>
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 11

Ðề tài: Yêu quái

Hybrid View

  1. #1
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts

    Yêu quái

    Yamawaro

    Bài này do Như Thị Duyên dịch từ Wikipedia Japan.


    Yamawaro, hay còn được gọi là Yamawarawa (やまわろ, やまわらわ) là một loại yêu quái mang hình dáng của một đồng tử xuất phát từ vùng Kyūshū và lan truyền khắp miền Tây Nhật Bản. Tên của loại yêu quái này được viết theo Hán tự là 山童 (âm Hán Việt là “sơn đồng”, nghĩa là đứa trẻ trên núi). Yêu quái này được cho là do yêu quái Kappa biến hóa thành và sống trên núi. [1]




    Yamawaro trong tranh Gazu Hyakki Yakō của họa sĩ Toriyama Sekien

    Ngoài ra còn một loại yêu quái khác, tên được viết là 山わろ nhưng cũng đọc là Yamawaro.


    Khái yếu

    Yamawaro là yêu quái mang hình hài của đồng tử, trên đầu có tóc dài màu nâu sẫm, toàn thân có lông nhỏ bao phủ, thân ngắn và đi bằng hai chân dài. Nó còn được cho là nói được tiếng người. [2]


    Ngoại trừ tỉnh Mie thì ở các địa phương miền Tây Nhật Bản, người ta đều cho rằng con yêu quái Kappa bỏ sông lên bờ, sống trên núi và thay đổi hình dạng thành Yamawaro. Nhất là trong lễ hội Higan mùa thu, nó lên núi sống, trở thành Yamawaro và đến lễ Higan mùa xuân thì lại quay về sông và trở thành Garappa.[3] Cũng có ý kiến cho rằng việc đi đi về về của Kappa và Yawara là do thần ruộng và thần núi cũng đi về theo khí tiết theo sự thay đổi hai mùa hạ và đông của khí tiết Nhật Bản. Tại tỉnh Miyagi, người ta tin rằng yêu quái Seko buổi chiều đi vào trong núi, đến sáng quay lại sông. [4]

    Khi Kappa lên núi thì chúng đi thành bầy và men theo mái nhà người ta mà đi. Đường đi của chúng được gọi là Osaki, nếu xây nhà ở đây thì chúng sẽ tức giận mà đục lỗ trên tường. Khi Yawara trở về sông, nếu có ai định đi xem chúng thì sẽ sinh bệnh. [5]

    Người ta cho rằng Yamawaro còn giúp đỡ người đốn cũi. Khi đó chỉ cần mang cơm nắm và rượu ra lễ tạ là nó sẽ giúp đỡ. Ở quận Ashikita tỉnh Kumamoto, khi có nhiều việc đốn cũi thì người ta thường nói “Yama no wakai shū ni tanomuka” (hay là nhờ bọn trẻ trong núi đi) để nhờ Yamawaro giúp đỡ công việc. Ngoài ra, khi tạ lễ vật, dù là cá hay cơm, dù số lượng có ít đi nữa nhưng phải mang đúng loại đã hứa ban đầu ra tạ, nếu không thì Yamawaro sẽ nổi giận.

    Yamawaro cũng rất thích Sumō như Kappa. Nói còn thích nghịch ác với bò, ngựa, ưa lẻn vào nhà người để tắm trong bồn. Chỗ nào có Yamawaro vào tắm thì nước nổi váng dầu bẩn. [6] Tại miền Đông Nhật Bản, người ta tin rằng các hiện tượng quái dị trong núi như Tengudaoshi (hiện tượng đi trong rừng nghe tiếng cây đổ, lá rơi xào xạc nhưng không hề có cây đổ hay lá rơi) đều là do thần núi và quỷ Thiên cẩu làm ra nhưng ở miền Tây thì người ta lại tin rằng trò này do Yamawaro bày ra. Có thuyết cho rằng nếu có người mang ý định giết chết Yamawaro thì nó sẽ đọc được ý nghĩ của người đó và chạy mất. Thuyết này là do lẫn với truyền thuyết về yêu quái Hihi vốn có khả năng đọc ý nghĩ của con người. [7] Như đã nói trên, các hiện tượng quái dị về âm thanh trong rừng được cho là trò đùa của Yamawaro tại miền Tây nước Nhật thì ở tỉnh Kumamoto, người ta còn cho rằng ngoài khả năng tạo tiếng cây đổ hay đá rơi, nó còn bắt chước được tiếng hát của người, nhại lại âm thanh đổ đất hay tiếng mìn nổ.

    Cùng loại với Yamawaro còn có nhiều loại yêu quái khác như Seko, Kashabon, Kinoko. Cũng có thuyết cho rằng yêu quái Yama Jijii và Tatekuri Kaeshi là hai biến tướng phụ của Yamawaro. Người xứ Hidano (nay là tỉnh Gifu còn gọi nó là Yamagaro, cho rằng nó nó vào núi cướp cơm hộp của tiều phu và bày trò nghịch.

    Cước chú

    1. ^ Trang 162~163 cuốn Yōkaizukan (danh mục yêu quái) của hai tác giả Kyōkoku Natsuhiko, Tada Katsumi , do Kokusho Kankōkai xuất bản năm 2000. ISBN 978-4-336-04187-6.
    2. ^ Trang 56~58, cuốn “Zusetsu Nippon Mikakutei Seibutsu Jiten” (từ điển sinh vật chưa xác định tại Nhật Bản bằng hình) của tác giả Sasama Yoshihiko do Kashiwa Shobō xuất bản năm 1994. ISBN 978-4-7601-1299-9.
    3. ^ Higan (Bỉ ngạn) là lễ hội kéo dài bảy ngày xoay quanh ngày xuân phân và ngày thu phân.
    4. ^ Trang 353~354, cuốn “Yōkai Jiten” (từ điển yêu quái), tác giả Murakami Kenji soạn, Mainichi Shimbun xuất bản năm 2000. ISBN 978-4-6203-1428-0
    5. ^ Trang 119, cuốn Gensō Sekai no jūnin tachi IV Nippon hen (những chủ nhân của thế giới hoang đường phần IV, Nhật Bản) của Tada Katsumi. ISBN 978-4-915146-44-2
    6. ^ Trang 173, cuốn “Gendai Minwa kō (1) Kappa. Tengu. Kamikakushi” của tác giả Mitsutani Miyoko, Chikuma shoten xuất bản năm 2003. ISBN 978-4480038111
    7. ^ ”Yōkai Jiten” trang 287.




    Yamawaro trong tranh Hyakkai Zukan của hoạ sĩ Sawaki Sūshi
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    ANNY_3003 (19-05-2012), Hei (08-06-2010), iu_uppa_nhut (19-06-2010), kalanhikov (20-05-2010), kei_itsumo (07-06-2010), kentran1205 (20-01-2013), kurochan (28-05-2010), Onion Club (20-05-2010)

  3. #2
    Ronin
    kalanhikov's Avatar


    Thành Viên Thứ: 63199
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 337
    Thanks
    432
    Thanked 239 Times in 81 Posts
    Thông tin rất hay, cám ơn bạn nhiều
    Nhìn yêu quái trông cũng kinh dị quá

  4. #3
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Yêu quái Akago

    Akago ( 赤子, あかご -âm Hán Việt: xích tử) là một loại yêu quái trong quan niệm dân gian ở tỉnh Nagano và xứ Yamato (ngày nay là tỉnh Nara), Nhật Bản. Yêu quái này còn thấy xuất hiện trong tập tranh cuộn về yêu quái "Buson Yōkai Emaki" của nhà thơ Haiku Yosa Buson. Tên của yêu quái này có nghĩa là "con đỏ" (đứa trẻ mới sinh còn đỏ hỏn).


    Khái yếu

    Akago ở tỉnh Nagano

    Tương truyền yêu quái này sống dưới lòng hồ Kizaki, một hồ trong số ba nhánh :của hồ lớn Nishinasan thuộc thành phố Ōmachi, tỉnh Nagano. Hình dạng nó trông :như con người chừng 11, 12 tuổi, da đỏ hỏn như đứa trẻ mới sinh và tóc rậm như :tinh tinh. Mặc dù có ngư dân từng mùng kích yêu quái Akago ẩn trong nước nhưng :không thấy nhắc đến việc nó gây hại cho con người [1].

    Akago xứ Yamato


    Yêu quái Akago trong Bakemono Emaki

    Trong tập tranh cuộn "Bakemono Emaki" (tranh cuộn về yêu quái, không rõ tác giả) :thời Meiji có một mục là "Akago no kai" (yêu quái con đỏ) thuật lại câu chuyện như :sau. Có một ngôi nhà hoang không ai dám đến gần vì mọi người cho rằng đó là :ngôi nhà ma. Một kiếm khách nọ hay chuyện, muốn xem thử bản thể của bọn ma :quỷ trong ngôi nhà đó là gì nên đã đến ở đây. Nữa đêm, võ sĩ nghe có tiếng động :như ai đang nhảy múa phía bên kia cửa lùa. Võ sĩ nhòm qua cửa thì thấy một :người như đứa trẻ mới sinh đang nhảy múa, nhưng số lượng ngày càng tăng nhiều :và cuối cùng lên đến mấy trăm người. Kiếm sĩ tay lăm lăm thanh kiếm, toan xông :vào chém bọn yêu quái nhưng tay chân cứng đờ, không làm gì được. Đến khi trời :sáng thì lũ quái con đỏ cũng biến mất [2]



    Akago trong "Buson Yōkai Emaki"


    Yêu quái Akago trong tranh cuộn của Yosa Buson

    Trong tập tranh cuộn của thi nhân Haiku nổi danh này cũng có mục tên là "Akago no :kai". Một pháp sư nọ đến trọ tại quán Ogasawara, nửa đêm bỗng nghe có tiếng :như ai đang nhảy múa ở phòng bên cạnh. Pháp sư nhòm qua thì thấy mấy ngàn :đứa trẻ trần truồng, đỏ hỏn đang nhảy múa huyên náo. Pháp sư tay chân cứng đờ :chẳng làm gì được nhưng đến sáng thì lũ trẻ biến mất.[3]


    Cả hai cuộn tranh kể trên đều có chung mục về yêu quái Akago, cùng nội dung nhưng người ta vẫn chưa rõ sự liên quan giữa hai cuộn tranh này.

    Cước chú


    1. ^ Trang 5,6, Murakami Kenji, "Yōkai Jiten", Mainichi Shimbun ấn hành năm 2000, ISBN 4-620-31428-5
    2. ^ "Yōkai Hyaku Monogatari Emaki" (tranh cuộn trăm câu chuyện về yêu quái) do Yumoto Kōichi soạn, Kokusho Kankōkai xuất bản năm 2003, trang 89, ISBN 4-336-04547-X
    3. ^ Yōkai Hyaku Monogatari trang 89
    thay đổi nội dung bởi: Như Thị Duyên, 04-06-2010 lúc 10:59 AM
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  5. The Following 4 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    iu_uppa_nhut (19-06-2010), kei_itsumo (07-06-2010), Onion Club (04-06-2010), Walkin'InDaRain (04-06-2010)

  6. #4
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Yêu quái Nekomata

    Nekomata (được biểu ký bằng chữ Hán là 猫又, 猫股 hoặc 猫また) là một sinh vật trong truyền thuyết Nhật Bản, được xếp vào hàng yêu quái. Nekomata được cho do mèo nhà nhiều tuổi (40 hoặc 100 tuổi trở lên) biến hóa thành.

    Nguồn gốc tên gọi

    Trong tiếng Nhật, “neko” nghĩa là con mèo, “mata” nghĩa là chạc cây phân nhánh, đầu chĩa ba phân nhánh, vật có dạng hình chạc cây. Theo một thuyết thì đuôi của Nekomata phân làm hai nhánh ở đầu nên nó có tên gọi như vậy. Nhưng cũng có khi nó được miêu tả như là hai cái đuôi độc lập tách ra từ một gốc. Khi Nekomata nguyền rủa ểm hại người thì nó đứng chồm trên hai chân để rủa người đó. Trong tiếng Nhật, động từ matagu nghĩa là đứng chồm, đứng dạng chân. Vì khi con mèo ểm người khác thì nó đứng trên hai chân nên còn được gọi là “Nekomatagi” và gọi tắt là Nekomata. Thuyết này được cho là giải thích nguồn gốc tên gọi của loài yêu quái này, còn thuyết đuôi mèo phân hai nhánh được cho là mãi sau thời Edo mới xuất hiện.




    Nekomata đi bằng hai chân, có hai đuôi trong "Gazu Hyakki Yakō", tranh của Toriyama Sekien

    Đặc trưng

    Người ta cho rằng Nekomata hiểu và nói được tiếng người, sau khi ăn thịt người thì nó sẽ biến hóa thành người đó. Trong sách Nansō Satomi Hakkenden (xuất bản năm 1814) của tác giả Kyokutei Bakin cũng có ghi lại chi tiết này. Nekomata cái thỉnh thoảng lại xuất hiện trong giấc mộng của nam nhân và đoạt hết tinh khí của họ. Người Nhật còn tin rằng những người thường hay hành hạ mèo sẽ bị nó ám hại. Nếu con Nekomata tu luyện thêm thì nó sẽ sống lâu đến bất tận và được gọi là Nekoshō (猫魈).
    Nekomata trong hình dạng phụ nữ gãy đàn Shamisen, tranh của Sawaki Sūhi

    Trong nhiều nền văn hóa của Thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví Nekomata với sự tà ác của người đàn bà.



    Nekomata trong hình dạng phụ nữ gãy đàn Shamisen trong "Hyakkai Zukan", tranh của Sawaki Sūhi


    Văn kiện, truyền thuyết

    Từ sau thời Edo trở đi thì đông đảo người Nhật tin rằng Nekomata là do con mèo nhà sống lâu mà hóa thành. Nhưng đi ngược lại thời gian, trong thời Kamakura, người ta cũng đã sợ hãi Nekomata và xem nó như một loài mãnh thú sống trên núi. Theo cuốn nhật ký “Meigetsuki” (ghi chép từ năm 1180~1235) của thi nhân Fujiwara Sadaie thì thấy có đoạn viết rằng vào năm đầu niên hiệu Tenpuku (1233) tại Nam đô (tên cũ là kinh đô Heijō) xảy ra vụ Nekomata ăn thịt người. Theo giải thích hiện đại thì đó chỉ là con thú mắc bệnh chó dại. Trong tập sách Tsuzuregusa (1330~1331) của thi nhân Yoshida Kenkō cùng thời Kamakura, ở đoạn 89 có viết rằng: “Okuyama ni, Nekomata to iu mono arite, hito wo kuunaru” to hito no iikeruni…

    (tạm dịch là: người ta nói, trong núi sâu có loài tên là Nekomata ăn thịt người…)

    Đoạn này trong sách Tsuzuregusa rất nổi tiếng và được nhiều người thuộc nằm lòng.
    Nekomata đi bằng hai chân, có hai đuôi trong tranh của Toriyama Sekien

    Ở các địa phương cũng có truyền thuyết về loài mèo núi và tên Nekomata còn xuất hiện ở nhiều địa danh, như núi Nekomata (Nekomata yama) ở tỉnh Toyama, núi mèo ma (Nekomagadake) ở tỉnh Fukushima.


    Tiên ly và mèo già hóa cáo

    Tại Trung Quốc cũng có truyền thuyết về loài yêu quái tên là “tiên ly” (âm Nhật đọc là Senri) có nhiều điểm tương đồng với Nekomata. Tiên ly là loài mèo núi sống lâu thành tinh, có thần thông biến hóa thành mỹ nam mỹ nữ để hút tinh khí của con người.

    Nhiều vùng nông thôn Việt Nam cũng truyền miệng nhau về câu chuyện “mèo già hóa cáo”. Nhà văn Tô Hoài cũng từng viết về đề tài này trong số các truyện động vật của ông. Ngày nay người ta cho rằng mèo nhà nhiều tuổi thì xù lông, xấu xí nên bị tưởng lầm là cáo. Câu chuyện mèo già hóa cáo cũng được ví von với việc người càng già càng tinh khôn.

    Tài liệu tham khảo

    * “Yōkai Jiten”, Murakami Kenji biên soạn, Mainichi Shimbun ấn hành năm 2000.
    * “Yōkai zukan”, Kyōgoku Natsuhiko và Tada Katsumi biên soạn, Kokusho Kankōkai ấn hành năm 2000.
    * “Shin Megami Tensei Akuma Jiten” do Shin Kigensha xuất bản năm 2003.
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  7. The Following 3 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kalanhikov (06-06-2010), kei_itsumo (07-06-2010), Onion Club (06-06-2010)

  8. #5
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 60394
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 108
    Thanks
    2
    Thanked 115 Times in 54 Posts
    Hannya

    Hannya (般若, âm Hán Việt là "Ban Nhược" hoặc "Bát Nhã") là một loại yêu quái trong quan niệm dân gian Nhật Bản. Hannya là đề tài thường xuất hiện trong kịch Nō và có một loại mặt nạ dành riêng cho nó gọi là "Hannya no men" (般若の面), mặt nạ Hannya. Mặt nạ Hannya được thể hiện là khuôn mặt quỷ nữ chứa chất đầy sự oán hận và ghen tuông. Mặt nạ Hannya được dùng nhiều trong các vở kịch Nō như Aoi no UeDōjōji.






    Mặt nạ Hannya

    Nguồn gốc tên gọi

    Từ Hannya là cách đọc Hán-Nhật của hai chữ Hán 般若 mà nếu đọc theo âm Hán Việt là "Bát Nhã". Đây là thuật ngữ Phật giáo, nguyên thể tiếng Phạn là प्रज्ञा, prajñā, được dịch âm Hán là "Bát Nhã", được dịch nghĩa là "trí huệ". Trí huệ ở đây không có nghĩa là tri thức thế gian mà là sự hiểu biết rốt ráo về vạn vật, có được do sự giác ngộ. Tuy nhiên trong tiếng Nhật hiện đại, từ Hannya ít có quan hệ với nghĩa vốn có của nó mà thường dùng để chỉ về loại mặt nạ Hannya dùng trong kịch Nō và đôi khi còn được ám chỉ người đàn bà hay ghen tuông. Một thuyết cho rằng sở dĩ mặt nạ này được đặt theo tên của người đầu tiên làm ra nó, một vị tăng tên Hannya. Một thuyết khác cho rằng cái tên Hannya bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Genji Monogatari của nữ sĩ Murasaki Shikibu. Phu nhân Aoi no Ue là chánh thất của Hikaru Genji, nhân vật chính của tác phẩm vì bị lòng ghen tuông của Rokujō Miyasundokoro, người tình đầu tiên của Genji làm cho khổ não. Phu nhân Aoi no Ue bị oan hồn sống của Rokujō ám ảnh nên đã mời các vị tăng vào trong cung, đọc "Bát Nhã tâm kinh" (Hannya Shingyō) để trừ tà. Cuối cùng, sau trận chiến kịch liệt giữa các vị sư và oan hồn, Rokujō đã buông xả ác tâm và đạt Phật tánh. Tuy nhiên trong vở kịch, Rokujō không bao giờ gỡ bỏ chiếc mặt nạ Hannya của mình, kể cả sau khi đã buông xả.


    Shinja (Chân xà)

    Trong số các loại mặt nạ quỷ nữ được gọi là Hannya trong kịch Nō, Shinja (Chân xà) là loại có nghiệp chướng nặng nề nhất và gần như đã biến thành rắn. Vì quá ghen tuông mà khuôn mặt hóa rắn,tóc tai rụng hết, miệng xẻ rộng đến mang tai, lưỡi thò ra ngoài, răng nanh dài ra. Tất cả các loại mặt quỷ nữ đều mọc sừng trên đầu.



    Mặt nạ Hannya, tác phẩm Origami của Fuse Tomoko, được gấp từ một tờ giấy vuông không cắt dán

    Warai Hannya

    Warai Hannya (笑い般若) mang nghĩa là mặt Hannya cười, được xem là yêu quái xuất hiện trong tranh Ukiyo-e từ thời Edo. Trong "Hyaku Monogatari", tác phẩm tiêu biểu của họa sư Katsushika Hokusai có bức "Warai Hannya" vẽ người đàn bà đầu mọc sừng, nanh nhô ra ngoài, tay cầm đầu lâu trẻ em cười như điên dại. Trong tập tác phẩm "Kyōsai Manga" của họa sư Kawanabe Kyōsai vào cuối thời Edo cũng thấy có bức vẽ người đàn bà bị tà tâm ám ảnh và biến thành quỷ.



    Warai Hannya, tranh của Katsushika Hokusai






    Hannya, một đệ tử của Shinomori Aoshi trong Manga Rurōni Kenshin




    Onikage, chủ soái của nhóm Ninja mặt quỷ Hannya trong game Tenchū

  9. The Following 3 Users Say Thank You to 1658m6As For This Useful Post:

    kalanhikov (19-06-2010), kei_itsumo (19-06-2010)

  10. #6
    Ronin
    kalanhikov's Avatar


    Thành Viên Thứ: 63199
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 337
    Thanks
    432
    Thanked 239 Times in 81 Posts
    Trích Nguyên văn bởi 1658m6As View Post
    Hannya

    Hannya (般若, âm Hán Việt là "Ban Nhược" hoặc "Bát Nhã") là một loại yêu quái trong quan niệm dân gian Nhật Bản. Hannya là đề tài thường xuất hiện trong kịch Nō và có một loại mặt nạ dành riêng cho nó gọi là "Hannya no men" (般若の面), mặt nạ Hannya. Mặt nạ Hannya được thể hiện là khuôn mặt quỷ nữ chứa chất đầy sự oán hận và ghen tuông. Mặt nạ Hannya được dùng nhiều trong các vở kịch Nō như Aoi no UeDōjōji.






    Mặt nạ Hannya

    Nguồn gốc tên gọi

    Từ Hannya là cách đọc Hán-Nhật của hai chữ Hán 般若 mà nếu đọc theo âm Hán Việt là "Bát Nhã". Đây là thuật ngữ Phật giáo, nguyên thể tiếng Phạn là प्रज्ञा, prajñā, được dịch âm Hán là "Bát Nhã", được dịch nghĩa là "trí huệ". Trí huệ ở đây không có nghĩa là tri thức thế gian mà là sự hiểu biết rốt ráo về vạn vật, có được do sự giác ngộ. Tuy nhiên trong tiếng Nhật hiện đại, từ Hannya ít có quan hệ với nghĩa vốn có của nó mà thường dùng để chỉ về loại mặt nạ Hannya dùng trong kịch Nō và đôi khi còn được ám chỉ người đàn bà hay ghen tuông. Một thuyết cho rằng sở dĩ mặt nạ này được đặt theo tên của người đầu tiên làm ra nó, một vị tăng tên Hannya. Một thuyết khác cho rằng cái tên Hannya bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Genji Monogatari của nữ sĩ Murasaki Shikibu. Phu nhân Aoi no Ue là chánh thất của Hikaru Genji, nhân vật chính của tác phẩm vì bị lòng ghen tuông của Rokujō Miyasundokoro, người tình đầu tiên của Genji làm cho khổ não. Phu nhân Aoi no Ue bị oan hồn sống của Rokujō ám ảnh nên đã mời các vị tăng vào trong cung, đọc "Bát Nhã tâm kinh" (Hannya Shingyō) để trừ tà. Cuối cùng, sau trận chiến kịch liệt giữa các vị sư và oan hồn, Rokujō đã buông xả ác tâm và đạt Phật tánh. Tuy nhiên trong vở kịch, Rokujō không bao giờ gỡ bỏ chiếc mặt nạ Hannya của mình, kể cả sau khi đã buông xả.


    Shinja (Chân xà)

    Trong số các loại mặt nạ quỷ nữ được gọi là Hannya trong kịch Nō, Shinja (Chân xà) là loại có nghiệp chướng nặng nề nhất và gần như đã biến thành rắn. Vì quá ghen tuông mà khuôn mặt hóa rắn,tóc tai rụng hết, miệng xẻ rộng đến mang tai, lưỡi thò ra ngoài, răng nanh dài ra. Tất cả các loại mặt quỷ nữ đều mọc sừng trên đầu.



    Mặt nạ Hannya, tác phẩm Origami của Fuse Tomoko, được gấp từ một tờ giấy vuông không cắt dán

    Warai Hannya

    Warai Hannya (笑い般若) mang nghĩa là mặt Hannya cười, được xem là yêu quái xuất hiện trong tranh Ukiyo-e từ thời Edo. Trong "Hyaku Monogatari", tác phẩm tiêu biểu của họa sư Katsushika Hokusai có bức "Warai Hannya" vẽ người đàn bà đầu mọc sừng, nanh nhô ra ngoài, tay cầm đầu lâu trẻ em cười như điên dại. Trong tập tác phẩm "Kyōsai Manga" của họa sư Kawanabe Kyōsai vào cuối thời Edo cũng thấy có bức vẽ người đàn bà bị tà tâm ám ảnh và biến thành quỷ.



    Warai Hannya, tranh của Katsushika Hokusai






    Hannya, một đệ tử của Shinomori Aoshi trong Manga Rurōni Kenshin




    Onikage, chủ soái của nhóm Ninja mặt quỷ Hannya trong game Tenchū
    Yêu quái này có trong Dororo game PS2 .

  11. #7
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Karakasa Kozō

    Karakasa Kozō (唐傘小僧) là một loại yêu quái Nhật Bản do cây dù nan tre cũ biến hóa thành. Tên của nó có nghĩa là "thằng nhãi dù nan tre" và nó còn được gọi bằng nhiều tên khác nữa như Karakasa Obake, Kasa Obake, Kasabake và đều có nghĩa là "ma dù".


    Khái yếu

    Đây là loại yêu quái được nhiều người biết đến vì sự nổi tiếng của bộ Manga GeGeGe no Kitarō của tác giả Mizuki Shigeru mà Karakasa Kozō là một nhân vật trong tác phẩm. Karakasa là cây dù nan tre dán giấy, bên trên bôi dầu để khỏi thấm nước được làm theo lối truyền thống. Cây dù chỉ có một trục (cán) nên yêu quái này thường được miêu tả chỉ có một chân và di chuyển bằng cách nhảy lò cò. Nó thường được miêu tả là mang một chiếc guốc mộc Geta dưới chân, phần thân dù trở thành khuôn mặt với một con mắt. Hiếm khi yêu quái này được miêu tả với hai cái chân, đó là trường hợp của Hyakki Yakō Zukan (tập tranh trăm quỷ đi đêm) của họa sĩ Kanō Enshin [1].



    Hình ảnh truyền thống của Karakasa Kozō


    Đặc trưng

    Đặc điểm của yêu quái này là không gây hại cho con người mà chỉ nhảy nhót trong nhà khi trời tối, khi gặp người thì thè cái lưỡi đỏ ra hù dọa. Vì vậy Karakasa Kozō được xếp vào loại không nguy hiểm trong hàng ngũ yêu quái. Ngoài ra còn một loại yêu quái khác cũng có cùng tính cách và hành động như Karakasa Kozō là Hitotsume Kozō (thằng nhãi một mắt). Yêu quái một mắt này cũng hay thè lưỡi ra cười.



    Karakasa trong tranh cuộn "Hyakki Yakō Zukan" của họa sĩ Kanō Enshin được miêu tả với hai cái chân

    Tuy thường được xếp vào hạng yêu quái không gây hại nhưng yêu quái "dù ma" (Yūrei Gasa) tại thành phố Mizukuchi tỉnh Tottori lại là một ngoại lệ, nó có hình dạng giống như Karakasa Kozō nhưng vào ngày gió thổi to, nó gây hại bằng cách thổi người ta lên trời.

    Yêu quái có hình dạng cây dù đã thấy xuất hiện trong Hyakki Yakō Emaki (tranh cuộn "trăm quỷ đi đêm") từ thời Muromachi và trong cuộn tranh này còn thấy nhiều yêu quái khác vốn là do đồ vật hóa thành, nhưng từ thời Edo trở đi, trong số này chỉ còn mỗi Karakasa Kozō là yêu quái được nhiều người biết đến.[2] Sau đệ nhị Thế chiến, Karakasa Kozō trở thành yêu quái nổi tiếng đến độ thường hay xuất hiện trong các bức vẽ nghệch ngoạc trên tường của trẻ em và trở thành nhân vật tiêu biểu của các bức tranh ma, các "Obake Yashiki" (ngôi nhà ma, một hình thức kinh doanh giải trí, khách vào nhà xem ma phải trả tiền). Thế nhưng không có một tài liệu dân gian nào ghi chép về loại yêu quái này. Các bức tranh vẽ Karakasa Kozō cũng chỉ có hình chứ không kèm theo một lời giải thích nào. Có thuyết còn cho rằng Karakasa Kozō là sản phẩm của hậu thế, từ sau thời Edo, khi mà phong trào kể chuyện ma Hyaku Monogatari thịnh hành và người ta đã nghĩ ra nhiều loại yêu quái mới để làm câu chuyện ma thêm phong phú.[3]

    Người Nhật quan niệm rằng vạn vật hữu linh, đồ đạc, dụng cụ sử dụng lâu ngày sẽ có được thần thông biến hóa và gọi chúng là "Tsukumogami". Xét theo quan điểm này thì Karakasa Kozō cũng thuộc loại Tsukumogami, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được văn kiện chứng minh cho điều này.[4]



    Cước chú

    1. ^ "Hyakki Yakō Emaki Yōkai tachi ga sawagidasu", tác giả Yumoto Kōichi, Shōgakukan xuất bản năm 2005, trang 88
    2. ^ Abe Kazue, "Yōkaigaku Nyūmon" (nhập môn "yêu quái học"), Yūzankaku xuất bản năm 1968
    3. ^ "Yōkai Gahon Kyōka Hyakku Monogatari", Kyōgoku Natsuhiko biên soạn, Kokusho Kankōkai xuất bản năm 2008, trang 272~273
    4. ^ "Gensō sekai no Junintachi", Tada Katsumi biên soạn, Shinkigensha xuất bản năm 1990, trang 303.
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kei_itsumo (19-06-2010), lostheaven (20-06-2010), mirae (12-06-2010), Onion Club (12-06-2010)

  13. #8
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Hitotsume Kozō

    Hitotsume Kozō (一つ目小僧) là một loại yêu quái trong quan niệm dân gian Nhật Bản với hình dáng đứa trẻ trọc đầu với một con mắt giữa trán. Tên của nó có nghĩa là "thằng nhãi một mắt". Từ "Kozō" trong tiếng Nhật ban đầu mang nghĩa là chú tiểu, thầy tăng nhỏ tuổi nhưng trở thành từ thông tục để chỉ các bé trai.



    Hitotsume Kozō trong bộ bài "Yōkai Karuta"

    Khái yếu

    Yêu quái Hitotsume Kozō được cho là không gây hại gì cho ai mà chỉ xuất hiện đột ngột để hù dọa con người. Nó được xếp vào loại yêu quái lành tính, vì vậy nên thường được miêu tả trong các tranh vẽ với hình dạng dễ thương hoặc hài hước. Yêu quái này không gây hại gì cho con người và hành động, tính cách của nó cũng tương tự như yêu quái Karakasa Kozō. Trong bộ bài Yōkai Karuta có lá bài vẽ Hitotsume Kozō tay cầm miếng đậu phụ. Theo nhà nghiên cứu yêu quái Tada Katsumi thì hạt đậu trong tiếng Nhật (mametsubu) được phát âm gần với từ "trừ ma" (mametsu) nên quan niệm dân gian cho rằng Hitotsume Kozō rất ghét đậu. Nhưng không biết từ lúc nào mà quan niệm này đã thay đổi, cho rằng đậu phụ là món yêu thích của Hitotsume Kozō. Ông cũng cho rằng sự tích về Hitotsume Kozō có liên quan đến yêu quái đậu phụ Tofu Kozō. [1]

    Vì yêu quái này mang hình dáng của một chú tiểu nên có thuyết cho rằng Hitotsume Kozō bắt nguồn từ yêu quái một mắt một chân trên núi Tỷ Duệ (Hieizan) vốn là hóa thân của Ryōgen, thủ tọa của phái Phật giáo Thiên thai (Tendaishū).[2]



    Hitotsume Kozō trong tranh của họa sĩ Kitao Masayoshi thời Edo

    Hitotsume Kozō trong thư tịch cổ

    Tên yêu quái Hitotsume Kozō xuất hiện rất nhiều trong các thư tịch thời Edo như các tập truyện ma (kaidan), tùy bút và các tư liệu về phong tục thời cận đại. Trong số đó thì câu chuyện dưới đây trong tập sách "Kaidanrō no tsue" của Hezutsu Tōsaku là nổi tiếng hơn cả. Thời Edo có người tên là Kojima Yagiuemon sống ở khu Yotsuya, một hôm có việc phải đến dinh thự một Samurai ở khu Azabu. Trong khi Kojima ngồi đợi ở phòng khách thì một đứa trẻ chừng 10 tuổi xuất hiện và liên tục nâng lên, hạ xuống cuộn tranh treo trong phòng. Khi anh ta chú ý đến trò đùa nghịch này thì đứa trẻ bỗng quay mặt về phía Kojima và lên tiếng "hãy im lặng". Thấy trên trán của đứa bé chỉ có một con mắt, Kojima hoảng hồn kêu lên rồi ngả quay ra. Những người trong nhà nghe tiếng kêu vội chạy đến, đưa anh ta về nhà. Bản thân Kojima ngủ li bì khoảng 20 ngày mới tỉnh.[3] Người ta cho rằng yêu quái Hitotsume Kozō thường xuất hiện ngoài trời hơn trong nhà. Trong tập sách "Aizu Kaidanshū" (tập truyện ma xứ Aizu) ở thành phố Wakamatsu xứ Aizu có thiếu nữ gặp một đứa bé chừng 8, 9 tuổi. Đứa trẻ hỏi thiếu nữ "chị ơi, chị có thích tiền không?", thiếu nữ vừa đáp "có" thì thấy trên mặt nó chỉ có một con mắt. Thiếu nữ bị đứa bé một mắt nhìn chằm chằm hoảng sợ rồi ngất. Trong tập sách "Okayama no Kaidan" (chuyện ma xứ Okayama) chép rằng ở khu Kumenanchō có con dốc têb là Hitokuchisaka. Trước đây, người đi trên dốc hoảng sợ khi thấy đứa trẻ một mắt bất ngờ xuất hiện cùng ánh sáng xanh và bị nó thè cái lưỡi dài ra liếm láp.[4]

    Hitotsume Kozō trong tín ngưỡng dân gian

    Tại vùng Kantō có lễ Kotoyōka được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 12 và mùng 8 tháng 2 âm lịch. Người ta cho rằng yêu quái Hitotsume Kozō xuất hiện cùng với yêu quái Mikari Baba từ trong núi vào những ngày này và người dân treo một chiếc giỏ tre trước hiên nhà để tránh chúng. Ban đầu, rất nhiều địa phương ở vùng Kantō xem ngày lễ Kotoyōka là ngày kiêng cữ nên cứ ở trong nhà mà không ra đồng làm việc nhưng dần dần ý nghĩa của lễ hội này được giải thích là để tránh gặp Hitotsume Kozō và Mikari Baba nên không ai dám ra đồng.[5] Cũng tại vùng Kantō, quan niệm dân gian cho rằng cứ đến hội Kotoyōka hàng năm là yêu quái một mắt lại mang sổ sách đi từng nhà, xem nhà nào cửa nẻo không đóng cẩn thận, nhà nào không biết lễ nghi phép tắc, nhất nhất điều tra, ghi vào sổ để quyết định vận may của từng nhà hoặc báo lại cho thần dịch bệnh để gây tai ương cho nhà đó. [6] Trong ngày lễ này, yêu quái một mắt ghi chép tội lỗi của từng nhà vào ngày mùng 8 tháng 12 rồi gửi sổ sách cho Dōsojin (thần đường xá bảo vệ làng mạc) rồi quay trở lại lấy vào ngày mùng 8 tháng 2 năm sau. Vì vậy ở quận Seya, thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa, người ta tổ chức lễ hội Dondoyaki vào ngày 14 tháng 1 để đốt sổ sách của Dōsojin. Trong lễ hội, người ta dựng một cái am tạm cho Dōsojin rồi đốt cùng với sổ sách, ghi chép đầu năm. Người ta tin rằng làm như vậy thì sổ sách của Hitotsume Kozō gửi cho Dōsojin bị thiêu hủy khiến nó không còn chứng cứ để gieo họa nữa khi trở lại lấy vào ngày mùng 8 tháng 2. Tương tự, ở địa phương Izu tỉnh Shizuoka, người ta tổ chức lễ hội Dōsojin vào ngày 15 tháng giêng, ném tượng Dōsojin vào trong lửa để đốt.

    Vị thần dị hình

    Theo nhà phong tục học Yanagita Kunio thì yêu quái Hitotsume Kozō là hình dáng của sơn thần thất cách, bắt nguồn từ quan niệm "yêu quái chính là thần linh đọa lạc" trong dân gian. Ở nhiều địa phương, người ta cho rằng thần núi mắt lé, hai mắt lệch nhau và nói theo cách khác là "một mắt" nên yêu quái này được xem là có nguồn gốc từ thần núi. Ngoài ra cũng có chứng cứ cho thấy vào thời cổ, những người một chân một mắt thường bị biến thành vật hy sinh tế thần và theo các thợ săn và tiều phu ở nhiều địa phương trong nước Nhật thì họ từng thấy tượng người một chân một mắt trong các am thờ thần tự nhiên trong rừng. Cũng phải nói đến trường hợp của những người luyện thép, họ thường xuyên nhìn vào lò lửa cháy rực nên rất nhiều người bị mất một mắt. Vì vậy có thuyết cho rằng Hitotsume Kozō có liên quan đến thần Amenoma Hitotsunokami, vị thần một mắt bảo hộ cho những người luyện thép.

    Chứng bệnh một mắt

    Có những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh một mắt bẩm sinh. Nguyên nhân là do bào thai thiếu Vitamin A trong bụng mẹ khiến đại não không phân ly thành hai bên tả hữu, nhãn cầu chỉ có một và đi kèm với các bất thường về hệ thần kinh và hô hấp. Những đứa trẻ này sau khi ra đời thì sống chẳng được bao lâu. Vitamin A có nhiều trong rau củ màu vàng, đỏ như bí đỏ, cà rốt và ngoài ra còn có nhiều trong động vật. Ngày xưa người Nhật vốn không có văn hóa ăn thịt, chỉ ăn nhiều cá và rau, đậu nên chứng thiếu Vitamin A không phải là hiếm. Vì vậy có thể xem yêu quái một mắt là sản phẩm sinh ra từ bối cảnh này, khi người ta nhìn thấy đứa trẻ mới sinh với một con mắt. Năm 1932, tại thành phố Zama tỉnh Kanagawa, người ta đào được chiếc đầu lâu chỉ có một hốc mắt trong khu mồ mả của thành phố. Người ta suy đoán rằng chủ nhân của chiếc sọ này là người mắc chứng một mắt, ngất tỉnh trên đường đi rồi bị chó hoang ăn thịt. Sau đó người ta dựng nên am thờ "Hitotsume Kozō Jizō" để cúng bái. [7]


    Cước chú

    1. "Edo Yōkai Karuta, Kokusho Kankōkai xuất bản năm 1998, trang 49
    2. "Yōkai Zukan", Kyōgoku Natsuhiko và Tada Katsumi biên soạn, Kokusho Kankōkai xuất bản năm 2000, trang 164~165
    3. "Kaidanrō no tsue", Heizutsu Tōsaku, Tōkyōdō xuất bản năm 1961, trang 365~366
    4. "Nihon Yōkai Daijiten", Murakami Kenji biên soạn, Kadokawa Shoten xuất bản năm 2005
    5. "Nihon Yōkai Daijiten", trang 301
    6. "Gensō Sekai no Jūnintachi", Tada Katsumi biên soạn, Shinkigensha xuất bản năm 1990, trang 281
    7. Chuyến du hành của người một mắt (tiếng Nhật)
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kalanhikov (19-06-2010), kei_itsumo (19-06-2010), lostheaven (20-06-2010), Onion Club (19-06-2010)

  15. #9
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Giới thiệu tập tranh Hyakkai Zukan

    Hyakkai Zukan (ja:百怪図巻) là tập tranh cuộn về chủ đề yêu quái của họa sĩ Sawaki Sūhi được ấn hành vào năm thứ 2 niên hiệu Gembun (1737). Họa sĩ này sống vào giữa thời Edo và là đồ đệ của Hanabusa Itchō, một họa sĩ danh tiếng thời Genroku. Tên của tập tác phẩm có nghĩa là "tranh cuộn về trăm yêu quái".

    Khái yếu

    Ở phần cuối của tập tranh, tác giả Sawaki có đề rằng ông chỉ sao chép lại bản sao chép của họa sĩ Kohōgen Motonobu. Kohōgen là hiệu của Kanō Motonobu, một họa sĩ danh tiếng của họa phái Kanō sống vào thờiMuromachi. Tập tranh này gồm 30 bức về đề tài yêu quái với nét vẽ tinh tế và được đánh giá là tác phẩm có chất lượng nhất trong số các tác phẩm về yêu quái thời cổ, là chuẩn mực cho các tác phẩm yêu quái khác. Tập tác phẩm này hiện được lưu trữ tại viện bảo tàng tỉnh Fukuoka. Thời Edo còn một họa sĩ về yêu quái khác là Toriyama Sekien. Họa gia này nổi tiếng với tập 30 tranh yêu quái là "Gazu Hyakki Yakō". Người ta cho rằng khi sáng tác nên tác phẩm này, Sekien đã tham khảo "Hyakkai Zukan" của Sawaki hoặc những tác phẩm tương tự.


    Danh mục các tác phẩm


    Mehitotsu bō


    Kasha


    Nekomata


    Nurari Hyon


    Nure Onna


    Ubume


    Ushi Oni


    Uwan


    Yamawaro


    Yuki Onna


    Akakuchi


    Furaribi


    Gagoze


    Hyosube


    Inugami


    Kamikiri


    Kappa


    Mikoshi Nyūdō


    Rokuro Kubi


    Nuppeppō


    Nuri Botoke


    Otoroshi


    Wauwau


    Shōkera


    Waira
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kalanhikov (19-06-2010), kei_itsumo (21-06-2010), Onion Club (19-06-2010)

  17. #10
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Tiếp tục nè


    Hồ ly


    Yamabiko


    Yamauba


    Yume no seirei


    Yūrei (hồn ma)
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  18. The Following 5 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    ikenai_taiyou (29-07-2010), kalanhikov (19-06-2010), kei_itsumo (21-06-2010), lostheaven (20-06-2010), Onion Club (19-06-2010)

Trang 1/2 1 2 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •