>
Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 38

Ðề tài: [Thảo luận] Bàn về thói hư tật xấu của người VN

  1. #1
    Retired Mod
    Cốm's Avatar


    Thành Viên Thứ: 970
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 1,042
    Thanks
    105
    Thanked 1,257 Times in 368 Posts

    [Thảo luận] Bàn về thói hư tật xấu của người VN

    Nguồn: Việtnam và chúng ta



    * Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi(Phan Chu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925)

    Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn(1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay(2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

    (1) cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
    (2) tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm.

    * Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách(Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)

    Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ(1) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.

    Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.

    Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.

    (1) xuất theo, tự nguyện chấp nhận.


    * Nặng tính hiếu kỳ(Dương Quảng Hàn, Học sao cho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921)

    Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

    (1) cũng có hiểu ít nhiều.

    * Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt(Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)

    Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.




    * Bài "Nhân nào quả ấy" - phiếm luận của Vương Trí Nhàn


    Vào thời buổi sách hay như củi quế gạo châu, sách phê bình lại càng hiếm, những trường hợp như thế quả đáng quý. Nó chứng minh một điều, độc giả không bao giờ quay lưng lại với sách hay, dẫu có thuộc loại “khó nhai” như sách phê bình đi nữa.

    Từ trước tới nay trong làng văn, các nhà phê bình luôn phải sống trong thành kiến. Người ta cho rằng họ là những người khắt khe, tác phẩm tâm huyết của người này người kia bị họ đưa ra cân đong đo đếm, mà hình như chê luôn nhiều hơn khen. Rồi còn có một số ít các “đại gia” phê bình luôn áp đặt quan điểm nhận định của mình lên tác phẩm, “lái” người đọc hiểu tác phẩm, tác giả theo hướng chủ quan của mình (trên thực tế, mức độ thuyết phục của các “đại gia” này khá cao, đủ để ức chế sự suy nghĩ khác đi của một số đông độc giả). Nghề phê bình đòi hỏi kiến thức sâu rộng, luận lý thuỷ chung, khoa học, nên có lúc, cảm giác như họ “bắt nạt” được người sáng tác vốn ngẫu hứng, được chăng hay chớ… Nói tóm lại, các nhà phê bình ít khi được chào đón mặn mà, trái lại, còn luôn bị dè chừng, nghi kỵ.

    Cuộc sống hiện tại trăm nghìn lo toan, ai hơi đâu lo chuyện người khác, cũng chả dại gì rước phiền toái vào thân mà đi khen chê này nọ. Thế nên, bảo sao không vắng bóng phê bình, phê bình im hơi lặng tiếng, ít tác phẩm phê bình hay, ít nhà phê bình giỏi. Không như sáng tác, viết phê bình rất dễ khô khan, không hấp dẫn, lại hay dẫn giải dài dòng, đọc dễ mệt, dễ nản. Thời đại bùng nổ thông tin, cả thế giới nằm sau một cú nhấp chuột, ít ai để tâm nghiền ngẫm một cuốn sách khô khan, mà nhiều khi đọc xong lại thấy không hợp ý mình, lại càng chán. Phải đổi mới thôi, để thuyết phục thời đại mới. Phê bình phải bám sát thời sự, cả hình thức lẫn nội dung.

    Với Nhân nào quả ấy, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đáp ứng đòi hỏi rất thiết thực đó. Ông đã có những cuốn sách được tái bản nhiều lần, như: Cây bút đời người, Những cánh hoa dại, Cánh bướm và đóa hướng dương, Ngoài trời lại có trời… viết về đời sống văn học trong và ngoài nước, tự cổ chí kim, nhưng chủ yếu bám sát văn học cận hiện đại. Mỗi người một tạng. Khác với phần lớn các nhà phê bình chú tâm nghiên cứu học thuật, thi pháp, cấu trúc…, Vương Trí Nhàn thiên về nghiên cứu khám phá những khía cạnh rất “người” ở mỗi nhà văn, từ đó khúc xạ sự nghiệp sáng tác của họ. Vì thế, ông không quá lệ thuộc vào phương thức nghiên cứu giáo điều, duy lý ngay từ những ngày xưa cũ khi ông quyết định bước chân vào nghiệp viết lách. Cái ngả ông chọn khá hấp dẫn, có thể nói hấp dẫn nhất trong các ngả nghiên cứu phê bình: con người và văn hóa. Ông phân tích tâm lý nhà văn khi sáng tác, soi rọi những ngõ ngách trong tâm hồn nhà văn, rồi từ đó tìm đường dẫn quy chiếu ý nghĩa thực chất tác phẩm của họ. Muôn mặt đời văn đã được ông “theo dõi”, “bắt chụp” những góc độ thú vị, ít ai ngờ tới, với hệ quả kéo theo là rất nhiều nhận định sâu sắc, mới lạ về tác giả tác phẩm, về vị trí vai trò của họ trong văn học sử. Diện mạo văn học đương thời được ông phác thảo khá hồn cốt, có thể thiếu sức nặng của sự công phu, nhưng luôn công tâm và thuyết phục. Đồng thời, những trang viết của ông thấp thoáng hướng về một tầm nhìn văn hóa.

    Ý định đó của ông hé lộ trực tiếp trong Nhân nào quả ấy. Đó là tập hợp các bài viết của ông về các hiện tượng trong đời sống, không cao xa lạ lẫm gì, vẫn là những sự việc vẫn diễn ra quanh ta, là một phần cuộc sống thường nhật, và mỗi người đều ít nhiều thường xuyên nhắc đến chúng. Về những ngày đã qua (Nỗi niềm những người muôn năm cũ), về những thói quen thành nếp (Nếp sống nếp nghĩ), về phương thức tổ chức vủa người Việt Nam và những hệ lụy xung quanh nó (Di sản và lễ hội), về Muôn mặt đời thường trải dài từ nông thôn đến thành thị... Gần gũi lắm, những bực mình về giao thông mắc cửi, bức xúc điểm lại các thói hư tật xấu của con người lẫn những cái tạp nham kém chất lượng của sản phẩm. Nhưng nếu hầu hết chúng ta chỉ biết than phiền và tặc lưỡi chấp nhận, để mình quen dần đi đến mức bàng quan mà không để tâm suy xét đến căn nguyên của vấn đề, để mình dần thành một bộ phận trong cái guồng máy xã hội vô tri vô giác – thì Nhân nào quả ấy thực sự là một liều thuốc đắng nhắc nhở ta nhìn lại mình, nhìn lại thực tại mình đang sống. Hình thức phiếm luận của cuốn sách là một mảnh đất hào phóng giúp tác giả mặc sức bày tỏ những suy nghĩ, đánh giá của mình về văn hóa đương thời, quan trọng hơn, nó là cái cách hiệu quả để ông phác thảo những vấn đề then chốt từ những lượm lặt ý tưởng chi tiết mà tránh được sa vào lối thuyết giáo định hướng nặng nề. Ông dẫn ra các hiện tượng, chỉ ra mặt khách quan, kiểu như Đời là thế, tôi theo thế, anh theo thế, và cuối cùng cả xã hội thế này đây. Hãy xem lại những gì đang diễn ra xung quanh anh, mà anh cũng tham gia vào, và hãy tự hỏi ta đang ở đâu, đang ở tầm nào, đang có vai trò gì trong cuộc sống; và nếu ta như thế, thì dân tộc ta, văn hóa ta ra sao? Nhân nào quả ấy, đó là một lời cảnh báo, hay lời kêu gọi từ bỏ thái độ bàng quan thỏa hiệp, để tự làm mới mình, nỗ lực vì một xã hội văn minh, có bản sắc!

    Sẽ có không ít người phải giật mình với quyển sách này, trăn trở với những gì viết ra trong đó. Có thể có người cho rằng tác giả của nó có quan trọng hóa vấn đề lên chăng, bởi chúng ta vẫn sống, xã hội ta nhìn chung được xem là đang phát triển tăng vọt, đời sống cải thiện rõ rệt. Song nếu là một công dân có trách nhiệm, thì ta phải nhận rằng kinh tế thì ăn no mặc ấm tiến tới ăn ngon mặc đẹp; còn văn hóa, chính là hội nhập thế giới với tâm thế tự trọng, tự hào. Quả thực còn rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc phải xếp đặt lại, vì một nền văn hóa tiên tiến, có hậu.





    * Bài "HÈN VÌ MIẾNG ĂN ! HẠI NHAU VÌ MIẾNG ĂN!" của Vương Trí Nhàn.


    Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trái, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn :

    Tế có nghĩa là giao tế (1) vì nó ở trong phạm vi nghi lễ. Quá lắm thì xa xỉ, không đúng mức thì bủn xỉn, đều chưa hợp lễ.

    Dân gian tế tự, nghi thức không đủ, mà còn đùa bỡn vật mọn, cả nước như cuồng. Trước lúc chưa tế thì mồm nói cấm kỵ mà đòi uống tìm ăn. Nghe xướng hai tiếng “ lễ tất “, ai nấy đều nhao nhao. Bưng mâm thì ăn ngay trước cửa thần, rót rượu thì uống ngay trước mặt thánh. Đến khi dọn cỗ, trên các quan viên, dưới đến bình dân, ngồi đứng lung tung. Sau khi uống một hai chén rồi, Giáp thì đánh Ất, Ất thì đánh Bính, chửi mắng rầm rầm. Thậm chí chia thịt chưa đều thì đua sức đua hơi ngay ở đấy, để chia tôn ti, phân biệt thứ bậc.

    (1) đi lại thù tạc mời đãi nhau

    Theo Trương Hữu Quýnh Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta đầu thời Nguyễn, Gia Long từng có một đạo dụ liên quan đến tình trạng tế lễ ở các làng :

    Vào đám hát xướng nhiều thì vài mươi ngày đêm, ít thì tám chín ngày. Chèo thuyền hát hỏng ăn uống xa hoa, tiêu không tiếc của, rồi lại đua thuyền múa rối, đủ mọi thứ trò. Lại kén lấy trai tơ gái trẻ đánh cờ đánh bài. Tưởng là thờ thần, thực là để thỏa lòng dục. Ngân quỹ hết thì sinh ra đóng góp, cầm bán ruộng công.

    Trong các tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến,lễ hội cũng thường hiện ra như một khung cảnh ồn ào luộm thuộm và mang nhiều tính cách tầm thường. Trong tiểu thuyết Lan và Hữu, Nhượng Tống sau khi miêu tả cảnh đi hội chen chúc hỗn độn, lại đặc biệt than phiền về tình trạng bẩn thỉu mất vệ sinh ở các chùa
    Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đầy thì đầy tôi ra Côn Đảo ba năm tôi không sợ bằng đầy tôi nơi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội

    Thật không khó gì nếu cần chứng minh cho tính đúng đắn của các nhận xét trên. Báo chí thời nay cũng đã hé ra cho thấy tình trạng tương tự. Vấn đề không phải chỉ là việc tổ chức luộm thuộm, người xe chen lấn ùn tắc, mà còn ở cảm giác dung tục mà con người thời nay mang tới lễ hội. Thiếu lòng thành kính tối thiểu, người ta đi chỉ cốt để cầu lợi.

    Hội đền Hùng mùa xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh giày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinnes. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9-3 âm lịch trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy dằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11.30 h, chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.
    Báo Tiền Phong ra ngày 22-4-2002 cho biết như vậy. Theo chỗ tôi đọc được chỉ riêng báo Tiền phong, ngoài ra không có báo nào đưa sự kiện “ hi hữu “ này. Về sau cũng không ai nhắc tới, coi như không có.
    TT&VH 5-6-07



    Bài "SUY NGHĨ NÔNG NỔI, TÍNH KHÍ THẤT THƯỜNG" của Vương Trí Nhàn.

    Cuộc sống đô thị con người đô thị ở nước Việt Nam khi mới bước sang thời hiện đại là phần nội dung chính được miêu tả trong truyện dài Thiếu quê hương (1940) của Nguyễn Tuân. Nhưng chương cuối sách lại có đoạn tác giả cho nhân vật chính về một làng quê là làng Xuân Phả, Thanh Hóa,bàn chuyện đưa một đoàn người làng này qua San Francisco bên Mỹ múa tuồng. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh người Việt trong cái làng quê cố hữu của họ, cả người lẫn cảnh không khỏi có phần lèm nhèm nhếch nhác, và khi bước vào sinh hoạt chốn công cộng thì cách cư xử của cá nhân thay đổi thất thường rất khó xác định.

    Bảo rằng con người có ý thức về mình ư, đúng lắm ? Trước mặt nhân vật từ trên tỉnh về, một người làng có tài làm nghề và đang được gọi để cùng đi theo đoàn múa tuồng ra vẻ hùng hổ, muốn nhân chuyện người ta cần đến mình mà lên mặt với đời: “ Đi một chuyến cho biết đó biết đây, và chuyến này chúng ông đi Hoa Kỳ về mà đứa nào ở làng này còn giở lối hà hiếp tranh chỗ ngồi ngoài đình với chúng ông, ông đánh tan xương cho mà xem ”.

    Anh ta vừa nói xong, mấy người chung quanh hoa chân múa tay dấm dẳn phụ họa.

    Thế nhưng chỉ cần các cố lão lên tiếng đe “ Đừng có mượn chén mà nói láo “ là anh ta xun vòi ngay. Lại còn không biết xấu hổ, bưng mặt khóc hu hu,” lạy các cụ con khổ lắm !‘

    Cái chất nông nổi thất thường này của người Việt từng được nhiều người nước ngoài nêu lên, như một đặc tính cản trở họ trong bước đầu đến gặp gỡ giao thiệp, cũng như quan hệ lâu dài.

    Theo trích dẫn của Hữu Ngọc trong một bài viết in trong sách Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam ( Hà Nội 1963 ), một sĩ quan Pháp từng nhận xét “ Họ hiền lành vô tư lự, nhút nhát thích khoe khoang dễ bốc mà xỉu cũng nhanh, thường có tâm lý ăn may của người chơi bạc, nhiều khi biến thành lập lờ hai mặt “.

    Một nhà văn là Jean Hougron cho rằng người Việt “ nhu nhược không có cá tính, biển lận, thích tố giác “.

    Một người khác là Palazzoli thì chỉ ra hàng loạt những đặc tính mâu thuẫn : một đằng là lịch thiệp tế nhị, lãng mạn và đa cảm ; mặt khác là nửa kín nửa hở, dè dặt, dò xét. Mở rộng hơn là “một thiên hướng đa nghi, mưu mẹo, một thói quen lúc nào cũng thích chống đối, rồi lại nhanh chóng buông trôi chấp nhận “.

    Tạp chí Bách Khoa số 73 ra ở Sài gòn 1960, từng trích dẫn nhiều ý kiến sâu sắc của linh mục F Parrel về Thanh niên Việt Nam hiện nay.Theo ông,ở họ trực giác lấn suy tưởng trừu tượng, chủ quan lấn khách quan … Tâm hồn ít xúc động về vật và người. Chiến tranh làm cho người ta không biết tới người khác. Họ phải tự động tạo ra mọi phương tiện tự vệ. Tâm hồn họ khô rắn lại vì đời sống bất trắc.

    Trong Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên cũng đã ghi nhận đặc tính đó của người Việt, và ông lý giải thêm ở đây có vai trò của một đời sống quá gian khổ mà luôn luôn bấp bênh ; hơn thế nữa, ở đây có cả vai trò của yếu tố thời tiết (Xem một số trích dẫn ở mục Người xưa cảnh tỉnh TT&VH hàng tuần )

    Gần đây hơn, trên báo Tiền phong số ra 1-1006, bạn Nguyễn Tất Thịnh nêu lên hàng loạt nhược điểm có tính cách nửa vời của người đương thời

    - Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng – vừa đe hàng tổng đã sợ thằng mõ
    - Chưa biêt nghề đã dạy thợ, vừa dạy thợ đã chán nghề
    - Chưa làm đã mệt vừa mệt đã kêu
    - Chưa vui đã cười vừa cười đã khóc
    – Chưa đói đã ăn, vừa ăn đã bỏ dở
    – Chưa tỉnh đã say, vừa say đã làm càn
    – Chưa có tài đã đánh mất tâm, vừa có chút tâm đã bài xích tài
    v.v..

    Theo bạn Nguyễn Tất Thịnh lối cư xử này có nguy cơ trở thành tập tính của cộng đồng.Tức là một nếp sống nếp nghĩ ổn định, khó thay đổi.
    TT&VH 12-6-07




    Bài "MỘT QUAN NIỆM ĐƠN SƠ VỀ THẾ GIỚI " của Vương Trí Nhàn.

    Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ hàng VN 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội

    Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra 30-11-1934,người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết :”Mấy gian hàng Hải Dương Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt.Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp. Phần nhiều là bắt chước Tàu.“.

    Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ư ? Ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thế còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái diều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc Nhật Bản mà cả các nước phương Tây những cái diều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra,tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.
    Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

    Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoái, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

    Ở đồng bằng bắc bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Vịệt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.

    Tự bằng lòng với cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị.

    Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tưởng tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

    Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

    Còn những ước mơ của chúng ta thì sao ? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc “ súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa “ ( thơ Nguyễn Đình Thi ) mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

    Còn hôm nay,có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài.

    Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

    Câu thơ của Chế lan Viên “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con “ không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ,không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.
    TT&VH 19-6-07



    *Bài "BỘT PHÁT HỒN NHIÊN" của Vương Trí Nhàn.

    “ Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca “.
    “ Văn hóa Việt Nam quý ở phần tình cảm hơn phần tư tưởng, ở phần tiềm thức hơn ở phần hữu thức “.


    Hoài Thanh đã viết như vậy trong bài Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)
    Năm 1951, trong tập sách nhỏ Mấy vấn đề nghệ thuật gồm mấy chục trang mỏng, in bằng trên dó, - và sau này không thấy in lại nữa – Nguyễn Đình Thi cũng nhấn mạnh tính hồn nhiên tự phát của văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn theo ông, âm nhạc ta thiếu hẳn phần hòa âm là phần đòi hỏi trí tuệ. Với ông, lục bát như con sông miên man chảy, nó dễ tràn bờ, và thường phung phí sức lực.

    Lùi về trước nữa, những Trần Trọng Kim,Phan Khôi, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên … đều đã viết về phương diện này của tính cách Việt với tinh thần phê phán. Rằng chúng ta nông nổi nhẹ dạ. Ta dễ dãi chấp nhận của người mà không lo tìm lấy tư tưởng của mình. Ta có ngay cách tháo gỡ mỗi khi gặp nước bí, nhưng lại rơi vào bế tắc trong những sứ mạng lớn. Riêng hai câu thơ Tản Đà “ Dân hai nhăm triệu ai người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con “thì khi đã vào sâu trong trí nhớ ai, nó ở hẳn đấy không ra nữa, bởi ai cũng giật mình thấy đúng.

    Mặc dù trong lý lịch trích ngang, Kiều là nhân vật lấy từ một truyện Trung Hoa song khi cần nhắc đến một nhân vật văn học “ đặc chất Việt Nam “ người ta gọi tên Kiều. Tại sao ? Tôi nghĩ ở đây các thế hệ bạn đọc không sai. Nhà có hoạn nạn, chẳng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Kiều chỉ khóc lóc rồi đòi đi bán mình. Lời khuyên Từ Hải ra hàng là cả một trọng tội … Tất cả chỉ vì Kiều đặt tình cảm lên trên mà thiếu hẳn sự suy tính cần thiết trước mọi diễn biến cuộc sống.

    Trong một bản dich cuốn Trung Hoa đất nước con người ra tiếng Việt, tôi đọc thấy Lâm Ngữ Đường viết rằng nếu cần tổng quát về đức tính của người Trung Hoa, thì đó là công thức “sự ưu việt của tâm linh chiến thắng hoàn cảnh vật chất“. Nhưng ở một bản dịch khác,câu trên lại chuyển thành “phần nhiều những tính cách của người Trung quốc được xây dựng trên nền tảng tri thức khá vững vàng “. Tiếp đó người ta giải thích thêm “ người Trung Hoa là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới”. Họ “ biết chiến thắng hoàn cảnh vật chất bằng sự ưu việt của trí tuệ “, hay nói cách khác,“trong văn hóa Trung Hoa, sự tôn trọng trí tuệ và tầng lớp trí thức trở thành một hằng số văn hóa “.

    Tôi không có bản gốc để kiểm chứng song giữa hai bản dịch, thấy tin ở bản thứ hai hơn. Người Trung quốc đặt trí óc vào công việc trong khi chúng ta đặt vào đó tình cảm. Cách cư xử như Tố Hữu viết“ Trái tim lầm chỗ để trên đầu “ không chỉ đúng với nhân vật nàng Mỵ Châu trong truyền thuyết xưa mà đúng với người Việt nói chung, ngay trong sinh hoạt hàng ngày lẫn cả khi cần giải quyết việc “quốc gia đại sự “. Đặc biệt là mãi đên hôm nay học thuật của ta vẫn ngoi ngóp tẻ nhạt không sao trở thành một thứ tự ý thức sáng suốt đồng hành với mọi tiến bộ xã hội.

    Đành nghĩ đó đã là cái bản sắc cái trình độ riêng của mỗi giống người, không phải bỗng chốc thay đổi được.

    Sự vô tâm – đúng hơn sự hạn hẹp của tầm nhìn, sự dễ dãi trong thích ứng, sự ngại ngùng biếng nhác trong suy nghĩ,- tất cả những biểu hiện đó làm hại tới sự phát triển. Dù rất thiện chí thì cũng phải nhận như vậy. Thế nhưng đáng lẽ phải xót xa lo lắng thì đằng này vẫn xảy ra một tình trạng ngược lại. Nhiều người thích lý tưởng hóa cái thói quen trẻ con đó. Họ không tìm cách nâng mình lên để phù hợp với nhu cầu mà sẵn sàng để sự nông nổi níu chân. Và “ – ma đưa lối quỷ đưa đường - lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “, câu Kiều xưa vẫn có sức ám ảnh như một tiếng sáo tiền kiếp.
    TT&VH 26-6-07
    thay đổi nội dung bởi: Cốm, 03-07-2008 lúc 10:19 AM
    Chữ ký của Cốm
    "Happiness isn't enough for me. I DEMAND EUPHORIA"



  2. The Following 6 Users Say Thank You to Cốm For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013), lostheaven (22-05-2010), Mattino (05-05-2011), nhat.huy134 (14-01-2012), Onion Club (21-04-2009)

  3. #2
    Shokunin
    ^^ MiYu ^^'s Avatar


    Thành Viên Thứ: 26455
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 42
    Thanks
    11
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    tật xấu của người VN thì cũng khá đoá chứ , tùm lum hết , hok biết sao mà lần , hok biết sao mà sửa , giống như một cái gì đoá đã ăn sâu vào cơ thể rồi
    Chữ ký của ^^ MiYu ^^

    MiYu = [Mi]ka Nakashima + [Yu]na Ito







    ♥ Mika-chan ♥ Yuna Ito ♥ Nana Osaki ♥ Zero-kun ♥ Natsume ♥

    My World : http://360.yahoo.com/ptm_1912

    Completely Empty , Rotten [BUT] I'm Me




    Miyu Kukumalu |19/12 30/10|

  4. The Following User Says Thank You to ^^ MiYu ^^ For This Useful Post:

    baovethanglong (22-01-2013)

  5. #3
    Retired Mod
    Cốm's Avatar


    Thành Viên Thứ: 970
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 1,042
    Thanks
    105
    Thanked 1,257 Times in 368 Posts


    Bài "THIẾU MỘT THÓI QUEN SUY NGHĨ CHÍNH XÁC" của Vương Trí Nhàn.

    Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều đoạn tự thú khá trắng trợn. Đại khái ông kể là lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh,nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

    Câu chuyện được kể ra chỉ cốt để khoe một sự khinh bạc bất cần đời, không quan tâm tới các con số, không muốn và không có nhu cầu hiểu biết về chính mình cũng như hoàn cảnh quanh mình. Song từ đây, người ta bắt gặp mầm mống của nhiều thói xấu khác như kiểu tư duy chín bỏ làm mười, bất chấp chuẩn mực, không coi cái gì là thiêng liêng, dối trá tùy tiện, xem thường pháp luật.

    Ngày nay chúng ta còn bắt gặp nó trong những tin tức đầy rẫy trên báo chí. Nhiều làng làm giả hồ sơ thần tích để xin cấp bằng di sản văn hóa. Nhiều chi tiết ở các vụ án có dấu hiệu bị làm lệch. Hết thể thao khai man tuổi đấu thủ lại đến bóng đá trọng tài bắt thiên vị.Sự cẩu thả lúc này đã biến thành gian manh càn rỡ chà đạp lên dư luận xã hội.

    Tình trạng không có cái gì chính xác cũng được nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou (1900—1999) miêu tả khá kỹ khi đi sâu vào nhiều làng mạc lấy tài liệu cho cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (viết năm 1936 và bản dịch ra tiếng Việt in ở Hà Nội 2003).Theo cách miêu tả của Gou rou, ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng“ chỉ cần đưa một ít tiền cho chức dịch là có thể nhận được một bản khai sinh hoàn toàn theo ý thích ,trong đó ngày tháng năm sinh được ghi phù hợp với nguyện vọng của người xin“. Sự phổ biến của các hiện tượng tương tự buộc người ta phải kết luận rằng đây là một biểu hiện của trình độ tư duy và một quan niệm sống. Còn hai tác giả người Pháp khác là Pierre Huard và Maurice Durand trong Hiểu biết về Việt Nam (1954) thì cắt nghĩa sở dĩ có hiện tượng này,một phần vì xã hội Việt xưa chưa biết tới đồng hồ và khái niệm về thời gian “chỉ được kinh qua chứ không được đo “.Sự lẫn lộn giữa lịch sử và huyền thoại trở thành đương nhiên. Và sự tồn tại dai dẳng của kiểu tư duy tiền Descartes thường thấy ở phương Đông có thêm một ví dụ sống động.

    Nên biết rằng ngay các vua chúa cũng không bao giờ biết cả nước có bao nhiêu dân, quan chức các cấp không cần biết một làng mà họ thu thuế có bao nhiêu xuất đinh, còn các xã thì bao giờ cũng cố giấu bớt số người phải nộp thuế để trốn thuế được chừng nào hay chừng ấy. Lúc này thói quen đùa bỡn đã đóng vai một nhân tố cản trở sự trưởng thành của xã hội.

    Một vài hiện tượng khác được Pierre Gourou ghi nhận cũng khá đắt giá. Ông bảo đến một làng khi cần hỏi về lai lịch của làng, người ta chỉ nhận được những câu trả lời rất mơ hồ; nếu như muốn có một sự chính xác thì câu sau thường lại mâu thuẫn với câu trước. Gần như không làng nào có ý niệm chắc chắn về sự thành lập của làng mình, đi đâu cũng chỉ thấy người ta thề sống thề chết là làng mình có từ cổ xưa, đâu như từ thời Hùng Vương, tức là đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Sự thiếu hiểu biết và nói chung là thiếu ý niệm chính xác về thời gian không ngăn cản người ta sử dụng độ lùi của thời gian để khoe mẽ. Gourou chỉ hết ngạc nhiên khi biết rằng một dòng họ có vài ba người thăng quan tiến chức thì thường thuê ngay một nhà nho có tên tuổi viết lại gia phả nhà mình, mà nhà nho ấy thì nghĩ rằng ông ta có nghĩa vụ thêm thắt vào cuốn gia phả ấy cho nó đẹp thêm, và không ai thấy phải thắc mắc về hành động đó cả. Thói quen thiếu chính xác trong suy nghĩ đến đây tìm được biến tướng mới là tô vẽ lịch sử, viết lại lịch sử thế nào cũng xong, miễn là đề cao được mình, do đó có lợi.
    TT&VH 3-7-07



    *Bài "CẠN NGHĨ,NGẮN HƠI, DỄ THỎA MÃN" của Vương Trí Nhàn.

    Không chỉ tinh tế khi tả thức ăn mà trong Hà Nội băm sáu phố phường (in trên Ngày nay từ 1940 ), Thạch Lam còn khéo ghi nhận cái thói quen dễ dãi cẩu thả của người mình trong cách làm thức ăn. Như trong câu chuyện về mấy bát mằn thắn. Trong khi bát mì của mấy chú khách (tức đám Hoa kiều ) đầy đặn thì người mình chỉ giỏi giả lễ bà chúa mường. Bát mằn thắn của các ông chủ người Việt có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt, song mằn thắn bột thì thô, nhân là một tí thịt bạc nhạc, nước rất nhiều nhưng nhạt.

    Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự. Như ở Paris , một nhà báo kể với tôi là chả có cửa hàng ăn nào của người Việt đậu được lâu. Lúc mới khai trương cũng rôm rả. Nhưng chỉ một hai năm là chất lượng kém hẳn đi và người ăn bỏ hết sang các hiệu khác.

    Người ta bắt gặp ở đây một quan niệm sống tầm thường dễ dãi, không bao giờ duy trì được sự liên tục có trước có sau tức không đạt tới một trình độ chuyên nghiệp ổn định.

    Một thói xấu khác của các nhà hàng buôn bán người mình được Thạch Lam ghi nhận là thói dễ thỏa mãn. Ông lấy ví dụ như mấy hiệu kẹo lạc kẹo vừng Cự Hương, Ngọc Anh. Lúc đầu còn chịu khó làm thật ngon để chiều khách, sau ngủ yên trên danh vọng. Hình như dân mình động giàu là ra mặt vênh váo và bắt đầu làm ăn chểnh mảng - tác giả Gió đầu mùa khái quát. Và ông hồn nhiên tự hỏi “Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ ! “.

    Người xưa có câu “Nhân bần trí đoản”, với nghĩa người nghèo hèn,kẻ hiểu biết nông cạn thì không còn đáng để ai đếm xỉa tới nữa.

    Không đâu thấy rõ sự ngắn hơi và dễ thỏa mãn như trong hoạt động của người làm nghệ thuật ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ quê gốc tôi có nhiều nghệ nhân có tác phẩm để đời. Nhưng tên tuổi tác giả những bức tranh đó thì không ai biết. Đại khái đó là những ông thợ tài hoa nhưng cẩu thả, lúc vợ ốm con đau hoặc thua bạc cần tiền thì vẽ vội mấy bức mang bán cho các nhà giàu trong làng, và không có ý niệm gì về bản quyền trên tranh. Cũng giống như các cửa hàng kẹo bánh của Thach Lam “không biết rằng hàng của mình ngon hơn hàng khác “, các nghệ nhân đó cũng không thể nghĩ rằng lẽ ra tên tuổi mình có thể còn mãi với lịch sử mỹ thuật. Chính họ tước đi khả năng đó ở họ.

    Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thời cổ văn xuôi Trung quốc chỉ có biền văn, chưa có tự sự. Tự sự Trung quốc là học được từ Ấn Độ qua du nhập sách Phật. Nhưng khi đã nắm được rồi thì người Trung Hoa đưa nghệ thuật này lên đến đỉnh điểm. Những bộ tiểu thuyết như Hồng lâu mộng Kim bình mai có độ dài và trình độ kết cấu không thua kém gì những thiên tự sự đồ sộ nhất của phương Tây.

    Trong khi đó các tác phẩm tự sự của người Việt chỉ theo dõi con người trong những khoảng thời gian ngắn. Không tìm đâu ra loại tác phẩm có khả năng bao quát cuộc sống nhân vật trong thời gian dài,dựng lại lịch sử cả mấy thế hệ như truyện Tàu. Các cuốn tiểu thuyết hiện đại thường kém về kết cấu toàn cục. Cố lắm chỉ được vài chương đầu. Càng về cuối càng hỏng.

    Manh mún nhỏ lẻ không chỉ là cách làm ruộng đi buôn mà cũng là cách người Việt làm nghệ thuật. Chúng ta chỉ có những tác phẩm nhỏ nhỏ xinh xinh, chùa Một Cột chẳng hạn chỉ tồn tại như một ý niệm hơn là một công trình thực tế.
    Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng có lần bảo với tôi : Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp đẹp thật, nhưng lưng tượng thì chỉ được làm dối dá cốt cho xong chuyện.

    Trong truyện ngắn Đất xóm chùa( in trên Văn Nghệ số 42 năm 1993), nhà văn Đoàn Lê để cho một nhân vật phát biểu tạt ngang : “Khốn nạn, cái vạt đất tí hin bị bỏ quên sau mấy lũy tre, mơ ước hào hoa nhất chỉ là nồi cơm Thạch Sanh cả làng ăn không hết, chuyện tinh tướng bốc giời nhất cũng chỉ chuyện củ khoai to bằng cái đình …..Cứ ra cái điều !”
    TT&VH 10-7-07

    *Bài "SỰ LẠC LÕNG CỦA LOẠI NHÂN VẬT TỰ NHẬN THỨC" của Vương Trí Nhàn.

    Một anh chàng ngủ mê, bị anh em cạo trọc đầu khiêng lên chùa. Anh ta trở dậy nhìn quanh và sờ tay lên đầu mình tự hỏi “ Ta hay sư ? ta ơi có phải là ta không hở ta ? “.Về nhà, chó thấy anh đầu trọc xô ra cắn. Anh ta chắc mình nay không phải là mình, liền bỏ nhà đi biệt. Đó là nội dung của truyện tiếu lâm Ta hay sư.

    Nhân vật xưng tôi trong Người bạn cũ của Thạch Lam từng là một thanh niên ham hố hoạt động xã hội nay thoái chí quay về đời sống gia đình. Một buổi tối tôi đối diện với một người đồng chí cũ ( chữ trong nguyên bản 1937). Gặp cảnh thất thế, người này muốn trông chờ ở tôi sự giúp đỡ, tôi đã từ chối. Thông thường sau những cuộc gặp gỡ như vậy cái còn lại trong con người có học là những hối hận. Nhưng ở đây nhân vật không chìm trong xúc cảm mà chỉ cúi đầu suy nghĩ. Tôi ôn lại quá khứ để đối lập với ngày hôm nay của mình. “ Rồi tôi băn khoăn tự hỏi xem trong hai cái hình ảnh ấy, hình ảnh người thiếu niên hăng hái và hình ảnh người trưởng giả an nhàn cái hình ảnh nào thật là của tôi? Tôi không dám trả lời “.

    Tuy chỉ được diễn tả qua mấy dòng ngắn, song con người trong Ta hay sư đã có đời sống tinh thần phức tạp. Anh ta quá tỉnh táo. Công cuộc tự nhận thức ở đây bị đẩy tới cùng, kể cả dẫn tới việc bỏ nhà ra đi tức triệt tiêu luôn sự tồn tại. Trong văn học trung đại, chả thấy ai có lối nghĩ tương tự. Khi đối diện với mình, Kiều chỉ thấy tự xót thương Khi tỉnh rượu lúc tàn canh — Một mình mình lại thương mình xót xa. Người phụ nữ trong Hồ Xuân Hương giả định một sự nghiệp Ví đây đổi phận làm trai được – Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. Đó là những ám ảnh khẳng định cá nhân, nhưng dẫn ngay đến hành động chứ không qua giai đoạn tự nhận thức.

    Sở dĩ đôi khi ta có cảm tưởng đoạn tiếu lâm Ta hay sư như được nhập từ đâu về chứ không phải sản phẩm thuần Việt chính là bởi sự lạc lõng đó của nhân vật.

    Con người đươc Thạch Lam miêu tả ở Người bạn cũ cũng rơi vào một tình trạng lạc lõng tương tự. Các nhân vật từ Xuân tóc đỏ trong Vũ Trọng Phụng tới những Điền, Hộ… trong Nam Cao đã bắt đầu có quan hệ với chính mình. Song đó là những nhân vật của sự suy nghĩ nói chung, chứ không phải tự nhận thức, không ai trong họ tính chuyện tìm con người thực của mình.

    Có thể cắt nghĩa sự lạc lõng và trước hết sự thiếu vắng của loại nhân vật nói trên trong cộng đồng người Việt bằng nhiều yếu tố : hoàn cảnh sinh sống khó khăn, cuộc sống luôn lôi người ta vào hành động hơn là để người ta ngồi đối diện với mình, suy nghĩ về những vấn đề trừu tượng, chứ đừng nói là ngồi vân vi mình là ai, mình hay hay dở thế nào. Tình hình này kéo dài tới xã hội đương đại. Tố Hữu trong Chào xuân 71, có hai câu đề từ, một là của Goethe Phải hành động một là của Lenin Nên ước mơ. Còn có thể kể ra bao nhiêu truyện ngắn bài thơ khác và bao cuộc chuyện trò tâm sự hàng ngày của con người, trong đó người ta chỉ bảo nhau nên hành động gấp gấp, hành động ngay đi, đừng suy nghĩ làm gì, cả ước mơ cũng không cần suy nghĩ. Và không chỉ ca ngợi hành động mà các nhà trí thức hàng đầu còn tìm ra đủ lý do để bác bỏ việc tự nhận thức. Với Chế Lan Viên câu hỏi ta là ai không chỉ vô nghĩa mà còn có tội, ngược lại khi tự hỏi mình ta vì ai là người ta đã tạo ra tiền đề để làm giàu thêm cho sự sống.

    Sống bằng cảm hứng đã thành một phong cách thời đại. Nhiều trận bóng đá quốc tế, đêm trước công chúng vừa đổ ra đường phung phí những lời thúc đẩy động viên, hôm sau đã ỉu xìu lặng ngắt. Và bóng đá chúng ta chỉ có những thành công mang nhiều tính chất ăn may nhờ phong độ chốc lát của mình, mà đẳng cấp thì hàng chục năm đi qua vẫn giậm chân tại chỗ. Tại sao ư, một phần là tại không có ai ngồi tỉnh táo tự hỏi Ta là ai, như nhân vật hồi nào của Thạch Lam.
    TT&VH 17-7-07



    Bài: " Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản" của Vương Trí Nhàn nhân đọc Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá của Vĩnh Sính


    Qua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “ có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .


    Nhưng lâu nay ở Việt Nam, việc làm này có nhiều chỗ khó. Do những lý do thuộc về địa lý và lịch sử, dân ta thường ít đi rộng ra ngoài mảnh đất sinh sống, từ đó những hiểu biết của mỗi chúng ta về những xứ sở khác, những con người khác, thường thiếu hệ thống thiếu toàn diện, không đủ giúp ta có dịp tốt để đối chiếu so sánh. Mặt khác ta chưa sẵn sàng muốn tái khám phá bản thân. Ta quá tự tin, và tưởng sự mình biết về mình đã quá đủ, không mấy ai ngồi tính xem cần đi đâu thêm, hỏi thiên hạ thêm điều gì nữa.

    May thay, vào những ngày này, những hạn chế ấy có điều kiện để khắc phục. Người Việt có mặt trong khắp thế giới hòa nhập vào đời sống khoa học quốc tế, từ đó có dịp nhìn về quê hương mình sáng rõ hơn.

    Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá (1) là một tập sách có nội dung khá phong phú. Có bài khái quát Vị trí lịch sử của Trung quốc đối với Việt Nam và Nhật Bản hoặc đề cập tới Trục giao lưu văn hoá Nhật Bản Trung quốc Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Có bài giới thiệu về các nhân vật của lịch sử Nhật như Fukuzawa Yukichi và Asaba Sakitarô, những người mở đầu nền mậu dịch Nhật Việt như Suminokura Ryooi và Yoichi. Có bài so sánh những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ với những đề án có tính cách khải mông của những học giả trong hội trí thức Meirokusha. Có bài giới thiệu tác phẩm cổ điến văn học Nhật như bản dịch Lối lên miền Oku của Matsuo Bashou.

    Đằng sau những câu chuyện cụ thể ấy, theo ý tôi, phần nội dung có tính chất nền tảng của tập sách lại là những nhận thức của tác giả về một số khía cạnh cấp bách của văn hoá Việt Nam, quá trình nhận thức này được tiến hành thông qua việc so sánh với quan niệm về những vấn đề đó ở Nhật Bản.

    Dưới đây tôi xin phép trình bày một ít thu hoạch rút ra từ Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá. Nếu cách đọc của tôi không trùng với cách đọc của nhiều người, thậm chí không trùng với cách đọc mà chính tác giả đề nghị, thì xin cũng được coi là điều bình thường.



    Bài: "Mối quan hệ giữa lòng yêu nước và nhu cầu chung sống với thế giới" của Vương Trí Nhàn.

    Một trong những bài viết quan trọng nhất của tập sách này là dành để đề cập tới “ Quan niệm về độc lập quốc gia của Việt Nam và Nhật Bản thông qua trường hợp Phan Bội Châu và Fukuzawa ”.

    Xuất phát từ nhu cầu mở cửa đất nước trong thời đại toàn cầu hoá, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam gần đây đã trở lại với tình hình đầu thế kỷ XX, trong đó có trường hợp Phan Bội Châu và phong trào Đông Du do Phan khởi xướng. Nhưng cách chúng ta giới thiệu còn chung chung và cũ. Hoặc nói nhiều tới các hoạt động hơn là tìm hiểu tư tưởng Phan Bội Châu. Hoặc cũng đề cập tới những quan niệm có tính cách mạng, chẳng hạn tư tưởng dân chủ mà Phan tiếp nhận được, song không đi vào phân tích cụ thể, trong mối liên hệ với các quan niệm thiết yếu khác. Còn trong Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá, Vĩnh Sính có điều kiện lần tới những vấn đề cơ bản đặt ra với cả xã hội ta đầu thế kỷ XX. Ông bắt đầu từ quan niệm về quốc gia của nhà cách mạng Việt Nam, và lấy nhà tư tưởng hàng đầu của nước Nhật là Fukuzawa để so sánh.

    Theo cách trình bày của Vĩnh Sính, đặc điểm của lòng yêu nước ở Fukuzawa (1834-1901) là tính chất lý trí của nó. Lòng yêu nước ấy được thận trọng chuyển hoá vào trong công việc suy nghĩ và nghiên cứu. Fukuzawa quan niệm : Khi người nước ngoài tới, trước tiên ta phải tìm hiểu họ, xem họ như thế nào, có gì khác mình giống mình, tại sao họ lại đến được nước mình. Phải thấy về lâu dài, một nước thả nào cũng tìm được tiếng nói chung với các nước khác trên thế giới. Cái gì mình chưa biết thì phải học, học để trở nên văn minh. Công thức tóm tắt “ Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ngoài văn minh… Độc lập quốc gia là mục tiêu và nền văn minh quốc dân là phương tiện để đạt được mục tiêu đó ” ( tr 152).

    Từ trường hợp của Fukuzawa,Vĩnh Sính đưa ta quay trở lại soi tỏ trường hợp Phan Bội Châu. Trong khi chăm chú vào công việc cấp bách, Phan ít có cái nhìn rộng ra ngoài.“ Phan không bao giờ có ý định tìm hiểu về người Pháp và nước Pháp ”, “ Nhận thức về quan hệ quốc tế của Phan vừa lỗi thời vừa chủ quan.” ( tr 299 ). Ông không nhận chân được tình hình chính trị phức tạp và đa dạng của thế giới cận đại cùng những nguyên nhân đã đưa Nhật Bản và các nước phương Tây lên địa vị phú cường. Ngay đối với nước Nhật mà ông muốn cậy nhờ, sự hiểu biết của ông cũng “sơ sài, chủ quan và nông cạn ” (tr.148). Ông sẽ chẳng lặn lội đi đâu, nếu ở trong nước mà cứu được nước. Với ông kẻ thù đến là đánh, dùng biện pháp gì để đánh cũng được, bất cứ giá nào cũng chấp nhận miễn là thành công. Trong bức tranh toàn cảnh về một đất nước Việt Nam như Phan mong muốn, điều quan trọng là nhất thiết không có cường quốc bảo hộ, ngoài ra các vấn đề quan hệ đối ngoại không được đặt ra (2).

    Trong khi Fukuzawa chủ trương chấp nhận trật tự thế giới lúc bấy giờ và từng bước canh tân Nhật Bản theo mô hình các nước phương Tây, thì Phan Bội Châu có xu hướng thiên về ảo tưởng, và cả sự manh động, với hy vọng “ đảo ngược thời cuộc ” (các tr 143 -144). Lòng yêu nước ở ông có phần đơn giản. Nó dựa trên tình cảm hơn nhận thức. Đúng hơn có thể mượn lời Phan Châu Trinh (3) mà nói thẳng Phan Bội Châu là một nhà đại hào kiệt “có lòng thương nước ” nhưng đã “ không biết cái đạo thương nước ” ( tr.302 ).Nguồn gốc của những thất bại của Phan một phần bắt nguồn từ đấy chăng ? Nhưng chẳng phải là nhờ thế, nó lại có ích cho chúng ta hôm nay như một vết xe đổ phải tránh ?

    Không khó khăn gì lắm, có thể tìm ngay ra được rất nhiều nhân tố để bảo rằng nhà khai sáng Nhật Fukuzawa có gì đó may mắn hơn Phan Bội Châu : Đất nước Phù Tang không bị rơi vào ta kẻ xâm lược, mà chỉ có vài hiệp ước bất bình đẳng buộc phải ký. Và người dân của đất nước ấy đã trải qua nhiều cuộc tiếp xúc khôn ngoan, nhiều bước giác ngộ sâu sắc để có sự trưởng thành trên nhận thức, cũng như bản thân Fukuzawa sớm có dịp tìm hiểu văn hoá nước ngoài và các mối quan hệ quốc tế một cách khoa học. Còn với Phan Bội Châu, dân trí thấp kém là một tình trạng có thật, nếu cứ chờ dân trưởng thành thì không bao giờ giải quyết được công việc. Những hạn chế của Phan chính là hạn chế của dân tộc khi chưa chuyển sang thời hiện đại.

    Những liên hệ với tình hình trước mắt

    Cần nhớ là bên cạnh lòng yêu nước theo kiểu kịch liệt và thiên về bạo động của Phan Bội Châu, đương thời còn có lòng yêu nước trước tiên đặt vấn đề phải nâng cao dân trí học hỏi phương Tây rồi hãy làm tiếp, một cách yêu nước mới mẻ và khó khăn mà Phan Châu Trinh là đại diện.

    Nghĩa là cách nghĩ như của Phan Bội Châu không phải là định mệnh.

    Trong khi đó thì cho tới hôm nay, nhiều người chúng ta lại gần như chỉ chấp nhận một cách nghĩ như thế và xem nó là duy nhất đúng. Lòng yêu nước bị chúng ta tuyệt đối hoá.Ta chỉ cho nó có một cách hiểu. Ta xem nó thiêng liêng nên không cho phép ai được bàn thêm, mọi sự bàn bạc đều bị xem là báng bổ có lỗi. “ Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ nông cạn, vô trách nhiệm ” : Một cách nói rất dứt khoát như thế – Fukuzawa đã viết trong cuốn Khuyến học – đối với chúng ta dễ gây sốc. Yêu nước thì bao giờ cũng tốt đẹp chứ làm sao lại có thứ yêu nước hàm hồ nông cạn và vô trách nhiệm ? – ta nghĩ đơn giản vậy. Tóm lại, ta để cho lòng yêu mến và kính trọng với Phan Bội Châu bao trùm tất cả dẫn đến suy tôn một chiều, mà không tìm cách nhận thức và đánh giá lại, và tìm ra cái cách yêu nước mà thời đại đang đòi hỏi (4). Mỗi khi cần đặt Phan Bội Châu bên cạnh Phan Châu Trinh thì bao giờ cảm tình của chúng ta cũng nghiêng về Sào Nam, và nhiều người lại còn có cái nhìn gọi là “ mang nhiều thông cảm ” với sự ngây thơ của Tây Hồ (!).

    Ở đây có một lý do sâu xa. Nửa thế kỷ qua, tư tưởng của Phan Bội Châu là một trong số không nhiều những tư tưởng chi phối sự vận động của xã hội Việt Nam. Nay là lúc những mơ ước cháy bỏng của Sào Nam đã được thực hiện. Nghĩ lại về ông, người ta cho rằng ông chỉ thất bại vì không biết tổ chức quần chúng. Chứ đúng ra Việt Nam giành được độc lập một phần là nhờ kiên trì tư tưởng của ông. Từ đó khái quát lên, cách hiểu về lòng yêu nước của Phan trở thành một di sản chỉ cho phép nói tới với niềm tự hào và lời hứa nhất nhất tuân theo. Bảo rằng nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có thể rất yêu nước nhưng vẫn “ không biết cái đạo thương nước ” thì nhiều người sẽ giãy nẩy lên,và sẵn sàng hạ một câu xanh rờn “ về yêu nước thì không ai phải dạy cho người Việt ”. Vâng, về căn bản, đó là những ý nghĩ thường trực trong ta ! Có thể có một lúc nào đó, một số chúng ta cũng bắt đầu mang máng cảm thấy rằng yêu nước theo kiểu ấy ngày nay là không đủ nữa. Nhưng chết nỗi nó là cả một kỷ niệm đẹp, là tuổi trẻ oai hùng của cộng đồng và người ta không muốn tự làm phiền mình, không muốn nghĩ lại mọi sự. Ngay cái chỗ mà Phan Bội Châu về sau phản tỉnh, tự cho là mình sai, và người sau nên rút kinh nghiệm để tránh (Vĩnh Sính đã dẫn ở tr.302), thì chúng ta vẫn cứ ngần ngại, không dám vạch rõ sự thật. Bởi Phan thời đang hoạt động giống chúng ta quá ! Sự dừng lại của Phan lúc ấy góp phần củng cố sự trì trệ của chúng ta hôm nay (5).

    Như thế đấy, tuy không nói ra một cách rành mạch, nhưng đằng sau các dòng chữ, có cảm tưởng là cái thực trạng của nhận thức và tâm lý sau chiến tranh được Vĩnh Sính hiểu khá kỹ càng. Ở chỗ nhiều nhà nghiên cứu chỉ biết ca ngợi một chiều và lảng tránh đi vào thực chất, thì ông đi tiếp. Bằng cách đó, Vĩnh Sính cho thấy sự có mặt của ông là cần cho mọi người. Từ thực tế Nhật Bản, ông giới thiệu với chúng ta một tinh thần yêu nước theo nghĩa hiện đại, nó là thứ tình cảm được soi rọi dưới ánh sáng của lý tính, tức là được đặt trong mối quan hệ với một quan niệm mới mẻ về độc lập quốc gia. Thứ nữa, đây không phải là thứ lý tính với nghĩa tư biện hoặc ra vẻ uyên bác mà là thứ lý tính thâu tóm được bản chất để trở thành tinh hoa của đời sống.Cần chú ý rằng khi nói về Fukuzawa, Vĩnh Sính ghi nhận đây là con người “ vừa yêu nước nồng nhiệt vừa có những nhận thức thực dụng sắc bén ” ( tr 149 ), thực dụng với nghĩa “ không câu nệ bởi những lý tưởng chính trị hay ý thức hệ xa vời để lỡ mất thời cơ ” (tr 151). Lời đề nghị của tác giả Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá đã quá rõ, vấn đề chỉ còn ở chỗ chúng ta có nghe ra hay không thôi.



    * bài: "Về một khía cạnh tâm lý dân tộc đang là rào cản cho quá trình hòa nhập của Việt Nam với thế giới" của Vương Trí Nhàn.

    Ngoài trường hợp Fukuzawa nói trên, một người Nhật khác được giới thiệu trong tập sách tương đối kỹ là Shiba Ryôtarô ( 1923-1996 ). Theo cách nói của Vĩnh Sính, ông là một trong những tác giả đại diện cho nước Nhật và một trong những người viết sử có ảnh hưởng nhất ở Nhật. Ông có viết riêng một cuốn sách ở đó quá trình lịch sử Việt Nam được phân tích khá sắc bén. Trong một nhận xét ngắn gọn rằng ở Việt Nam, “ làng xã vẫn là một đơn vị xã hội có tầm quan trọng hơn nhà nước “(tr 280), người ta nhận ra một nhân tố gốc, nó quy định trình độ phát triển của xã hội chúng ta, nó là nguyên nhân cắt nghĩa nhiều thành công cũng như thất bại của chúng ta hôm nay. Trên đường đi vào tâm lý dân tộc, nhà nghiên cứu Nhật không quên ghi nhận người Việt có một số căn bệnh chưa biết bao giờ mới chữa nổi, như cái tình trạng thiếu tinh thần hợp tác với nhau để làm việc chung ; đặc biệt, theo Shiba Ryôtarô, một khuynh hướng của người Việt là “ xem dân tộc mình ưu việt so với người dân tộc khác ” ( các tr 288 –289), do đó là một sự cản trở đối với việc học hỏi và chung sống với thế giới.

    Vậy là không chỉ quan niệm yêu nước mà nhiều vấn đề khác của văn hoá Việt Nam cũng được Vĩnh Sính mang ra so sánh với Nhật (hoặc với Hàn quốc). Việc giao thiệp với các nước ngoài, đúng hơn cái khả năng của một quốc gia trong việc tiếp nhận và làm giàu thêm cho mình bằng việc nhận thức tình thế và sẵn lòng chung sống với thế giới chung quanh — cái khả năng mà ông từng nói trong bài về Phan Bội Châu — được Vĩnh Sính trở lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức, cả bao quát lẫn cụ thể. Bao quát thì như trong bài viết về Minh Trị duy tân, ông khái quát là phải tri kỷ tri bỉ để đưa đất nước tiến lên đài văn minh. Cụ thể thì như ở trang 159, ông đưa ra một bảng thống kê về lượng sách Anh, Pháp, Hà Lan được dịch ở Nhật tính đến thập kỷ cuối cùng thế kỷ XIX, qua đó không chỉ cho thấy tình trạng tiếp thu văn hoá nước ngoài của Nhật, mà cả cái cách họ tiếp nhận nữa. Họ không chỉ dịch sách văn học, cụ thể là mấy cuốn tiểu thuyết thời danh, để ra vẻ mình cũng cập nhật tình hình , theo sát thế giới (!). Cái mà họ ưu tiên hơn là sách học thuật, tức các lĩnh vực của khoa học xã hội. Đối chiếu với tình hình Việt Nam vào thời Tự Đức, chúng ta đủ nhận ra sự chậm trễ là đến mức nào. Hơn nữa,đó không phải chỉ là kém cỏi trong số lượng mà là sự tụt hậu trong trong thang bậc của nhận thức, một điều đến nay vẫn còn tiếp tục diễn biến, và chưa biết bao giờ mới thay đổi được.

    Khác với các tiểu luận nói trên, Thiên kỷ III đang mỉm cười có dáng dấp mấy trang sổ tay, ở đó Vĩnh Sính chỉ kể lại ít điều ông ghi nhận được từ một hội nghị văn hoá châu Á tổ chức ở Hàn quốc vào tháng 11-1998. Song sự định hướng của Vĩnh Sính trước sau là nhất quán. Công thức mà ông đề nghị bao giờ cũng bao gồm hai vế 1/ mở cửa ra với thế giới 2/, biết mình biết người, chỉ có đủ hai vế đó thì mới bảo đảm cho tiến bộ. Chẳng hạn, khi bàn về giáo dục, trước hết ông nhắc lại ý kiến của học giả Trung quốc Hà Phương Xuyên là vươn lên tầm thời đại, chuẩn bị hành trang cho cuộc giao lưu văn hoá. Rồi ngay sau đó ông dừng lại khá kỹ ở một thứ chủ nghĩa quốc gia văn hoá, hay gọi đích danh ra là một thứ “chủ nghĩa sô-vanh văn hoá ” cần phê phán. Nguyên đây là một ý trong bài phát biểu của giáo sư Hàn quốc Park Seong Rae. Ông này thẳng thắn bàn về Hội chứng độc lập (independence syndrome) hay nói nôm na là “ bệnh độc lập ” của người đồng bào mình. Theo Park Seong Rae “ nếu người Hàn quốc càng nhấn mạnh độc lập văn hoá của nước họ đối với các nước láng giềng ( Nhật Bản và Trung quốc ) — chẳng hạn như cảm xúc nghệ thuật độc đáo của người Hàn quốc — thì chính bản thân họ lại càng phải chịu thiệt thòi nhiều hơn ” (tr 336). Liên hệ tới Việt Nam, Vĩnh Sính viết “ Hội chứng độc lập trong con người Việt Nam cũng khiến đa số chúng ta thiếu tinh thần tiếp thu những điều hay cái lạ của các nền văn hoá khác, đồng thời chỉ thích nói về những gì hay ho ưu việt trong văn hoá Việt Nam hơn là nói ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa. Hội chứng độc lập cũng khiến ta thiếu tinh thần khách quan khi buôn bán làm ăn hay giao lưu với nước ngoài, chỉ biết mình nhưng không biết người ” ( tr. 337).




    * Bài:"Từ văn hoá thế kỷ XVII nói riêng tới văn hoá Việt Nam nói chung" của Vương Trí Nhàn.

    Chu Thuấn Thuỷ (1600-1682) là một trí thức Trung quốc sống ở thời nhà Minh bị Mãn Thanh xâm chiếm.Trong quá trình vận động phản Thanh phục Minh, có mấy lần Chu đã lưu lạc sang Việt Nam. Chính quyền đương thời tức các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có lúc tính chuyện dung nạp ông, nhưng việc không thành, về sau Chu sang ở hẳn Nhật, trở thành một trí thức có công giúp đỡ cho việc đưa nước này vào một giai đoạn hưng thịnh. Trước tác của Chu Thuấn Thuỷ có nhiều, và chắc phần chủ yếu là về nước Nhật. Tuy nhiên Chu cũng đã kịp ghi chép những ngày làm việc với người Việt, qua tập sách mỏng An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự về việc phục dịch ở An Nam 1657).

    Tại sao Vĩnh Sính, với tư cách người dịch và giới thiệu An Nam cung dịch kỷ sự, đưa nó vào tập chuyên khảo của mình (6) ? Hẳn là nhà nghiên cứu suốt đời sống xa quê của chúng ta tìm thấy ở đây nhiều điều mà bản thân ông cũng thường suy nghĩ ? Cung cấp bức tranh xã hội Việt Nam thế kỷ XVII dưới con mắt Chu Thuấn Thủy, Vĩnh Sính dường như muốn tìm cho những nhận xét của mình về văn hoá Việt (mà ở trên chúng tôi đã ghi nhận ) một cơ sở lịch sử chắc chắn, do đó vấn đề đặt ra có thêm sức ám ảnh.

    Thực vậy, dưới con mắt Chu, xã hội Việt Nam hiện ra với những nhược điểm cố hữu và rất khó sửa chữa. Đó là một xã hội ít tiếp xúc với các xã hội bên ngoài. Ngay với thế giới Trung Hoa tưởng là quá quen thì chúng ta cũng không hiểu gì. Vừa gặp Chu, các nha lại địa phương đã giở trò hống hách, bắt người ta lạy, hỏi người ta bằng cấp gì, và nếu bảo rằng không có bằng cấp thì lập tức coi thường. Đúng là cái bệnh quá quê mùa và hay chấp nhặt mà ngày nay chúng ta còn bảo lưu khá đầy đủ ! Đến như những câu chuyện mà các bậc gọi là thức giả bấy giờ quây vào hỏi Chu Thuấn Thuỷ thì phần lớn cũng là chuyện tầm thường. Sự non kém trong đời sống tinh thần của xã hội bộc lộ ở nhiều mức độ. Thứ nhất là lối học chỉ hớt lấy những cái lạ mà thiếu cơ sở học thuật, một sự ngây thơ trong tư duy khiến đương sự phải cười thầm “ Người quý quốc đọc những truyện như Tam quốc diễn nghĩa hoặc Phong thần mà cả tin là thật, cứ đến đây hỏi tôi hết chuyện này sang chuyện khác mãi không thôi. [Trong khi ấy thì lại bỏ qua không nghiên cứu những sách kinh điển như Ngũ Kinh, Tam sử ]. Tựa như bỏ vàng ngọc mà chọn gạch đá, nhổ lúa xanh mà trồng cỏ tranh, không hiểu cái gì phải lấy, cái gì phải bỏ ” (tr.393). Thứ hai là mê muội vì những trò mà nói theo thuật ngữ hiện đại là văn hoá tâm linh. “ Nhưng tại sao chư quân tử từ trên xuống dưới lại cứ đến đòi xem tướng số. Hỏi thật không nhằm chỗ, đến cuối cùng không biết là đã làm nhục Du (Tức CTT). Người coi tướng, người xem sao đông biết bao nhiêu mà đếm cho hết. Trong tứ dân (tức sĩ nông công thương VS chú) và chín học phái (tức cửu lưu : Nho gia, đạo gia, âm dương gia vv… VS chú ), họ là hạng người thấp hèn nhất. So họ với nhà nho có đức nghĩa, khác xa một trời một vực, như đen với trắng, như nước với lửa, hoàn toàn tương phản ” (tr 392).

    Dù đã kín đáo và lo phòng thân, cuối cùng người khách lạ cũng phải ghi trên mặt giấy cái nhận xét chung mà chúng ta ngày nay đọc lại có thể rất khó chịu, song phải nhận là không thể nói khác : “ Tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước Dạ Lang của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng ” (tr.401). Theo ghi chú của Vĩnh Sính, “ nước Dạ Lang ” nói ở đây là một ẩn dụ, bắt đầu từ câu chuyện có thật về một nước nhỏ thời Hán, trong giao thiệp với thiên hạ mắc bệnh hoang tưởng, từng tranh luận với các sứ giả quanh chủ đề “ nước Dạ Lang so với Trung Quốc bên nào lớn bên nào nhỏ ”. Dạ Lang tự đại đã thành một thành ngữ có ghi cả trong các từ điển phổ thông như Tân Hoa, Tứ giác, chuyên để chỉ những cộng đồng quen sống biệt lập nên không có ý thức đúng đắn về vị trí của mình trên thế giới.

    Đoạn kết : một đề nghị

    Trong quan niệm của Phan Bội Châu, yếu tố đầu tiên của một nước Việt Nam mới là không có bóng cường quyền của nước ngoài. Trong khi đó, như nhiều tài liệu đã có nhắc và Vĩnh Sính cũng có ghi lại (tr 300), trong một cuộc bút đàm, Lương Khải Siêu đã khuyên Phan “ Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập. Thực lực của quý quốc là dân trí dân khí và nhân tài ”.

    Những nhận xét này không chỉ mới mẻ mà còn thiết thực và chắc chắn là rất cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay. Nó cũng là một trong những ý tưởng chính toát ra từ công trình nghiên cứu của Vĩnh Sính khi giới thiệu một số nhân tố trong giao lưu văn hoá Nhật Việt. Vốn đã có cách đánh giá riêng về tình hình trong nước, nên khi đi vào các hiện tượng văn hoá xứ người để làm việc so sánh, nhà nghiên cứu này luôn luôn tìm được những đồng minh sắc sảo và đáng tin cậy .

    Nhân đây nhắc lại một xu thế chi phối cách nghiên cứu văn hoá ở ta. Nhìn chung các tác giả ít đi vào tìm hiểu mối quan hệ văn hoá Việt Nam với văn hoá nước ngoài. Ta không coi đây là một con đường để tự nhận thức. Cực chẳng đã, khi cần nói về những ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài tới văn hoá Việt Nam, chúng ta thường chỉ nói cho phải phép, để rồi sau đó không quên nhấn mạnh là người Việt rất thông minh, rất cởi mở, và nhất là rất bản lĩnh trong quan hệ với thiên hạ. Xét về mặt này, cuốn sách của Vĩnh Sính rẽ hẳn sang một lối riêng. Tác giả đã làm được cái việc mà nhiều người chỉ mang máng cảm thấy là cần thiết, nhưng không đủ sức đi đến cùng. (Ở tr.342, khi nhắc tới việc Quán Chi Đào Trinh Nhất đã có bài giới thiệu Chu Thuấn Thuỷ trên báo Trung Bắc chủ nhật 21-9-1941, Vĩnh Sính lưu ý rằng đó là một tiếng chuông thức tỉnh độc giả về thái độ thủ cựu và bài ngoại của sĩ phu nước ta. Vĩnh Sính chỉ dừng lại ở thái độ sĩ phu nói riêng, nhưng tôi tưởng cần xem đây là một đặc điểm của xã hội Việt Nam nói chung ).

    Một đặc điểm nữa thường thấy trong các công trình nghiên cứu giao lưu văn hoá là chúng ta chỉ thích nói tới những nền văn hoá lớn và có quan hệ với ta quá sâu sắc như văn hoá Trung Hoa và văn hoá Pháp. Còn với các nền văn hoá khác kể cả văn hoá các nước Đông Nam Á mà ta gần gũi về mặt địa lý, hoặc văn hoá Hàn quốc, văn hoá Nhật mà ta có nhiều điểm chung, thì mọi việc càng chểnh mảng, tài liệu quá ư nghèo nàn, làm cho lấy lệ, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.Về phần Vĩnh Sính, ông có cái may mắn là giữa hai nền văn hoá Việt Nhật có nhiều mối giao lưu thật, và chỉ viết riêng về những sự kiện đó cũng đã rất hấp dẫn. Song ông không dừng lại ở các sự kiện bên ngoài mà để công tìm trong hoàn cảnh lịch sử của hai bên những hoàn cảnh tương tự, rồi phân tích cách giải quyết của mỗi bên,từ đó lý giải các đặc điểm dân tộc đã hình thành trong lịch sử.Trước mắt người đọc, hiệu ứng qua người hiểu mình được chứng nghiệm.

    Hướng đi mà Vĩnh Sính đã mở ra, theo tôi cần được tiếp tục. Chẳng hạn, tôi ước ao lúc này có ai đó hiểu biết về lịch sử và văn hoá Thái Lan, thử tìm những mối tương đồng và dị biệt giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Thái Lan. Tôi tin là khi làm việc này, một nhà nghiên cứu nghiêm túc có lòng lo lắng cho tình trạng văn hoá đương thời và muốn góp phần vào qúa trình tự nhận thức của dân tộc – một tác giả như thế có thể có nhiều phát hiện bổ ích, tương tự như trường hợp Vĩnh Sính. Nghiên cứu theo lối so sánh là lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu khoa học xã hội người Việt đang sống ở nước ngoài có thể có nhiều đóng góp. Mỗi người thêm một phần công sức thì rồi quá trình tự nhận thức của xã hội Việt Nam mới được đẩy tới và tạo ra một bước ngoặt cần thiết.

    — Phụ chú:
    (1) Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hoá của Vĩnh Sính giáo sư đại học Alberta, Canada, Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu quốc học xuất bản, 2001 Những số trang ghi dưới đây đều dựa theo bản in trên.
    (2) Xem thêm bài viết Phan Trọng Báu Tân Việt Nam hình ảnh một nước Việt Nam mới của phong trào Đông Du, in trong Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, NXB Nghệ An và TT Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2005
    (3) Đây là chữ Phan Châu Trinh đã dùng khi nói về Phan Bội Châu. Nguyên văn viết bằng chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt là “ hữu ái quốc chi tâm nhi bất tri sở dĩ ái quốc chi đạo ”. Dẫn theo bài viết của Vĩnh Sính Thử tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm Pháp Việt liên hợp của Phan Chu Trinh, in trong Từ đông sang tây, NXB Đà Nẵng, 2005, tr 142.
    (4) Lấy một ví dụ sách Khuyến học của Fukuzawa đã hai lần được dịch ra tiếng Việt và in ra ở hai NXB khác nhau, một dưới cái tên Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh Trị ở nhà Chính trị quốc gia 1995, và một giữ nguyên tên Khuyến học ở nhà Trẻ, 2004. Lưu ý là chính câu nói trên “Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do, thì lòng yêu nước cũng hàm hồ nông cạn, vô trách nhiệm ” được đưa ra bìa 1 của bản in ở nhà Trẻ. Những tư tưởng của Fukuzawa đã bắt đầu được người Việt hôm nay hiểu đúng chăng, và chúng ta bắt đầu nghĩ khác đi về lòng yêu nước ? Song không hẳn vậy, theo sự ghi nhận được của chúng tôi thì cuốn sách gần như không được một tờ báo lớn nào nhắc nhở tới.
    (5) Một ví dụ nữa. Theo Vĩnh Sính, “ Phan không đánh giá những khó khăn trong việc tiếp thu văn hoá và kỹ thuật nước ngoài đúng mức nên đâm ra quá lạc quan ” khi nói về tương lai (tr 142). Đọc lại một nhận định Phan viết trong Tân Việt Nam, và được Vĩnh Sính dẫn lại “ Việc học tập tinh thông nghề nghiệp ở các nước Anh Nhật Đức Mỹ nhanh cũng đến hai năm, noi theo đó chớ nên lấy khó ; việc học tập thành thạo các ngành binh công nông thương có nhanh cũng đến năm năm, ta chớ lấy làm lâu !” (cũng trang trên), chúng ta như bắt gặp chính sự ngây thơ và ảo tưởng ngự trị trong đầu óc nhiều người đương thời, ngay sau những ngày thống nhất đất nước 1975.
    (6) Trước đó ông đã cho in thành một bản riêng, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Tạp chi Xưa và nay xuất bản, 1999.


    Bài: "Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi" của Vương Trí Nhàn.


    Không gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy.

    Thật khó hình dung đời sống văn hóa những năm gần đây mà lại bỏ qua câu chuyện lễ hội. Trong khi các rạp chiếu bóng trở nên vắng vẻ, và nhiều rạp hát chỉ sống thoi thóp, thậm chí cả đến những trận bóng đá trong nước cũng để trống cả khoảng lớn trên khán đài thì nhiều lễ hội lại diễn ra như một cảnh diễn sôi động và cùng lúc có sức thu hút tâm trí hàng triệu người. Một phương diện khác, có thể quan sát để không cần đi đến lễ hội mà vẫn có thể bảo nó đang bùng nổ, là những lời mời mọc hàng ngày kê gọi người ta đến với lễ hội... Vào dịp đầu xuân, ở mục thông tin quảng cáo của truyền hình, nơi lâu nay là đất tung hoành của các loại bia, dầu nhờn và xa xỉ phẩm, bỗng xuất hiện những dòng khiêm tốn, nhã nhặn: Chùa X... làng (xã) Y... mới được trùng tu, mời bà con cô bác về dự. Nếu như kể đến cách thức tuyên truyền quảng cáo sang trọng hơn, chẳng hạn nhân ngày đầu xuân, có cả những trang báo miêu tả kỹ lưỡng hội này lễ nọ thì phải nhận hoạt động văn hóa này đã tìm ra được những cách thức tốt nhất để... không ai yên được với nó.

    Có vẻ như đây là lúc mà các hoạt động lễ hội ở vào thời điêm "trăm hoa đua nở" và trong khi nhiều người vẫn rủ nhau đi tiếp, lác đác bắt đầu thấy có tiếng phàn nàn, mà lời phàn nàn đầu tiên đáng để ý là: Sao nhiều lễ hội thế? Theo trí nhớ của một người nổi tiếng là "cường ký" như nhà văn Tô Hoài, những năm từ 1945 về trước, ở vùng Bưởi quê ông, đây không phải là việc làm dàn đều: Cúng bái thì làng nào cũng cúng bái. Nhưng hội thì không chắc. Chỉ có một số làng như thế nào đó mới có hội và hội ở đây mở ra không chỉ cho dân làng ấy (dân sở tại) mà còn cho dân làng khác đến xem. Quay nhìn cảnh đua đả mở lễ hội hiện nay, người ta không khỏi tự nhủ: hình như lễ hội đang trở thành món thời thượng, thành mốt, cả mốt tham dự lẫn mốt đứng ra làm chủ lễ, chủ hội?! Nếu giả thiết này đúng, thì tức là một hiện tượng, tưởng như hoàn toàn có sắc thái truyền thống lại đang tồn tại theo quy luật của thị trường - điều oái oăm khó giải thích mà cũng khó ràng mạch với nhau trong thái độ, cái chính là ở chỗ đấy. Xét trên lý thuyến về lễ hội, tức thử nhìn lễ hội dưới góc độ văn hóa, có thể nhận thấy từ xưa, con người đã đến với lễ hội với hai địng hướng. Một là, tìm về sự thiêng liêng để tinh thần có dịp thăng hoa cộng cảm với đời sống linh diệu mà đôi khi trong sinh hoạt hàng ngày, nó bị đánh mất. Hai là, tìm về cộng đồng, đám đông để củng cố thêm sự tự tin, lòng ham sống. Ði hội tức là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng thú vị, người ta cảm thấy như được vượt ra khỏi sự thống khổ của đời sống thường nhật, để tha hồ sống thỏa thích, sống theo ý muốn.

    Từ xưa tớ nay, hai hướng này đã là động cơ thúc đẩy người ta lo dọn bãi, dựng rạp, trình diễn các trò vui trong dịp hội làng, hoặc kiên nhẫn theo những vệt đường mòn, tìm tới những vet đường mòn, tìm tới những lễ hội lớn, quy tụ cư dân một vùng đất. Có cảm tưởng là hình thức lễ hội xưa thích hợp một cách tuyệt vời với trạng thái tâm lý của con người lúc ấy. Còn giờ đây thì sao? Ý niệm thăng hoa suy cho cùng vẫn chìm sâu trong mỗi cá nhân, song chắc chắn, sức tác động của nó không còn như cũ. Ðốt đuốc đi tìm cũng không sao tìm thấy người đi hội để mong ướm thử hài tiên và trở thành vợ vua, như cô Tấm ngày nào! Trong ngưỡng vọng về nguồn lờ mờ ám ảnh cả cộng đồng, người ta chỉ cảm thấy phải tiếp xúc với những đền đài di tích, phải biết chút ích về lịch sử như mọi người thì mới phải đạo. Người ta đi để "xảhơi", du ngoạn, ngắm cảnh. Và nhất là đi để được sống trong hội, khổ sở về hội, và trở về, nhìn vào mắt những người hàng xóm với chút tự hào nho nhỏ là mình đã đi hội. Tóm lại, đi để cảm thấy mình đã sống giống như tất cả mọi người, để khỏi cảm thấy lạc lõng, cái lý sâu xa là thế. Ðây là nói về khách thập phương, bao gồm viên chức, tư nhân cũng như nhà nước, và các loại dân đô thị, đang tạo nên không khí nô nức của các lễ hội. Ðám dân đô thị này còn đi, thì người dân các địa phương có hội còn tích cực phục vụ. Ðôi bên hợp cả lại, làm nên những lễ hội tấp nập hơn bao giờ hết và cũng xa lạ với lễ hội ban đầu hơn bao giờ hết... Mặc! Lễ hội cũng phải thích ứng với hoàn cảnh chứ! Giá có ai bài bác, người ta đã có đủ lý lẽ để đáp lại.

    Trong một tham luận đọc tại một cuộc hội thảo quốc tế về lễ hội truyền thống tổ chức ở Hà Nội 2 - 1993, một giáo sư tiến sĩ chuyên về văn hóa dân gian đã nhận xét "Con người dâng lên đối tượng được tin những vật hiến tế, vật tang cúng. Ít hay nhiều, tùy theo từng trường hợp. Ðể đổi lại, họ yêu cầu đối tượng được tin trả lại cho họ, phù hộ giúp đỡ họ cái cần" (Niềm tin và lễ hội (Tô Ngọc Thành) in trong Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 1994, trang 268-269). Với những người này, đến với lễ hội giờ đây thực sự là chuyện đi lễ, nói nôm na là đi cầu tài, là tìm sự hỗ trợ của thần thánh trong những mưu đồ hốt bạc. Chả thế mà người ta tranh nhau bộc lộ lòng chân thành và trên nét mặt người có lễ vật hậu hĩ hơn, cứ thấy lồ lộ một niềm tin như đinh đóng cột, tin rằng đấng thiêng liêng thế nào cũng phù hộ mình đầy đặn hơn những kẻ sửa lễ sơ sái. Chừng đoán ra rằng sau những chuyến lễ bái như thế này, đám dân đô thị sẽ hái ra của, nên người địa phương nơi lễ hội cũng tìm mọi cách để kiếm chác. Hàng bán được đưa ngay bên những nơi linh thiêng nhất để quát với giá thật đắt và nếu trước khi ra về, có dúi vội cho đám khách thập phương một số thứ hàng kỷ niệm loại rởm thì không bao giờ người ta lại hối hận cả. Thôi thì lạy trời lạy phật, mỗi bên một tí, cho hợp với lẽ công bằng! Lại đã thấy có những trường hợp, sự vụ lợi tiến sát đến điều giả dối, chẳng hạn biến một ngôi đền vốn thuộc dâm từ thành đền thờ dân tộc, hoặc sửa sang tô điểm một điểm du lịch vừa khai trương thành một nơi có ý nghĩa lịch sử. Trong cơn say lễ hội, sự đắp điếm còn đương quá lộ liễu ấy bắt đầu bị nghi ngời, nhưng chưa ai buồn lên án. Và nó vẫn tồn tại. Biết đâu, chả có lúc, thời gian sẽ mang lại cho thứ di tích mới được kiến tạo ấy một vẻ rêu phong, và các nhà khoa học lại đổ xô vào mà phát hiện, nghiên cứu. Lúc bấy giờ sự vụ lợi mới thật đắc ý về khả năng bách chiến bách thắng của nó.
    thay đổi nội dung bởi: Cốm, 03-07-2008 lúc 10:43 AM Lý do: Automerged Doublepost
    Chữ ký của Cốm
    "Happiness isn't enough for me. I DEMAND EUPHORIA"



  6. The Following 4 Users Say Thank You to Cốm For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013), lostheaven (22-05-2010), Mattino (05-05-2011)

  7. #4
    Retired Mod
    Cốm's Avatar


    Thành Viên Thứ: 970
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 1,042
    Thanks
    105
    Thanked 1,257 Times in 368 Posts
    *Bài:“Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ” của Vương Trí Nhàn.

    Soi rọi các hiện tượng xã hội dưới ánh sáng văn hóa - đó là công việc mà nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn đang theo đuổi. Dưới đây là những chia sẻ của ông với phóng viên VietNamNet nhân một câu chuyện thời sự.
    Người Việt duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi

    “Tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác”.

    Suốt tuần nay, dư luận ầm ĩ xung quanh sự kiện 1 diễn viên trẻ bị đưa chuyện phòng the lên mạng. Từ góc độ một người nghiên cứu văn hóa, nhận định của ông về việc này ra sao?

    Có hai hiện tượng để nhìn nhận.

    Thứ nhất, việc tự quay phim ghi lại chuyện ân ái của mình, chứng tỏ một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống khá bế tắc, bất cần, muốn vượt ra ngoài các lề thói đạo đức thông thường.

    Thứ hai, việc dư luận sôi sục lên trước sự kiện ấy, chứng tỏ chúng ta có một đám đông rất nhạy cảm, dễ bị kích động. Song tôi dự đoán, rồi cũng giống như một vài vụ trước, như vụ các cô dâu lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, nó chỉ là hiệu ứng lửa rơm.

    Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh “làn sóng” chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì. Lẽ ra với một thái độ kiên trì và bình tĩnh, chúng ta phải mang ra bàn bạc từ lâu, vừa bàn vừa lắng nghe và chờ đợi. Cả buông xuôi lẫn nóng vội ở đây đều vô nghĩa, nếu không muốn nói là có hại.
    Tức là, theo ông, hiện tượng dư luận ồn ào quá mức xung quanh một chuyện cá nhân là bất thường?


    Không hẳn bất thường. Như người ta vẫn nói, nước mình nó thế. Từ thuở chỉ quanh quẩn trong các làng xã, chúng ta vẫn có lối phản ứng như vậy. Nó là một đặc điểm của tính cách người Việt.

    Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm (nhà nghiên cứu văn hoá - PV) có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.
    Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm.

    Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh.

    Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.

    Cụ thể hơn, theo ông, “sự duy tình” có những điểm nào không đáng để tự hào?
    Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta.


    Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.

    Như trong câu chuyện phần trên chúng ta vừa nói: cả các bạn trẻ hiện nay cũng sống truồi theo cảm hứng tự phát, không nghĩ đường xa. Mà dư luận cũng tự phát, ầm ĩ đấy rồi cũng bỏ qua ngay đấy.

    Đằng sau nó là những nguyên nhân sâu xa…

    Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ
    Vậy là, từ một hiện tượng ồn ào trong dư luận hiện nay, ông muốn lưu ý tới những nguyên nhân sâu xa. Liệu có gượng ép quá không?

    Tôi không ngại, miễn là chúng ta cùng lắng nghe nhau một chút.


    Nhưng, liệu cách nhìn nhận của ông về cốt cách sống của dân mình quá cực đoan và khắt khe? Người Việt xưa nay vẫn tự hào là một dân tộc hiếu học, thông minh và có sức chịu đựng, bền bỉ?

    Các phương tiện truyền thông và cả bản thân chúng ta vẫn thường tự ve vuốt mình bằng những nhận định như mấy chữ bạn đã dùng.

    Còn tôi, sau một giai đoạn nghiên cứu về văn hoá và tính cách Việt, tôi mạnh dạn sử dụng hình ảnh “một khối tự phát khổng lồ”.


    Nói vậy có thể gây tự ái cho ai đó và có thể gây tranh cãi. Ngay như bản thân tôi, cũng đã nhiều lần tự tìm cách phủ định nó, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa tìm ra được dẫn chứng phủ định thuyết phục.

    Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ. Chúng ta tự cho phép sống theo thói quen, nếu như có nói đến các lý thuyết, các định hướng nọ kia thì chủ yếu là đi thừa hưởng các kết quả nghiên cứu từ các dân tộc khác. Thêm nữa, chỉ treo lý thuyết lên gọi là có, chứ vẫn sống theo cách của mình.

    Tôi ví dụ, đơn giản nhất là trong đời sống tôn giáo. Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ “thiền”, “ngộ”, tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy.


    Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng. Trong khi ấy, thử so sánh, người Trung Quốc có không biết bao nhiêu pho kinh, chẳng hạn như ông Huyền Trang sang tận Ấn Độ lấy về, dịch ra, họ đã mang lại cho đạo Phật một sức sống mới.
    Bàn một chút về đặc điểm tính cách dân tộc. Theo ông, có những nguyên nhân nào tác động đến điều này?

    Khi nhìn vào những ngổn ngang trong đời sống trước mắt, nhiều người có ý cho rằng đó là bởi các lý thuyết mà chúng ta theo đuổi, chẳng hạn lý tưởng cộng sản… này khác. Tôi thì lại thấy những nguyên nhân sâu xa cơ bản là nằm trong cái cốt cách mà dân tộc đã hình thành trong lịch sử.


    Hiểu rõ nguồn gốc dân tộc, sự hình thành của dân tộc mình là một trong những cách để nhận chân lại mình.

    Nói một cách thô thiển nhất thì như thế này: mỗi khu vực địa lý tạo ra một giống người với đặc điểm riêng của họ.

    Chúng ta là người xứ nóng, vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi, nên một mặt dễ sống, một mặt khác, nó tạo cho ta tính dễ dãi.

    Người xứ nóng thường có cuộc sống đơn giản. Trước đây, thời các cụ, chẳng cần có quần áo cũng tồn tại được. Ngay trước Cách mạng tháng Tám, dân ta còn rất nhiều người đi chân đất.

    Trong khi đó, người xứ lạnh, thời tiết khắc nghiệt đòi hỏi họ phải chuẩn bị cho cuộc sống cẩn thận hơn. Ngay từ ngôi nhà, đến ăn mặc phải bền chắc hơn, có sức chịu đựng hơn… Tất cả những điều này ảnh hưởng một cách vô thức đến tính cách dân tộc.

    “Nuôi dưỡng ảo tưởng”

    Sau những nguyên nhân ban đầu ấy, mọi chuyện đã phát triển ra sao?

    Một công cụ để một dân tộc nào đó tư duy, là chữ viết. Việc không hình thành cho được một thứ chữ viết riêng mang lại cho chúng ta rất nhiều hạn chế.

    Chính nó khuyếch đại thêm cái khía cạnh nông nổi tự phát mà chúng ta nói từ đầu.


    Thời trung đại việc dùng chữ Hán đã mang lại cho chúng ta bao thiệt thòi. Rồi sau này, do lịch sử đổi thay, lại dùng chữ hệ Latinh. Lâu nay người ta chỉ thích nhấn mạnh rằng chữ Latinh góp phần thúc đẩy xã hội tiến tới. Tôi cũng thấy thế, nhưng lưu ý thêm chữ quốc ngữ càng làm cho chúng ta cẩu thả trong nói và viết. Nếp tư duy hời hợt lan rộng.

    Việt Nam, xét trong lịch sử, là một nước trải qua khá nhiều các cuộc chiến tranh. Yếu tố này có góp phần ảnh hưởng đến cái gọi là tính cách dân tộc không, theo ông?

    Tất nhiên rồi. Trên nét lớn, chiến tranh ở ta còn để lại dấu vết nặng nề và càng lảng tránh nó, chúng ta càng bị nó ám.

    Không cần có kinh nghiệm nhiều thì người ta cũng có thể biết chiến tranh là tình trạng ăn xổi, ở thì, lúc đó, trong khi sống với những mơ tưởng xa vời, thực tế là người ta lại chả biết rõ ràng ngày mai của mình như thế nào.

    Cụ thể hơn, 2 cuộc chiến lớn của dân tộc trong thế kỷ vừa qua, để lại dấu ấn như thế nào trong đời sống tinh thần người Việt?


    Chuyện lớn quá, cho phép tôi chỉ nói một điểm có tính cách xuất phát: phải nói chính ra chiến tranh nuôi dưỡng ảo tưởng. Ta không biết rõ ta đã trở nên như thế nào. Ta tưởng rằng, sau chiến tranh, mình còn nguyên vẹn, nhưng thực ra mình đã mất mát rất nhiều. Nhìn vào nhiều mặt đời sống, tôi cảm thấy so với trước chiến tranh, có một bước lùi. Con người ít tham vọng hơn, dễ dãi với mình hơn mà lại buông thả hơn.

    Ông có cực đoan quá không? Có nhiều ý kiến cho rằng, chính cuộc chiến này đã khơi dậy, đánh thức được tiềm năng của các thế hệ?

    Tôi cho rằng, nhận định đó là đúng nhưng chưa đủ, khi nói vậy chúng ta chưa thấy hết sự thực. Cuộc kháng chiến chống Pháp còn vừa sức với dân tộc ta. Còn cuộc chiến chống Mỹ ư? Với tư cách một người vừa lớn lên thì bước vào chiến tranh, tôi muốn nói rằng nó to lớn vĩ đại, nó kinh khủng quá, nó hút hết sức lực của cộng đồng. Chiến tranh ở ta như việc một người nhỏ bé phải đối mặt với một thách thức quá sức. Vẫn làm được đấy, nhưng sau đó sẽ mệt mỏi, một sự mệt mỏi kéo dài cho đến hôm nay.

    Việc nghiên cứu tính chất của xã hội hậu chiến ở ta ít được xem trọng. Nhưng nhìn đâu cũng thấy.

    Cả việc lớp trẻ lao đầu vào cuộc hưởng thụ lẫn một dư luận xốc nổi, khi quá khắt khe khi quá dễ dãi, tức là câu chuyện mà chúng ta nói từ đầu đến giờ, cũng là hiện tượng thường thấy ở các xã hội hậu chiến.

    * Bài: "Nghĩ về việc học" của Vương Trí Nhàn.

    Đầu năm 2006, một người Mỹ nói thẳng là thanh niên Việt Nam không có nhu cầu hiểu biết mà chỉ lo học lấy bằng để kiếm sống. Thoạt nghe tôi cũng bị sốc. Một xã hội mà lớp trẻ chỉ lo kiếm sống và không có nhu cầu hiểu biết thì xã hội đó phát triển làm sao được!


    Đến khi đọc lại thấy từ đầu thế kỷ XX, các nhà trí thức của mình cũng đã nói nhiều đến chuyện này. Từ kinh nghiệm bản thân mà suy, những bậc chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế... đã lên án gay gắt lối học khoa cử. Khi nói vậy, cũng tức là các nhà tri thức đó đã khẳng định chúng ta chưa có một nền học như chúng ta mong muốn hoặc như lẽ ra phải có.

    Đấy chính là điều khái quát mà trong lúc tỉnh táo và nhìn rộng ra thế giới, nhiều người dễ đồng tình. Tuy nhiên trong thực tế, những lời cảnh tỉnh đó ít được lắng nghe. Trong nhu cầu khẳng định dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, lâu nay chúng ta bằng lòng với cái nhìn hời hợt, rồi xoay sang huyền thoại hóa lòng ham học, biến nó thành điều tự hào quá mức... Bởi vậy, nên trước một vài nhận xét của người ngoài, ta có bị sốc thì cũng dễ hiểu.


    Kết quả là sự học theo đúng nghĩa của nó, cái học của một cộng đồng bao giờ cũng dẫn tới hai kết quả: Một là dân tộc đó, cộng đồng đó có một kho tàng kiến thức phong phú, do phát triền theo quy luật chung của tư duy nên dễ hòa hợp với kiến thức chung của nhân loại; hai là ở đó hình thành một lớp người ưu tú mang tên tầng lớp tri thức. Cả hai phương diện này ở ta đều yếu kém.

    Tại sao trong xã hội Việt Nam lại có tình trạng như vậy? Trên đại thể, chắc chắn là chúng ta lại phải quay vẻ với cái gốc của mọi vấn đề: Đất nước ta quá nghèo, xã hội ta phát triển chậm. Cuốn Lịch sử giáo dục của Roger Gal (bản dịch in ra ở Sài Gòn năm 1971) cắt nghĩa rất hay: ở một số xã hội, sở dĩ giáo dục không phát triển được vì thật ra đó là một thứ hàng cao cấp.

    Có một tình hình cần phải tính đến khi nói về sự học của người Việt là cách hiểu và cách tiến hành việc học trong dân.gian. Trong một bài viết mang tên Nền học bình dân đăng trên Thanh Nghị đầu năm 1945, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố từng miêu tả một tình trạng phổ biến: Ở nông thôn xưa, trẻ 7 - 8 tuổi được bố mẹ đưa đến nhà các ông đồ xin học để biết gọi dạ bảo vâng, biết thế nào là tam cương nga thường, là những nguyên tắc xử thế tối thiểu. Mà cũng học vài chữ phòng khi cần biên quyển sổ hàng phe hàng giáp, hoặc ra đình đọc văn tế, hoặc đến cửa quan thì làm cái đơn cái từ. Khi nhắc lại nền học này - một trong những lý do khiến chúng ta hay tự khẳng định "người Việt ham học", chính Nguyễn Văn Tố cũng phải gọi là "rất đơn giản”. Nó không đáp ứng được nhu cầu đẩy nhanh sự phát triển dân tộc.

    Trong trường kỳ lịch sử, xã hội ta lấy việc sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế không cao. Có khi hàng thế kỷ trôi qua mà sự sống vẫn như ngưng trệ. Trong hoàn cảnh ấy, con người chỉ có một cách khẳng định cá nhân mình là gia nhập vào bọ máy quan chức. Việc học mà xã hội trung đại Việt Nam đề cao chính là đáp ứng nhu cầu đó. Người đi học dễ dàng thuộc lòng một số kiến thức xã hội đặt hàng. Do mang một hiệu quả thiết thực, nó ngày càng được khuyến khích, bố mẹ giục giã con, gia tộc làng xã khuyến khích nhau và trên một vài phương diện, nền học trông có vẻ phồn vinh. Song đến khi sự học không được dùng, người ta không cần học cũng có thể tiến thân thì nền học trở nên tiêu điều, ồn ào bề ngoài mà vắng lặng bên trong. Trong trường hợp đó, một vài cá nhân thông minh không có ý nghĩa gì đáng kể. Đồ thị diễn biến đó trong lịch sử vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, kinh tế không đủ chi cho sự phát triển của giáo dục và cả cái quan niệm về giáo đục vẫn trong tình trạng trì trệ; đến lượt nó, xét trong thời hạn ngắn, giáo dục chưa biết làm thế nào để đáp ứng nổi nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội.

    Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (rất thích văn của bác này ^^)
    Chữ ký của Cốm
    "Happiness isn't enough for me. I DEMAND EUPHORIA"



  8. The Following 4 Users Say Thank You to Cốm For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013), lostheaven (22-05-2010), Mattino (05-05-2011)

  9. #5
    JPN super mem ♥
    Eizan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 32526
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,491
    Thanks
    79
    Thanked 1,435 Times in 629 Posts
    ss k thích cái này
    ở đâu cũng có ng này ng kia
    Ng VN mình cũng chẳng có j là xấu tới mức đáng viết thành bài cả
    Nghĩ tật xấu thì phải nghĩ tới hoàn cành kinh tế chứ
    Phú quý sinh lễ nghĩa mà
    Chữ ký của Eizan
    Vui là vui vui là ~

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Eizan For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013)

  11. #6
    Retired Mod
    Cốm's Avatar


    Thành Viên Thứ: 970
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 1,042
    Thanks
    105
    Thanked 1,257 Times in 368 Posts
    Trích Nguyên văn bởi Eizan View Post
    ss k thích cái này
    ở đâu cũng có ng này ng kia
    Ng VN mình cũng chẳng có j là xấu tới mức đáng viết thành bài cả
    Nghĩ tật xấu thì phải nghĩ tới hoàn cành kinh tế chứ
    Phú quý sinh lễ nghĩa mà
    ừm ^^. Thì cũng chỉ là để tham khảo thôi mà. Vả lại em thấy nó cũng ko phải là sai hoàn toàn.
    Chữ ký của Cốm
    "Happiness isn't enough for me. I DEMAND EUPHORIA"



  12. The Following 2 Users Say Thank You to Cốm For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013)

  13. #7
    †3N†
    Guest
    Thì đây cũng chỉ bàn thôi mà, thói hư tật xấu là muôn đời chả bao giờ hk có, đây hk phải là bài có tính bêu riếu hay chê bai j VN mà chỉ đơn giản là viết về thói hư tật xấu, phê phán thói hư tật xấu của người VN thôi. Tưởng trước đây cũng đâu phải thiếu ha. ^^" Thax kis

  14. #8
    JPN super mem ♥
    Eizan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 32526
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,491
    Thanks
    79
    Thanked 1,435 Times in 629 Posts
    Ừa,chắc vậy nhưng dài quá,Ei lười k đọc
    Chữ ký của Eizan
    Vui là vui vui là ~

  15. The Following User Says Thank You to Eizan For This Useful Post:

    baovethanglong (22-01-2013)

  16. #9
    Shokunin
    ^^ MiYu ^^'s Avatar


    Thành Viên Thứ: 26455
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 42
    Thanks
    11
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    ngươì VN nổi tiếng hiêú khách , biết lễ nghĩa , ......nhưng bây giờ , có một số người biến chất , thay đổi nhiều , dựa vào sự hiếu khách của ngươì khác để mà lợi dụng . Noí chung là có một đống vấn đề trước mắt , ngaỳ naò cũng gặp
    Chữ ký của ^^ MiYu ^^

    MiYu = [Mi]ka Nakashima + [Yu]na Ito







    ♥ Mika-chan ♥ Yuna Ito ♥ Nana Osaki ♥ Zero-kun ♥ Natsume ♥

    My World : http://360.yahoo.com/ptm_1912

    Completely Empty , Rotten [BUT] I'm Me




    Miyu Kukumalu |19/12 30/10|

  17. The Following 2 Users Say Thank You to ^^ MiYu ^^ For This Useful Post:

    bad_no001 (17-04-2012), baovethanglong (22-01-2013)

  18. #10
    Ninja
    kao_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 22932
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 241
    Thanks
    105
    Thanked 8 Times in 5 Posts
    phải rùi, bây giờ ra đường chẳng bít tin ai(gặp mình là con gái, đi chơi nhìu hok tốt)
    bạn bè còn lừa gạt lẫn nhau nữa mà
    Chữ ký của kao_chan
    PEACE AND SMILE

    Bé Kao là Bé Kao_bou

  19. The Following User Says Thank You to kao_chan For This Useful Post:

    baovethanglong (22-01-2013)

Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chân dung và tiểu sử các võ sĩ đạo thời chiến quốc
    By Nelvil in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 14-11-2012, 04:07 PM
  2. Bí mật cái tên của bạn.
    By fantasy in forum Chat Chit - Làm quen
    Trả lời: 166
    Bài mới gởi: 23-05-2010, 01:09 AM
  3. Những mối tình đồng tính của các Hoàng đế Trung Hoa
    By tử uyển in forum Tin Tức Đó Đây
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 29-01-2009, 01:57 PM
  4. Trả lời: 34
    Bài mới gởi: 07-08-2008, 10:36 AM
  5. BÍ MẬt CỦa NgƯỜi NhẬt
    By Dép Xỏ Ngón in forum Con Người Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 21-04-2006, 07:53 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •