>
Trang 2/2 đầuđầu 1 2
kết quả từ 11 tới 20 trên 20

Ðề tài: Hồ sơ Tình nguyện viên Nhật Bản tại Việt Nam

  1. #11
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Mẹ trẻ Hiromi ở xứ Nghệ

    “Xin chào, tui là Hoa, nữ hộ sinh của Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, Nghệ An…”. Chất giọng xứ Nghệ đậm đà, có phần khó nghe và gương mặt hơi thuần Việt khiến nhiều người nghĩ cô gái trẻ này là dân xứ Nghệ thứ thiệt.


    Hiromi đang khám cho trẻ sơ sinh

    Đó là tình nguyện viên Takahashi Hiromi, đến từ Hokkaido, một hòn đảo phía Bắc Nhật Bản.

    Hiromi được “tuyển dụng” làm nữ hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc theo Chương trình Hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV) của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cách đây hai năm.

    Trước khi đến Việt Nam, Hiromi đã có kinh nghiệm bốn năm làm hộ lý tại Trung tâm Y tế Quốc tế Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của trường ĐH Tổng hợp Ryukyus.

    Hiromi kể, ban đầu khi sang Việt Nam được “tuyển” vào Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, cách thủ đô Hà Nội trên 300 km, cô rất lo lắng. Vậy nhưng, dẫu sinh ra và lớn lên ở một đất nước tiên tiến, hiện đại, khi sang Việt Nam sống và làm việc ở một vùng đất nghèo như Nghi Lộc, Hiromi đã thích nghi rất nhanh, mọi lo lắng dần tan biến. Mọi thứ xung quanh đều mới lạ và bản thân Hiromi lại thích khám phá.

    Làm việc ở khoa sản, từ lau rửa buồng bệnh, vệ sinh cho sản phụ, tắm rửa cho trẻ sơ sinh, đến lau cho bé trong ***g ấp, chăm sóc cho trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, giúp cho bé bú, Hiromi đều tận tụy thái độ luôn ân cần, không nề hà, né tránh một bệnh nhân nào.

    Có những bệnh nhân chuyển dạ đẻ, Hiromi đã thức suốt đêm để xoa bóp cho sản phụ giúp làm dịu cơn đau… Hiromi vẫn thường đạp xe đến nhà thăm khám cho sản phụ và cháu bé mà cô đã đỡ đẻ. Hiromi còn lăn lộn đến các trạm y tế xã tham gia khám phụ khoa, đặt vòng.

    Nhiều bà mẹ ở Nghi Lộc từng được Hiromi đỡ đẻ, nay con lớn biết nói, gặp lại cô họ luôn dạy con mình gọi cô là “Mẹ”. Hai năm làm tình nguyện viên tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc, Hiromi nhớ lại, cô đã đỡ đẻ cho trên 50 em bé chào đời.

    Theo bác sỹ - Trưởng khoa Lê Kế Tú: “Hiromi là người không ngại khó, ngại khổ. Đã có không ít gia đình đặt tên cho con là Nhật (Nhật Bản), để nhớ đến “mẹ” Hiromi.

    Hiromi từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến một bà mẹ trẻ sinh em bé chỉ nặng 1,5kg, vậy mà người mẹ ấy vẫn cho con bú, nuôi con theo điều kiện bình thường, không phải nuôi trong ***g ấp như ở Nhật.

    Để giúp phục vụ tốt các sản phụ, Hiromi đã cất công làm cuộc “Điều tra suy nghĩ bệnh nhân” trong nhiều tháng, với những câu hỏi đặt ra, là chị em phụ nữ khi mang bầu, sinh con, họ kỳ vọng gì đối với những y, bác sỹ ở bệnh viện.

    Trước khi sang Việt Nam, Hiromi đã có 3 tháng học tiếng Việt tại Nhật và thêm 1 tháng tại trường ĐHKH Xã hội - Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Về làm tình nguyện viên tại Nghi Lộc, Hiromi nhận xét là tiếng nói rất nặng, khó nghe, lại có nhiều từ ngữ địa phương khiến cô không hiểu.

    Tuy nhiên, với tính cách cởi mở, gần gũi với nhiều bệnh nhân, Hiromi dần hiểu được tiếng địa phương, công việc của cô thuận lợi hơn. Hiromi không chỉ sử dụng tiếng Nghệ với những “mô, tê, răng, rứa” thành thạo, mà còn phân biệt được những từ khó, như “cà có cuống”, “cá có đuôi”. “Tui rất vui sướng, vì cảm thấy các đồng nghiệp ở khoa sản đã coi mình như một thành viên trong gia đình” - Hiromi nói.

    Từ lâu Hiromi đã có tên tiếng Việt là Hoa. Hoa rất thích các món ăn của người xứ Nghệ, như cá sông kho tương, nhút làm từ quả mít, hay cơm chan canh ăn với vài quả cà muối. Tại Nghi Lộc, Hiromi có 1 người bạn gái rất thân.

    Cô kể: “Bắt đầu làm việc ở đây, tôi gặp một người khuyết tật tên Nhung khi chị đang trên đường ra chợ. Chị ngồi đằng sau một chiếc xe máy và chào tôi: Hello, hello. Chân chị rất ngắn, chỉ bằng một nửa chân người bình thường và được vắt ngang xe bất động. Nửa tháng sau, tôi tình cờ gặp lại chị ở bệnh viện, do hôm đó có rất nhiều người khuyết tật đến khám sức khỏe và chúng tôi trở thành bạn thân. Chị dạy tôi học tiếng Việt, đưa tôi đến một nơi có rất nhiều trẻ em khuyết tật đang ngồi học vi tính….”.

    Hiromi đã làm các thủ tục xin một tổ chức phi chính phủ của Nhật tặng Nhung một chiếc xe lăn. Từ đó, Hiromi bắt đầu thực hiện công việc xin xe lăn cho người khuyết tật. “Tôi đã xin được 20 chiếc từ Nhật Bản và chúng đã được sử dụng cho những người thực sự đang cần chúng.”- Hiromi cho biết.

    Theo Tienphong
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  2. #12
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 11464
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Nam Định
    Tổng số bài viết: 470
    Thanks
    19
    Thanked 123 Times in 30 Posts
    感動させていただきました !!!
    những câu chuyện làm fri nhớ đến những thầy cô giáo người nhật đã dạy fri hồi ở VN .thầy Fukunaga Tatsushi (thầy fuku) và cô Ito Rie. tuy họ ko phải tình nguyện viên nhưng họ cũng rất yêu VN, chấp nhận rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nhật để đến làm việc tại VN với đồng lương ít ỏi.họ rất vui vẻ, hòa đồng, tận tụy với công việc.
    本当に ありがとうございます!
    Chữ ký của fri_13th
    HÃY SỐNG MÃNH LIỆT NHƯ NGỌN CỎ



  3. #13
    Retired Mod
    rei_kiwi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 7062
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: An Giang
    Tổng số bài viết: 1,531
    Thanks
    978
    Thanked 856 Times in 237 Posts
    những tình nguyện viên trẻ ấy thật đáng khâm phục, con người và đất nước Việt Nam phải cám ơn những con người như thế.

  4. #14
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 20668
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 33
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Tôi yêu tất cả các thành viên Jica,họ thật đáng nể phục và cao cả

  5. #15
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Cô gái Nhật có duyên phận với Việt Nam

    Chị không phải là 1 tình nguyện viên. Chị không thuộc 1 tổ chức chính phủ hay phi lợi nhuận nào. Chỉ với tư cách cá nhân, nhưng chị đã đến, đã nhìn, đã hiểu ở những miền đất nghèo khó của Việt Nam. "Trèo đèo, leo núi, lội sông, cũng ăn những món ăn thường ngày của bà con dân tộc" như chị, bạn có dám không ? Hay những ồn ào của thành phố, ánh đèn và internet nơi đô thị đã giữ chân bạn rồi. Có lẽ, chị không đem đến tiền bạc, hay những ánh sáng văn minh từ nước Nhật xa xôi, nhưng trái tim và tình cảm của chị dành cho con người, văn hóa Việt Nam không khỏi khiến người khác cảm phục và mến mộ. Với Shuya, đó luôn là những "Tình nguyện viên không biên giới" bởi ít nhất có 1 điều chắc chắn rằng, họ đã khai phá trái tim ta để ta biết rằng : Việt Nam thật đẹp và tình người thật đáng quý biết nhường nào

    ================================


    Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã “níu chân” nhà nghiên cứu văn hóa Á-Phi người Nhật Bản Ysuda Masako.



    Dạy tiếng Nhật cho trẻ em châu Phi

    “Tôi rất thú vị khi được nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, càng tìm hiểu tôi càng thấy tuyệt vời,” Masako nói.

    Thoạt nhìn, ít ai nghĩ Masako là người Nhật lại càng không nghĩ chị có thể trèo đèo, leo núi, lội sông, cũng ăn những món ăn thường ngày của bà con dân tộc. Ây vậy mà, Masako đã có mặt ở những vùng núi cao, hiểm trở, để tìm hiểu, nghiên cứu về đồng bào dân tộc thiểu số như một niềm đam mê cháy bỏng.

    Theo lời của anh Nguyễn Tiến Dũng, giáo viên trường tiểu học Hợp Thành, Nghệ An, một người bạn của Masako, điều đã chinh phục Masako là những mái nhà sàn nơi núi non hùng vĩ với điệu lăm, điệu xuối của người Thái, âm thanh đàn tính, điệu Then của của người Tày cùng những bộ trang phục độc đáo và lạ mắt.

    Niềm đam mê ấy khởi nguồn từ năm 1989 trong một chuyến du lịch Việt Nam 37 ngày, ba năm sau khi chị tốt nghiệp trường Đại học Tokyo và được giữ lại làm giảng viên khoa Nghiên cứu văn hóa châu Á và châu Phi.

    Trở về nước, những ký ức từ chuyến du lịch đó đã khiến Masako quyết định sang Việt Nam để nghiên cứu. Với vốn tiếng Việt đã khá tốt, chị một mình lặn lội khắp các tỉnh Tây Nguyên rồi Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái và Nghệ An. Kết quả là Masako đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về văn hóa Tày-Nùng năm 2002 tại Nhật Bản.

    “Tôi trở lại đây thứ nhất là đam mê nghiên cứu, thứ hai là như một duyên nợ, tôi yêu đất nước con người của các bạn như quê hương thứ hai của tôi,” Masako tâm sự.

    Masako đã đến Nghệ An để nghiên cứu về tộc người Ơ Đu ở huyện miền núi rẻo cao Tương Dương, hiện chỉ còn 22 hộ và 64 nhân khẩu sống quây quần bên dòng sông Nậm Nơn.

    Với nỗi trăn trở rằng nếu không có biện pháp bảo tồn bản sắc, tộc người Ơ Đu sẽ biến mất, Masako đã gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương và cuối tháng 6 vừa rồi, khi trở lại Tương Dương, chị vui mừng khi thấy huyện đã làm được nhiều điều cho tộc người Ơ Đu.

    “Lễ hội truyền thống, nhà ở, lớp dạy tiếng Ơ Đu cho con em, đều đã được thực hiện. Tôi nghĩ làm đươc như vậy thật tuyệt vời,” Masako nói.

    Lý giải về những việc làm của mình, Tiến sỹ văn hóa Tày-Nùng bộc bạch rằng chị muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống, vun đắp cho lối sống, nếp sống ngày một trí tuệ và phát triển hơn./.

    ( Theo TTXVN )
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  6. #16
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    Trích : Nâng tầm hợp tác qua hoạt động giao lưu văn hoá Nhật - Việt | Văn hoá | www.japanest.com

    Ngoài những hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đông đảo du khách, đại diện phía Nhật Bản đã trao đổi phương thức đào tạo khoa tiếng Nhật tại Đại học Phan Châu Trinh ở Hội An; hay JICA giúp Hội an triển khai dự án 3R nhằm phân loại, tái chế tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt trong cộng đồng cũng như làm sạch môi trường nước nơi đây. Thêm nữa, các tình nguyện viên Nhật Bản phối hợp với ngành y tế Quảng Nam tổ chức khám sức khỏe, cấp phát thuốc chữa bệnh cho người dân hoàn cảnh khó khăn ở Hội An.


    Hai tình nguyện viên Hedeco (trái) và Eko

    Chị Hideko, tình nguyện viên Nhật Bản cho biết: Hội An là nơi tổ chức thường niên “Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản”- đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ của 2 dân tộc chúng ta. Hiện tại tôi đang là giảng viên dạy tiếng Nhật ở tỉnh Vĩnh Phúc. Được tham gia vào sự kiện này, tôi sẽ cố hết sức mình để giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của chúng tôi đến các bạn. Hy vọng, năm sau tôi sẽ tiếp tục được tham gia công việc này.


    Còn với Eko, tình nguyện viên của Đại học Sakai chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện này. Tôi thật ngạc nhiên và thích thú khi thấy đông đảo người dân Hội An và du khách cùng tham gia các hoạt động ngay trong đêm khai mạc. Tôi nghĩ, mối giao lưu giữa 2 dân tộc, nhân dân 2 nước việt Nam- Nhật bản đã thắt chặt thêm qua những hoạt động như thế này. Tôi đã có một kỳ nghỉ đầy ý nghĩa”.

    Phố cổ lung linh đèn ***g truyền thống
    Đến hẹn lại lên, “Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” càng thắt chặt hơn tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, nó đã vượt xa ý nghĩa tổ chức ban đầu của đô thị cổ Hội An của Quảng Nam và thành phố Sakai ohias, Nhật Bản. Sự kiện còn có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong dịp kỷ niệm 35 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản./.


    ( Theo VOV )
    .....................................
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  7. #17
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Chuyện cô gái Nhật đam mê Việt Nam

    Ăn quen cơm Việt, nói thạo tiếng Việt, đi khắp "hang cùng ngõ hẻm" của đất nước suốt 13 năm liền. Cô từng nhiều lần cưỡi "ngựa sắt" tung hoành đây đó khắp nơi trên đất Việt. Nhất là chuyến viễn du xuyên Việt Hà Nội - TP HCM tháng 8 vừa qua bằng xe đạp để một lần nữa khẳng định tình yêu và niềm đam mê Việt Nam của mình. Đó là cô gái Akikubo Mine. Theo tiếng Nhật, Akikubo Mine có nghĩa là "Núi rừng mãi xanh tươi".

    Ngay từ thời còn là sinh viên, Akikubo Mine đã chú ý nghe đài, xem tivi những chương trình du lịch quốc tế. Đặc biệt, cô rất chú ý tới chuyên đề nói về đất nước và con người Việt Nam.


    Mine trong chuyến công tác qua đèo Hải Vân.


    “Em thấy Việt Nam có nhiều nét giống Nhật Bản của em. Đặc biệt là nhân dân Việt Nam đã đứng vững sau bao cuộc chiến tranh tàn khốc và giờ đây đang ra sức lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống mới. Người Việt Nam nhân hậu, cởi mở và thân thiện mến khách quốc tế… Đó là lý do thôi thúc em tới đất nước này để chứng kiến những điều đã được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông ở nước em…" - Lời bộc bạch cởi mở như vậy của Mine khi trả lời câu hỏi: "Vì sao Mine sang Việt Nam học rồi ở lại làm việc suốt 13 năm liền?".

    Năm 1995, sau khi tốt nghiệp đại học, Mine đã xin phép bố mẹ sang Việt Nam du học tự túc. Để biết được hai ngoại ngữ, Mine xin học chuyên ngành tiếng Việt ở Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi đã biết được tiếng Việt, Mine sẽ học thêm tiếng Anh qua ngôn ngữ này. Ý định đó của cô đã đạt được nhờ lòng quyết tâm và sự cố gắng tận lực của mình. Được bố mẹ cung cấp đầy đủ vật chất, Mine chỉ dồn sức cho học tập, không hề nghĩ tới chuyện "vui vẻ đàn đúm" như một số người khác.



    Trên đường thiên lý Hà Nội - TP HCM (tháng 8/2008).

    Từ ngày khách sạn Daewoo khai trương, Mine xin vào làm việc ở ban lễ tân tại đây. Ngày làm việc nhưng hằng tuần cô có 3 buổi tối đi học thêm để nâng cao trình độ ngoại ngữ Việt, Anh. Mine rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển mối quan hệ giữa hai nước Nhật - Việt.

    Hoạt động nổi bật đầu tiên là Mine đã tham gia một phái đoàn phi chính phủ Nhật Bản lên hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai với việc chăm sóc sức khỏe người dân. Mine theo đoàn trợ giúp tới các trạm y tế của các xã vùng sâu, vùng xa với vai trò phiên dịch và "người góp ý khuyên bảo" cho người dân tộc vùng này về giữ gìn vệ sinh, phòng tránh bệnh tật...

    Từ ngày các cơ quan kinh tế - xã hội Nhật Bản, nhất là ngành Du lịch, bắt đầu nói nhiều về đất nước và lịch sử Việt Nam, Akikubo Mine là một trong những người đầu tiên nhiệt tâm tham gia công việc này. Từ Hà Nội, cô viết nhiều bài giới thiệu phong tục tập quán, đất nước và con người Việt Nam gửi về cho các cơ quan truyền thông Nhật như Đài TV Nipon, các báo và tạp chí khác. Đặc biệt, Mine là một cộng tác viên nhiệt thành của Tạp chí du lịch "Chikyuno - Arukikata". Nhờ tạp chí này mà người dân Nhật Bản hiểu nhiều về Việt Nam và sang tham quan du lịch ngày một nhiều hơn. Mine chỉ nhận tiền đi lại bằng máy bay của tạp chí mà không nhận bất kỳ một khoản "nhuận bút", "nhuận khẩu" nào...

    Một công việc khá công phu và tỉ mẩn mà Mine giúp Bưu chính - Viễn thông Nhật thử nghiệm xác định thời gian và hiệu quả của ngành dịch vụ này trên đất nước Việt Nam: Cô đóng vai "người nhận" điện, thư, chuyển phát nhanh, bưu phẩm... đi bằng hàng hải, hàng không từ Nhật sang các vùng khác nhau ở Việt Nam xem mất bao nhiêu thời gian, có đảm bảo an toàn, hiệu quả thế nào. Và cô đã mang lại cho họ kết quả như ý. Trong giao lưu quan hệ hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - văn hóa - xã hội giữa hai nước, Akikubo Mine quả là đã góp công xứng đáng.

    Khi sang Hà Nội học, Mine đã đi tìm nhà trọ ở ngoại trú cho thuận tiện sinh hoạt và học tập. Thật là may mắn cho cô sinh viên chân ướt chân ráo mới tới này đã tìm được một chỗ ở như ý. Chủ nhà là một phụ nữ nhân hậu, luôn tạo mọi điều kiện giúp cô trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. Bà coi Mine như con gái, đáp lại, cô coi bà chủ nhà này như người mẹ, người cô ruột của mình.

    Không những dành riêng cho Mine nơi yên tĩnh, đủ tiện nghi để học tập và sinh hoạt, bà "cô ruột" này còn hướng dẫn "cháu gái" cách sống, sinh hoạt hằng ngày cho phù hợp với hoàn cảnh và khí hậu Việt Nam. Nay thì Mine đã biết thành thạo làm nem, thịt kho tàu, kể cả rau muống luộc và canh cua đồng...

    Những năm tháng làm việc ở ngân hàng Nhật Mizuho (chi nhánh Hà Nội của một ngân hàng lớn Nhật), Mine là "thủ trưởng" - hay đúng hơn là "cậu thủ trưởng" của các nữ nhân viên Việt ở ngân hàng đó. Có lẽ việc này đã khiến cô càng gần gũi, gắn bó hơn trong những lần "ba cùng" với người Việt Nam.

    Trả lời câu hỏi "Vì sao Mine yêu Việt Nam, sống và làm việc ở đây lâu đến thế?", cô chân thật tỏ bày nỗi lòng mình: "Giá như không gặp được bà chủ nhà trọ đầu tiên đã coi em như con đẻ thì có lẽ em không ở Việt Nam lâu đến thế. Bây giờ em coi đây là quê hương thứ hai của em...". Trong ngần ấy năm sống và làm việc ở Hà Nội, Mine đã mời bố mẹ và em trai sang thăm ba lần, ở với cô nhiều ngày, cùng cô đi du ngoạn nhiều nơi trên quê hương thứ hai này. Tình yêu và niềm đam mê Việt Nam, cô đã truyền sang cho bố mẹ, em trai và một số bà con ruột thịt trên đất nước hoa anh đào. Nhiều người theo lời khuyên của Mine đã sang chu du nhiều nơi, thưởng ngoạn nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

    Trong 13 năm sống, học tập và làm việc ở Việt Nam, Akikubo Mine đã chu du nhiều nơi. Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, rồi Quảng Ninh, Hải Phòng phía Bắc cho tới suốt dải đất miền Trung và tận các tỉnh Nam Bộ, ra đảo Phú Quốc, thăm các địa đạo Vịnh Mốc, Củ Chi... Có lẽ chỉ Tây Nguyên là cô chưa có dịp tới.

    Có người lại hỏi vui mà thật: "Sao Mine cứ để "băm" mãi mà chưa chịu lấy chồng? Chắc kén lắm nhỉ?". Mine cười trả lời: "Chắc cái duyên cái số nó chưa tới thôi mà!".

    Có lẽ "nội dung" của cái tên Akikubo Mine quả thật đúng với cụm từ trong ngôn ngữ Nhật Bản "Núi rừng mãi xanh tươi" cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng


    (Theo CAND)
    thay đổi nội dung bởi: Ren Shuyamaru, 25-09-2008 lúc 12:57 AM
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  8. #18
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Ông nhà báo Nhật Bản và những lần trở lại Việt Nam

    Hơn 10 năm qua, số tiền và hiện vật mà ông bà Hajime Kitamura cùng các bạn người Nhật của mình làm từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam là trên 300.000 USD, số tiền chưa phải là nhiều, nhưng tấm lòng của họ thì không thể đong đếm được.

    Cách đây hai năm, tôi được nữ nhà báo Cao Tân Hòa, nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Khu V, mời dự buổi tiếp vợ chồng nhà báo Nhật Bản Hajime Kitamura nhân một chuyến ông bà trở lại Việt Nam.

    Ông Hajime Kitamura, nguyên là Trưởng văn phòng đại diện Hãng Truyền hình ASHAHI, Nhật Bản tại Hà Nội từ năm 1994 đến năm 1997, một người bạn thân thiết của nhiều gia đình Việt Nam. Sang Việt Nam lần này, ngoài công việc từ hơn 10 năm nay là giúp đỡ trẻ em và nạn nhân chất độc da cam, ông muốn tìm gặp nhà báo Cao Tân Hòa để tặng bà một tờ báo của Nhật đã có bài viết về bà.

    Bà Cao Tân Hòa là một trong số những nữ phóng viên từng tốt nghiệp đại học ở miền Bắc, sau đó xung phong vào chiến trường miền Nam, như Hoàng Tuyết Trinh, Triệu Thị Thùy, Lê Kim Thoa, Nguyễn Phương Thảo… và nhiều phóng viên nữ khác của Thông tấn xã Việt Nam. Năm 2001, bà Christire Martin, Chủ nhiệm Khoa Báo chí Trường đại học Tây Virginia, Mỹ, và bà Maryane Reed, Phó giáo sư báo chí của trường này sang Việt Nam gặp các nữ phóng viên nói trên của Việt Nam để tìm hiểu thông tin, phục vụ việc làm phim và viết giáo trình về các nữ nhà báo của cả hai phía trong chiến tranh Việt Nam.

    Trở về Mỹ, hai bà đã viết bài, đăng ảnh, trả lời phỏng vấn của truyền hình về cuộc gặp các nữ phóng viên chiến trường của Việt Nam. Sau đó, một số nhà báo nước ngoài, trong đó có nhà báo Nhật Bản đã gặp bà Cao Tân Hòa và các nữ nhà báo khác viết bài về họ. Ông Hajime Kitamura cũng muốn nhân dịp này hỏi chuyện bà Hòa về hoạt động của những nữ nhà báo "Việt Cộng" trong chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Nam trước đây, bổ sung tài liệu chuẩn bị xuất bản cuốn sách thứ ba của ông về Việt Nam.


    Bài viết về nữ nhà báo Cao Tân Hòa trên báo Nhật.

    Sau cuộc gặp đầu tiên ấy, nhờ sự giúp đỡ của anh Lê Đức Thanh, cán bộ của Trung tâm Báo chí, Bộ Ngoại giao, người từng nhiều năm làm việc ở Văn phòng đại diện Hãng Truyền hình ASHAHI, Nhật Bản tại Hà Nội, tôi được biết ông bà Hajime Kitamura là một trong hàng nghìn, hàng vạn người dân Nhật Bản lâu nay luôn nặng lòng với Việt Nam.

    Ông Hajime Kitamura sinh năm 1941 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Kikon, ông vào làm việc cho Hãng Truyền hình ASHAHI. Từ năm 1977 đến năm 1989, ông sang làm việc cho Hãng BBC của Anh. Năm 1989, ông quay lại làm việc cho ASHAHI, sau đó được hãng cử phụ trách Văn phòng đại diện của Hãng tại Bangkok, Thái Lan tới năm 1994.

    Năm 1991, từ Bangkok, lần đầu tiên ông Hajime Kitamura đặt chân đến Việt Nam. Thời kỳ đó, Việt Nam và Trung Quốc vừa bắt đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại, Việt Nam trở thành tiêu điểm tin tức của báo chí, truyền hình Nhật Bản. Ông là một trong số ít phóng viên nước ngoài hồi ấy đã được lên vùng biên giới quay phim về cuộc sống của người dân nơi đây sau hơn 10 năm chiến tranh.

    Những thước phim ông quay về cảnh tiếp tục rà phá mìn dọc biên giới, cảnh cuộc sống hồi sinh trở lại ở thị xã Lạng Sơn… đã đem đến cho người xem truyền hình Nhật Bản cái nhìn thiện cảm đối với nhân dân và đất nước Việt Nam đang đổi mới. Cũng chính năm đó, ông là người được Hãng Truyền hình ASHAHI giao cho việc thăm dò và đàm phán để xin lập Văn phòng đại diện của Hãng ở Hà Nội. Năm 1992, Hãng Truyền hình ASHAHI được phép mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Năm 1994, ông Hajime Kitamura được cử làm Trưởng Văn phòng của Hãng tại Việt Nam.

    Thời gian làm việc ở Việt Nam, ông Hajime Kitamura khám phá thêm nhiều điều về đất nước và con người Việt Nam. Đó cũng chính là thời gian ông tự khám phá mình, bồi đắp tình cảm đối với Việt Nam ngày càng sâu đậm. Ông đã đi nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người dân Việt Nam là nạn nhân chiến tranh, bị mất mát, thiệt thòi trong cuộc sống, nhất là trẻ em và những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.


    Vợ chồng ông Kitamura và vợ chồng nhà báo Cao Tân Hòa.

    Ngay từ những ngày còn làm Trưởng Văn phòng Hãng Truyền hình ASHAHI tại Hà Nội, ông đã cùng bạn bè Nhật Bản tìm đến Làng Hòa Bình, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em tàn tật và trẻ em nhiễm chất độc da cam ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tây, Bắc Giang, Thái Bình, Phú Thọ… để tìm cách giúp đỡ họ.

    Ông đứng ra vận động việc quyên góp tiền để mua xe lăn, máy trợ thính, máy vi tính… gửi cho các trung tâm này. Ông cùng bạn bè Nhật Bản giúp Làng Hòa Bình ở Hà Nội làm "bể bơi lý liệu pháp", kết hợp bơi lội với chữa bệnh; mời cả chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn dạy âm nhạc kết hợp tập vật lý trị liệu cho các cháu.

    Năm 1997, sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam, ông Hajime Kitamura được cử sang phụ trách Văn phòng đại diện của Hãng Truyền hình ASHAHI tại Sydney, Australia. Năm 2001, ông nghỉ hưu. Ông là nghiên cứu sinh danh dự của Trường đại học Tây Sydney, hiện là nhà báo tự do, tiếp tục các công việc làm từ thiện để giúp đỡ trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

    Ông là một trong những người sáng lập tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, của tỉnh SHIZUOKA quê hương ông. Từ năm 1995, ông đã vận động và hàng năm đều giúp đưa nhiều bạn bè của ông từ Nhật Bản sang Việt Nam, đến các cơ sở nuôi trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam để giúp đỡ các em, các cháu.

    Những người trong Hội từ thiện SHIZUOKA phần đông là giáo viên, công nhân, viên chức, một số là các ông bà già đã về hưu và có cả các cháu học sinh. Thu nhập của họ không cao nhưng năm nào họ cũng dành tiền để giúp đỡ trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

    Nhiều người, trong các chuyến sang Việt Nam làm từ thiện, trước khi về đã mua cà phê, chè, đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang theo, về nước bán để có thêm tiền góp vào quỹ từ thiện. Họ chính là hạt nhân của nhiều tổ chức ở Nhật Bản trong nhiều năm nay liên tục ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện đòi các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

    Từ năm 2001, sau khi về hưu và sinh sống tại Australia, năm nào ông Hajime Kitamura cũng cùng vợ sang Việt Nam một, hai lần, để làm từ thiện và tiếp tục tìm kiếm, thu thập tài liệu về hậu quả chiến tranh Việt Nam, nhất là về các nạn nhân chất độc da cam để viết sách về Việt Nam. Những khi ông không có mặt ở Việt Nam, ông nhờ anh Lê Đức Thanh và các bạn Việt Nam giúp ông làm các công việc từ thiện.

    Ông Hajime Kitamura là tác giả của nhiều tác phẩm báo chí và truyền hình có tiếng ở Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á, như các chương trình truyền hình: Căn bệnh sau 20 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc; Cuộc chiến Campuchia; Bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc; Sự đổ vỡ của thể chế Shuharto, Indonesia; Con sóng thần Papuanyaginia (nói về con sóng thần xảy ra tại quốc đảo Papua ở Thái Bình Dương năm 1989)...

    Ông đã viết 2 cuốn sách về Việt Nam và cuối năm nay sẽ xuất bản cuốn sách thứ ba cũng về Việt Nam. Một trong hai cuốn sách của ông về Việt Nam có tên: "Buộc tội chiến tranh hóa học của Mỹ", dày 397 trang, xuất bản lần đầu tháng 8/2005, lên án sự tàn ác của chiến tranh hóa học của Mỹ đối với con người và môi trường ở Việt Nam, có tiếng vang không những ở Nhật Bản mà còn ở một số nước khác.

    Hơn 10 năm qua, số tiền và hiện vật mà ông bà Hajime Kitamura cùng các bạn người Nhật của mình làm từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam là trên 300.000 USD, số tiền chưa phải là nhiều, nhưng tấm lòng của họ thì không thể đong đếm được.

    Tháng 8/2008, vợ chồng ông Hajime Kitamura trở lại Việt Nam và tôi lại có dịp được gặp ông bà. Lần trở lại Việt Nam này ông bà lên Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Làng Hữu Nghị, Hà Nội, thăm các cháu ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc da cam, nơi nhiều lần đã đến trước đây, để tổ chức những "bữa cơm liên hoan" cùng các cô, các cháu.

    Vợ chồng ông cũng đến thăm, giúp đỡ một số gia đình các tỉnh nói trên có vốn mua lợn giống để chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Từ mấy năm nay, theo đề xuất của anh Lê Đức Thanh, ông Hajime Kitamura đã chuyển hướng dần việc giúp đỡ các nạn nhân, chuyển từ gửi máy khiếm thính, xe lăn… sang giúp đỡ, tài trợ học bổng cho các cháu ở các trung tâm này có điều kiện học lên đại học, giúp vốn cho một số gia đình có con nhiễm chất độc da cam chăn nuôi, trồng trọt, xóa đói giảm nghèo…

    Năm 2006, trong lần gặp nữ nhà báo Cao Tân Hòa và tôi, được chúng tôi kể chuyện về cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, ông Hajime Kitamura đã nhờ mua cho bằng được cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” bằng tiếng Việt, sau đó nhờ một lưu học sinh Việt Nam đang học ở Nhật dịch sang tiếng Nhật với ý định giới thiệu với bạn đọc Nhật Bản câu chuyện như cổ tích về cuốn nhật ký lưu lạc hơn 35 năm trên đất Mỹ trước khi trở về với gia đình, nhất là về tấm gương chiến đấu dũng cảm của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

    Năm 2007, vợ chồng ông Hajime Kitamura sang Việt Nam, đến tận Quảng Ngãi, về Đức Phổ thăm Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, ra Hà Nội gặp gia đình liệt sĩ để xin in cuốn nhật ký của chị đã được dịch sang tiếng Nhật.

    Rất tiếc vì lý do bản quyền, do đã có người nhận dịch và in cuốn sách bằng tiếng Nhật trước đó nên đề nghị của ông Hajime Kitamura không thành. Gặp ông lần này, tôi thấy ông Hajime Kitamura không hề tiếc công sức, tiền bạc mình đã bỏ ra khi lo dịch cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” mà không được in, trái lại ông rất vui vì thấy cuốn sách gần đây đã được dịch, in và phát hành tại Nhật. Ông nói với tôi, miễn là có nhiều người ở Nhật đọc được cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là vui rồi!

    Từ Việt Nam trở lại Australia, nơi ông bà Hajime Kitamura đang định cư, ông gửi e-mail và gửi ảnh cho tôi, hy vọng một ngày gần đây sẽ gặp lại tôi tại Hà Nội. Mới đây, qua anh Lê Đức Thanh tôi được biết, từ mấy năm nay vợ chồng ông Hajime Kitamura có nguyện vọng là được sống ở Việt Nam. Ông đang tìm hiểu thủ tục để có thể xin Nhà nước Việt Nam cho phép gia đình ông sinh sống lâu dài ở mảnh đất này. Mong rằng ý nguyện của ông bà Hajime Kitamura sớm được thực hiện.


    (Theo An ninh thế giới)
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  9. #19
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 42818
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 6
    Thanks
    6
    Thanked 9 Times in 2 Posts
    các tình nguyện viên bạn nêu trên đây thật đáng khâm phục quá.ở trường mình cũng có 1 một giáo viên tiếng Nhật tình nguyện cô cũng rời nước Nhật đầy tiện nghi để đi qua các nước và Việt Nam đã là quốc gia thứ 10 cô đến,nhìn thấy cô ngày nào cũng đi một quãng đường 5km từ đừong NTMK đến trường mình ở Hàng xanh bằng 1 chiếc xe đạp nhỏ xíu như của con nít và dưới cái nắng oi bức của Sài Gòn mới thấy sức lực của những con người ấy thật mạnh mẽ và càng khâm phục hơn khi đích đến của họ lại là cho những người xa lạ mà họ chưa bao h gặp một lần

  10. The Following User Says Thank You to carotdangiu For This Useful Post:

    Ren Shuyamaru (11-05-2009)

  11. #20
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Chuyện một người lính Nhật mang họ Bác Hồ

    Trong cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc Việt Nam, không chỉ có sự hy sinh của quân dân ta mà còn có sự đóng góp bằng xương máu của những người lính từng ở bên kia chiến tuyến. Chuyện của người lính Nhật Khưnưmôtô là một trong những trường hợp như thế.


    Ông Vũ Mạnh Hùng, con của ông Khưnưmôtô (bên trái) và ông Mai Văn Huy

    Tôi về xóm Mỗ Thượng, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nơi ông Khưnưmôtô đã cùng vợ con sinh sống trong thời gian ông bỏ hàng ngũ quân Nhật đến khi gia nhập quân đội Việt Nam, chiến đấu và hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Ông Vũ Mạnh Hùng- con trai ông Khưnưmôtô đưa tôi đến mảnh đất mà gia đình ông đã sống lúc ông còn nhỏ.

    Trên mảnh đất này trước đây có hai ngôi nhà. Một ngôi của ông Khưnưmôtô và vợ là bà Mai Thị Tuyết. Ngôi bên cạnh là nhà ông Mai Văn Đảng - anh ruột bà Tuyết. Gần 50 năm trôi qua, nhà bà Tuyết không có người ở nên đã hư hỏng. Ông Đảng đã trồng lên mảnh đất đó nhiều loại cây ăn quả, cây nào cũng xanh tốt.

    Ông Hùng đứng lặng im rất lâu, nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu và kể cho tôi nghe về mẹ ông, bà Mai Thị Tuyết. Qua lời kể đầy xúc cảm của ông, tôi hình dung ra quãng đường dài từ những ngày mẹ ông rời quê lên Hà Nội, sống một thời gian ở 64 phố Nhà Chung. Lúc đó bà đang là một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Gia đình bà mở một cửa hàng ăn nhỏ tại phố Đường Thành. Trong số lính Nhật thường tới ăn ở quán, bà mến ông Khưnưmôtô, một người lính hiền lành, vui vẻ. Trong câu chuyện hàng ngày ông tỏ thái độ thông cảm với nỗi khổ của những người dân Việt và bất bình trước những việc làm của quân Nhật.

    Ông quý mến bà, hai người yêu nhau và gia đình bà đồng ý cho ông bà cưới nhau năm 1943. Sau đám cưới, ông lấy tên Việt Nam là Vũ Chí Thành. Cả nhà vui mừng khôn xiết khi cậu con trai đầu lòng Vũ Mạnh Hùng ra đời. Năm 1945, ông bỏ hàng ngũ quân đội Nhật đưa vợ con về quê vợ sinh sống. Sau một thời gian, ông tham gia quân đội Việt Nam, vinh dự khi trở thành anh bộ đội cụ Hồ nên ông lấy tên mới là Hồ Mai Thanh, chiến đấu tại Sư đoàn 354. Ông lập được nhiều chiến công nên được đề bạt chức vụ đại đội phó. Ông hy sinh ngày 15/2/1950 sau một trận đánh đồn tại Hưng Yên. Năm 1958, ông được truy tặng Huân chương Chiến thắng.


    Đám cưới của Vũ Anh Phong - cháu nội của ông Khưnưmôtô. Người thứ 2 từ phải sang là ông Vũ Mạnh Hùng (Ảnh gia đình cung cấp)

    Biết chúng tôi về thăm, ông Mai Văn Đạt, một người bạn của ông Khưnưmôtô chống gậy sang chơi. Ông Đạt năm nay đã 89 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe về những đêm ông Khưnưmôtô huấn luyện quân sự cho du kích trong xã, những buổi diễn tập tiếp cận đồn địch lấy lá cờ treo trên chòi canh. Ông kể về những buổi kiểm tra quân sự khắt khe và cả về thanh gươm dài mà ông Khưnưmôtô thường đeo bên mình.

    Anh Mai Văn Huy, con trai ông Đảng, nguyên là sĩ quan quân đội kể lại lúc bố anh còn sống, ông thường nhắc tên người em rể Khưnưmôtô với niềm kính phục và chuyện cả xã Yên Khang đau buồn khi biết tin ông Khưnưmôtô hy sinh. Bố anh kể rằng: Hôm ấy, đánh xong đồn giặc ở Hưng Yên, ông Khưnưmôtô cùng đơn vị bơi qua sông về căn cứ. Chiến sĩ liên lạc của đơn vị bị cuốn vào dòng nước xoáy. Ông bơi đến cứu, nhưng vì đuối sức nên cả hai cùng hy sinh. Nhân dân tìm thấy thi thể hai người đồng đội ấy, một người Nhật, một người Việt, vẫn ôm lấy nhau ở bến đò Tân Đệ, Thái Bình.

    Chia tay chúng tôi, ông Vũ Mạnh Hùng và những người thân trong gia đình đều nói lên nỗi niềm day dứt đã bao năm nay, đó là đến bây giờ vẫn chưa biết quê hương của ông Khưnưmôtô ở đâu trên đất nước Nhật Bản để tìm về cội nguồn. Trong chiến tranh, gia đình di chuyển nhiều nơi nên các giấy tờ liên quan đến thân thế ông Khưnưmôtô đã bị thất lạc.

    Hy vọng qua bài viết này, những ai biết về ông Khưnưmôtô sẽ cung cấp thêm thông tin để gia đình ông Vũ Mạnh Hùng có thể tìm được quê hương của ông trên đất nước Mặt Trời mọc.

    Địa chỉ của ông Hùng:
    188 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
    ĐT: 0934550710
    Nguyễn Đình Lâm
    Tiến sĩ - nhà văn
    (Tiền Phong)
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  12. The Following User Says Thank You to Ren Shuyamaru For This Useful Post:

    thegioidk (24-01-2010)

Trang 2/2 đầuđầu 1 2

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •