>
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Ukiyo-e (Update: Người có đặc quyền bước vào tâm hồn của phụ nữ Nhật Bản xưa)

  1. #1
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 8151
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 48
    Thanks
    10
    Thanked 17 Times in 9 Posts

    Ukiyo-e (Update: Người có đặc quyền bước vào tâm hồn của phụ nữ Nhật Bản xưa)

    Nguồn gốc của Ukiyo-e

    Từ “ukiyo” có nghĩa là thế giới của những con người bình thường và “e” nghĩa là bức tranh. Từ lần đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 16, những bức tranh ukiyo-e thường miêu tả cuộc sống thường nhật của Kyoto. Phải đến tận thế kỷ 18 thì ukiyo-e mới trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến, và một phần cũng cần cám ơn sự phát triển trong kỹ thuật khắc in trên gỗ. Cũng trong thời gian này thì các nhân vật như diễn viên kịch kabuki hay những người phụ nữ đẹp dần được mô tả trên ukiyo-e, hoạ báo của các nghệ nhân ukiyo-e được truyền bá rộng rãi. Các nhân tố trên khiến ukiyo-e trở thành một phần của nền văn hoá Nhật Bản.


    Mikaeri Bijin (A Beauty Looking over Her Shoulder) by Hishikawa Moronobu

    Sự cách tân trong kỹ thuật

    Lúc đầu, người ta ko in ukiyo-e mà vẽ nó bằng sumi (mực đen), sau đó thì tô màu, tuy nhiên khi số lượng màu tăng lên và bức tranh trở nên phức tạp hơn, kĩ thuật khắc in trên gỗ được phát triển lên thành sản xuất hàng loạt các mẫu in giống nhau. Thời gian đầu người ta sử dụng rất ít màu sắc nhưng khi kỹ thuật tiên tiến hơn, các bức tranh ukiyo-e cũng đa sắc màu và tinh tế hơn.
    Quy trình khắc in trên gỗ gồm 3 công đoạn chính: (1) vẽ mẫu thiết kế bằng mực, (2) khắc mẫu vẽ lên tấm gỗ, và (3) thêm màu lên tấm gỗ và đặt giấy lên đó để in bức tranh. Trong từng công đoạn sẽ có những người chuyên môn phụ trách, và một quy trình tổng thể gồm rất nhiều việc nhưng một khi gỗ đã được khắc xong thì việc tái sản xuất các mẫu giống như thế sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
    Kỹ thuật in hàng loạt thế này trở nên phổ biến và từ đó ukiyo-e phát triển thành một hình thức nghệ thuật được ưa chuộng.


    Ichikawa Monnosuke (The Actor Ichikawa Monnosuke) by Torii Kiyonobu

    Phân loại Ukiyo-e

    Từ khi thành một hình thức nghệ thuật phổ biến, các chủ đề trong ukiyo-e cũng được mở rộng nhằm mục đích giải trí cho con người. Yakusha-e là tranh vẽ về diễn viên kịch kabuki với các vai được ưa chuộng, nó cũng giống như các poster quảng cáo về phim ảnh hiện nay. Bijin-ga miêu tả các phụ nữ đẹp ở Edo.


    Tokaido Gojusantsugi: Yokkaichi (Fifty-Three Stations of the Tokaido: Yokkaichi) by Utagawa Hiroshige

    Có thể xem các bức tranh đó như hình ảnh những người phụ nữ thành thị lý tưởng. Cảnh vật vẫn chưa trở thành đề tài trong ukiyo-e cho đến mãi sau đó, khi cuộc sống của con người khấm khá hơn và có thể đi du lịch thư giãn. Các bức tranh cảnh vật đó có thể so sánh với các tấm bưu thiếp của ngày nay.

    Ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây

    Khoảng cuối thế kỷ 19, các hoạ sĩ Châu Âu tình cờ nhìn thấy các bức ukiyo-e được sử dụng làm giấc bọc. Họ bị lôi cuốn bởi những đường nét ấn tượng, các tông màu đậm và sự phóng khoáng của các bức ukiyo-e.


    Furyu Rokkasen: Sojo Henjo (Six Famous Poets: The Priest Henjo) by Suzuki Harunobu

    Cho đến thời điểm đó thì các nghệ sĩ châu âu và châu Mỹ chưa từng được xem loại kỹ thuật mà các nghệ nhân ukiyo-e sử dụng. Ukiyo-e đã có ảnh hưởng lớn đến các nghệ sĩ nổi tiếng thuộc trường phái Ấn tượng như Vincent van Gogh hay Claude Monet.

    [Nguồn: Kids web Japan]
    thay đổi nội dung bởi: HuG_To_HuG, 14-12-2013 lúc 05:20 AM
    Chữ ký của tanpopo

  2. The Following 2 Users Say Thank You to tanpopo For This Useful Post:

    akimotonanami (23-12-2013), Makihime (04-01-2013)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Ukiyo-e - hình bóng của một thế giới phù du

    Ukiyo-e (浮世絵), tranh phù thế, là một thể loại tranh khắc gỗ rất phổ biến trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Không như những dòng tranh cổ điển khác, ukiyo-e được sản xuất hàng loạt nên có thể dễ dàng mua được với giá rẻ. Nếu như sumi-e còn giới hạn tầm ảnh hưởng trong tầng lớp trên thì ukiyo-e có thể coi là hình thức nghệ thuật của giới bình dân.


    Nghệ thuật khắc gỗ ukiyo-e bắt nguồn từ Edo dưới sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa, một thời kỳ mà nước Nhật có thể nói là tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cái tên Ukiyo-e bắt nguồn từ Ukiyo, với chữ uki nghĩa là “ưu” trong Phật giáo đã chuyển thành chữ uki nghĩa là “phù”. Đó là một thế giới nơi mà con người chỉ quan tâm đến những thú vui hưởng lạc, thả trôi theo dòng đời. Ukiyo-e, đúng với cái tên của nó, là một hình thức nghệ thuật gắn liền với sự hưởng thụ, lấy đề tài là nhà hát, quán ăn, phòng trà, với nhân vật chính là các diễn viên và kỹ nữ. Nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ như Utamaro và Sharaku trên thực tế là những tấm hình quảng cáo cho các màn diễn mới ở nhà hát, hoặc chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng, các geisha được yêu thích...


    Torii Kiyonobu


    Trong suốt nửa sau thế kỷ 17, hình thức hội hoạ này trở nên cực kỳ phổ biến ở trung tâm Edo, bắt đầu từ những tác phẩm đơn sắc sumizuri-e của Hishikawa Moronobu vào thập kỷ 70. Đầu tiên người ta dùng mực Ấn đô, sau đó dùng bút lông tô màu lên theo phương pháp thủ công. Mãi cho đến thế kỷ 18, Suzuki Harunobu mới phát triển phương pháp để tạo ra nishiki-e, tranh khắc gỗ màu.




    Một bản in ukiyo-e để hoàn thành phải trải qua khá nhiều công đoạn. Theo phương pháp truyền thống thì cần ít nhất ba người để hoàn thành một tác phẩm. Đầu tiên, người hoạ sĩ phải vẽ một bản gốc bằng mực đen (sumisen). Người ta dựa vào đó tạo ra bản hanshita. Bản này sau đó sẽ được thợ khắc horishi dán sấp vào một phiến gỗ và cắt bỏ những phần trắng, để lại bức hoạ ngược trên phiến gỗ gọi là sumiita. Nó dùng để in những đường viền đen. Bản đầu tiên gọi là kyogo-zuri sẽ được đưa cho hoạ sĩ để kiểm tra lại lần cuối và hoàn thiện bản khắc. Nếu là tranh đen trắng thì đến đây có thể coi là hoàn thành. Còn nếu là tranh màu thì công việc mới chỉ bắt đầu. Những tấm iroita được tạo ra dựa trên bản khắc gỗ này, mỗi tấm sử dụng cho một mảng màu của tranh. Surishi tô màu lên những miếng gỗ dưới sự giám sát chỉ đạo của hoạ sĩ trước khi chúng được đưa vào sử dụng. Nguyên tắc in màu là đi từ màu sáng đến các màu tối hơn và từ những hoạ tiết nhỏ đến các hoạ tiết lớn.


    Cuộc sống đầy lạc thú và những khu nhà hát ở Edo cung cấp cho các hoạ sĩ Ukiyo-e một mảnh đất màu mỡ với các đề tài là geisha và nghệ sĩ kabuki. Bijin-ga ra đời, ghi lại hình ảnh những người phụ nữ được coi là biểu trưng của cái đẹp. Người ta thấy trong đó những nghệ sĩ, kỹ nữ, và cả những nhân vật hư cấu trong các tác phẩm văn học.


    Tōshūsai Sharaku; các nghệ sĩ kabuki Bandō Zenji (bên trái, trong vai Onisadobō) và Sawamura Yodogorō II (bên phải, trong vai Kawatsura Hōgen), diễn trong vở Yoshitsune Senbon-Zakura

    Dọc các đường phố Edo, chúng ta bắt gặp hình ảnh các nghệ sĩ kabuki nổi tiếng trong Yakusha-e. Đối lập với phong cách khá nhẹ nhàng ở Kyoto và Osaka, các nghệ sĩ kabuki ở Edo được biết đến với dòng kịch aragoto đầy kịch tính. Những hình minh hoạ quảng cáo do đó thường tập trung vào các cảnh cao trào trong các vở kịch.


    Những thú vui mùa xuân, tranh Miyagawa Isshu


    Xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18, shunga là một dòng tranh gây khá nhiều tranh cãi. Ẩn chứa đôi nét đàng điếm dung tục nhưng cũng không kém phần sắc sảo trong cách tạo hình, shunga đem đến một cái nhìn mới cho hội hoạ truyền thống với đề tài là chuyện phòng the hay các kỹ nữ ở “phố đèn đỏ”.


    Ngày gió, tranh Hokusai




    Hokusai (1837)


    Không chỉ dừng lại ở nhà hát và những thú vui hưởng lạc, ukiyo-e vẫn ít nhiều mang dáng dấp của tình yêu thiên nhiên trong hội hoạ truyền thống, với các tên tuổi tiêu biểu là Hokusai và Hiroshige. Vẻ đẹp thiên nhiên được ghi lại qua hình ảnh núi Fuji, biển, cây cối, chim muông... Tranh phong cảnh thời kỳ này có một mối liên kết khá gần gũi với văn học và thi ca cổ điển Nhật Bản. Điều này được thấy rõ nhất qua surimono, những bản in riêng số lượng nhỏ được làm để tưởng niệm những sự kiện đặc biệt và đem tặng như vật lưu niệm. Chúng gắn liền những bài thơ với những hình ảnh đặc biệt mang nhiều tầng nghĩa, hướng tới đối tượng có học thức.

    Sang đến thời Meiji, tranh khắc gỗ theo phong cách truyền thống không còn phổ biến như trước nữa. Nhưng đó không phải là cái kết cuối cùng cho loại hình hội hoạ đặc biệt này, mà trên thực tế ukiyo-e vẫn tiếp tục in đậm dấu ấn của nó lên nền văn hoá Nhật. Manga, truyện tranh Nhật Bản, hay ukiyo-e của thế giới hiện đại chính là một minh chứng cho điều đó.

    Theo Ichinews
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    akimotonanami (23-12-2013), ehmahboiiz (19-03-2012), kankenshi_heian (17-07-2012), lynkloo (05-01-2012), Makihime (04-01-2013)

  5. #3
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Thú hưởng lạc trong tranh khắc gỗ Nhật Bản

    Nghệ thuật tranh khắc gỗ Ukiyo-e thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người Nhật dưới thời Tokugawa.

    Nếu từng đặt chân đến đất nước Nhật Bản, chắc chắn bạn có lần nhìn thấy Ukiyo-e, còn gọi là tranh phù thế, một loại tranh khắc gỗ truyền thống nổi tiếng trong vô vàn loại hình nghệ thuật của xứ sở này.


    Ukiyo-e ra đời từ Edo (tên gọi cũ của Tokyo), dưới thời Mạc phủ Tokugawa, nghĩa là từ khoảng thế kỷ 17 đến 20. Cái tên Ukiyo-e trong tiếng Nhật, có nghĩa là “phù”, có thể hiểu như phù phiếm, phù du. Và quả thật, nhìn những bức tranh khăc gỗ Ukiyo-e, ta dễ thấy một thế giới chỉ toàn những thú vui chơi, ăn uống, hưởng lạc, bất chấp những sóng gió cuộc đời.


    Đề tài chính trong Ukiyo-e là đề tài hưởng thụ, với những cảnh chính diễn ra trong nhà hát, quán ăn, phòng trà và nhân vật chính thường là kỹ nữ, diễn viên, geisha, sumo…




    Để hoàn thiện một tác phẩm Ukiyo-e phải tốn khá nhiều công sức. Theo phương pháp truyền thống, ban đầu, người họa sĩ phải phác thảo bằng mực đen, thời kỳ đầu là mực Ấn Độ. Sau đó, người ta mới tiếp tục tạo ra một bản hoàn chỉnh hơn gọi là hanshita. Cuối cùng, bản này mới được in lên tấm gỗ gọi là sumiita. Cuối cùng, họa sĩ vẽ chính sẽ tiếp tục chỉnh lại, sửa màu cho bức tranh trước khi đưa ra bán trên thị trường.

    Trong các bức tranh về chủ đề hưởng lạc, tất nhiên không thiếu những bức có chủ đề tình dục, được coi là dung tục ở Nhật thời đó. Chính vì vậy, dòng tranh bình dân này dấy lên rất nhiều tranh cãi trong dư luận.


    Bên cạnh dòng tranh đề tài hưởng thu, giống như các bộ môn nghệ thuật khác của người Nhật, thiên nhiên luôn được ca ngợi, tiêu biểu là các chủ đề: núi Phú Sỹ, sóng biển, cây cối, chim, hoa… Những bức này thường in với số lượng có hạn, thâm thúy hơn và thường dành riêng cho những người có học thức, làm quà tặng.




    Ngày nay, những bức tranh Ukiyo-e được bày bán rất nhiều trên đường phố Nhật Bản, trở thành quà lưu niệm được du khách yêu thích. Sự mến mộ của khách thập phương với loại tranh này đã góp phần cứu nghệ thuật tranh truyền thống khỏi sự diệt vong.


    Xzone
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    kaname_kuran (27-12-2012), Makihime (04-01-2013), Ngọc_san (27-12-2012)

  7. #4
    Moderator
    HuG_To_HuG's Avatar


    Thành Viên Thứ: 107602
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 269
    Thanks
    405
    Thanked 467 Times in 167 Posts

    Người có đặc quyền bước vào tâm hồn của phụ nữ Nhật Bản xưa

    " Được coi là người thống trị nghệ thuật tranh khắc gỗ ukiyo-e những năm cuối thế kỷ XVIII ở Nhật Bản, tên tuổi của Utamaro Kitagawa (1753-1806) vẫn tiếp tục được ca tụng trong thế giới hiện đại. "

    Utamaro Kitagawa, tên thật là Ichitaro Kitagawa, không rõ quê quán, xuất thân, từ nhỏ đã là một học trò của Toriyama Sekien, một họa sĩ chuyên vẽ Kasha - một loại yêu quái trong quan niệm dân gian Nhật Bản. Bắt đầu sáng tác tranh khắc gỗ với đề tài các diễn viên sân khấu vào những năm 1781 nhưng khoảng một thập kỷ sau Utamaro Kitagawa mới được biết đến. Kể từ năm 1791 Utamaro tập trung vào đề tài phụ nữ và trở nên nổi tiếng. Người phụ nữ trong tranh khắc gỗ của Utamaro Kitagawa không đơn thuần là họa lại một cách chính xác diện mạo tự nhiên mà sở trường của ông là lý tưởng hóa các đường nét thanh tao, nữ tính của họ: mũi rất dài, đôi mắt và môi chúm chím như nụ hàm tiếu, cổ dài và vai nhỏ. Vì thế, những phụ nữ trong tranh khắc gỗ của Utamaro Kitagawa trông rất giống với các siêu mẫu chuẩn mực trên các tạp chí thời trang ngày nay. Đây có lẽ là chìa khóa thành công của họa sĩ khắc gỗ nổi tiếng này.




    Năm 1804, Utamaro gặp rắc rối nghiêm trọng khi dính líu tới việc xâm phạm quyền riêng tư khi sáng tạo một hoạt cảnh về thành viên Hoàng gia khi vẽ bức Hideyoshi và năm thê thiếp của ông và bị coi là một sự xúc phạm đến phẩm giá của nhà độc tài quân sự. Ông bị bỏ tù suốt 50 ngày. Đó thực sự là một cú sốc với họa sĩ tranh khắc gỗ nổi tiếng. Ông qua đời sau đó 2 năm, ở tuổi 53 và trong khoảng thời gian ngắn ngủi sau khi bị kết tội, dù không được khỏe, ông vẫn tiếp tục sáng tác các bản tranh khắc gỗ. Học trò của Utamaro, Koikawa Shuncho về sau đã kết hôn với vợ góa của thầy và tiếp tục sử dụng thương hiệu của Utamaro để sáng tác tranh khắc gỗ cho tới năm 1820. Việc Koikawa Shuncho sử dụng chữ ký của thầy dạy trên các bức tranh của mình một thời gian dài đã khiến các chuyên gia thẩm định tranh khắc gỗ Nhật Bản ngày nay chật vật để phân định đâu là tác phẩm thực sự của Utamaro.




    Tổng cộng đã có khoảng 2.000 mẫu tranh khắc gỗ của Utamaro Kitagawa được công nhận và rất nhiều bức trong số đó hiện lưu lạc ở châu Âu, đặc biệt là Pháp, vốn là đất nước ưa chuộng vẻ đẹp tao nhã của phụ nữ trên tranh khắc gỗ du nhập vào châu Âu khi các thương gia Hà Lan giao thương với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, những bản tranh giả, bản sao cũng xuất hiện với số lượng lớn như một hệ quả tất yếu của việc giao thương ồ ạt. Những người am hiểu tranh khắc gỗ thường có cách riêng để phân biệt đâu là tác phẩm gốc của Utamaro Kitagawa. Đó là màu sắc tươi tắn tự nhiên từ thực vật và chất liệu mỏng, giòn của giấy in, một đặc trưng của tranh khắc gỗ của họa sĩ người Nhật Bản. Những bản nhái, giấy thường dày, tươi màu nhưng qua thời gian thường phai màu nếu bị tiếp xúc với ánh sáng.




    Một trong những khía cạnh được quan tâm trong sáng tác của Utamaro Kitagawa là các bức tranh Shunga (có nghĩa là hình ảnh của mùa xuân, một uyển ngữ của tình dục), miêu tả những hoạt cảnh mang tính chất khiêu dâm. Những bức tranh khắc gỗ từng được coi là kiệt tác của Utamaro Kitagawa vẫn đang bị các nhà phê bình hội họa tranh luận rằng chúng có được coi là nghệ thuật hay không. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự mạnh mẽ, gợi cảm và cả tinh tế của các bức tranh này. Trên thực tế, vào thời đại Edo mà Utamaro Kitagawa sống, vấn đề tình dục không quá khắt khe và sáng tạo của ông được chấp nhận như lẽ tất yếu. Chính vì thế, khách hàng của Shunga chủ yếu là các thương nhân thời ấy và không phải là tiêu chuẩn để đánh giá về mặt đạo đức.


    Danh tiếng của Utamaro Kitagawa không chỉ bó gọn trong lãnh thổ Nhật Bản. Ông được coi là đại diện tiêu biểu nhất của nghệ thuật tranh khắc gỗ ukiyo-e, người có đặc quyền bước vào tâm hồn của phụ nữ nhiều tầng lớp trong xã hội, cũng là người có ảnh hưởng tới thủ pháp sử dụng hiệu ứng ánh sáng trong hội họa châu Âu.
    thay đổi nội dung bởi: HuG_To_HuG, 30-11-2013 lúc 06:20 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •