, Edo với những tên nam thuộc dòng dõi Samurai như …Kami,…Suke,…Emon) và cùng các hào tộc ở địa phương lo mặt chính trị. Dân chúng thì mỗi người được đăng ký hộ tịch và được phân phát một phần ruộng đất nhất định (Kubunden- khẩu phần điền. Theo như chế độ này thì mỗi công dân từ 6 tuổi trở lên đều được phát ruộng đất, nữ được 2/3 diện tích của nam). Vì vậy người dân phải nộp thuế (gao, vãi,… mãi đến sau này thuế mới được quy ra tiền) cho Triều Đình và nếu người nào chết thì ruộng đất được trả lại cho nhà nước (Handen shuuju hou). Ngoài ra nam giới có nghĩa vụ phải lao động ở các công trình xây dựng, cầu đường ở địa phương và kinh đô (lao dịch) và nghĩa vụ canh phòng kinh đô và Kyuushuu (quân dịch).
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 11-12-2008 lúc 12:47 AM Lý do: Automerged Doublepost
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  2. The Following 19 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), diephy (22-10-2010), Erika-chan (25-08-2012), ftdmike (06-02-2013), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), hoangtuf4 (23-06-2010), kazuki (03-06-2010), Linh Linh Linh (25-07-2009), mortress (15-02-2013), omikuji1990 (20-08-2010), ThePig (01-11-2009), TiPoJiC (03-01-2010), tomato89 (10-06-2011), tranmylinh (25-10-2011), usam (30-12-2010), vietrooms (18-03-2012), yeuthamhangxom (21-05-2009)

  3. #2
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    III.奈良時代


    7.平城京

    710年、朝廷は、中国の唐王朝の都長 (いまの西安)を手本にして、奈良 平城京というりっぱな都をつくった 。

    奈良の都は、広い道路でたて.よこ 区切られ、そこには、天皇の宮殿、 族の家、大きな寺などが建ちならん でいた。青い瓦の屋根、赤い柱、白 壁という中国風(唐風)の建物のな ぶ美しい奈良の都は、「ちょうど今 、きれいに咲いた花が華やかである うにさかえている」とそのころの歌 歌われている。
    平城京は、約70年間、都としてさかえ た。この時代を奈良時代という。奈 時代は、大宝律令に基づいて天皇に る政治(律令政治)が行われ、都の さかえ、貴族は華やかで生活を楽し でいた。平城京には市が設けられ、 08(和銅元)年には貨幣も使用さ れた。しかし、一般の人の生活はた てい物々交換であった。農民は、重 税やきびしい労役、兵役などで、生 活は貧しくて苦しい者が多かった。 民の中には土地を捨てて逃げる者も えてきた。

    そこで、朝廷は、新しく土地を開墾 た者にその土地を与えるというきま (墾田永年私財法)をつくった。す ると、力のある貴族や寺社や地方の 族が、先を競って大規模な開墾をし 自分たちの土地をふやしはじめた。 こうしてできた私有地(のちに荘園 いわれた)は、その後ますます広が て、律令政治の根本である公地公民 の制度がくずれた。朝廷の政治もみ れ、広い土地をもつ貴族や僧が政治 上で強い力をもつようになった。


    CHƯƠNG III: THỜI ĐẠI NARA

    7. Kinh thành Heijou

    Năm 710, Triều Đình đã cho xây dựng kinh đô Heijou ở Nara dựa theo nguyên mẫu kinh đô Trường An (bây giờ là Tây An) của nhà Đường bên Tàu.
    Kinh đô Nara được các con đường lớn phân cách theo hàng ngang dọc (thành hình bàn cờ) với cung điện của Thiên Hoàng, dinh thự quý tộc và các ngôi chùa lớn. Kinh đô Nara với những ngôi nhà mái xanh, trụ đỏ, tường trắng theo kiểu nhà Đường được ca tụng trong một bài ca đương thời là "phồn thịnh xinh đẹp như cánh hoa mỹ lệ mới nở".




    Cổng Chu Tước (Suzakumon), kinh thành Heijou

    Kinh đô Heijou là thủ đô của nước Nhật, phồn thịnh khoảng 70 năm và thời đại này được gọi là thời đại Nara (Nara Jidai). Thời đại này thi hành nền chính trị Luật Lệnh (nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm) dựa trên Taihou Rituryou (Luật Lện năm đầu của niên hiệu Taihou, 701. Đây là tập pháp lệnh gồm 6 cuốn luật, 11 cuốn lệnh), tầng lớp quý tộc sống hào hoa trong sự phồn vinh của kinh đô. Chợ được xây dựng trong kinh đô Heijou. Năm 708 (năm đầu niên hiệu Wadou), đồng tiền được đưa vào sử dụng nhưng sinh hoạt của người bình dân chủ yếu vẫn là trao đổi trực tiếp, vật đổi vật. Nông dân thì có nhiều kẻ sống khổ sở vì lao dịch, binh dịch nặng nề và trong số họ ngày càng có nhiều người bỏ đất đai trốn đi nơi khác.

    Thế rồi Triều Đình ra quyết định ban thưởng đất đai mà người dân khai phá được cho họ qua bộ luật "Konden einen shizai hou" (luật đất đai năm 743, theo đó có hạn chế diện tích đất ban thưởng tùy theo địa vị nhưng đất hoang khai khẩn được sẽ là tài sản tư hữu vĩnh viễn). Sau đó tầng lớp quý tộc có thế lực, các đền chùa và hào tộc ở địa phương tranh nhau khai khẩn đất hoang với quy mô lớn nên đất đai tư hữu bắt đầu gia tăng. Những vùng đất tư hữu này (sau này là các trang viên) ngày càng mở rộng và làm cho chế độ "công địa, công dân" vốn là căn bản của chế độ Luật Lệnh sụp đổ. Nền chính trị Triều Đình cũng rối loạn, tầng lớp quý tộc và tăng lữ nắm nhiều đất đai cũng bắt đầu có thế lực trên chính trường.

    8.万葉集

    8世紀のはじめ、朝廷は「古事記」. 日本書紀」という二つの歴史の本を まとめた。これらには、神話や国土 統一についての伝説なども収められ いる。また、地方ごとに「風土記」 という本もつくらせた。そこには、 地の産物や伝説、地名の由来などが いてあり、当時の人々の信仰や風習 などを知る事ができる。
    このころ、「万葉集」と詩歌集が作 れた。この歌集には、天皇や貴族か 下級の役人、農民、九州の警備をす る兵士(防人)、乞食などまで、い いろな層の人の作った約4500首の歌が 集められている。それらの歌の中に 柿本人麻呂の自然やれ歴史をよんだ しい歌や、山上憶良の人生の苦楽を よんだ歌や、労働歌や、情熱的な愛 歌などがある。万葉集の歌は、古人 感情を率直に力強く表\u12375 しているのが特色である。
    日本人は、すでに漢字を使い始めて たが、漢字は中国の字であるから、 本語をそのまま書き表\u12377 すことはできない。それで、文章を 国語(漢文)で書いていた。しかし いろいろの人が漢字を使って日本語 を書き表\u12377 す方法を工夫し、漢字の音や訓を日 語の音を表\u12377 す字として使うようになった。万葉 の多くの歌は、例えば「銀母 金母玉母 奈爾世武爾 麻佐礼留多可良 古爾斯 迦米夜母」というようにこの方法で いてある。このように日本語の音を \u12377 す字として使った漢字を万葉仮名と う。


    8. Tập thơ Man-youshu



    Đầu thế kỷ thứ 8, Triều Đình ra lệnh thống hợp lại hai quyển sách lịch sử là "Kojiki" và "Nihon Shoki" ghi chép những chuyện thần thoại, truyền thuyết về quá trình hình thành, thống nhất lãnh thổ. Triều Đình cũng ra lệnh cho các địa phương viết ra "Phong thổ ký" (Fudoki) của riêng mình. Qua những tập sách này có thể biết được sản vật của từng địa phương cũng như truyền thuyết, nguồn gốc tên gọi của nó và phong tục, tín ngưỡng của con người đương thời.
    Tập thơ ca "Man-youshu" (tập thơ ngàn lá) cũng ra đời trong thời gian này.




    Tập thơ này có khoảng 4500 bài thơ của nhiều tầng lớp như Thiên Hoàng, quý tộc, quan lại cấp thấp, nông dân cho đến anh lính canh phòng ở miền Kyushu và người ăn mày. Trong số này phải kể đến những bài ca tuyệt mỹ về tự nhiên và lịch sử của thi thánh Kakimoto no Hitomaro, những bài ca về nỗi khổ lạc của cuộc đời của tác giả Yamanoue no Okura, những bài ca lao động và bài ca ái tình cuồng nhiệt. Nét đặc sắc của tập thơ "Man-youshu" là thể hiện cảm tình của cổ nhân một cách trung thực và mạnh mẽ.
    Lúc này người Nhật đã bắt đầu sử dụng chữ Hán, nhưng đây là thứ văn tự của ngoại bang nên không thể diễn tả được tinh thần của tiếng Nhật. Vì thế trong văn chương sử dụng Hán văn nhưng nhiều người đã công phu được phương pháp dùng chữ Hán để biểu ký tiếng Nhật, dùng cả âm On(yomi) và Kun(yomi) của Hán tự để biểu thị âm tiếng Nhật. Trong tập thơ "Man-youshu" có nhiều bài ca sử dụng phương pháp này. Chẳng hạn bài thơ "銀母 金母玉母 奈爾世武爾 麻佐礼留多可良 古爾斯 迦米夜母" được đọc là しろがねも くがねもたまも なに むに まされるた から こにしかめやも (Sirogane mo tama mo nanisemu ni masareru takara konisika meyamo). Loại chữ Hán dùng để biểu thị âm của tiếng Nhật như thế này gọi là Man-you gana (万葉仮名).



    9.奈良の大仏

    奈良時代の中ごろ、凶作がつづき、 い病気が流行し、多くの人が死に、 族や僧のあいだで争いが起こった。 仏教を信仰していた聖武天皇は、仏 力で人々の不安をしずめ、国をまも ことを願った。そこで、奈良の都に 東大寺を建て、その中に本尊として さ16メートルほどの金銅の大仏を くった。
    東大寺のそばに正倉院がある。正倉 は聖武天皇の使用した品などをおさ た倉で、その中に今もたくさんの品 が保存されている。それらの品の中 は中国やインド、ペルシア(今のイ ン)などから
    伝えられた珍しい工芸品も数多くあ (正倉院宝物)。それらの品々が1200 年後の現在もそのままのこっている は、正倉院が風通しがよくて、湿気 防ぐ日本の風土に合った木造の建築 法(校倉造)で建てられていたこと 、天皇の許可がなければ開けられな 倉だったためである。

    朝廷は7世紀から9せいきにかけて、1 0数回も遣唐使を送り、唐王朝の進ん 文化を取り入れた。当時、中国へは 、遣唐使や留学生や船員など、合わ て数百人が、毎回、4隻ぐらいの船に 乗って行ったが、嵐で難破したりす 事も多く危険だった。安部仲麻呂の うに、留学生として唐にわたり、日 本に帰る事ができず、唐の役人にな て一生を終わった人もいる。また、 の僧鑑真は、何回も航海に失敗し、 12年かかってやっと日本についたが、 そのときには眼が見えなくなった。 真は、それでもなお奈良に唐招提寺 建て、仏教を広めることにつとめた 。奈良時代の文化は、仏教と関係が く、唐の文化の影響を強く受けてい 。絵画では、薬師寺の吉祥天画像、 正倉院の鳥毛立女屏風などが有名で る。仏像では、東大寺の四天王像、 光、月光の菩薩像など、いずれも、 豊かな人間らしい美しさをもってい 。奈良時代の文化は、聖武天皇の天 年間にもっとも栄えたので、天平文 化という。

    9. Đại Phật Nara

    Khoảng giữa thời đại Nara liên tục xảy ra mất mùa, dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người chết, tranh chấp nổ ra giữa tầng lớp quý tộc và tăng lữ. Thiên Hoàng Shoumu là người tin tưởng Phật pháp nên đã cầu nguyện chư Phật để trấn an lòng bách tính, bảo vệ quốc gia. Ngài cho xây ngôi chùa Toudai-ji (Đông Đại Tự) ở Nara, trong điện chính chính thờ tượng Đại Phật bằng đồng dát vàng cao 16m.
    (đây làngôi chùa chính của phái Phật giáo Hoa Nghiêm ở Nara. Chùa được Thiên Hoàng Shoumu phát nguyện xây dựng vào năm 745, điện Phật chính thờ Đại Phật Tỳ Lô Giá Na (Đại Phật Nara), sau bị thiêu hủy trong cuộc binh biến do Danjou Hisahide gây ra. Chùa được trùng tu thời Edo và là công trình gỗ lớn nhất Nhật Bản, nổi tiếng với nhiều tượng Phật là tài sản văn hóa của đất nước)




    Đại Phật Tỳ Lô Giá Na (Birushana)

    Bên cạnh (phía tây bắc) của Toudai-ji là Shousou-in, bảo khố cất chứa nhiều món đồ sử dụng của Thiên Hoàng Shoumu. Trong số đó có nhiều món bảo vật là công nghệ phẩm quý từ Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư. Những món đồ này sau hơn 1200 vẫn còn nguyên vẹn cho đến giờ. Bảo quản được như vậy cũng là nhờ kho Shousou-in có hệ thống thông gió tốt, được xây dựng bằng kiến trúc gỗ phù hợp với phong thổ Nhật Bản, phòng được ẩm móc và nếu không được Thiên Hoàng cho phép thì không được mở cửa kho.



    Shousou-in


    Từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 9, Triều Đình nhiều lần gửi sứ giả sang nhà Đường (Kentousi) để học tập văn hóa tiến bộ của vương triều này. Đương thời, số lượng sứ giả (Kentousi) và du học sinh lên tới mấy trăm người, mỗi lần lên 4 chiếc thuyền vượt biển nhưng gặp không ít nguy hiểm, có chiếc bị đắm vì bão. Như trường hợp của Abe no Nakamaro, du học sinh đến Đường thổ nhưng không trở về Nhật được mà kết thúc một đời làm quan ở nơi đất khách quê người.



    Tượng sư Ganjin

    Lại có nhà sư Giám Chân (Ganjin) bên nhà Đường mấy lần toan vượt biển nhưng đều thất bại, phải mất 12 năm ông mới đến được Nhật Bản nhưng lúc này hai mắt đã mù. Sư Giám Chân sau khi đến Nhật cho xây dựng chùa Toushoudai-ji (dòng chính của phái Luật Tông) và bắt đầu truyền bá Phật pháp. Văn hóa thời Nara có quan hệ mật thiết với Phật giáo và cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nhà Đường. Về tranh họa thì có tranh Kitijouten (Cát Tường Thiên) ở chùa Dược Sư (Yakusi-ji), tấm bình phong Torige Ryujo (gồm 6 tấm vẽ mỹ nhân đứng dưới gốc cây) ở kho Shousou-in rất nổi tiếng. Về tượng Phật thì có tượng Tứ Thiên Vương (Shitennou, gồm Tamonten tức Đa Văn Thiên, Koumokuten tức Quãng Mục Thiên, Jikokuten tức Trì Quốc Thiên và Zoujouten tức Tăng Trường Thiên), tượng Nhật Quang, Nguyệt Quang Bồ Tát. Những tượng này đều mang vẽ đẹp đầy đặn của con người. Văn hóa thời Heian rực rỡ nhất trong những năm Tempyo, dưới thời Thiên Hoàng Shoumu nên còn gọi là văn hóa Tempyou.



    Giảng đường, Toushoudai-ji



    Tượng Quãng Mục Thiên
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 11-12-2008 lúc 11:36 PM
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  4. The Following 11 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), dangkhoa85 (17-11-2013), diephy (22-10-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), Linh Linh Linh (25-07-2009), quycontn (16-10-2011), ThePig (01-11-2009), TiPoJiC (03-01-2010), yeuthamhangxom (21-05-2009)

  5. #3
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    IV.平安時代

    10.藤原氏

    794年、桓武天皇は、律令政治をたて おすために、都を京都にうつした。 しい都は、平和の世が長く続くよう に願って、平安京と名づけられた。 の時から後のやく400年間を平安時代 いう。朝廷は、この時から江戸時代 のおわりまでの約1100年間京都にあっ 。
    平安時代になると荘園はさらにふえ 。大化の改新で功績のあって藤原氏 、特に多くの荘園を持ち、もっとも 有力な貴族になった。藤原氏は、娘 天皇と結婚させ、その皇子を天皇と 、自分は、皇子が小さいときは摂政 に、成人から関白となって政治をし (摂政政治)。藤原氏は11世紀のは めの道長、頼道父子の時代にもっと 栄えた。頼道が宇治(京都府)に建 てた平等院の鳳凰堂は、平安時代の 表的な建造物で、この時代の貴族の 居の建て方(神殿造)になっている 。
    平安時代の初めごろ、貴族は中国風 文化を楽しんでいたが、9世紀末にな ると、唐の国がおとろえはじめたの 、菅原道真の意見で遣唐使が廃止さ た。大陸の影響が少なくなると新し い日本的な文化がおこった(国風文 )。貴族の住宅は、寝殿造と呼ばれ 建物になり、服装は、正装のとき、 男の衣冠、束帯、女は十二単を着る うになった。絵画では、やわらかな と華やかな色で風景や風俗をえがく 大和絵がうまれた。和歌がさかんに り、天皇の命令(勅撰)で「古今和 集」という
    歌集もつくられた。

    CHƯƠNG IV: THỜI ĐẠI HEIAN

    10. Dòng họ Fujiwara

    Năm 794, để gây dựng lại nền chính trị Luật Lệnh nên Thiên Hoàng Kammu đã dời kinh đô đến Kyoto. Ngài mong muốn kinh đô mới này sẽ được an ổn, hòa bình kéo dài nên đặt tên là kinh đô Heian (Bình An). Khoảng thời gian 400 năm kể từ thời đại này trở đi được gọi là thời đại Heian (Heian Jidai). Từ thời đại này cho đến cuối thời Edo, Triều Đình vẫn đóng tại Kyoto khoảng 1100 năm.
    Vào thời Heian thì các trang viên ngày càng gia tăng. Có dòng họ Fujiwara lập được công trạng trong cuộc cải cách Taika và sở hữu nhiều trang viên nên đã trở thành họ quý tộc mạnh nhất bấy giờ. Họ này còn cho con gái kết hôn với Thiên Hoàng, sinh ra Hoàng Tử thì lập làm Thiên Hoàng và thi hành nền chính trị nhiếp chính, khi Thiên Hoàng còn nhỏ tuổi thì tự mình nhiếp chính, nắm quyền lực còn khi Thiên Hoàng đã khôn lớn thì làm Quan Bạch (Kampaku: chức quan to trong Triều đình, được phép xem trước các bản tấu của triều thần trước khi trình lên Thiên tử). Dòng họ Fujiwara hưng thịnh nhất vào đầu thế kỷ 11 với hai cha con Mitinaga và Yorimiti. Phượng Hoàng Đường (Hou-ou-dou) do Mitinaga xây dựng ở chùa Byoudou-in, Uji (Kyoto) được xem là đại biểu của kiến trúc thời Heian và trở thành lối xây dựng khuôn mẫu cho dinh thự của tầng lớp quý tộc (kiến trúc Sinden zukuri).



    Tượng A Di Đà, Byoudou-in

    Đầu thời đại Heian thì tầng lớp quý tộc ưa chuộng văn hóa Trung thổ nhưng đến cuối thế kỷ thứ 9 thì nhà Đường bắt đầu suy yếu, việc đưa sứ giả sang Đường bị đình chỉ theo ý kiến của Sugawara Mitizane. Khi ảnh hưởng từ đại lục không còn đáng kể nữa thì một nền văn hóa mới đậm chất Nhật Bản hình thành (Kokufu bunka). Nhà cửa của quý tộc được xây dựng theo lối kiến trúc Sinden zukuri. Về trang phục, lễ phục của nam là áo mão, mang đai (sokutai), của nữ là áo mười hai lơp (Juni-hitoe). Về hội họa thì có loại tranh Yamato-e (tranh Nhật Bản) xuất hiện với đường nét mềm mại, màu sắc hoa nhã vẽ phong cảnh và phong tục của con người. Thơ ca (Waka) cũng nở rộ trong thời kỳ này, Thiên Hoàng đã ra lệnh ban hành tập thơ "Kokin Wakashu" (tập Waka xưa và nay).



    Trang phục thời Heian



    11.かな文字

    9世紀半ばごろから、万葉仮名にかわ て平仮名や片仮名が用いられるよう になった。片仮名は、漢字の一部を って音を表す記号にしたもので、学 や僧などが使っていた。平仮名は、 漢字の草書体で書き、公文書なども 文であったが、女のひとは、平仮名 使うようになったので、自分の考え ている事や気持ちを自由に日本語で き表す事ができる。それで、和歌だ でなく日記、随筆、物語などをたく さん書いた。その中で、紫式部の長 小説「源氏物語」や、清少納言の随 「枕草子」がとくに有名である。「 源氏物語」は、光源氏という主人公 いろいろな女性との出会いを中心に 貴族の社会をえがいた小説である。 この小説は、自然描写が美しく、人 の心も深く掘り下げて書いてある。

    宗教では、平安時代のはじめに、僧 最澄(伝教大師ともよばれる)と空 (弘法大師ともよばれる)が中国に 渡り、仏教を学んで帰国した。そし 、それまでの仏教が政治と結びつい いたのを批判し、都から離れた山の 上に寺を建て、天台宗(最澄.比叡 )と真言宗(空海.高野山)をひら た。この新しい仏教は、朝廷や貴族 のあいだに広まった。
    10世紀の半ばに浄土教が貴族や庶民の 間に広まった。この教えは阿弥陀仏 救いを求めれば、だれでも、死後に 楽浄土へ行けるというものである。 平等院鳳凰堂の阿弥陀像は、この世 極楽浄土をあらわしたものであると う。浄土教の信仰は、このころ末法 思想が広がって不安になっていた人 に強く求められた。

    11. Văn học Kana

    Đến giữa thế kỷ thứ 9 thì chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana) bắt đầu được sử dụng thay cho Man-you gana. Katakana là lối chữ sử dụng một bộ phận của chữ Hán để ghi âm đọc, được các học giả và nhà sư sử dụng. Chữ Hiragana là lối viết thảo của chữ Hán. Dù trong công văn thư vẫn còn dùng chữ Hán nhưng một phụ nữ đã bắt đầu sử dụng Hiragana, dùng tiếng Nhật để biểu thị những suy nghĩ, cảm tình của mình một cách tự do. Vì thế nên không chỉ có Waka mà còn có nhiều thể loại khác như nhật ký, tùy bút, truyện kể (mono-gatari) cũng được viết bằng loại chữ này. Trong số đó nổi bật nhất là trường biên tiểu thuyết Genji monogatari (truyện kể Genji) của nữ sĩ Murasaki Sikibu và tập tùy bút Makura zousi (tập sách gối đầu giường) của Sei Shounagon. Genji monogatari là tiểu thuyết xoay quanh nhân vật chính Hikaru Genji và những lần gặp gỡ với nhiều phụ nữ và miêu tả xã hội quý tộc đương thời. Tiểu thuyết này miêu tả thiên nhiên xinh đẹp, sống động và còn đào sâu vào tâm lý con người (đây là bộ trường biên tiểu thuyết đầu tiên của Thế giới).

    Về tôn giáo thì đầu thời Heian có sư Saichou (còn gọi là Denkyou daisi, Truyền Giáo Đại Sư) và sư Kukai (Không Hải, còn gọi là Koubou daisi, Hoằng Pháp Đại Sư) sang Tàu học Phật pháp (Mật tông) rồi trở về nước. Hai vị này phê phán sự dính liếu của Phật giáo với chính trị từ trước đến nay nên cho xây chùa cách xa kinh đô và lập nên tông phái của mình (thầy Saichou lập pháp Thiên Thai - Tendaishu trên núi Tỷ Duệ-Hiei; thầy Kukai lập phái Chân Ngôn -Singonshu trên núi Không Dã-Kouya). Nền Phật giáo mới này lan rộng trong Triều Đình và giới quý tộc.



    Tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) trong Mật giáo.

    Đến giữa thế kỷ thứ 10 thì có phái Tịnh Độ (Joudo) lan truyền trong giới quý tộc và bình dân. Theo phái này thì bất cứ ai, chỉ cần thành tâm cầu nơi tha lực (Phật A Di Đà) thì sau khi chết sẽ được tiếp dẫn về nơi đất Cực Lạc (Gokuraku Joudo). Tượng A Di Đà (Amida) trong Hou-ou-dou ở chùa Byoudou-in biểu thị cho Cực Lạc Tịnh Độ nơi trần thế. Tín ngưỡng Tịnh Độ này được dân chúng tôn sùng mạnh là vì người ta tin tưởng vào tư tưởng Mạc Pháp (Mappou) trong thời kỳ này và sinh ra bất an.
    (Theo Phật giáo, sự thịnh suy của vạn vật luôn theo chu kỳ là Chánh Pháp, Tượng Pháp rồi đến Mạc Pháp. Trong thời Mạc Pháp chúng hữu tình điên đảo, xã hội xáo trộn, đạo đức băng họa, kẻ lương thiện bị ác quỷ ma vương đè đầu cưỡi cổ....)



    Tượng Di Lặc Bồ Tát, Chuguji



    12.武士の台頭

    藤原氏が都で華やかな生活をしてい あいだに、地方では武士が勢力をの してきた。武士というのは、地方で 、自分の持つ豊かな土地を守るため 武力をもつようになった人々である 武士は、有力な豪族を中心に武士団 をつくったが、その中で特に強くな たのが、源氏と平氏である。
    11世紀のなかばすぎ、藤原氏の独 的な力が弱くなった。白河天皇は、 皇の位をおりてからも上皇となって 、院と呼ばれる上皇の御所で政治( 政)をつづけ、政治の実権をにぎっ いたので、摂政.関白.天皇は名前 だけの存在となった。

    12世紀の中ごろ、上皇と天皇の対立が 起こり、それが藤原氏一族の争いと びつき、それぞれ、源氏や平氏の武 を味方にして都の中で戦った(保元 .平治の乱1156~1159)。武士はこのと から中央に進出するようになった。
    保元.平治の乱で上皇源氏を破った 清盛は、藤原氏や上皇にかわって政 の実権をにぎった。清盛は、116 7年に太政大臣となり、その一族も 廷の高い位についた。そして、兵庫 神戸)港を修築して、中国(宋王朝 )と貿易をし、大きな利益を手に入 た。また、平氏は、多くの荘園を所 して、「平氏でないものは人ではな い」といわれるほど強い勢力になっ 。
    平氏のやり方に不満をもつ後白河天 は、保元.平治の乱で敗れて地方に げていた源氏によびかけ(1180 )、平氏との戦いを始めさせた。源 朝、弟の源義経、いとこの源義仲( 曽義仲)らは全国各地で平氏を攻め 、1185年、平氏一族は、義経の軍に敗 て、壇ノ浦(山口県下関市)で全滅 した(壇ノ浦の戦い)。

    12. Võ sĩ bành trướng

    Trong khi họ Fujiwara sống đời hào hoa ở kinh đô thì tầng lớp võ sĩ (Busi) bắt đầu bành trướng thế lực ở các địa phương. Võ sĩ là những người dùng vũ lực để bảo vệ đấy đai trù phú của mình ở các địa phương. Lớp võ sĩ này lập thành các võ sĩ đoàn (Busidan) mà trung tâm là các hào tộc có thế lực ở địa phương. Trong số các võ sĩ đoàn thì có hai họ mạnh nhất là Minamoto (Genji, đừng lầm với nhân vật của Murasaki Sikibu) và Taira (Heisi).



    Minamoto no Yoritomo

    Giữa thế kỷ thứ 12 xảy ra đối lập giữa Thượng Hoàng và Thiên Hoàng, chuyện này liên quan tới tranh chấp với họ Fujiwara nên hai thế lực lớn này lần lượt kéo hai họ võ sĩ Genji và Heisi về phe đồng minh với mình, đánh nhau ở kinh đô (loạn Hougen, Heiji 1159~1156). Lúc này tầng lớp võ sĩ bắt đầu tiến lên kinh đô.
    Trong loạn Hougen, Heji thì phe Taira Kiyomori thắng phe Thượng Hoàng liên kết với Genji, tự tay nắm thực quyền chính trị thay họ Fujiwara trước đây. Năm 1167, Kiyomori nắm chức Thái Chính Đại Thần (Daijou daijin, chức quan Thái Chính cao nhất theo chế độ Luật Lệnh), cả họ cũng được cất lên quan vị cao. Ông ta cho tu sửa cảng Hyogo (Koube), cho phép mậu dịch giao thương với nhà Tống, hưởng được nhiều lợi ích từ việc này. Họ Taira còn sở hữu nhiều trang viên, thế lực mạnh đến nỗi đương thời người ta nói rằng "kẻ nào không phải họ Taira thì không phải con người" (Heike ni arazunba heimin ni arazu).

    Năm 1180, vì bất mãn với họ Taira nên Thiên Hoàng Gosirakawa đã kêu gọi họ Minamoto vốn trước đây đã bại trận trong loạn Heiji và lẩn trốn ở địa phương, cho đánh nhau với họ Taira. Trưởng họ Minamoto là Yoritomo cùng em trai Yositune, em họ Yosinaka (Kiso Yosinaka) tấn công họ Taira trên toàn quốc. Năm 1185, họ Taira đại bại dưới tay Yositune và cả họ bị tiêu diệt trong trận Dan-no-ura (thành phố Simonoseki tỉnh Yamaguti ngày nay).
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 12-12-2008 lúc 02:16 PM
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  6. The Following 8 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), diephy (22-10-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), Linh Linh Linh (25-07-2009), yuminguyen91 (23-06-2012)

  7. #4
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    V.鎌倉時代

    13.鎌倉幕府

    平氏に勝った源頼朝は、鎌倉(神奈 県)を根拠地として、全国支配の準 をはじめた。そして、義経が頼朝に そむいたとして、逃げてきた義経を すけた奥州(東北地方)の藤原氏を ろぼし、1192年に朝廷から征夷大将 に任命されて、鎌倉で武士の政治を じめた。その役所を幕府という。頼 朝がはじめた鎌倉幕府は、約140年間 づき、この間を鎌倉時代という。武 による政治(武家政治)は、鎌倉時 代から江戸時代のおわりまで、やく70 0年間つづいた。

    頼朝は、戦いで活躍した武士に土地 与えて主従関係をむすんで家来(御 人と呼ばれた)とし、その中で有力 な者を役人(守護.地頭)として各 に配置した。守護は、おもに御家人 指揮して治安に当たり、地頭は荘園 からの税の徴収や管理をした。武士 、平時は農村に住み、農民を使って 業をしたり、武芸の訓練をした。そ して、戦時には、「いざ鎌倉」とい て、鎌倉へかけつけて将軍のために った。それは、将軍に土地.地位な どをあたえられたこと(御恩)を報 る(奉公)ためであった。

    頼朝の死後、幕府の実権は頼朝の妻 子の生家の北条にうつった。3第将軍 の実朝が殺されてから、北条氏は、 都の貴族の子弟を招いて将軍にした そして、実際の政治は、北条氏が執 権という役について世襲して行った

    13世紀のはじめ、後鳥羽上皇は、幕府 を倒して朝廷の政治を復活したいと え、戦い(承久の乱 1221)を こした。しかし、上皇方は敗れ、か えって幕府の勢力が強くなった。こ 乱の後、幕府は貞永式目(御成敗式 )という法律を定めた。これは、御 家人の権利や義務を定めたもので、 家の最初の法律となった。

    13世紀のはじめ、モンゴル族にチンギ ス.ハンが出て強大な国をつくり孫 フビライ.ハンは中国を支配して、 名を元と改め、朝鮮を通って、二度 九州北部に攻めてきた(元寇文永. 安の役 1274.1281)。執権の北条時宗 、御家人を集めて懸命に戦ったが、 元軍の集団戦法に苦しんだ。しかし たまたま二度とも暴風雨が起こって 元軍は逃げ帰った。この戦いで幕府 は、元軍に勝つことはできらが、財 が苦しくなった。また、元が攻めて た戦いなので没収地がなく、御家人 に十分な恩賞をあたえることができ かったので、御家人は幕府に不満を ち、幕府の命令に従わなくなって、 幕府の勢力が弱くなった。
    幕府の力がおとろえてきたのをみた 醍醐天皇は、北条氏に不満をもつ御 人らによびかけて幕府をたおす戦い をはじめ、1333年に鎌倉幕府をほろぼ た。

    CHƯƠNG V: THỜI ĐẠI KAMAKURA

    13. Mạc Phủ Kamakura


    Minamoto Yoritomo sau khi chiến thắng Heisi (họ Taira) thì lấy Kamakura (ngày nay là tỉnh Kanagawa) làm căn cứ, chuẩn bị thống trị toàn quốc. Sau đó Yoritomo tiêu diệt luôn họ Fujiwara ở Oushu (miền đông bắc) với lý do chứa chấp em trai mình là Yositune đã phản lại mình và chạy đến đây. Năm 1192, Yoritomo được Triều Đình phong chức "Chinh Di Đại Tướng Quân" (Sei-i Taishougun, gọi tắt là Shougun) và bắt đầu nền chính trị võ sĩ ở Kamakura. Hành dinh làm việc của họ Minamoto này được gọi là Mạc Phủ (Bakufu, do ban đầu Shougun quây màn hội họp gia thần khi đang trên đường chinh chiến nên mới có tên gọi như vậy). Mạc Phủ Kamakura do Yoritomo sáng lập kéo dài khoảng 140 năm và thời kỳ này được gọi là thời đại Kamakura (Kamakura Jidai). Nền chính trị võ gia bắt đầu từ lúc này cho đến hết thời Edo được khoảng 700 năm.

    (Như vậy Minamoto là họ Shougun đầu tiên ở Nhật, tiếp sau đó là các họ Asikaga và Tokugawa)

    Yoritomo ban phát đất đai cho các võ sĩ có công trên chiến trường trước đây và kéo về làm gia thần của mình, kết thành quan hệ chúa-tôi (gia thần được gọi là Gokenin, những võ sĩ hứa tận trung với họ Minamoto và bù lại, được hưởng nhiều ân sủng và đất đai). Trong đám Gokenin này thì chọn những kẻ có thế lực, đặt ra chức quan Shugo (thủ hộ) và Jitou (địa đầu) ở các địa phương. Nhiệm vụ chính của Shugo là chỉ huy đám Gokenin, giữ gìn trị an còn nhiệm vụ của Jitou là quản lý việc trưng thu thuế. Bọn võ sĩ thời bình thì sống ở nông thông, sử dụng nông dân, làm nông nghiệp, huấn luyện vũ nghệ. Khi có đánh nhau thì đổ về Kamakura chiến đấu cho Tướng Quân. Đó là để báo đáp ân sủng, đất đai, địa vị do Tướng Quân ban cho.

    Sau khi Minamoto Yoritomo chết thì thực quyền của Mạc Phủ rơi vào tay nhà Houjou, họ của Masako, vợ Yoritomo. Sau khi Tướng Quân đời thứ 3 là Minamoto no Sanetomo bị ám sát thì họ Houjou đã mời một con em quý tộc ở Tokyo về làm Tướng Quân, còn mình thì nắm thực quyền nhiếp chính, truyền đến các đời sau.

    Đầu thế kỷ 13, Thượng Hoàng Gotoba đánh đổ Mạc Phủ để phực hưng nền chính trị Triều Đình, gây ra cuộc loạn năm Joukyu (1221). Nhưng Thượng Hoàng thất bại, ngược lại thế lực của Mạc Phủ còn mạnh thêm. Sau loạn này thì Mạc Phủ ban hành pháp luật Jouei Sikimoku (Goseibai sikimoku ban hành năm 1232, niên hiệu Jouei thứ nhất, gồm 51 điều. Luật này sau trở thành quy tắc cơ bản cho võ gia các đời sau). Đây có thể xem là pháp luật đầu tiên của chính quyền võ gia, định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của Gokenin.



    Houjou Tokimune

    Đầu thế kỷ 13, tộc Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn xây dựng quốc gia hùng mạnh, cháu ông ta là Hốt Tất Liệt chiếm nước Tàu, đổi tên nước này thành "Nguyên" và thông qua ngã Triều Tiên, hai lần đánh miền bắc Kyushu (niên hiệu Bun-ei, Kouan, 1247, 1281). Lúc này Houjou Tokimune nắm quyền nhiếp chính, tập họp các Gokenin lại ra sức chiến đấu nhưng rất vất vã với lối đánh hội đồng của quân Nguyên. Tuy nhiên, hai lần bão nổi lên khiến quân Nguyên bại trận mà quay về.

    (Võ sĩ Nhật cổ lai vẫn quen lối đánh một chọi một nên quân đội chưa quen lối đánh tập thể trong thời kỳ này. Hai trận bão nhấn chìm chiến thuyền của quân Nguyên được tôn là "gió thần" -kamikaze và danh từ này đóng vai trò rất quan trọng trong tâm thức người Nhật mỗi khi gặp chiến sự khó khăn)

    Mạc Phủ đã thắng được quân Nguyên trong trận đánh này nhưng tài chính khánh kiệt, và vì lần này là chiến tranh phòng vệ quân Nguyên xâm lược nên không có đất đai để ban thưởng cho đám Gokenin. Vì thế nên đám này bất mãn, không còn tuân lệnh nữa nên thế lực Mạc Phủ suy yếu.

    Thấy rõ sự suy yếu của Mạc Phủ, Thiên Hoàng Godaigo kêu gọi đám Gokenin bất mãn với chính quyền Houjou đứng lên đánh đổ Mạc Phủ. Năm 1333, Mạc Phủ Kamakura bị tiêu diệt.


    14.新しい仏教

    鎌倉時代の文化は、武士の世の中を 映したものになった。文学では、武 の戦いを描いた文学(軍記物)が生 まれた。その中で特に有名なのが、 平家物語」である。「平家物語」は 平家の興亡を中心に、日本じゅうに 巻き起こった動乱の中で生きた人々 、盛者必衰という仏教の無常観でみ がら、記録風に書いたものである。 それは、漢語を多く使った新しい文 (和漢混交文)で書いてあり、琵琶 師が琵琶をひいて人々の前で語ると いう形式で伝えられた。また、この 代に書かれた随筆に鴨長明の「方丈 」や吉田兼好の「徒然草」がある。

    建築では、装飾的なものより構造的 美しさを求めた東大寺南大門のよう 建築が生まれた、そこには仁王像( 金剛力士像)のような力強い感じの 刻が置かれた。絵画では、すでに平 時代後期に「源氏物語絵巻」や「鳥 獣戯画」などのすぐれた絵巻物がつ られていたが、この時代にもひきつ き「蒙古襲来絵巻」などの絵巻物が たくさんつくられた。

    戦乱が続く不安な世の中で、武士や 民は強く宗教を求め、新しい仏教が ぎつぎにおこった。それは、平安時 代の仏教が厳しい戒律や学問を重要 したのとちがって、わかりやすく、 践を重んじたものだった。親鸞は「 南無阿弥陀仏」と唱えれば、だれで 平等に救われると説いて、浄土真宗 一向宗)をはじめた。日蓮は南無妙 法蓮華経と唱えれば、すべての人が われると説いて、日蓮宗(法華宗) はじめた。中国から伝わった禅宗は 、栄西(臨済宗 鎌倉五山)や道元 曹洞宗 福井県永平寺)のような高 によって武士の間に広められた。座 禅によって精神をきたえる禅宗のき しさが、武士の心によく合ったから ある。

    日本には昔から神の信仰があったが それは、祭りを中心したもので、経 や教義を持ってはいなかった。しか し、この時代に、伊勢神宮の神官が 仏教などの教義を参考にしてまとめ 神道の理論的な基礎をはっきりさせ ようとした。


    14. Nền Phật giáo mới

    Nền văn hóa thời Kamakura là thứ phản ánh sinh hoạt thường nhật của tầng lớp võ sĩ. Trong văn học thì có thể loại quân ký (Gunki) ra đời, miêu tả các trận đánh của võ sĩ. Trong số đó, nổi bật nhất là "Heike monogatari" (truyện nhà Taira). Tác phẩm Heikei monogatari được viết bằng hình thức ghi chép với cái nhìn vô thường, thịnh giả tất suy (Jousha hissui, một câu thơ mở đầu truyện này, ý nói kẻ mạnh ắt phải có lúc tàn, đời là vô thường) của Phật giáo, trung tâm miêu tả là sự hưng vong của nhà Taira (Heike) và những con người bị cuốn vào vòng chiến loạn trên khắp nước Nhật. Tác phẩm này sử dụng lối viết mới sử dụng nhiều tiếng Hán (Waka konkoubun, văn chép bằng tiếng Nhật-Hán lẫn lộn) và được cái nhà sư mù (Biwa housi) gãy đàn Tỳ Bà (Biwa) mà ngâm nga trước đám đông. Trong thời kỳ này, thể loại tùy bút còn có những tác phẩm nổi bật như "Houjouki" (Phương trượng ký) của thi nhân Kamomo Choumei và "Turedure gusa" của Yosida Kenkou.

    (Tác phẩm này mang tư tưởng vô thường, phong nhã, ghi chép về những điều suy tưởng, tai nghe mắt thấy của tác giả và gồm 2 cuốn, cả thảy 244 phần)



    Yosida Kenkou


    Về kiến trúc thì sản sinh ra loại kiến trúc đặt nặng tính thẩm mỹ trong cấu tạo hơn là tính trang trí, như Nam Đại Môn của Đông Đại Tự. Hai bên cổng chùa này có đặt hai tượng Niou (Kim Cang Lực Sĩ) điêu khắc gỗ, thể hiện rõ sức mạnh gân cốt của tượng.

    (Tượng Agyou mở miệng, tượng trưng cho sự sáng tạo. Tượng Ungyou ngậm miệng tượng trưng cho sự hủy diệt. Hai vị Kim Cang này là tướng Dạ Xoa, hộ pháp trong Phật giáo)





    Tượng Agyou-Ungyou (A-un)


    Về hội họa thì cuối thời Heian đã có những tác phẩm xuất chúng như Genji monogatari emaki (tranh cuộn Genji monogatari), Choujugia (tranh vui về chim, thú) thì trong thời đại này cũng sản sinh ra nhiều tranh cuộn như "Mouko shurai emaki" (tranh cuộn vẽ cảnh quân Mông Cổ tấn công)

    Vì chiến loạn kéo dài, đời sống bất an nên cả tầng lớp võ sĩ và nông dân đều cầu tìm mạnh mẽ nơi tôn giáo, vì thế nhiều nền Phật giáo mới lần lượt ra đời. Khác với Phật giáo thời Heian nặng về giới luật và học vấn (lý thuyết), Phật giáo thời kỳ này linh động dễ hiểu, đặt nặng vấn đề thực hành. Có sư Sinran (Thân Loan) thuyết rằng bất cứ ai, chỉ cần niệm danh hiệu "Nam Mô Ai Di Đà Phật" (Namu Amidabutsu) thì sẽ được tiếp dẫn về nơi Tịnh Độ một cách bình đẳng. Phái này gọi là Joudo Sinshu (Tịnh Độ Chân Tông, còn gọi là phái Ikkou). Có thầy Nitiren (Nhật Liên) lập phái Nitiren (phái Pháp Hoa-Hokke shu) giảng rằng nếu niệm "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" (Namu Myou-hou Rengekyo) thì ai cũng được giải thoát. Phái Thiền Tông (Zenshu) từ Trung thổ truyền sang do những cao tăng như Eisai (Vinh Tây, phái Rinzai-Lâm Tế, Kamakura Gosan, 5 ngôi chùa lớn của phái này) và Dougen (Đạo Nguyên, chùa Eihei-ji) bắt đầu lan rộng trong giới võ sĩ. Sở dĩ như vậy là vì sự khắc nghiệt của Thiền Tông, rèn luyện tinh thần bằng phép Tọa Thiền (Zazen) rất thích hợp với tinh thần khắc kỷ của võ sĩ.



    Tượng Bashara, tướng Dạ Xoa

    Từ xưa, Nhật Bản đã có tín ngưỡng thần linh nhưng chỉ tập trung vào việc tế lễ mà không có kinh điển hay giáo lý gì. Trong thời đại này, có viên tư tế (Sinkan) ở đền thờ Ise (Isejingu) đã tham khảo giáo lý của Phật giáo mà định rõ nền tảng lý luận cơ bản cho Thần đạo (Sintou).
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  8. The Following 5 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), Linh Linh Linh (25-07-2009)

  9. #5
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    VI.室町時代


    15.花の御所

    1334年、後醍醐天皇は、天皇が中心と って行う新しい政治を始めた(建武 の新政)。しかし、武家政治になれ 武士は、この政治に不満をもった。 府を倒したときの最も有力な武将だ った足利尊氏は、武士を集めて反乱 起こし。京都に攻め入った。天皇の は敗れて吉野(奈良県)にのがれた 。

    1336年、尊氏は、京都で新しい天皇( 朝)をたて、1388年には、征夷 大将軍となって、京都に幕府をひら た。この足利氏の幕府は、尊氏の孫 3代将軍足利義満が京都の室町に花 御所とよばれる美しい屋敷をつくり そこを幕府としたので、室町幕府と いい、この時代は室町時代という。

    一方、吉野に逃れた後醍醐天皇は、 野で朝廷(南朝)をつくったので、 つの朝廷が対立するという状態にな った。この状態は、足利義満が対立 おさめるまで続いた。南朝と北朝の つの朝廷があった時代を特に南北朝 時代という。
    室町幕府は、鎌倉幕府よりも将軍と 士の結びつきが弱くて、有力な守護 、土地を広げ、武力をたくわえ、そ の地域を支配する力をもつようにな た。この守護を守護大名という。

    鎌倉時代の末ごろから、海賊(倭寇 が朝鮮半島から中国にかけて海域を らしていた。義満は、それをとりし まり、中国(明王朝)と正式の貿易 勘合貿易)をはじめ、大きな利益を た。倭寇は、後に、この貿易が中断 されると、ふたたび活動が活発にな た。


    CHƯƠNG VI THỜI ĐẠI MUROMATI

    15. Hana no gosho


    Năm 1334, Thiên Hoàng Godaigo bắt đầu nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm (Kemmu no sinsei: nền chính trị hoài cổ, mong muốn khôi phục lại sức mạnh của Thiên Hoàng nhưng không giải quyết được bất mãn của giai cấp võ sĩ và chưa đầy 2 năm sau thì Asikaga Takauji làm phản, gây ra cuộc nội loạn Nam Bắc Triều). Nhưng giai cấp võ sĩ vốn đã quen với nền chính trị võ gia nên bất mãn với nền chính trị mới này. Có võ tướng Asikaga Takauji là người mạnh nhất trong số những võ tướng đánh đổ Mạc Phủ trước kia, nay tập hợp các võ sĩ lại gây phản loạn. Họ đánh vào Kyoto, quân của Thiên Hoàng bại trận phải chạy nạn đến Yosino (thuộc Nara).



    Asikaga Takauji

    Năm 1336, Takauji lập một Thiên Hoàng mới ở Kyoto (Bắc Triều) và trở thành Chinh Di Đại Tướng Quân năm 1388, mở ra Mạc Phủ ở Kyoto. Mạc Phủ của họ Asikaga là một dinh thự nguy nga mỹ lệ mà đương thời gọi là "hana no gosho" (gosho là nơi ở của Thiên Hoàng, quý nhân; hana là hoa, hana no gosho ý chỉ nơi ở nguy nga tráng lệ) được cháu của Takauji, Tướng Quân đời thứ 3 là Asikaga Yosimitu xây dựng ở Muromati, Kyoto.

    Trong lúc đó, Thiên Hoàng Godaigo chạy đến Yosino cũng lập nên Triều Đình mới (Nam Triều) gây nên tình trạng đối lập giữa hai Triều Đình. Tình trạng đối lập này kéo dài cho đến khi Asikaga Yosimitu dẹp yên. Thời đại tồn tại Nam Triều và Bắc Triều này được gọi là thời đại Nam Bắc Triều (Nambokuchou).
    Mối liên kết giữa Tướng Quân và lực lượng võ sĩ của Mạc Phủ Muromati không vững mạnh bằng Mạc Phủ Kamakura trước đây, các Shugo có thế lực ở địa phương mở rộng đất đai, tích trữ vũ khí, rèn luyện võ nghệ và dần đủ sức thống trị cả vùng đất đó. Những Shugo này được gọi là Shugo Daimyou.

    Cuối thời kỳ Kamakura có bọn hải tặc (Oa khấu, giặc Oa, danh từ này thường thấy trong phim Tàu) hoành hành trên biển từ bán đảo Triều Tiên cho đến Trung Hoa. Tướng Quân Yosimitu đã kiểm soát bọn hải tặc, chính thước buôn bán với đại lục (triều Minh), mang lại nhiều lợi ích. Sau này, khi mậu dịch giữa hai nước bị đình chỉ thì bọn hải tặc lại tiếp tục hoành hành.

    16.戦乱の世

    1467年、8代将軍足利義政の時、 軍のあとつぎの問題から諸大名が二 派にわかれ、戦乱が京都を中心に11年 間もつづいた(応仁の乱)。この戦 は、両軍が戦いにつかれておわった 、この戦乱で、将軍の力が弱くなり 、荘園制などの秩序が破壊された。 いて、実力さえあれば、下の者が上 者を倒して支配者となる下克上の社 会となった。このような社会が100年 どつづいたが、この時代を戦国時代 いい、この時代に新しく支配者とな った者を戦国大名という。

    室町時代には、農業の技術が進み、 車が使われ、稲のあとに麦をつくる 毛作も広く行われるようになった。 農民は、村ごとに会合(寄合)をひ いて、農作業や税(年貢)について 談した(村の自治)。こうして、村 ごとの結びつきが強くなった農民は 団結して幕府に税を軽くすることを め、聞き入れられなければ武器を持 って戦ったり、借金に苦しんで土倉 酒屋などをおそったりした。これを 一揆という。また、一揆は、宗教的 な結びつきで団結する事もあった( 向一揆)。そして、時には、大名を すほどの勢いになった(山城の国一 揆 1485)。

    戦国大名は、武器などを調達するた に、商工業者を自分の国にあつめ、 護したので、商工業も発達した。商 品の流通が全国的に広がり、各地に がたち、運送業をする大商人(問屋 もふえた。また、商人や職業の同業 組合である座も全国的につくられ、 地方の特色ある特産品も生産される うになった。


    16. Thời chiến loạn

    Năm 1467, dưới thời Tướng Quân đời thứ 8 là Asikaga Yosimasa, các Daimyou đã chia thành 2 phe bất đồng về chuyện kế tục của của Tướng Quân, chiến loạn kéo dài 11 năm mà chủ yếu là ở Kyoto. (Loạn Ounin, bắt đầu từ năm Ounin thứ nhất đến năm Bunkyu thứ 9, 1477 do đối lập giữa Hosokawa Katumoto và Yamana Souzen gây ra. Ban đầu loạn này xảy ra ở Kyoto nhưng sau lan rộng cả nước, các Daimyou khác đều bị cuốn vào trận chiến và đứng về một trong hai phe này).
    Trận chiến này kết thúc khi cả hai phe đều mệt mỏi, nhưng quyền lực của Tướng Quân đã suy yếu đi, trật tự của thể chế trang viên cũng không còn. Xã hội lúc này được gọi là xã hội "Hạ khắc thượng" (Ge koku jou), chỉ cần có thực lực thì kẻ dưới có thể đánh đổ người trên và trở thành kẻ thống trị. Tình trạng xã hội này kéo dài khoảng 100 năm và đây được gọi là thời đại Chiến Quốc (Sengoku Jidai), những kẻ thống trị (các miền đất) mới nổi lên trong thời kỳ này được gọi là Sengoku Daimyou.

    Trong thời Muromati, kỹ thuật nông nghiệp phát triển, người ta đã biết dùng bánh xe nước và đất nông nghiệp một năm hai mùa vụ đã phát triển rộng rãi, sau khi trồng lúa nước thì người ta trồng lúa mạch. Nông dân lập ra các tổ chức gọi là Yoriai ở từng làng, bàn bạc về vấn đề nông nghiệp và thuế đóng hàng năm. Vì thế mối liên hệ đoàn kết giữa nông dân trong làng rất chặc chẽ, họ yêu cầu Mạc Phủ phải giảm nhẹ thuế, nếu không được chấp nhận thì họ dùng vũ khí tấn công Mạc Phủ, đập phá những quán rượu, nhà cho vay nặng lãi. Những cuộc nổi loạn như thế này gọi là Ikki. Cũng có khi Ikki đoàn kết với nhau và mang tính tôn giáo thì gọi là Ikkou Ikki. Những cuộc Ikki này đôi khi cũng đủ mạnh để đánh đổ một Daimyou (như Ikki xứ Yamasiro năm 1485).



    Nổi loạn tôn giáo (Ikkou Ikki) ở xứ Mikawa

    Các Sengoku Daimyou vì muốn điều phối vũ khí nên cũng gom góp thành phần thợ thủ công, thương nhân về lãnh địa của mình, bảo vệ họ nên công thương nghiệp thời kỳ này phát triển. Thương phẩm lưu thông rộng rãi trên toàn quốc, chợ mọc lên ở các địa phương và lớp đại thương nhân kinh doanh dịch vụ (ton-ya) cũng tăng lên nhiều. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời của các "za" trên toàn quốc, ( đây là tổ chức của những người cùng nghề với nhau, giữa thương nhân hay thợ thủ công được sự bảo hộ của Triều Đình, quý tộc hay chùa chiền và có những quyền lợi nhất định), từng địa phương cũng bắt đầu sản xuất sản phẩm đặc sắc của mình.



    Bánh Wagasi, đặc sản phát tích từ Kyoto.




    17.金閣寺と銀閣寺

    室町時代は、幕府が京都にあったた 、武士らしさと公家(貴族)らしさ が溶け合って、新しい武家文化をつ くりあげた。それは、中国の元.明 朝の文化や禅宗の影響をうけて、簡 で深みのある文化であった。また、 都の文化が地方にまで広がり、各地 民衆の文化が生まれた。
    建造物には、足利義満が京都の北山 建てた別荘の中にある金閣と、足利 政が京都の東山に建てた銀閣がある 。金閣は、公家風の寝殿造と中国の 宗寺院の様式をとりいれた建物で、 体を金でおおうという華やかなもの であったし、銀閣は、書院造という 寺の建て方であった。書院造の建物 は、部屋に床の間や違い棚があり、 畳がしきつめてあって、部屋と部屋 間は、ふすまや壁でしきり、明障子 用いられていた。この様式は、しだ いに武士の住宅に取り入れられるよ に現在の日本式住宅建築のもとにな ている。また、庭のほうは、室町時 代のはじめは、金閣寺や苔寺のよう 自然をそのまま生かしたものであっ が、しだいに自然を象徴的にあらわ す枯山水という様式のものになった この様式の庭としては、竜安寺の石 が有名である。この庭は、白砂をし いた所に石を配しただけであるが、 宗の精神を象徴的にあらわしている いわれている。

    絵画では、中国の宋.元王朝にさか た水墨画が伝えられて発達し、禅僧 雪舟のように独自の日本的な水墨画 の様式(山水画)を創造した画家も る。
    芸能\u12391 では観阿弥.世阿弥の父子が、その ろ民間で行われていた素朴な演劇を \u27005 楽として完成した。能\u27005 楽というのは、主役は能\u-26782 面をつけ、豪華な衣装を着て謡曲に わせて舞う歌舞劇で、独特の象徴的 美しさ(幽玄美)を求めたものであ る。能\u27005 楽と組み合わせて演じる狂言は、能\u 27005 楽とは対照的に、面もつけず、地味 服装でする口語の会話劇で、人間の ろかさやあさましさをおもしろおか しく写実的に演じる。能\u27005 楽と狂言は、その後も武士や貴族の で愛好され、現在もこの時代の演出 式がそのまま受け継がれて演じられ ている。
    文学では、一寸法師や浦島太郎など 短編小説(お伽草子)が広く読まれ 。


    17. Kikakuji và Ginkakuji

    Vì Mạc Phủ Muromati đóng tại thủ đô Kyoto nên họ đã tạo ra một nền văn hóa võ gia mới, hòa trộn giữa tinh thần võ sĩ và sự xa hoa của tầng lớp quý tốc. Đó là nền văn hóa đơn giản, trong sáng (giản tố) nhưng lại sâu sắc với ảnh hưởng từ Thiền Tông và văn hóa vương triều Nguyên, Minh từ đại lục. Văn hóa đất kinh kỳ cũng lan rộng ra các địa phương và nền văn hóa đại dân gian cũng được sản sinh ở các xứ.

    Về kiến trúc thì Asikaga Yosimitu đã cho xây chùa Kinkakuji (Kim Các tự) trong biệt trang của mình ở núi Kitayama phía bắc Kyoto, Asikaga Yosimasa cho xây chùa Ginkakuji (Ngân Các tự) ở núi Higasiyama, phía đông kinh đô. Chùa Kinkakuji được xây dựng theo lối kiến trúc Sinden zukuri mang hơi hướng của giới quý tộc và kiểu chùa Thiền của Trung Hoa, toàn thể ngôi chùa được trát vàng hoa lệ. Chùa Ginkakuji thì được xây dựng theo lối chùa Thiền Shoin zukuri. Theo lối kiến trúc Shoin zukuri thì trong phòng có Tokonoma và kệ Tigaidana, sàn được lót chiếu Tatami và các phòng được ngăn cách với nhau bằng tường, cửa lùa fusuma, cửa Shouji lấy sáng.



    Ginkakuji



    Kinkakuji


    (Tokonoma là một góc tường cao hơn mặt sàn, thường được trang trí bằng một bình hoa, bức thư pháp hay tranh cuộn. Kệ Tigaidana là loại kệ mà các thanh gỗ hai bên tả hữu không cùng chiều cao với nhau. Shouji là loại cửa ngăn không khí bên ngoài không cho lọt vào phòng và thường được dán giấy để lấy ánh sáng)



    Bên trái là Tokonoma, bên phải là Tigaidana



    Lối kiến trúc này dần dần được tầng lớp võ sĩ tiếp nhận trong kiến trúc nhà ở của mình và trở thành nền tảng cho lối kiến trúc nhà cửa của Nhật từ đó trở về sau. Về vườn tược thì đầu thời Muromati, người ta để mặc cây cối mọc tự nhiên như chùa Kinkakuji hay Kokedera (chùa rêu) nhưng dần dần trở thành kiểu vườn khô sơn thủy (Karesansui) mà theo đó, thiên nhiên chỉ mang tính tượng trưng. Vườn tược theo lối này nổi tiếng nhất là vườn đá của chùa Ryoanji. Trong vườn này, người ta đặt đó đây vài tảng đá trên nền cát trắng để tượng trưng cho tinh thần của Thiền Tông.




    Vườn đá Ryoanji



    Chùa rêu


    Về hội họa thì loại tranh thủy mặc (Suibokuga) đã từng nảy nở trong thời Tống, Nguyên ở đại lục cũng phát triển mạnh và cũng có những họa sĩ vẽ tranh theo lối thủy mặc độc đáo của Nhật (Sansuiga) như Thiền sư Sesshu Touyou. Về nghệ thuật biểu diễn (Geinou) thì có cha con Kan-ami và Zeami đã hoàn thiện loại nhạc Nou (Nougaku), một loại kịch biểu diễn giản dị lưu hành trong dân chúng thời bấy giờ. Nou là loại kịch mà người diễn chính mang mặc nạ, mặc trang phục hoa lệ nhảy múa theo điệu nhạc, mục đích tìm kiếm vẻ đẹp mang tính tượng trưng (u huyền mỹ) độc đáo. Còn có loại kịch gọi là Kyogen thì ngược lạc với nhạc Nou, người diễn không mang mặc nạ, mặc trang phục bình dị, dùng thể văn nói diễn lại chân thật những sự hời hợt, ngu dốt của người đời với ý châm biếm. Cả nhạc Nou và kịch Kyogen đều được giới quý tộc và võ sĩ ưa chuộng, hình thức biểu diễn của nó vẫn được truyền nguyên vẹn đến ngày nay mà không thay đổi gì. Về văn học thì những truyện ngắn (Otogi zousi, truyện thần tiên, giả tưởng) như Issun Bousi (truyện về cậu bé lùn) hay truyện Urasima Tarou (truyện anh đánh cá xuống chơi long cung, sau trở về trần gian thì đã mấy trăm năm trôi qua, tợ như truyện Từ Thức, Lưu Thần và Nguyễn Triệu) được đọc rộng rãi trong dân chúng.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  10. The Following 6 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), Linh Linh Linh (25-07-2009)

  11. #6
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    VII.安土桃山時代


    18.天下統一

    織田信長は、尾張の国(愛知県)の さな戦国大名であったが、つぎつぎ 他の大名をたおし、勢力を広げて、 全国を統一していた。信長は、ポル ガル人が種子島(鹿児島県)に来て えた(1543)鉄砲を戦いに有効 に使ったことで知られている。1573年 信長は、将軍を京都から追い出して 、室町幕府をほろぼし、安土(滋賀 )に立派な城(安土城)をつくり、 下統一の事業を進めた。

    信長は、商業や手工業を事由に行う (楽市.楽座)を許し、キリスト教 保護し、ポルトガル人やスペイン人 と貿易(南蛮貿易)をした。キリス 教は、スペイン人でイエズス会の宣 師フランシスコ.ザビエルが鹿児島 に来たとき(1549)から伝道が じまった。ポルトガル人やスペイン (南蛮人)は、キリスト教を広める ために貿易をし、信長は、仏教をお える手段としてキリスト教を保護し 貿易によってヨーロッパのすぐれた 文物を手に入れた。
    信長は、天下統一の事業を急速に進 たが、それが完成する少し前に、家 の明智光秀に攻められて死んだ。( 本能寺の変 1582)

    信長の事業をうけついだのが、豊臣 吉である。秀吉は尾張の国(愛知県 の貧しい農民の子であったが、武士 となり、信長に仕えて次第に出世し 有力な武将となった。秀吉は、明智 秀を破り、主導権をにぎると、大阪 に立派な城(大阪城)をつくり、そ を根拠地として、天下統一を進めた 秀吉は、農業の支配を確実にし、税 の基礎を定めるために、田畑の広さ 収穫高を調べて記録させ、税のとり をきめた(太閤検地)。また、農民 の一揆を防ぐために、農民から武器 とりあげた(刀狩)。これにより、 農分離が進み、荘園制は消滅した。 秀吉は、関白になり、翌年には、太 大臣になったのち、1590年、天 統一を完成した。
    その後、秀吉は、朝鮮や中国にも勢 を広げようとして、朝鮮に二度兵を った(朝鮮出兵)が、二度とも失敗 におわった(文禄.慶長の役 1592.159 7)。
    信長.秀吉が活躍した時代を安土桃 時代という。


    CHƯƠNG VII THỜI ĐẠI AZUTI MOMOYAMA

    18. Thống nhất thiên hạ


    Oda Nobunaga chỉ là một Sengoku Daimyou nhỏ ở xứ Owari (ngày nay là tỉnh Aiti) nhưng đã lần lượt đánh đổ các Daimyou khác, bành trướng thế lực và thống nhất toàn quốc. Nobunaga còn nổi tiếng với việc sử dụng súng ống có hiệu quả trong các trận đánh, loại súng này lần đầu tiên được truyền đến đảo Tanegasima (thuộc Kagosima) theo bước chân của người Bồ Đào Nha. Năm 1573, Nobunaga đuổi Tướng Quân ra khỏi Kyoto, tiêu diệt Mạc Phủ Muromati, cho xây tòa thành hùng vĩ ở Azuti (tỉnh Siga), gọi là thành Azuti và tiến hành sự nghiệp thống nhất đất nước.



    Oda Nobunaga

    Nobunaga còn cho phép tự do thương nghiệp và thủ công nghiệp, bảo vệ đạo Cơ Đốc, giao thương với người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (hai chủng người này được gọi bằng danh từ Nambanjin, người Nam Man). Đạo Cơ Đốc được truyền đạo khi nhà truyền giáo người Tây Ban Nha thuộc dòng Tên là Francisco Xavier đến Kagosima (1549, lúc bấy giờ là xứ Satuma). Người Nam Man vì mục đích quảng bá đạo Cơ Đốc nên buôn bán với Nhật, Nobunaga cũng bảo vệ đạo này như một phương tiện để đàn áp Phật giáo, nhận được nhiều sản phẩm văn hóa vượt trội của phương Tây từ việc mậu dịch này.
    Sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Nobunaga đang tiến triển nhanh chóng, sắp đến hồi hoàn thành thì Nobunaga chết đi khi gia thần là Aketi Mituhide phản bội (biến cố chùa Honnouji năm 1582).
    Người kế tục sự nghiệp của Nobunaga là Toyotomi Hideyosi. Hideyosi vốn là con của một nông dân nghèo hèn ở xứ Owari nhưng sau đến phục vụ Nobunaga và trở thành võ tướng có thế lực của Nobunaga. Hideyosi thảo phạt xong Aketi Mituhide thì tự mình nắm thực quyền, cho xây tòa thành nguy nga ở Osaka (thành Osaka) và biến nơi này thành cứ điểm để thống nhất thiên hạ. Hideyosi xác thực quyền cai trị đối với nông dân bằng cách định rõ cơ bản về thuế, cho điều tra ghi chép về diện tích ruộng đất và khả năng thu hoạch, từ đó quyết định cách đánh thuế (chính sáchTaikou kenti). Và cũng để phòng những cuộc nổi loạn (Ikki) của nông dân, Hideyosi còn tịch thu hết vũ khí của nông dân (chính sách Katanagari). Vì những chính sách này nên nông dân và lực lượng quân sự bị phân ly, không còn dính dáng đến nhau nữa, thể chế trang viên bị tiêu diệt. Hideyosi nắm chức Quan Bạch (Kampaku), đến năm sau thì trở thành Thái Chính Đại Thần và đến năm 1590 thì hoàn thành công cuộc thống nhất thiên hạ.



    Tượng Toyotomi Hideyosi

    (Thái Cáp, Taikou là tên gọi cung kính đối với chức nhiếp chính, còn chỉ người đã nhường chức Quan Bạch cho con. Từ này còn được dùng để chỉ Toyotomi Hideyosi. Chính sách Taikou Kenti được thi hành năm 1582, theo đó quy định diện tích của đồng ruộng và chia thành 4 cấp là: thượng, trung, hạ và hạ hạ.Những ai từng đọc qua lịch sử môn võ Karate sẽ hiểu được sự khắc nghiệt của chính sách Katana gari, săn lùng đao kiếm, là như thế nào. Theo đó, Hideyosi quản lý nguồn vũ khí trong dân chúng triệt để, những đồ vật sắc nhọn bằng kim loại đều bị tịch thu hết và mỗi làng chỉ được có một con dao do lính canh giữ, ai muốn mượn về dùng phải đăng ký).



    19.城

    安土桃山の時代は、新しく生まれた 国大名や豪商の影響をうけて豪華で 大な文化になった。それをよくあら わしているのが城である。安土桃山 代の名も、信長の安土城と秀吉の桃 城の名によっている。

    この時代には、大名は城を領地の中 の平地につくり、周囲に家来や商工 者を住まわせ、城下町を作るように なった。城は敵を防ぐためのもので るだけでなく、大名の住むところで り、政治を行う役所でもあったので 、力を示すために雄大なものをつく た。信長の安土城、秀吉の桃山城を 見る事ができないが、姫路城(兵庫 県)は今も残っていて、当時の城の 大な姿を伝えている。城や住宅の壁 ふすまなどに、金銀を使って華やか な絵を描いたのは、狩野派の画家で る。

    茶の湯がこの時代にさかんになった 茶の湯に使う茶(抹茶)は、鎌倉時 に中国から伝えられ、禅僧の間で薬 として用いられていた。茶を楽しむ 習は、室町時代に貴族や武士、裕福 商人の間に広まり、それを千利休が 、茶道という礼法として大成した。 休は、茶道の精神は、簡素な中に深 豊かなものをみつけ、それを最も美 しいと感じる心であると考え、その 神を和敬静寂という言葉であらわし 。利休は堺(大阪府)の裕福な商人 (町衆)であった。
    この時代には、南蛮貿易によって、 ろいろな西洋のものが入ってきた。 版印刷術やめずらしい品々も伝えら れた。現在も使われているパン、ズ ン、カステラなどの外来語は、当時 ポルトガル語から日本語に入ったも の。イエズス会の宣教師でポルトガ 人のロドリゲスは、秀吉の通訳をす ほど日本語が上達し、「日本大文典 」をまとめた。これは、外国人が作 た最初の日本語の文法書である。


    19. Thành quách


    Thời đại Azuti Momoyama là thời đại của nền văn hóa "hùng vĩ", hào hoa chịu ảnh hưởng từ tầng lớp Sengoku Daimyou mới ra đời và tầng lớp phú thương. Tên gọi thời đại Azuti Momoyama cũng bắt nguồn từ thành Azuti của Nobunaga và thành Momoyama do Hideyosi xây dựng.

    Trong thời đại này, các Daimyou cho xây thành ở trung tâm vùng đất bằng trong lãnh địa của mình, chung quanh là khu phố dưới thành (Jouka mati) và cho tập trung dân cư, các tầng lớp thương nhân sống ở đó (thời đại này, hầu như mỗi vị Daimyou đều xây dựng thành quách của riêng mình). Thành quách thời kỳ này không chỉ là thứ phương tiện để phòng địch mà còn là nơi ở của Daimyou, nơi thi hành chính trị và là nơi phô trương sức mạnh của mình. Thành Azuti của Nobunaga, thành Momoyama của Hideyosi ngày nay không còn nữa nhưng vẫn còn có thành Himeji (tỉnh Hyogo, di sản văn hóa Thế giới) cho chúng ta thấy được vẽ nguy nga tráng lệ của thành quách thời đó như thế nào. Thời đó cũng có các họa sư phái Kano chuyên dùng vàng bạc để vẽ những bức tranh tráng lệ lên cửa lùa, nhà cửa hay thành quách.



    Thành Momoyama



    Một tấm bình phong của phái họa Kano

    Trà lễ (Tya no yu) cũng nở rộ trong thời kỳ này. Loại trà bột (mattya) dùng trong trà lễ được truyền từ Trung Hoa trong thời Muromati và được các Thiền sư sử dụng như một vị thuốc. Thú thưởng trà lan rộng trong giới quý tộc, võ sĩ và giới thương nhân giàu có, đến thời kỳ này thì Senno Rikyu đã đúc kết lại, hoàn thành quy tắc uống trà, gọi là Trà đạo (Sadou, Tyadou). Rikyu nghĩ rằng tinh thần của Trà đạo là tìm thứ sâu lắng, phong phú trong sự giản dị thanh bạch, đó là cái tâm cảm được cái đẹp nhất và dùng bốn từ "hòa kính thanh tịch" (Wakeiseijaku) để biểu thị tinh thần mỹ của Trà đạo. Rikyu là một thương nhân giàu có ở Sakai (thuộc Osaka).



    Thành Himeji

    (Hòa và kính là thái độ đối đãi giữa chủ và khách trong tiệc trà, thanh và tịch là thứ mà chủ và khách cùng cảm nhận được khi ngồi chung với nhau. Qua chén trà, tinh thần của chủ và khách tôn trọng lẫn nhau nhưng cũng đồng thời phá bỏ ranh giới trong tâm giữa người với người, không còn là chủ hay khách nữa)



    Một trà thất

    Trong thời này, Nhật Bản cũng nhận được nhiều thứ của Tây phương thông qua mậu dịch với người Nam Man (TBN và BĐN). Kỹ thuật in hoạt bản và nhiều thứ vật phẩm hiếm cũng được đưa tới Nhật. Những từ ngữ như Pan (bánh mỳ), Zubon (quần tây), Kasutera (bánh ngọt) được dùng hiện nay được truyền từ tiếng Bồ Đào Nha vào lúc bấy giờ. Bấy giờ có nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nha là Rodrguez thông thạo tiếng Nhật, làm thông dịch cho Hideyosi và biên soạn cuốn "Nihon daibunten". Đây là cuốn sách ngữ pháp tiếng Nhật đầu tiên do người ngoại bang biên soạn (xuất bản năm 1604~1608 ở Nagasaki).
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  12. The Following 6 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), Linh Linh Linh (25-07-2009)

  13. #7
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    CHƯƠNG VIII THỜI ĐẠI EDO

    20. Thể chế Mạc phiên


    Tokugawa Ieyasu là một Daimyou nhỏ ở xứ Mikawa (ngày nay là tỉnh Aiti) nhưng dần dần bành trướng thế lực, sau khi Hideyosi chết thì đánh thắng dòng họ Toyotomi trong trận Sekigahara năm 1600, trở thành Chinh Di Đại Tướng Quân năm 1603 và xây dựng chính quyền Mạc Phủ ở edo (ngày nay là Tokyo). Khoảng thời gian kéo dài 260 năm kể từ lúc này gọi là thời đại Edo (Edo Jidai).



    Tokugawa Ieyasu

    Mạc Phủ Edo chiếm một dải đất rộng chừng một phần tư lãnh thổ toàn quốc (đất của họ Tokugawa, gọi là Tenryou, thiên lãnh), ngoài ra còn trực tiếp quản lý những đô thị quan trọng như Kyoto, Osaka và Nagasaki. Họ Tokugawa còn ban phát đất đai cho dòng họ của mình (Shimpan Daimyou) và gia thần từ trước (Fudai Daimyou) những vùng đất quan trọng ở gần Edo, ban cho những kẻ trở thành gia thần của mình sau khi bại chiến trong trận Sekigahara (Tozama Daimyou) những vùng đất xa xôi ở tận miền đông bắc hay miền Kyushu phương nam. Lãnh địa mà Mạc Phủ ban cho chư hầu gọi là phiên (han) và lãnh chúa vùng đất đó gọi là Daimyou.
    Để cai trị các phiên trên toàn quốc, Mạc Phủ đã đặt ra một tổ chức đơn giản nhưng lại hiệu quả (thể chế Mạc phiên-Bakuhan taisei). Theo đó, dưới Tướng Quân có chức Rouju (lão trung) giúp đỡ chính sự quan trọng, dưới đó nữa, chính sự được phân chia đều cho các quan Bugyou ở địa phương (kiểu quanh đứng đầu một xứ). Khi có chuyện khẩn cấp thì đặt ra chức Tairou (đại lão), chức quan cao nhất của Mạc Phủ. Mạc Phủ còn ban hành luật Bukeshohatto mà các Daimnyou phải tuân theo, nếu vi phạm thì sẽ bị hình phạt là tịch thu đất đai hoặc đổi sang đất khác (nhỏ hơn). Nhưng các Daimyou cũng có quyền tự do thi hành chính sách của riêng mình trong phiên, miễn là trong phạm vi cho phép của Mạc Phủ (kiểu các trường Đại học ở Tây phương, có quyền tự định giáo trình của mình mà nhà nước không can thiệp được). Ngoài ra Mạc Phủ cũng còn giới hạn quyền lực của Triều Đình, can thiệp vào hành động của chùa chiền.
    Tướng Quân đời thứ 3 là Tokugawa Iemitu bắt vợ con của các Daimyou phải ở lại Edo, lập ra chế độ Sankinkoutai, theo đó thì mỗi Daimyou cứ một năm phải đến Edo túc trực một lần. Chính sách Sankinkoutai này gây tốn kém tiền bạc của Daimyou, hơn nữa Mạc Phủ còn bắt họ gánh chịu chi phí xây dựng các công trình lâm thời khiến các Daimyou khốn đốn về mặt kinh tế, không còn đủ sức để phản kháng lại Tướng Quân nữa.



    Một cảnh sankinkoutai, đoàn người của Daimyou lũ lượt kéo về Edo




    21.士農工商


    幕府の最も重要な問題は、総人口の 80パーセントを占める農民をどの うに支配するかであった。それは、 農民から集める税(年貢)が幕府の な財産だからである。家康は「百姓 もをば死なないように、生きないよ うによく考えて税をとれ」と言って る。幕府や各藩は、規則(慶長の御 書)をつくって農民の日常生活を細 かく指示し、制限した。そこでは、 米は税(年貢米)として納めるもの あるから、たくさん食べないように 麦や大根などを入れて食べる事、酒 茶を買って飲まないこと、着るもの 麻や木綿のほかは着ないこと」など としている。また、家5~6戸で五 組をつくらせ、納税や防犯の責任を 同でとらせた。
    幕府は、少しの武士が大勢の農民や 人を支配するために、士農工商(武 .農民.職人.商人)という身分制 度をつくった。(商人の下にはさら 「えた.非人」と呼ばれる階級をお て差別した)この社会では、最上位 の武士は、武芸や学問を修め、腰に 二本さし、農民や町人(職人.商人 が無礼な事をすれば、その場で斬り 殺してもよいことになった(斬り捨 御免)。農民や町人は、武士と違っ 苗字(名字)もなく、大名行列に出 会うと、道にすわって頭を下げなけ ばならなかった(土下座)。このよ に上下を差別する考えは、武士社会 では主人と家来の関係(主従関係) 、家庭内では親と子、夫と妻の関係 きめるもとになっていた。幕府はこ のようにして幕藩体制を固め、封建 会を維持した。


    21. Sĩ nông công thương


    Vấn đề quan trọng nhất đối với Mạc Phủ là cai trị đám nông dân chiếm tới 80% dân số như thế nào. Bởi vì nguồn thuế thu từ nông dân (Nengu) chính là tài sản của Mạc Phủ. (Nengu là thuế đánh hàng năm, theo đó đối với ruộng thì thu bằng lúa gạo, đối với đồng thì thu bằng sản phẩm hoặc tiền. Sau này tất cả đều thay bằng tiền). Ieyasu cũng từng nói "hãy nghĩ cách thu thuế làm sao để bọn bách tính không chết nhưng cũng không sống được".

    (Cách cai trị của Tokugawa Ieyasu thật sự rất xảo quyệt, điều đó thể hiện qua câu nói này. Nếu bần cùng quá thì dân chúng sẽ làm loạn, do đó chính quyền không để người dân phải bần cùng quá mức. Nhưng chính quyền Ieyasu cũng thực hiện chính sách ngu dân, đàn áp để dân trí không phát triển được, người dân luôn tốn thời gian vào cái ảo tưởng làm giàu nhưng không bao giờ giàu được, như thế sẽ không hơi đâu và cũng không đủ nhận thức, sức mạnh để chống đối chính quyền Tokugawa)

    Chính quyền Mạc Phủ và các phiên còn đặt ra nguyên tắc, chỉ thị và giới hạn sinh hoạt thường nhật của nông dân từng ly từng tí (Ofuregaki, công văn thư của Mạc Phủ và các phiên công bố cho toàn dân chúng vào năm Keichou). Chỉ thị này có những điều như "gạo là vật để đóng thuế (nengumai) nên không được ăn nhiều mà phải độn lúa mạch và củ cải vào cơm mà ăn. Không được mua trà, uống rượu (vì là thứ xa xỉ), áo quần thì chỉ được mặc loại vải thô, vải bông". Và chỉ thị này còn bắt cứ 5,6 hộ dân phải lập ra một nhóm 5 người để có trách nhiệm cộng đồng trong việc phòng chống tội phạm và thu thuế.



    Đậu phụ, Tofu là món ăn mà người bình dân đương thời không được phép ăn trong ngày thường. Nhưng mỗi buổi sáng Tướng Quân lại dùng nhiều loại đậu phụ khác nhau.

    Và Mạc Phủ cũng đặt ra chế độ thân phân sĩ nông công thương (võ sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân) để một số ít võ sĩ có thể cai quản được đại bộ phận nông dân và dân thành thị. (Ngoài ra, dưới thương nhân còn có hạng cùng đinh bị gọi là "eta", "hinin"- bọn không phải con người). Trong xã hội này thì giai cấp võ sĩ là cao nhất, được quyền theo đuổi học vấn, luyện tập võ nghệ, đeo 2 kiếm bên hông, nếu bọn nông dân hay thị dân (thợ thủ công, thương nhân) mà dám hỗn láo là có quyền rút kiếm chém chết tại chỗ mà không bị tội (luật Kirisute gomen). Khác với võ sĩ, nông dân và thị dân không được quyền mang họ, khi gặp đoàn Daimyou đi kinh hành thì phải cuối dập đầu thi lễ bên vệ đường (dogeza). Sự phân biệt cao thấp trong suy nghĩ cũng đã hình thành nên tiêu chuẩn quan hệ giữa chủ và tớ, trong nhà thì là giữa phụ mẫu và con cái, vợ chồng. Mạc Phủ xiết chặt thể chế Mạc phiên này mà duy trì xã hội phong kiến.

    (Mặc dù giai cấp võ sĩ có những đức tính hơn người như dũng cảm, sẵn sàng xã thân để bảo vệ đất nước, dòng tộc, thanh liêm chính trực, đoàn kết, kỷ luật chặt chẽ nhưng việc một phần lớn dân chúng phải è lưng lao động để nuôi và làm giàu cho một thiểu số võ sĩ, cán bộ của chính quyền Edo, là một điều bất công. Thời Edo không thiếu những cảnh võ sĩ, tức người của giai cấp cầm quyền, quát nạt bách tính và xem họ không bằng loài thú vật. Vì thế mô hình xã hội này đã không tồn tại được lâu, đi ngược lại với văn minh, nhân quyền của nhân loại trong thời đại mới. Đến đây người dịch thật sự thấy hạnh phúc và may mắn vì được sinh ra trong một xã hội thật sự bình đẳng, bác ái)



    22.鎖国

    家康は、はじめ、海外渡航をゆるし 朱印船で貿易することを許可した。 れで、多くの日本人がフィリピンや タイ、ヴェトナムなどに出かけて活 し、日本町をつくった。タイへ行っ 山田長政が活躍したのもこのころで ある。しかし、家康は、キリスト教 非常な勢いで広まるのを見て危険で ると考え、キリスト教禁止令をだし た。次いで、3代将軍家光の時代は、 本人の海外渡航と海外移住者の帰国 を禁止し、この規則を破るものを死 にした。
    このような時、九州の島原(長崎県 で、農民が重税とキリスト教の禁止 に反抗し、16歳の少年天草四郎時貞 頭にして一揆をおこした(島原の乱  1637)。幕府は4ヶ月近くかか てこれをしずめた後、いっそうキリ スト教を警戒した。そして、キリス やマリアの像の絵を踏ませる方法( み絵)などによって、キリスト教徒 かどうかを見分け、キリスト教徒を がし出しては罰した。しかし、それ もかくれて信仰する人(隠れキリシ タン)がなくならず、幕府の弾圧と リシタンの殉教がつづいた。
    幕府は1639年に、ポルトガル人が日本 来ることを禁止(寛永の鎖国令)、 キリスト教に関係のないオランダ人 中国人にだけ、長崎の出島で貿易す ことをゆるした。このように国が海 外との交通.貿易などを禁止するこ を鎖国という。鎖国によって、日本 西洋の文明から孤立したが、日本独 自の文化や産業が発達した。

    22. Bế quan tỏa cảng


    Tướng Quân Ieyasu ban đầu cho phép tàu bè Nhật vượt biển ra hải ngoại và cho phép thuyền Ấn đỏ (Shuin-sen, thuyền được đóng dấu đỏ, được phép mậu dịch với ngoại bang) buôn bán giao dịch với nước ngoài. Vì thế nên có nhiều người Nhật đã đến các xứ như Phi Luật Tân, Việt Nam và lập ra các khu phố Nhật Bản tại đó. Như có ông Yamada Nagamasa sang Xiêm La rồi nổi tiếng tại đó. Nhưng Ieyasu lại cho rằng đạo Cơ Đốc lúc này bành trướng rất mạnh, là nguy cơ nên đã cấm cửa tôn giáo này (lịch sử cho thấy tôn giáo này luôn là nỗi lo sợ của những nhà độc tài). Tiếp theo, đời Tướng Quân thứ 3 là Iemitu cũng cấm luôn người Nhật đã vượt biển và sống ở hải ngoại, kẻ nào vi phạm nguyên tắc này sẽ bị tử hình.

    Trong tình hình này, ở Simabara xứ Kyushu (ngày nay là tỉnh Nagasaki) có thiếu niên 16 tuổi tên là Amakusa Sirou Tokisada đứng lên cầm đầu nông dân chống đối tô thuế nặng và lệnh cấm đạo Cơ Đốc (loạn Simabara năm 1637). Gần 4 tháng đàn áp, cuối cùng Mạc Phủ cũng đã dẹp yên loạn và cảnh cáo tôn giáo này. Cách làm của Mạc Phủ là bách tính dẫm đạp lên tranh tượng Jesus và mẹ Maria (fumie) để phân biệt đâu là tín đồ Cơ Đốc và hành hình họ. Nhưng số người lén lút thờ phụng Jesus vẫn không mất đi mà vẫn tiếp tục tử vì đạo dưới sự đàn áp của Mạc Phủ.



    Fumie, người nào không dẫm lên sẽ bị coi là tín đồ Cơ Đốc.

    Năm 1639, Mạc Phủ cấm không cho người Bồ Đào Nha đến Nhật nữa (lệnh tỏa quốc năm Kan-ei) và chỉ cho phép người Hòa Lan vốn không liên quan gì đến tôn giáo này và người Trung Quốc buôn bán ở Nagasaki mà thôi. Thời kỳ này nước Nhật đoạn tuyệt giao thông, mậu dịch với hải ngoại và gọi là thời kỳ tỏa quốc (sakoku). Nhưng cũng nhờ lệnh tỏa quốc mà Nhật Bản cô lập với văn minh phương Tây, phát triển nền văn hóa và nền sản nghiệp độc đáo của mình.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  14. The Following 5 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), Linh Linh Linh (25-07-2009)

  15. #8
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    23.産業の発達


    江戸幕府が全国を支配して、戦いの い世になると、農業はいっそう進歩 た。農民は、荒地を開墾して田畑を 広くしたり、農具を改良したり、作 の種類をふやしたりした。米のほか 、綿、生糸、菜種油など各地の特産 物をつくって商人に売り、豊かにな 農民もいた。絹織物、酒、紙などの 工業も発達した。
    産業の発達や参勤交代の影響で交通 盛んになり、道路も発達した。江戸 中心に、海岸に沿って京都へ行く東 海道、信農(長野県)を通って京都 行く中山道、甲州(山梨県)へ行く 州街道、奥州(東北地方)へ行く奥 州街道、日光へ行く日光街道などの 街道ができ、街道には宿場がおかれ 。しかし、幕府は軍事上の必要から 、各地に通行人を調べる関所をおき 大井川や天竜川のような大きな川に 、橋を架けなかった。米や大量の物 資を運ぶには、船が盛んに使われる うになり、航路も発達した。

    産業と交通の発達にともなって、商 もさかんになった。幕府や大名が集 た年貢米は、大阪に集めて現金と交 換したので、大阪の鴻池、江戸の三 などのような大商人が次第に生まれ 。
    商業の発達にともなって政治の中心 江戸は、人口100万ちかくの大都市に り、玉川上水や神田上水のような大 規模な水道工事も行われた。大阪の うは町人の町で、経済の中心であっ から、「天下の台所」とよばれた。

    23. Phát triển sản nghiệp


    Dưới sự thống trị của Mạc Phủ Edo, nước Nhật đã trải qua giai đoạn hòa bình không có chiến tranh nên nông nghiệp tiến bộ rõ rệt. Nông dân khai khẩn đất hoang, mở mang ruộng vườn, cải tạo nông cụ và gia tăng chủng loại cây trồng. Ngoài gạo còn có những sản vật đặc trưng của từng địa phương như bông, tơ tằm, dầu cải và cũng có một số nông dân giàu lên với việc trồng những thứ này và bán cho thương nhân. Những ngành thủ công nghiệp như dệt nay, nấu rượu, làm giấy cũng phát triển.



    Một người bán dầu.

    Do dảnh hưởng của chế độ Sankin Koutai và sự phát triển của sản nghiệp nên đường xá cũng phát triển. Lúc bấy giờ có 5 con đường lớn (Gokaidou) lấy Edo làm trung tâm (phát xuất từ Edo) như con đường Toukaidou men theo bờ biển đến Kyoto, con đường Nakasendou qua xứ Sinano (tỉnh Nagano ngày nay) đến Kyoto, con đường Koushu kaidou đến xứ Koushu (tỉnh Yamanasi ngày nay), con đường Oushu kaidou đi lên xứ Oushu (miền Đông bắc) và con đường Nikkou kaidou đi đến Nikkou. Trên những con đường này có các trạm dừng chân (shukuba, thời Edo còn phát âm là sikuba, đây là nơi dừng chân, đổi ngựa cho khách đi đường) nhưng Mạc Phủ không bắc cầu qua những con sông lớn như sông Ooi, sông Tenryu và đặt các trạm kiểm soát (sekisho) để kiểm tra người đi đường. Để vận chuyển gạo và một lượng lớn vật tư thì thuyền được sử dụng nhiều, do đó giao thông đường thủy cũng phát triển.




    Cảnh nấu Shouyu (xì dầu Nhật)


    Nền sản nghiệp và giao thông phát triển nên tầng lớp thương nhân cũng thịnh vượng hẳn lên. Vì lúa gạo nộp thuế (nengumai) cho Mạc Phủ và các Daimyou tập trung ở Osaka và trao đổi bằng tiềng mặt nên địa phương này lần lượt sản sinh ra những đại thương nhân như Kou-no-ike, Mitui (tiền thân của hai hãng Kou-no-ike và Mitui sau này mà cả Thế giới đều biết). Cùng với sự phát triển của thương nghiệp, Edo cũng trở thành trung tâm chính trị, một đại đô thị gần 100 vạn nhân khẩu và người ta cũng xây dựng những công trình thủy lợi lớn ở đây như Tamagawa Jousui (đường dẫn nước được xây dựng từ năm 1653~1654). Trong khi đó thì Osaka là nơi tập trung của dân thành thị, trở thành trung tâm kinh tế và được gọi là "cái nhà bếp của thiên hạ" (Tenka no daitokoro).




    Mô hình phục nguyên của thương điếm Mitui ở xứ Etigo.

    (Tương quan giữa Edo và Osaka giống vị trí giữa thành phố Sài Gòn và Hà Nội. Nếu Edo là nơi tập trung quyền lực chính trị thì Osaka là nơi tập trung tiền bạc)


    24.町人の文化

    世の中が平和になると、学問や芸術 盛んになった。幕府が中国の学問で る儒学、特に朱子学を保護し、幕府 の学問所をつくって武士の子弟に学 せた。朱子学は、主人と家来、親と などの上下の秩序を守る事を重んじ たので、幕府の政治に都合がよかっ 。町人も「読み、書き、そろばん」 どの教育を重んじるようになった。 庶民の教育は、はじめ寺院などで行 れたが、後に各地に寺子屋といわれ 教育機関がひらかれ、僧侶や神主、 浪人などが教えた。寺子屋教育は、 だいに盛んになって、明治のはじめ でつづいた。

    五大将軍徳川綱吉のころ(元禄時代 、上方(大阪や京都)で町人の新し 文化(元禄文化)が生まれた。大阪 の町人井原西鶴は、元禄時代の町人 生活を「好色一代男」や「世間胸算 」などでとりあげた。西鶴の小説に は、貨幣経済が発達し、金が人間の 活を支配するようになった社会で、 に運命を左右される町人の姿や、当 時の開放的な享楽生活がリアルにえ かれている。

    松尾芭蕉は、「古池や かわず飛び む 水の音」のような五.七.五、 わせて十七字の詩である俳句を大成 した。俳句は、連歌の最初の句が独 したもので、当時は俳諧といわれて た。「奥の細道」は、芭蕉が旅のこ とを書いた味わいの深い紀行文であ 。旅を愛した芭蕉は、「旅に病んで は枯野をかけめぐる」という句を最 後に、旅の途中で死んだ。
    美術では、本阿弥光悦や俵屋宗達、 形光琳などが活躍した。それらの作 は、町人の趣味が強く反映し、豊か な色彩と新しい構図の装飾的なもの あった。また、京都では美しい染物 友禅が、瀬戸(愛知県).九谷(石 川県).有田(佐賀県)などでは、 本的な優れた陶器がつくられるよう なった。

    24. Văn hóa thị dân

    Thời Edo không có chiến tranh nên các ngành học vấn và nghệ thuật cũng nở rộ. Mạc Phủ bảo hộ nền học vấn của Trung Hoa như Nho học, và đặc biệt là Chu Tử học, lập ra trường học (gakumonjo) cho con em giới võ sĩ theo học. Chu Tử học coi trọng trật tự trên dưới trong quan hệ chủ tớ, cha con nên rất thích hợp với nền chính trị của Mạc Phủ. Tầng lớp thị dân cũng đã coi trọng chuyện "đọc, viết và làm tính". Nền giáo dục của bình dân ban đầu được tổ chức trong các tự viện nhưng sau này Mạc Phủ còn cho mở những cơ quan gọi là Terakoya ở các địa phương để làm nhiệm vụ này. Tầng lớp tăng lữ, tư tế Thần đạo và võ sĩ vô chủ (Rounin) được chiêu mộ để dạy trẻ nít trong những Terakoya này. Nền giáo dục Terakoya rất thịnh hành và kéo dài đến đầu thời Meiji.



    Quang cảnh một Terakoya.


    Dưới thời Tướng Quân đời thứ 5 là Tokugawa Tunayosi (niên hiệu Genroku), ở miền Kamigata (nghĩa là miền trên, tên gọi chung cho khu vực quanh Osaka, Kyoto) đã nảy sinh ra nền văn hóa thị dân mới (gọi là văn hóa Genroku). Về sinh họat thị dân trong thời Genroku có thể kể đến Ihara Saikaku, thị dân Osaka với những tác phẩm văn học để đời như "Koushoku itidai no otoko" (một đời đàn ông háo sắc) và "Seken mune zan-you" (những điều tính toán trong lòng thế gian, tác phẩm này được viết năm Genroku thứ 5 với bối cảnh là đêm giao thừa, qua đó miêu tả mọi hỷ nộ ai lạc của tầng lớp thị dân). Tiểu thuyết của Saikaku miêu tả chân thật về sinh hoạt hưởng lạc không dấu giếm của tầng lớp thị dân đương thời cũng như xã hội mà đồng tiền đã chi phối sinh hoạt của con người khi nền kinh tế tiền tệ phát triển, miêu tả vận mệnh con người bị đồng tiền thao túng.



    Ảnh minh họa cho cuốn "Koushoku itidai no otoko", vẽ một người đàn ông trèo mái nhà nhìn phụ nữ tắm.

    Còn có thi tăng Matuo Bashou đã đúc kết thành công thể thơ Haiku với 3 câu gồm 5,7,5 âm tiết mà điển hình là một bài của ông: "Furuikeya kawazu tobikomu mizu no oto" (tạm dịch: cái ao cũ, con ếch nhảy vào, tiếng nước vang. Bài thơ này nổi tiếng đến độ nó được dịch sang rất nhiều thứ tiếng và người ta xem nó là biểu tượng không thể thiếu khi nói về Bahsou). Haiku đương thời được gọi là thơ Haikai, chính là 3 câu đầu của thể thơ Renka (thơ dài) và độc lập với phần còn lại. Bashou lang thang khắp nơi trên nước Nhật và ghi chép lại hành trình của mình qua những vần thơ Haiku trong cuốn "Oku no hosomiti" (tạm dịch: con đường nhỏ lên miền Đông bắc. Cuốn sách này đã được giáo sư Hoàng thân Vĩnh Sính dịch sang tiếng Việt và đã xuất bản tại Việt Nam).
    Bashou là người ưa thích lang bạt giang hồ và đã mất khi đang trên đường rong rủi, cuối đời ông để lại bài Haiku bất hủ "tabi ni yande, yumeha kareno wo kakemeguru" (tạm dịch: bệnh trên đường giang hồ, hồn còn mộng trên cánh đồng khô).

    Về mỹ thuật thì có những người nổi tiếng như Hon-ami Kouetu (nghệ thuật gia, đa tài đa nghệ, tinh thông việc rèn đao kiếm, họa gia, thư đạo gia, trà nhân. Những người từng đọc tác phẩm Miyamoto Musasi của Yosikawa Eiji chắc không thể quên được nhân vật Kouetu này), Tawaraya Soutatu, Ogata Kourin (cả hai đều là họa gia). Tác phẩm nghệ thuật của họ phản ánh rõ rệt sở thích của thị dân, với màu sắc phong phú và thủ pháp mang tính trang trí. Ở Kyoto thì có thương hiệu nhuộm Yuzen (nổi tiếng đến ngày nay), ở Seto (tỉnh Aiti), Kutani (tỉnh Isikawa), Arita (tỉnh Saga) cũng sản xuất những loại đồ gốm ưu việt đậm chất Nhật Bản.



    Chén trà của Hon-ami Kouetu.



    25.歌舞伎

    元禄時代に非常に盛んになったもの 歌舞伎がある。歌舞伎は、1600年ごろ 出雲(島根県)の阿国という女が神 で踊った踊りからはじまり、しだい 発達した。しかし、初期のころは程 度がひくく、風俗上もあまりよくな ったので、幕府に禁止された。その 、男(俳優)だけで演じられる歌舞 伎となり、しだいに内容も芸も向上 、名優が出るようになった。そのこ 、歌舞伎と並んで、人形を操って芝 居をさせる人形浄瑠璃も興行されて た。これら、歌舞伎や人形浄瑠璃で 、心中事件とか、赤穂(兵庫県)の 四十七人の浪人が主人の仇討ちをし 話(忠臣蔵)などの社会で起こった 件を戯曲にし、上演した。そのよう な演目は、人々の興味をひき、話題 なって、隆盛期をむかえる理由にも った。この歌舞伎は、今日も、当時 のものや新作をくわえて上演されて る。人形浄瑠璃のほうは、その後50 ぐらいでしだいに衰えてしまったが 江戸時代後期に、大阪の植村文楽軒 が文楽座で再び興行し、それが、現 は文楽という名で無形文化財として けつがれている。
    元禄時代に、歌舞伎.人形浄瑠璃の 本を書いた人が、日本最大の劇作家 いわれる近松門左衛門である。近松 は、武士を捨てて町人になった人で 当時の封建的な道徳(義理)に縛ら た社会の中で、人間的な気持ち(人 情)を大切にして苦しむ男女を同情 な目で見ながら、「曽根崎心中」や 心中天網島」などの傑作を書いた。

    25. Kịch Kabuki

    Trong số những thứ thịnh hành nhất thời Genroku có Kabuki. Kabuki bắt đầu từ những điệu múa của vu nữ (cô gái nhảy múa trong đền Thần đạo) tên là Okuni ở xứ Izumo (tỉnh Simane) khoảng năm 1600 rồi dần phát triển lên. Nhưng thời kỳ đầu nó không được phổ biến rộng rãi lắm và không hợp với phong tục nên bị Mạc Phủ cấm chỉ. Đến sau này chỉ có diễn viên nam (haiyu) được quyền diễn và phát triển thành Kabuki, dần dần cả nội dung và hình thức của nó được nâng cao và xuất hiện nhiều diễn viên nổi tiếng (đương thời, diễn viên Kabuki rất được ái mộ như diễn viên điện ảnh, ca sĩ ngày nay. Thời ấy người nổi tiếng có thể kể đến Itikawa Danjurou, Sibaraku).




    Tượng Sibaraku, diễn viên Kabuki được ái mộ nhất thời bấy giờ.



    Sibaraku, tác phẩm Origami của Houjou Takasi do Hiến Chương (Vietnam Origami Group) gấp từ một tờ giấy vuông không cắt dán.


    Cùng với Kabuki, bấy giờ còn có loại kịch múa rối là Joururi (Tịnh Lưu Ly) là những thứ giải trí rất được ưa chuộng. Đề tài biểu diễn của kịch Kabuki và múa rối Joururi là những sự việc có thật xảy ra trong xã hội như chuyện 47 võ sĩ Rounin thành Akou (tỉnh Hyogo) báo thù cho chủ (câu chuyện này được gọi là Chusingura, nổi tiếng không chỉ ở Nhật và gây xúc động mạnh cho người đọc, người xem) hay những vụ Sinju (Sinju là những vụ trai gái yêu nhau rồi tự sát vì gia đình cấm cản,.... Đương thời có nhiều đôi trai gái rủ nhau lên đỉnh núi lửa, nhảy vào miệng núi để phản đối gia đình). Nội dung, âm nhạc của những buổi diễn này luôn thu hút người xem và trở thành đề tài đàm tiếu trong thời gian dài và đó là thời cực thịnh của nó.




    Tranh Ukiyo-e vẽ cảnh 47 Rounin thành Akou tập kích vào dinh thự Kira để báo thù cho chủ trong một đêm đông. Đây là sự kiện gây chấn động xã hội Nhật lúc bấy giờ.

    Về kịch Kabuki thì ngày nay người ta vẫn còn diễn những vở ngày trước và còn viết thêm nhiều vở mới, nhưng múa rối Joururi thì bắt đầu suy thoái 50 năm sau đó. Đến cuối thời Edo thì có nhà Uemura Bunrakuken đã chấn hưng lại nghệ thuật rối này và đó chính là nghệ thuật rối Bunraku, tài sản văn hóa phi vật thể ngày nay.



    Con rối Bunraku.

    Viết kịch bản cho Kabuki, múa rối Bunraku trong thời Genroku thì có Tikamatu Monzaemon, người được mệnh danh là kịch tác gia lớn nhất Nhật Bản. Tikamatu xuất thân từ giai cấp võ sĩ nhưng đã vứt bỏ giai cấp mình, trở thành thị dân, tỏ ra đồng tình với những cặp nam nữ khổ não với cái xã hội bị trói buộc trong đạo đức phong kiến (giri, nghĩa lý) trong khi bản thân họ đề cao tình cảm con người (ninjou, nhân tình). Vì thế ông đã viết ra những kiệt tác mô tả những vụ Sinju như "Sonezaki Sinjou", "Sinju Tenmou jima".
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 02-01-2009 lúc 07:46 PM Lý do: Automerged Doublepost
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  16. The Following 6 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    Chisami (07-03-2010), Erika-chan (25-08-2012), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), Linh Linh Linh (25-07-2009), ThePig (01-11-2009)

  17. #9
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    26.三大改革

    江戸時代が始まって100年ほどすぎた 禄のころから、幕府の財産が苦しく った。幕府は、質の悪い貨幣をたび たびつくったので、経済が乱れた。 価が上がり、人々の生活が苦しくな た。なかでも、下級の武士は、領主 からもらう金(俸禄)での生活が苦 くなり、商人から借金をしたり、武 の身分を売る者もあらわれた。18世 の前半に八代将軍徳川吉宗は、幕府 の財政をたてなおすために、いろい な改革(享保の改革)をした。まず 新田を開拓して税としての年貢米の 増収を計画し、武士には、ぜいたく やめて倹約することが命令した。
    経済がますます発達し、貨幣が農村 も使われるようになると、農民の間 貧富の差が大きくなった。農村を離 れて都市へ出る貧しい農民が多くな た。また、冷害などで大飢きんが発 し、飢え死にする人がたくさん出て 、農村は悲惨な状態になった。18世紀 のおわりに、幕府は、ふたたび、政 の改革をしようと、武士に倹約を命 、学問や武芸の訓練をすすめたり、 武士が商人から借金を返さなくても いという命令を出したりして武士の 活を助けたが、改革(寛政の改革) は失敗した。

    幕府は財産が苦しいため、農民の税 ますます重くした。生活に困った農 は、年貢を軽くすることを藩主や役 人に要求し、聞き入れられないとき は、力で戦った(百姓一揆)。幕府 これを厳しく禁止したが、18世紀の 期以後には一揆がたびたびおこった 。貧しい町人も、江戸や大阪で米の 占めをして値段を高くする米屋や高 貸しの大商人をおそって、家を壊し たり、火をつけたり、品物をうばっ りした(打ちこわし)。もと役人で った大塩平八郎は、貧しい人々のた めに、大阪で反乱をおこした(大塩 乱1837)が、すぐに沈められた この乱の後、幕府は政治をたてなお そうとして三度目の改革(天保の改 )をして、武士には、倹約を命じ、 商人には買占めなどをする組合(株 仲間)を禁止したが、これも成功し かった。

    26. Ba cải cách lớn

    Từ thời Genroku, chỉ 100 năm sau kể từ khi Mạc Phủ Edo hình thành thì bộ máy này đã gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế. Mạc Phủ thường xuất tiền đồng chất lượng xấu nên kinh tế rối loạn, vật giá gia tăng, sinh hoạt của bá tính khốn đốn. Trong số đó có những võ sĩ cấp thấp nhận bổng lộc từ lãnh chúa không đủ sống nên phải vay mượn của thương nhân, cũng có người bán thân phận võ sĩ của mình vì khốn đốn tiền bạc. Đầu thế kỷ 18, Tướng Quân đời thứ 8 là Tokugawa Yosimune đã thực hiện nhiều cải cách (cải cánh năm Kyouhou) nhằm gây dựng lại tài chánh cho Mạc Phủ. Cải cách này gia tăng tô thuế (nengumai) đối với ruộng đất mới khai khẩn, ra lệnh cấp giai cấp võ sĩ ăn tiêu phung phí.
    Khi kinh tế dần phát triển, tiền đồng được sử dụng ở nông thôn thì sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông dân với nhau ngày càng lớn. Có nhiều nông dân không sống nổi mà phải bỏ nông thôn đổ về nơi đô thị. Lại có tình trạng lạnh kéo dài khiến nạn đói phát sinh, nông tác vật không thu hoạch được, rất nhiều người chết đói, tình trạng nông thôn trở nên thê thảm. Cuối thế kỷ 18, Mạc Phủ lần nữa thực hiện cải cảnh (cải cách năm Kansei), ra lệnh cho võ sĩ phải tiết kiệm, khuyến khích luyện tập võ nghệ, học vấn và còn ra lệnh rằng võ sĩ trước kia có vay mượn tiền của thương nhân thì nay không cần phải trả (!!!). Cải cách này cũng cải thiện được sinh hoạt của võ sĩ nhưng rồi cũng thất bại.



    Cảnh dựng nhà.

    Vì tài sản của Mạc Phủ ngày càng giảm nên đánh thuế nông dân ngày càng nặng. Giai cấp nông dân khốn đốn phải đến cầu xin chúa phiên giảm tô thuế, nếu không nghe thì họ dùng vũ lực kháng cự (Hyakushou ikki, loạn bách tính). Tuy Mạc Phủ đã nghiêm cấm nhưng từ giữa thế kỷ 18 trở đi thì những cuộc loạn (ikki) này vẫn lần lượt nổ ra. Tầng lớp thị dân nghèo cũng tấn công, đập phá, đốt nhà, cướp đồ đạc của những những đại phú thương ở Edo và Osaka đã thu mua hết lúa gạo (đầu cơ) và những người cho vay nặng lãi. Bấy giờ có Oshio Heihatirou vốn là quan lại nhưng cũng vì dân nghèo mà đứng lên gây phản loạn ở Osaka (loạn Osio, 1837) nhưng nhanh chóng bị đàn áp. Sau cuộc nổi loạn này, Mạc Phủ thực hiện cải cách lần thứ 3 (cải cách năm Tempou), lệnh cho võ sĩ phải cần kiệm, cấm những tổ hợp thương nhân thu mua độc chiếm. Nhưng rồi cải cách này cũng thất bại.



    27.新しい学問

    元禄時代に栄えた町人文化は、関西 中心であったが、18世紀の後半から 江戸を中心とする文化が盛んになっ (化政文化)。この時代の庶民の読 み物としては、十返舎一九の「東海 中膝栗毛」が、明るいユーモアに富 道中記として有名である。俳句では 、与謝蕪村が「菜の花や月は東に  は西に」のような絵画的な美しいく つくり、小林一茶が日常の生活の中 から「やせがえる負けるな一茶これ あり」のような素朴で温かい気持ち あふれる句を作った。
    絵画では、浮世絵が最も盛んになっ 。浮世絵というのは、歌舞伎や相撲 遊里などの世界(浮世)を描いた絵 で、元禄時代に菱川師宣が絵を木版 刷ることをはじめ、だれにでも手に れられるようにしたので、流行し始 めた。18世紀なかばに出た鈴木春信は 版画を極彩色で刷りだし、それを錦 ともいった。鈴木春信や北川歌麿の 人が、東洲斎写楽の歌舞伎役者の絵 は有名である。浮世絵は、江戸時代 終わりごろになると、画題が風景に り、葛飾北斎の「富岳三十六景」や 、安藤広重の「東海道五十三次」の うな傑作も生まれた。
    学問では儒学が盛んであったが、そ に批判的な立場の国学や、洋学(西 の学問)などの新しい学問も生まれ た。国学は日本の古典を研究して日 本来の思想を求める学問で、国学者 「万葉集」や「古事記」を実証的な 方法で研究した。国学者の中では、 古事記伝」という「古事記」の注釈 を書いた本居宣長が有名である。国 学は、のちに天皇の直接の政治を復 しようという考えの尊皇思想や、外 の勢力を追い出そうという考えの攘 夷思想を育て、幕末におこった尊皇 夷運動の推進力となった。
    西洋の学問や知識は、鎖国のあいだ 府が貿易をゆるしたオランダから伝 られたので、蘭学として発達した。 中でも進んだのが医学の研究で、前 良沢と杉田玄白とは、オランダの解 学の本を翻訳し、「解体新書」とし て出版した。また、平賀源内が新し 学んだ学問を応用して日本ではじめ 発電器(エレキテル)を製作し、伊 能忠敬が西洋の技術を取り入れて日 全国の実測の地図をつくった。
    洋学によって、西洋の様子がわかっ くると、幕府の鎖国政策や攘夷の思 に反対し、日本の開国を主張する者 が増えてきた。そして、そうした考 方が倒幕運動に結びついていった。

    27. Nền học vấn mới

    Nền văn hóa thị dân nở rộ trong thời Genroku ban đầu tập trung quanh vùng Kansai (Kyoto, Osaka) nhưng từ nửa sau thế kỷ 18 trở đi thì tập trung ở Edo (văn hóa Kasei). Trong số sách đọc của giới bình dân lúc bấy giờ, nổi tiếng thì có tác phẩm "Toukaidou Nakahiza kurige" của Jippen Shaikku (tên thật là Sadakazu), một tác phẩm ghi chép trên đường đi mang tính uy-mua trong sáng. Về thơ Haiku thì có những bài tuyệt đẹp như một bức tranh của Yosabuson như "Na no hanaya tuki ha higasi ni hi ha nisi ni" (tạm dịch: ôi hoa cải dầu, vầng trăng mọc đằng Đông, thái dương treo trời Tây) và những bài thơ giản khiết, mang đậm hơi ấm tình người trong sinh hoạt thường nhật của Kobayasi Issa như "Yasegaeru makeruna Issa kore ni ari" (tạm dịch: này chú ếch còm, gắng lên nhé, Issa đứng ngóng chú đây).



    Tranh Ukiyo-e, bức quang cảnh buổi sáng ở cầu Nihonbasi, một trong loạt tác phẩm "Toukaidou gojutugi" của Hirosige.

    Về hội họa thì có loại tranh Ukiyo-e (tranh "phù thế", tranh về cuộc đời phù phiếm) rất thịnh hành. Ukiyo-e là loại tranh vẽ thế giới của Kabuki, Sumou và thế giới làng chơi, ban đầu được họa sư Hisikawa Moronobu in bằng kỹ thuật mộc bản vào đầu thời Genroku, sau trở nên thịnh hành đến nổi ai cũng có thể mua được. Trong số đó có tranh mỹ nhân của Suzuki Harunobu và Kitagawa Utamaro, tranh vẽ diễn viên Kabuki củan Toushusai Sharaku rất nổi tiếng. Đến cuối thời Edo thì đề tài của tranh Ukiyo-e chuyển sang phong cảnh và sản sinh ra những kiệt tác như "Fugaku sanjurokkei" (Phú nhạc tam thập lục cảnh: tranh vẽ 36 cảnh núi Phú Sĩ từ những góc độ khác nhau) của Katusika Hokusai và tranh "Toukaidou gojutugi" (Đường Toukaidou 50 trạm dừng) của Andou Hirosige.



    Bức sóng ngoài khơi Kanagawa, một trong loạt tranh "Fugaku sanjurokkei" của Hokusai.


    Về học vấn thì Nho học thịnh hành nhưng đồng thời cũng xuất hiện những nền học vấn mới với lập trường phê phán Nho học là quốc học (Kokugaku) và Tây học (Yougaku). Quốc học là nền học vấn nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Nhật Bản, tìm kiếm tư tưởng bản lai vốn có của dân tộc mình. Các học giả quốc học nghiên cứu những tác phẩm như "Man-youshu" và "Kojiki" bằng phương pháp thực chứng. Trong số học có người nổi tiếng như Motoori Norinaga, người đã viết cuốn "Kojikiden" chú thích cho sách "Kojiki". Nền quốc học này đã nuôi dưỡng tư tưởng Tôn Hoàng (Sonnou) chủ trương khôi phục lại quyền lực chính trị của Thiên Hoàng, tư tưởng Nhương Di (Jou-i) chủ trương đuổi thế lực ngoại quốc ra khỏi nước Nhật và là động lực thúc đẩy phong trào Tôn Hoàng Nhương Di (Sonnou Jou-i) vào cuối thời Mạc Phủ.
    Tây học là nền học vấn, tri thức của phương Tây được truyền theo người Hà Lan vào nước Nhật vì trong thời tỏa quốc chỉ có Hà Lan mới được phép mậu dịch với Nhật. Đương thời nó được gọi là Rangaku (Lan học). Trong số các học giả phái này có hai ông Maeno Ryoutaku và Sugita Gempaku nghiên cứu nền y học tiên tiến của phương Tây, biên dịch sách giải phẫu của Hòa Lan và xuất bản với cái tên "Kaitai sinsyo" ("Giải thể tân thư": sách mới về giải phẫu). Lại có nhà bác vật Hiraga Gennai ứng dụng tri thức khoa học phương Tây để chế ra máy phát điện đầu tiên ở Nhật, có ông Inou Tadataka áp dụng kỹ thuật của phương Tây để vẽ bản đồ Nhật Bản thông qua đo đạc thực tế.



    Sugita Gempaku

    Thông qua Tây học mà người ta biết được tình hình các nước phương Tây nên ngày càng có nhiều người phản đối chính sách tỏa cảng của Mạc Phủ và tư tưởng Nhương Di, chủ trương đòi Nhật Bản phải mở cửa. Những tư tưởng này là mối liên hệ trực tiếp với phong trào Đảo Mạc (Toubaku, đánh đổ Mạc Phủ) sau này.

    28.開国

    日本が鎖国をつづけているころ、欧 の国々は近代国家の組織をととのえ 。18世紀の後半、イギリスは、産業 命を行い、世界に進出して海外の市 場を手に入れ、アメリカも、アジア 進出することを考えていた。
    18世紀の終わり、ロシアが日本との通 商を要求したが、幕府は鎖国を続け 。その後、イギリスやアメリカの船 日本の近海に来て、水.食糧などを 要求することがたびたびあり、幕府 ますます用心深くなって、異国(外 )船打払令(1825)を出し、ま た、開国論者を罰した。19世紀の中ご ろには、欧米の国々が日本の開国を く要求し、1835年には、アメリ の使節.ペリーが軍艦4隻とともに 賀(神奈川県)に来た。幕府や江戸 人々は大砲のある軍艦におどろき、 それを黒船と呼んでおそれた。18 4年、幕府はアメリカの強い要求を け入れて、ついに神奈川(横浜市) で、日米和親条約を結んだ。この条 で、幕府は外国が下田(静岡県)と 館(北海道)の2つ港を使うことを 認めた。

    次いで1858(安政5)年、アメリカの 領事ハリスが下田に来て、アメリカ との通商を要求した。幕府は、朝廷 大名に相談したが、反対された。そ で、大老井伊直弼は、朝廷の許可を 待たずに
    日米修好通商条約を結んだ。この条 で、5つの港を貿易のために使うこ をゆるしたが、このほかに不平等な 内容が2つあった。一つは、輸入品 ついて、日本が自由に関税を決める 利(関税自主権)が認められないこ と、もう一つは、外国人が日本で罪 おかしても、日本の法律で裁判がで ないこと(治外法権)であった。尊 皇論者や攘夷論者は、伊井大老が朝 の許可を待たずにこのような条約を んだことを強く非難した。井伊大老 はそれらの反対派を死刑にしたり、 びしく罰した(安政の大獄 185 ~1859)ため、江戸城の桜田門 の近くで反対派に暗殺された(桜田 外の変1860)

    28. Khai quốc

    Trong thời gian Nhật Bản duy trì chính sách bế quan tỏa cảng thì các nước Âu Mỹ đã hoàn thiện tổ chức quốc gia cận đại. Nửa sau thế kỷ 18, Anh quốc đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, tiến ra Thế giới, tìm thị trường ở hải ngoại. Nước Mỹ cũng đã nghĩ đến chuyện tiến về châu Á.
    Đến cuối thế kỷ 18, nước Nga yêu cầu thông thương với Nhật Bản nhưng Mạc Phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỏa quốc. Sau đó, thuyền Anh, Mỹ nhiều lần đến gần biển Nhật Bản, yêu cầu cung cấp nước ngọt và lương thực. Trước tình hình đó, Mạc Phủ càng tỏ ra thận trọng hơn, năm 1825 đưa ra lệnh đánh đuổi thuyền ngoại quốc và xử phạt những người theo phe khai quốc luận. Đến giữa thế kỷ 19, các nước Âu Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu Nhật phải mở cửa và đến năm 1835 thì có sứ tiết Matthew Calbrainth Perry chỉ huy 4 chiếc quân hạm xuất hiện ở Uraga (tỉnh Kanagawa). Mạc Phủ và mọi người ở Edo sợ hãi đội quân hạm trang bị đại pháo này nên gọi chúng bằng danh từ "kurofune" (thuyền đen, vì thân thuyền được sơn đen). Năm 1854, Mạc Phủ chấp nhận yêu cầu của Mỹ và ký điều ước hữu hảo Nhật-Mỹ tại Kanagawa (thành phố Yokohama). Điều ước này thừa nhận việc ngoại quốc được quyền sử dụng hai cảng ở Simoda (tỉnh Sizuoka) và Hakodate (Hokkaidou).




    Cảnh thị dân Edo hiếu kỳ xem "thuyền đen".


    Tiếp đó, năm 1858 (niên hiệu Ansei thứ 5), tổng lãnh sự Mỹ là Townsend Harris đến Simoda đòi Nhật phải thông thương với Mỹ. Mạc Phủ đã đàm phán chuyện này với Triều Đình và các Daimyou nhưng bị phản đối. Lúc đó có quan Đại Lão (Tairou- xem bài 20) Iinaosuke không đợi Triều Đình cho phép mà tự động ký điều ước Nhật-Mỹ tu hảo thông thương. Theo điều ước này thì Nhật cho phép Mỹ sử dụng 5 cảng với mục đích mậu dịch và ngoài ra còn có 2 nội dung bất bình đẳng khác. Đầu tiên là Nhật không được quyền quyết định thuế đối với hàng hóa nhập vào (quan thuế tự chủ quyền-kanzei jishuken), thứ hai là người ngoại quốc có phạm tội trên đất Nhật cũng không được xử bằng luật pháp Nhật (trị ngoại pháp quyền-tigai houken). Những người theo phái Tôn Hoàng và Nhương Di đã chỉ trích Đại Lão là không được Triều Đình cho phép đã ký điều ước như thế này.

    Đại Lão Iinaosuke đã tử hình, phạt nặng những người thuộc phe chống đối này (sự kiện Ansei no taigoku, 1858~1859) và sau đó ông bị phe chống đối ám sát ở gần cổng Sakurada trong thành Edo (sự kiện Sakuradamongai, 1860).



    Cổng Sakurada, nơi xảy ra vụ ám sát Đại Lão Iinaosuke.



    29.幕末

    開国によって貿易が始まると、生糸 茶などの輸出が急に多くなって国内 物資が不足し、物価が上がり、経済 が混乱した。そのため、下級の武士 庶民の生活がいっそう苦しくなった このような時、薩摩(鹿児島県)と 長州(山口県)との下級武士の間に 尊皇論と攘夷論が結びついた尊皇攘 の運動がはじめられた。
    幕府は、朝廷と協力して政治をする と(公武合体)を考えたが、薩摩や 州などの尊皇攘夷派はますます自分 たちの考えを強めていった。そして ついに、薩摩藩は、イギリスの艦隊 戦い(薩英戦争 1863)、長州 藩はイギリス、フランス、アメリカ オランダの4国の連合艦隊と戦った( 下関事件 1864)。しかし、こ 戦いで、薩摩藩も長州藩も諸外国の を知り、攘夷の不可能なことを認め た。そこで、両藩の若い武士は、幕 を倒し、天皇中心の新しい政治を行 うと考えて、尊王倒幕運動を進めた 。薩摩藩の西郷隆盛、大久保利通ら 、土佐(高知県)の坂本竜馬のなか ちで長州藩の木戸孝允らと新しい政 府をつくるために両藩が手を結ぶこ (薩長同盟 1866)をひそかに 束した。そして、イギリスに近づき 、西洋式の軍備をととのえた。他方 幕府もフランスの援助を受けて軍艦 武器を買って軍備を整え、二度にわ ったて長州藩を攻めたが、これは失 した(長州征伐)。これを見た西郷 大久保、木戸らは、公家の岩倉具視 らとともに、武力で幕府を倒す計画 進めた。

    このころ、政治や経済の混乱から、 戸や大阪で大規模な打ちこわしがお り、百姓一揆も全国におこった。ま た、社会の不安から救われたいと願 て、伊勢神宮にお参りすることが流 したり、伊勢神宮のお札が降ったと いって、「ええじゃないか」と熱狂 に踊り歩く騒ぎも全国に広がった。

    このような中で、一五代将軍徳川慶 は、危機をさけるために、1867年、政 権を天皇に返上することを申し出た 大政奉還)。朝廷はこれを受け入れ 天皇の政治が復活したことを宣言し た(王政復古)。しかし、新政府が 徳川慶喜に官位を与えず、領地を朝 に納めることを決定したので、幕府 側の武士がそれを不満として、京都 戦いをはじめた(鳥羽.伏見の戦い 1868)。新政府軍は、鳥羽.伏 見で勝ち、将軍慶喜を討つために江 に向かった。そのとき、幕府側の勝 舟と薩長側の西郷隆盛が会談し、幕 府は新政府軍に江戸城を明け渡し、 わりに、徳川家を存続させる事を決 た。こうして、江戸の町は戦場とな らずにすみ、約260年間続いた江戸幕 の政治がおわった。


    29. Bakumatu

    (Bakumatu: âm Hán Việt là Mạc mạt, cuối thời đại Mạc Phủ)

    Khi bắt đầu mậu dịch sau khi khai quốc thì nước Nhật đột nhiên xuất khẩu nhiều sản vật như tơ lụa và trà nên phát sinh thiếu thốn vật tư trong nước, vật giá lên cao, kinh tế hỗn loạn. Vì vậy nên đời sống của võ sĩ cấp thấp và bình dân càng thêm khốn khó. Trong tình hình này, các võ sĩ cấp thấp của hai phiên Satuma (ngày nay là tỉnh Kagosima) và phiên Choushu (tỉnh Yamaguti) bắt tay với phe Tôn Hoàng và phe Nhương Di để hình thành phong trào Tôn Hoàng Nhương Di (Sonnou-Joui).
    Mạc Phủ cũng đã nghĩ đến chuyện hợp lực với Triều Đình mà thi hành chính trị (Koubugattai, công-võ hợp thể. Công tức công hầu, quý tộc; võ tức võ gia, chính quyền Mạc Phủ) nhưng phe Tôn Hoàng Nhương Di của Satuma và Choushu càng lúc càng nhấn mạnh chủ trương của mình. Cuối cùng, phiên Satuma đã đánh nhau với hạm đội Anh quốc (chiến tranh Satuma-Anh năm 1863) và phiên Choushu đánh nhau với hạm đội liên hợp 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Hòa Lan (sự kiện Simonoseki năm 1864). Nhưng qua trận chiến này, cả Satuma và Choushu đều biết được thực lực của ngoại bang và thấy rằng chủ trương Nhương Di, đánh đuổi ngoại quốc là điều bất khả. Thế rồi các võ sĩ trẻ của hai phiên này nghĩ đến việc đánh đổ Mạc Phủ, thi hành nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã thúc đẩy phong trào Tôn Hoàng Đảo Mạc (Sonnou Toubaku). Bấy giờ có Saigou Takamori và Okubo Tosimiti của phiên Satuma, Sakamoto Ryouma người phiên Tosa (tỉnh Kouti ngày nay) đứng ra làm trung gian bí mật ước hẹn với Kido Takayosi người phiên Choushu, hẹn hai xứ này sẽ bắt tay với nhau để gây dựng chính phủ mới (liên minh Satu-Chou năm 1866). Hai phiên này tiếp cận Anh quốc để hoàn bị quân sự theo lối Tây phương. Trong khi đó thì Mạc Phủ cũng nhận viện trợ của Pháp, mua quân hạm và vũ khí, chỉnh đốn quân bị và đã hai lần tấn công phiên Choushu (Choushu seibatu, chinh phạt Choushu) nhưng đều thất bại.



    Tượng Saigou Takamori.



    Sakamoto Ryouma, được quốc dân Nhật xem là anh hùng trong số các anh hùng. Ryouma trở nên bất tử trong lòng dân chúng qua trường thiên tiểu thuyết "Ryouma ga yuku" của văn hào Siba Ryou Tarou.


    Trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị hỗn loạn đó thì tại Edo và Osaka đã xảy ra những vụ đập phá với quy mô lớn, những cuộc nổi loạn của dân chung (Hyakushou ikki) cũng xảy ra trên toàn quốc. Lúc bấy giờ phong trào đến viếng đề thờ Ise để cầu được thoát khỏi tình trạng xã hội bất an rất thịnh hành. Đại chúng đến viếng đền, bảo là con xăm của đền đã được hạ xuống rồi nhảy múa cuồng nhiệt, hát hò điên cuồng trên đường. (Phong trào này có tên "eijanaika", chẳng phải được đấy sao? Đại chúng đến viếng đền thờ, xin xăm rồi hát hò huyên náo. Phong trào này bắt đầu ở vùng Kinki rồi sau lan rộng khắp toàn quốc)



    Quang cảnh "Eijanaika".

    Trước tình hình này, để tránh nguy cơ, Tướng Quân đời thứ 15 là Tokugawa Yosinobu đã tuyên bố trao trả quyền lực chính trị lại cho Thiên Hoàng (Taisei houkan, 1867). Triều Đình nhận quyền lực, tuyên bố phục hồi nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm (Ousei fukko). Nhưng chính phủ mới đã không ban quan tước cho Tokugawa Yosinobu, tịch thu hết lãnh địa nên các võ sĩ phe Mạc Phủ bất mãn, đứng lên chống chính quyền ở Kyoto (trận đánh Toba, Fusimi năm 1868). Sau khi chiến thắng trận Toba, Fusimi quân chính phủ mới quay về Edo để thảo phạt Tướng Quân Yosinobu. Lúc này có đại thần của Mạc Phủ là Katu Kaishu đã hội đàm với Saigou Takamori của liên minh Satu-Chou và quyết định Mạc Phủ sẽ trao thành Edo cho chính phủ mới, bù lại họ Tokugawa được tiếp tục tồn tại. Vì thế nên thành phố Edo đã tránh được bãi chiến trường đẫm máu và chấm dứt 260 năm của nền chính trị Mạc Phủ Edo.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  18. The Following 13 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    black sea (01-09-2011), Chisami (07-03-2010), Erika-chan (25-08-2012), ftdmike (06-02-2013), fubukichan (06-02-2013), garsachiri (16-08-2009), gonghae (30-06-2013), kidnapper123 (14-01-2013), Linh Linh Linh (25-07-2009), mortress (15-02-2013), Rikimaru8910 (19-08-2011), ThePig (01-11-2009), tmstuyenlaodong (13-08-2014)

  19. #10
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 27045
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hình như ông Nhất Như đi đâu là đống truyện của ổng đi theo thì phải? Phải thanks và cmt cho ổng liền

Trang 1/2 1 2 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chân dung và tiểu sử các võ sĩ đạo thời chiến quốc
    By Nelvil in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 14-11-2012, 04:07 PM
  2. Thông tin một số công ty Nhật tại Việt Nam
    By giangsan in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 09-06-2012, 10:25 AM
  3. Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật (phần 2)
    By Ren Shuyamaru in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-12-2008, 05:02 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •