>
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 18

Ðề tài: Nghĩ về cái giá 3 xu của một trang web trí thức

  1. #1
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts

    Nghĩ về cái giá 3 xu của một trang web trí thức

    1. Ngày nay có thể thấy số lượng phim Trung Quốc hay có nguồn gốc từ những nước nói tiếng Trung Quốc chiếm một số phần trăm lớn trên hầu hết các đài truyền hình ở Việt Nam. Chỉ cần bật vô tuyến là có thể thấy ngay điều này. Thời gian gần đây VTV có chiếu bộ phim "Tinh Võ Môn" do Trung Quốc sản xuất. Tôi cũng có xem nó là như thế nào và cũng muốn mượn đề tài này để nói lên cái giá ba xu của một trang web trí thức (xin mượn tạm lời của dịch giả Trần Thiện Huy) là Wikipedia tiếng Việt, một trang web được xem là bách khoa toàn thư của mọi vấn đề, mọi lãnh vực. Ngoài ra bài viết này cũng nhắm tới một hình tượng hư cấu được xem là biểu tượng của lòng yêu nước của nhân dân Trung Quốc cũng như vấn đề về lòng thù hận của đất nước này. Chú ý, tôi dùng từ Trung Quốc chứ không phải Trung Hoa. Bài viết này tôi học được cách trình bày của anh Vũ Hiệp, tức blogger Một Danna, dù đây chỉ là một sự gắng gượng dị hợm. Những mục tham khảo ở Wikipedia tôi đều có trích lại, chụp hình để làm bằng và tham khảo ở ba thứ tiếng mà tôi có khả năng hiểu được: Nhật, Việt, Anh. Rất tiếc khả năng đọc chữ Hán của tôi chỉ dừng lại ở mức độ hiểu ngữ nghĩa trong tiếng Nhật nên không thể tham khảo được mục từ tiếng Hoa là như thế nào, đây cũng là một thiếu sót lớn của bài viết này. Nếu ai có hảo tâm thì xin chỉ bảo thêm.

    Người Hoa là dân tộc đông nhất Thế giới, họ có mặt khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách trên quả đất này. Có những người đã trải qua mấy đời hòa hợp với dân bản xứ, tự xem mình là dân xứ đó nhưng họ có một cái hay để tất cả đều phải học hỏi là không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Có những người Việt đọc bài này mang gốc gác Trung Hoa. Vì thế ở đây tôi nói trước: nếu không thích thì đừng đọc vì bài này mổ xẻ về dân tộc này với con mắt công bằng, nhưng cũng không có nhiều điều để khen.

    2. Nếu chăm chú xem truyền hình thì khán giả Việt Nam dễ dàng nhận thấy một đề tài phổ biến trong phim "Tàu" là thời kỳ chống Nhật của nhân dân nước này. Cũng thật dễ hiểu vì đây là một trong những thời kỳ động loạn nhất của lịch sử Trung Quốc và nó được xem là thời kỳ mà tinh thần đoàn kết của người dân đất nước này cao hơn bao giờ hết, đoàn kết để chống lại giặc ngoại xâm Nhật Bản, vốn là một đất nước trước đây bị người Trung Hoa xem là nhược tiểu mà nền văn minh của họ bắt nguồn từ Trung Hoa. Qua mấy ngàn năm lịch sử, người Hán luôn tự xem mình là văn minh, tinh túy nhất nên tự xưng mình là Trung Hoa, cái hoa tinh túy ở giữa. Các xứ chung quanh, lân cận đất nước này đều bị gán với những danh từ man di mọi rợ như: Đông Di (chỉ Đại Hàn và Nhật, ý là mọi phương đông), Tây Nhung (rợ phương tây, chỉ những nước phía tây của nước Tàu), Nam Man (bọn man rợ phương nam, chỉ những nước như Việt Nam) và Bắc Địch (rợ phương bắc). Với ý thức dân tộc cực đoan như vậy thì các xứ chung quanh đất nước này đều bị xem là cỏ rác. Mà thật, họ có cái quyền đó vì họ là cái nôi của văn minh, họ rất mạnh và không ai chống lại họ được. Chân lý thuộc về kẻ mạnh.

    3. Thế nhưng sự hùng mạnh của Hán tộc phải kết thúc bằng một vết nhơ không thể phủ nhận: đất nước này bị ngoại tộc, cụ thể là rợ Mãn, tộc người mà trước kia vẫn bị xem là mọi rợ đánh đổ và cai trị trong một thời gian dài, lập nên triều Thanh. Người Hán đã cuối đầu cam chịu sự cai trị đó, mặc nhiên cạo đầu để tóc đuôi sam, vốn không phải là truyền thống của người Hán. Có người bào chữa lấp liếm là các đời vua Thanh cai trị rất anh minh nên người Hán chịu thần phục. Tất cả chỉ là ngụy biện. Nỗi nhục của người Hán còn kéo dài tới khi đất nước này bị các nước phương Tây và phát xít Nhật xâu xé. Nhật chỉ là một nước sinh sau đẻ muộn mà văn minh của mình hầu hết đều là học tập và lượm lặt (nói một cách công bằng theo đúng nghĩa đen của từ này) được của người Hán. Thế nhưng cái anh loắt choắt này đã trở nên hùng mạnh, qua mặt đại quốc Thanh triều, giờ lại còn đem quân đánh đại gia. Láo! Mày thật là bố láo quá! Thằng oắc con này còn dám "phong tặng" đại gia Thanh triều danh hiệu là "Đông Á bệnh phu", nghĩa là thằng què quặt bệnh tật ở Đông Á. Thật là nỗi nhục ngàn năm không phai của người Trung Quốc, một tập hợp cả Hán tộc lẫn Mãn tộc. Có lẽ nỗi nhục bị một tiểu quốc như Nhật Bản qua mặt và xâm chiếm vẫn luôn giày vò lòng tự hào của người dân Trung Quốc.

    4. Chính vì thế mà đề tài chống Nhật luôn thịnh hành trong phim ảnh, tiểu thuyết của đất nước này, dù đã giành được độc lập được một thời gian khá dài. Trong những bộ phim, tiểu thuyết loại này thì người Nhật luôn được mô tả như là những con người đốn mạt, bỉ ổi không sao tả xiết được. Tình hình này cũng giống như loạt phim chiến tranh do Việt Nam sản xuất miêu tả về quân Mỹ. Không ai có thể che giấu được sự thật về vụ thảm sát khủng khiếp ở Nam Kinh, khi lính Nhật chặt đầu hàng ngàn người Trung Quốc. Có thể đó là lý do chính để người dân đất nước này vẫn căm ghét nước Nhật mãi đến sau này? Những gì người Nhật gây ra cho Trung Quốc có thể bằng với những gì người Tây Phương gây ra cho dân tộc Việt Nam? Liệu nỗi đau của người Trung Quốc có hơn nỗi đau của người Nhật khi đất nước bị hủy hoại bởi hai quả bom nguyên tử? Làm sao có thể so sánh được nỗi đau này với nỗi đau kia? Nhưng có cần thiết phải kéo dài đau khổ và thù oán mãi không? Tôi được biết quốc ca Trung Quốc nguyên là bài hát chính trong một bộ phim chống Nhật. Liệu sự mạt sát của người Nhật đối với người Trung Quốc hay chính sự hùng mạnh, đi lên từ một nước thấp bé như Nhật đã gây ra sự căm phẫn của người Trung Quốc?


    5. Trở về nước Nhật thời Edo. Sau hai trăm năm bế quan tỏa cảng dưới thời Mạc Phủ Tokugawa, đất nước này đã lộ rõ nhiều yếu điểm so với văn minh phương Tây khi đó cập cảng và ép Nhật phải mở cửa thông thương. Không ai trong giới quan chức chính phủ mong muốn điều đó, vì nếu mở cửa thì cái quyền lực cai trị dân đen của họ có nguy cơ lung lay. Nhưng may mắn là nước Nhật luôn có nhiều con người đặt vận nước lên trên cái túi riêng của mình nên cuối cùng cũng mở cửa thông thương. Trong thời gian này, Nhật bị các nước phương Tây o ép đủ điều, bắt ký những điều ước bất bình đẳng thấy rõ như hàng nước ngoài nhập vào Nhật thì Nhật không được quyền đánh thuế, người ngoại quốc phạm tội ở Nhật thì không bị xử. Nước Nhật lúc này bị chèn ép hệt như Nhật sau này chèn ép Trung Quốc như những bộ phim có đề tài này mô tả. Lúc đó người Nhật không hề ta thán nửa câu. Người Tây phương có quyền chèn ép, vì họ mạnh. Nhưng rất may là nước Nhật luôn có những con người tự trọng, nỗ lực hết sức, đặt quyền lợi của đất nước lên trên cái túi riêng của mình mà làm đất nước hùng mạnh chỉ trong một thời gian ngắn sau đó. Lúc này các nước Tây phương bắt Nhật ký kết những điều ước bất bình đẳng trước đây vội vã đến xin ký lại điều ước cho đàng hoàng hơn. Trước đây tôi sai, anh bỏ qua, đừng bắt lỗi nhé. Đấy, ta thấy được sự tự trọng của người Nhật được thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng cái mồm xoen xoét hô hào đủ điều. Lúc đó nước Nhật đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng các nước Tây phương. Người Nhật không còn bị khinh thường như trước nữa.

    6. Rõ ràng, nếu thời Trung cổ người Hán có quyền chê bai những xứ chung quanh là kém văn minh, hay người Tây phương có quyền chèn ép Nhật thì đến lượt mình, Nhật cũng có quyền chèn ép và đặt tên anh cả Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Vì đơn giản là họ mạnh. Như vậy, trong một hoàn cảnh bị chèn ép bất lợi thì đừng có kêu la gì, mà hãy tự mình đứng dậy để người ta không còn khinh được mình. Thế nhưng hành động của Trần Chân, một nhân vật hư cấu trong những phim "Tinh Võ Môn" thì hoàn toàn đi ngược lại tinh thần này. Sự báo thù của Trần Chân giống như một đòn tự vệ của kẻ bị dồn đến đường cùng, con giun xéo lắm cũng quằn hơn là hành động của một anh hùng có lý trí. Xét trong những kẻ võ biền, hành động của anh ta cũng không thể nào sánh được với Kinh Kha, Nhiếp Chính, Dự Nhượng, những thích khách anh hùng thời Chiến quốc. Những bậc anh hùng ngày xưa đều không vì căm ghét bạo chúa, đều chẳng quen biết bạo chúa nhưng vì cảm cái ân của kẻ đãi ngộ mà nhận lời làm thích khách, đi con đường không bước trở lại. Đó là những hành động thượng võ cao đẹp mà hậu thế không thể nào quên được. Đó là hành động coi thường cái chết, trọng cái ân tình của kẻ sĩ. Nhưng còn Trần Chân thì sao? Anh ta chỉ là một con chó bị người Nhật đánh đuổi mãi nên đâm ra hận người Nhật và cuối cùng cắn lại một phát. Liệu hình tượng như vậy có xứng đáng tượng trưng cho lòng yêu nước của người Trung Hoa? Nếu là anh hùng dân tộc thì anh ta phải biết hành xử sao cho có trí tuệ, có chí khí, biết làm sao để đất nước thoát khỏi cảnh nhục nhã và giành lại được sự kính trọng của người khác như Nhật đã từng làm. Không thể phủ nhận rằng sự độc lập của người Hán (bao gồm cả Mãn) chỉ có được khi chủ nghĩa phát xít trên Thế giới sụp đổ, và do đó vai trò của nhân vật này trong sự độc lập của dân tộc là số không. Đây là hình ảnh anh hùng ư? Ít ra anh ta cũng là anh hùng qua con mắt của những nhà đạo diễn và những khán giả dễ tính. Bộ phim đầu tiên về Trần Chân đầu tiên do Lý Tiểu Long (người mà tôi gọi là anh hùng Trung Hoa) thủ vai chính. Trong bộ phim đó người ta không thấy rõ lòng căm thù Nhật của người Trung Quốc. Nhưng kể từ sau đó có nhiều phim về Trần Chân được sản xuất, cả phim dài tập cũng như ngắn tập. Càng về sau thì tình tiết càng dài dòng, nhập nhằng với những quan hệ tình cảm rườm rà của hệ thống nhân vật phụ. Nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng sau này những nhà làm phim đã có thêm một cái nhìn thiện cảm, dù là nhỏ nhoi với một số nhân vật người Nhật trong phim. Đó là trường hợp của Funakoshi Hideo trong bộ phim do Lý Liên Kiệt thủ vai chính, trường hợp của nhân vật Yagyu trong bộ phim dài tập của Trần Tiểu Xuân đang chiếu trên VTV. Có lẽ người ta đã thấy được tầm quan trọng trong việc làm ăn giao hảo với người Nhật nhưng vẫn không quên được lòng căm hận?


    7. Trước khi viết bài này tôi có tham khảo mục từ "Hoắc Nguyên Giáp" ở trang Wikipedia, bách khoa toàn thư điện tử của nhân loại hiện nay. Tôi xem ở cả ba thứ tiếng: Nhật, Việt và Anh vì đó là những thứ tiếng tôi đọc hiểu được. Có những điểm bất đồng ở trang tiếng Việt so với hai trang tiếng Anh và tiếng Nhật khiến tôi nghi ngờ cái giá ba xu của trang web trí thức này.
    Đầu tiên, đâu là link về "Hoắc Nguyên Giáp" bằng tiếng Việt

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%E1%B...%AAn_Gi%C3%A1p

    Đây là link tiếng Anh

    http://en.wikipedia.org/wiki/Huo_Yuanjia

    Còn đây là link tiếng Nhật

    http://ja.wikipedia.org/wiki/%E9%9C%...85%83%E7%94%B2

    Trích một đoạn trong trang tiếng Việt: "Qua việc võ sư Hoắc Nguyên Giáp chiến thắng trong một số trận đấu tiêu biểu với người nước ngoài, võ lâm Trung Hoa dần dần lấy lại danh dự và ông được tôn là người giỏi nhất Thiên Tân. Võ sư Hoắc liên kết với một số võ sư người Hoa yêu nước thành lập hội võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn 精武門) vào năm 1901 với mục đích rèn luyện sức khỏe và võ thuật tự vệ cho mọi người và được thanh thiếu niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng. Tinh Võ Môn dưới sự dẫn dắt của Hoắc Nguyên Giáp đã đào tạo ra nhiều võ sĩ tài giỏi trong đó có đồ đệ Trần Chân (陳真) được xem là một tài năng võ học sáng chói không thua gì Nguyên Giáp lúc trẻ"


    Rõ ràng, trang Wikipedia tiếng Việt đã ghi rõ Trần Chân (Chen Zhen) là đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp.

    Trong khi đó mục Chen Zhen ở trang tiếng Anh (link: http://en.wikipedia.org/wiki/Chen_Zhen_(martial_artist)) có ghi là "Chen Zhen (traditional Chinese: 陳真; pinyin: Chén Zhēn) is a fictional Chinese martial artist, often portrayed as a student of Huo Yuanjia. His story is loosely based on the life of Huo Yuanjia's first student, Liu Zhen-Sheng (劉振聲)."



    Còn ở trang tiếng Nhật về Hoắc Nguyên Giáp có một dòng về nhân vật Trần Chân này: 『ドラゴン怒りの鉄拳』の主人公「 真」(架空の人物)は陳公哲をモデ にしたものと言われている

    Dịch: Phim "Thiết quyền của nộ long" (Fist of Fury) có diễn viên chính là Trần Chân (nhân vật hư cấu), nhân vật dựa trên hình mẫu của Trần Công Triết.



    Như vậy, trong khi phần tiếng Anh và tiếng Nhật (nội dung độc lập với nhau, phần tiếng Anh thì chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp của Hoắc Nguyên Giáp còn phần tiếng Nhật thì đi sâu vào hệ thống võ thuật của ông) đều ghi rõ Trần Chân là nhân vật hư cấu thì trang tiếng Việt lại ghi đây là đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp, mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhân vật này.

    Tiếp theo, trang tiếng Việt viết:

    "Lo sợ trước sự lớn mạnh của phái Tinh Võ, các tổ chức võ thuật ngoại quốc đã mưu tính và sắp xếp cho ông liên đấu với cao thủ các nước phương Tây, cuối cùng họ bí mật bỏ độc trong chén trà giết Hoắc Nguyên Giáp khi ông tham gia trận đấu cuối cùng với một võ sư người Nhật là Shido Nakamura, tuy nhiên vì tinh thần thượng võ nên Shido Nakamura vẫn kết luận võ sư Hoắc giỏi hơn mình và công bố ông toàn thắng"

    Như vậy, trang này mặc nhiên thừa nhận võ sư đấu với Hoắc Nguyên Giáp là Nakamura Shido (hay Shido Nakamura theo cách gọi tên trước họ sau của người Tây phương) nhưng khi tra mục từ "Nakamura Shido" ở trang tiếng Nhật và tiếng Anh (tiếng Việt chưa có mục từ này) thì đều có kết quả rằng: đây là diễn viên kịch kabuki, kiêm nghề diễn viên(xem hình dưới đây).




    Như vậy không biết người viết Wikipedia phần tiếng Việt dựa vào tài liệu lịch sử hay là dựa vào bộ phim mình xem được để viết đây?

    Về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp, trang Wikipedia tiếng Anh viết rằng:

    "Ông Giáp ốm nặng và qua đời vào ngày 19 tháng 8 năm 1910, được 42 tuổi (có người nói ông ta mất ngày 14 tháng 9-1910). Ông ta chết khi nào và ra sao vẫn còn là một bí ẩn. Người ta đồn rằng ông ta bị người Nhật đầu độc để trả thù cho trận đấu Judo thua nhưng đây chỉ là sự suy đoán mà thôi. Có người tin rằng ông Giáp chết vì sự thay đổi thuốc men và điều trị không đúng của vị bác sĩ mới người Hoa của ông Giáp. Có người còn suy đoán rằng thực dân Tây phương lo sợ trước sự lớn mạnh của tinh thần dân tộc Trung Hoa nên đã đầu độc ông ta. Có người còn tin rằng cái chết của Hoắc Nguyên Giáp chỉ là một kịch bản để đề cao võ thuật Trung Hoa (Wushu) trước sự lớn mạnh của võ thuật Nhật Bản (Nippon Bujutsu) trong thời kỳ này.

    Người chép sử Chen Gong Zhe (Trần Công Triết), học trò hàng đầu của ông Giáp viết và tin rằng cái chết của thầy mình là do chứng ho ra máu. Ông Triết không viết rằng thầy mình bị đầu độc bởi bác sĩ Akino người Nhật mới được giới thiệu đến cho ông Giáp bởi thầy dạy Judo người Nhật (theo cuốn "Tinh Võ 50 năm võ thuật phát triển" xuất bản năm 1957). Ông Giáp được đưa vào bệnh viện Hồng Thập Tự Thượng Hải và chết 2 tuần sau đó. Ông Triết cũng không viết rằng trong thuốc có thạch tín.

    Năm 1989, mộ của ông Giáp và bà vợ được khai quật, người ta tìm thấy những đốm đen trên xương chậu của ông Giáp mà sở cảnh sát Thiên Tân cho rằng có chứa thạch tín. Thật khó để xác định xem ông ta chết vì âm mưu hiểm ác hay vì trị liệu không đúng vì dùng thạch tín để chữa trị bệnh lao và nhiều bệnh khác là việc rất phổ biến ở Trung Hoa và Châu Âu trong những năm 1900".




    Trang Wikipedia tiếng Nhật có viết:

    "Về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp thì giai thoại rằng ông ta bị người Nhật đầu độc vì hận trong cuộc đấu võ là được nhiều người biết tới nhưng đây chỉ là tin đồn mà thôi. Theo chứng ngôn của người thân và những học trò còn sống của ông Giáp thì trận đấu với các nhà võ thuật Nhật Bản là trận đấu hữu hảo ôn hòa chứ không quá khích và ông ta chết vì bện gan. Đương thời ông ta được biết đến với căn bệnh gan của mình nên được mện danh là "Hoàng diện hổ" (cọp mặt vàng). Thuyết đầu độc chẳng qua chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết nhưng đáng tiếc nó lại được các phương tiện giải trí như phim ảnh tích cực tuyên truyền. Trong cuốn "sử phát triển 50 năm của Tinh Võ hội" xuất bản năm 1957, cuốn hồi ký của Trần Công Triết về việc sáng lập trường "Thượng Hải Tinh Võ Thể Thao" thì trong trận đấu hữu hảo với người Nhật thì đối thủ của ông không may bị gãy tay và khi ông Giáp uống thuốc mua của người Nhật thì bệnh trạng càng xấu đi. Điều này cùng với thuyết truyền miệng kể trên đã ảnh hưởng tới nội dung của bộ phim "thiết quyền của nộ long" (Fist of Fury -Lý Tiểu Long).
    Ông Trần Công Triết có ghi rõ rằng ông Giáp có quan hệ hữu hảo với người Nhật và nguyên nhân chết là do bệnh ho ra máu".



    Còn trang Wikipedia tiếng Việt có viết:

    "Lo sợ trước sự lớn mạnh của phái Tinh Võ, các tổ chức võ thuật ngoại quốc đã mưu tính và sắp xếp cho ông liên đấu với cao thủ các nước phương Tây, cuối cùng họ bí mật bỏ độc trong chén trà giết Hoắc Nguyên Giáp khi ông tham gia trận đấu cuối cùng với một võ sư người Nhật là Shido Nakamura, tuy nhiên vì tinh thần thượng võ nên Shido Nakamura vẫn kết luận võ sư Hoắc giỏi hơn mình và công bố ông toàn thắng"

    Rõ ràng, người có chút hiểu biết sẽ thấy ngay rằng trang Wikipedia tiếng Việt viết mục từ này dựa trên một bộ phim nào đó đã xem được chứ không phải dựa vào tài liệu lịch sử.

    8. Tôi có xem một số mục từ khác liên quan tới Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Việt. Đây là nội dung tôi hoàn toàn đủ khả năng để đánh giá đúng sai và thấy rằng ở trang tiếng Việt vẫn còn tồn tại khá nhiều thông tin lệch lạc kiểu Trần Chân như thế này. Đơn cử là mục từ "Miyamoto Musashi" bằng tiếng Việt có viết nhân vật này thuở nhỏ tên là Shinmen Takezo. Mục tiếng Anh và tiếng Nhật viết nhân vật này thuở nhỏ tên là Bennosuke.
    Những ai nghiên cứu nhân vật vĩ đại này sẽ biết đâu là đúng, đâu là sai. Tất cả đều được dẫn bằng hình ảnh dưới đây.






    Thật không thể hiểu nỗi người viết bài này nghĩ gì khi viết về một sự thật lịch sử như thế. Người yêu thích văn học và người nghiên cứu về Musashi đều biết ngay rằng: Takezo chỉ là cái tên do văn hào Yoshikawa Eiji tự đặt cho thời thơ ấu của Miyamoto Musashi mà thôi.

    Như vậy, về những mặt có thể kiểm chứng được thì tôi thấy trang tiếng Việt của Wikipedia là không đáng tin cậy. Những mặt không thể kiểm chứng được (không có kiến thức về mảng đó,...) thì......


    9. Dưới đây tôi tạm dịch nội dung ở trang Wikipedia tiếng Nhật về ông Hoắc Nguyên Giáp

    "Hoắc Nguyên Giáp (1857~1909) là một võ thuật gia lịch sử xuất thân từ tỉnh Trực Lệ, huyện Tĩnh Hãi (nay là Thiên Tân), Trung Quốc, tự là Tuấn Khanh. Ông được biết đến như là người truyền bá môn "Bí Tông Quyền".
    Ông được sinh ra trong gia đình có dòng máu võ nghệ, đời thứ bảy của họ Hoắc. Thuở nhỏ ông ốm yếu bệnh tật nên không được cha truyền dạy võ nghệ, vì thế ông lén xem cha và anh luyện tập mà tự công phu ra được ngón nghề của mình.
    Năm 24 tuổi ông đánh bại một danh thủ trong vùng nên được cha nhìn nhận lại, truyền dạy cho "Bí Tông Quyền" (còn gọi là Yến Thanh Quyền; Mê Tung Nghệ) Năm 1909 ông sáng lập trường "Thượng Hải Tinh Võ Thể Thao" (tiền thân của "Thượng Hải Tinh Võ Thể dục hội) . Ông còn thắng trong trận đấu công khai ở An Tự Lộ, Thượng Hải. Theo Trần Công Triết thì lúc đó ông Giáp búi tóc, cao hơn 170cm, nặng 90.719kg. Ban đầu trận đấu này là do một tay đô vật Tây phương khiêu chiến, Hoắc Nguyên Giáp dự định thi đấu nhưng lúc này tay này đã không còn ở Thượng Hải nữa.

    Về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp thì giai thoại rằng ông ta bị người Nhật đầu độc vì hận trong cuộc đấu võ là được nhiều người biết tới nhưng đây chỉ là tin đồn mà thôi. Theo chứng ngôn của người thân và những học trò còn sống của ông Giáp thì trận đấu với các nhà võ thuật Nhật Bản là trận đấu hữu hảo ôn hòa chứ không quá khích và ông ta chết vì bện gan. Đương thời ông ta được biết đến với căn bệnh gan của mình nên được mện danh là "Hoàng diện hổ" (cọp mặt vàng). Thuyết đầu độc chẳng qua chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết nhưng đáng tiếc nó lại được các phương tiện giải trí như phim ảnh tích cực tuyên truyền. Trong cuốn "sử phát triển 50 năm của Tinh Võ hội" xuất bản năm 1957, cuốn hồi ký của Trần Công Triết về việc sáng lập trường "Thượng Hải Tinh Võ Thể Thao" thì trong trận đấu hữu hảo với người Nhật thì đối thủ của ông không may bị gãy tay và khi ông Giáp uống thuốc mua của người Nhật thì bệnh trạng càng xấu đi. Điều này cùng với thuyết truyền miệng kể trên đã ảnh hưởng tới nội dung của bộ phim "thiết quyền của nộ long" (Fist of Fury -Lý Tiểu Long).
    Ông Trần Công Triết có ghi rõ rằng ông Giáp có quan hệ hữu hảo với người Nhật và nguyên nhân chết là do bệnh ho ra máu.

    (Lược bỏ một phần về bộ phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt đóng với diễn viên Nakamura Shido của Nhật)

    Cước chú:

    1.Bí Tông Quyền là môn võ nghệ chủ yếu ở tỉnh Hà Bắc. Theo truyền thuyết thì Bí Tông Quyền (Yến Thanh Quyền, Mê Tung Nghệ) do lãng tử Yến Thanh, một nhân vật trong Thủy Hử Truyện truyền dạy. Vì Yến Thanh là tướng của quân phản loạn nên đã giấu tên khai tổ nên gọi là "Bí Tông Quyền" còn cái tên "Mê Tung Nghệ" là do bộ pháp của môn này rất phức tạp mà nên.

    2. Ở Trung Quốc có rất nhiều người phát chứng viêm gan và có hơn một trăm triệu người mang mầm bệnh virus viêm gan B.

    3. Trần Công Triết cho rằng nguyên nhân của bệnh ho ra máu là tác dụng phụ của phép hô hấp. Không có ghi chép nào rằng có bác sĩ người Nhật điều trị khi Hoắc Nguyên Giáp được đưa vào bệnh viện Hồng Thập Tự ở Thượng Hải cả. Nguyên nhân của bệnh ho ra máu có thể là do ho lao nhưng không có chứng cớ. Hiện tại, ho lao là căn bệnh truyền nhiễm lớn nhất Trung Quốc, người ta ước chừng có 450 vạn người đã phát bệnh.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  2. The Following 4 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    kei_itsumo (21-02-2010), kohaku162 (19-08-2011), lynkloo (27-01-2012), mura_saki18 (09-07-2010)

  3. #2
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    Hôm nay mới đọc được topic này của a Hiba, Vietwiki thì từ lâu bị ca thán vì tính thiếu chính xác và chân thực của nó rồi. Sở dĩ là do tính mở của wiki + tính tùy tiện của người VN mình ---> tình trạng đó. Người nước ngoài nói chung, ko chỉ người Nhật là người kĩ tính mà dân châu Âu hay Mỹ cũng rất kĩ càng và chính xác trong việc tìm hiểu và đưa thông tin công cộng.

    Dù sao thì, thà ko biết còn hơn là biết một cách què cụt.
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  4. #3
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    @Shuya: Bài này nói lên tính tùy tiện và ít chịu suy nghĩ của người Việt.

    Những bài trên Vi.Wikipedia đã thấy nó sai từ lâu, sửa từ lâu nhưng sau đó xem lại thì vẫn sai như cũ. Vì server của nó cài Deepfreeze? Hay vì anh chàng viết bài bị chạm lòng tự ái?

    Cũng mục từ đó, nhìn bên góc trái sẽ có phần giải thích bằng tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Tại sao không tham khảo cho chắc chắn trước khi viết?

    Thật là hài khi người ta lấy nội dung của một bộ phim ra gán cho một nhân vật lịch sử.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  5. The Following User Says Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    kisuke (20-12-2011)

  6. #4
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    Thế mới đúng là wiki, ngày xưa người ta hay bảo :Cần j thì tìm wiki, nhưng xem ra nơi thiếu tin cậy nhất lại là wiki, ít nhất là ở Vietnam . Nó ko cài deepfree đâu, mà là người post edit lại đó
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  7. #5
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 25226
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cái wiki thì từ lâu nay hầu như chả còn mấy người tin nữa rồi , xem cho vui thì xem chứ wiki thường ko dc chính xác về nhiều vấn đề :d. Còn chuyện lòng thù hận của người tq đúng là rất lớn ko như vn mình .Ở châu âu có người Pháp rất thiện cảm với người Vn nhất là các học giả , họ nói dù trước đây có người pháp đô hộ Vn nhưng người Vn quân tử , ra trận thì bắn giết nhau là chuyện bình thường nhưng trong khoảng thời gian trước 1954 hầu như không có vụ bắt cóc hay bắn giết nào nhằm vào phụ nữ và trẻ em pháp :d.Sau chiến tranh thì lại càng không có sự thù hận nhắm vào người Pháp .Người Tq thì ngược lại , thù dai và lúc nào cũng cho mình là nhất , muốn bành trướng và nghĩ mình là đại hán , luôn chèn ép và coi khinh các nc xung quanh .Mình thiện cảm với người Nhật hơn hẳn :d

  8. #6
    || TRÙM ||
    KHA's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Lào Cai
    Tổng số bài viết: 4,082
    Thanks
    1,146
    Thanked 7,052 Times in 1,456 Posts
    Nói wiki là trang web trí thức thì cũng không đúng lắm. Trí thức là dành cho những gì có học & hiểu biết. Tri thức thì đúng hơn. Tri thức là những hiểu biết của con người - mà hiểu biết thì có đúng, có sai.

  9. #7
    Ninja
    makoto's Avatar


    Thành Viên Thứ: 8198
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 162
    Thanks
    15
    Thanked 23 Times in 16 Posts
    Cái wiki thì từ lâu nay hầu như chả còn mấy người tin nữa rồi , xem cho vui thì xem chứ wiki thường ko dc chính xác về nhiều vấn đề :d. Còn chuyện lòng thù hận của người tq đúng là rất lớn ko như vn mình .Ở châu âu có người Pháp rất thiện cảm với người Vn nhất là các học giả , họ nói dù trước đây có người pháp đô hộ Vn nhưng người Vn quân tử , ra trận thì bắn giết nhau là chuyện bình thường nhưng trong khoảng thời gian trước 1954 hầu như không có vụ bắt cóc hay bắn giết nào nhằm vào phụ nữ và trẻ em pháp :d.Sau chiến tranh thì lại càng không có sự thù hận nhắm vào người Pháp .Người Tq thì ngược lại , thù dai và lúc nào cũng cho mình là nhất , muốn bành trướng và nghĩ mình là đại hán , luôn chèn ép và coi khinh các nc xung quanh .Mình thiện cảm với người Nhật hơn hẳn :d
    Cái vụ này không cần bàn, lần trước làm rùm beng lên.. tớ suýt chết rồi...

  10. #8
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 36081
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 1
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    mình thấy ý kiến này rất đúng và hơn nữa là xác thực với những ji` liên quan tới ng` vn.Chính vì mình có tinh thần dân tộc rất cao nên luôn muốn nhìn vào những khuyết điểm của ng` VN.Đây là 1 trong những vấn đề nghiêm trọng về lâu dài.Tính tùy tiện,tạm bợ,dễ thỏa hiệp.Nhưng ngược lại đúng là người Việt Nam cao thượng hơn bọn TQ,bọn này thật là tiểu nhân,ngụy quân tử.Còn ng Nhật thì cũng tham lam,tham nhất la ng Nhật chứ ko phải ng TQ.Ng TQ thì "tham nhỏ" ,cái tham của tiểu nhân thù dai,thù vặt.Còn người Nhật thì "thâm thúy",cái tham cua ng biết tự trọng,biết nhìn xa trông rộng.Cao thượng,hiền hậu là đức tính của ng VN,nhưng nhiều lúc o những việc cứ the thi la sự dễ dãi,xuề xòa đến tùy tiện.điều này mình thấy thật nguy hiểm!mong rằng vì tất cả chúng ta đều yêu Nhật nên hãy cùng nhìn và lấy những điểm tốt của đất nước,con ng Nhật để rút kinh nghiệm cho đất nước và con người Việt Nam.(cả những thói xấu của TQ cũng nên tránh,những tinh hoa của họ thì tiếp thu)vì VN yêu quí ganbare!!!!!!!!

    lần sau nhớ viết tiếng Việt nhé! Diễn đàn có bộ gõ mà!
    thay đổi nội dung bởi: makoto, 28-10-2008 lúc 05:49 PM Lý do: sửa dấu

  11. #9
    Ninja
    Milany's Avatar


    Thành Viên Thứ: 51331
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 151
    Thanks
    298
    Thanked 182 Times in 47 Posts
    mấy cái phim TQ đề tài chống Nhật từ lâu đã bị loại ra khỏi danh sách xem phim của mình rồi Nhật cũng sang đô hộ VN và các nước Châu Á khác nhưng duy chỉ có ông Trung Quốc là vẫn còn thù Nhật (may mà VN không học tập ông Tàu cái đức tính này)

  12. The Following User Says Thank You to Milany For This Useful Post:

    baidu (15-05-2010)

  13. #10
    Ninja
    izumin's Avatar


    Thành Viên Thứ: 59528
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Nghệ An
    Tổng số bài viết: 215
    Thanks
    94
    Thanked 266 Times in 82 Posts
    xem phim TQ đề tài chống Nhật không hiểu sao vẫn thấy thích mấy diễn viên đóng nhười Nhật.Mặc dù bít thừa là người TQ
    Bọn TQ thì ghét phải bít rùi.nó tuyên bố 30 năm nữa biến VN mình thành khu tự trị của nómà theo cái kiểu Hoàng sa, Trường sa thì chuyện đó dễ xảy ra lem.

Trang 1/2 1 2 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •