Phim này khắc họa bản chất xã hội quá thật về giá trị thân phận của 1 người con gái lúc bấy giờ, diễn viên đóng cũng khá là đạt. Vì quá thật nên phim này giới hạn độ tuổi là đúng rùi![]()
Phim này khắc họa bản chất xã hội quá thật về giá trị thân phận của 1 người con gái lúc bấy giờ, diễn viên đóng cũng khá là đạt. Vì quá thật nên phim này giới hạn độ tuổi là đúng rùi![]()
link mf die hết òi hở![]()
Mình vốn ko định xem
Nhất lại là Movies nữa, vì mình chỉ khoái Drama thôi
Nhưng nhìn cái khuyến cáo là vào down về tham khảo thôi![]()
Tại sao độ tuổi được xem phim chênh lệch quá vậy?
không biết mình nên coi không ta *run run* cho mình hỏi mấy cảnh đó có quá đáng không ạ @@~ dù đủ tuổi rồi mà đọc comment thấy run tay quá.
thay đổi nội dung bởi: Makihime, 17-08-2013 lúc 11:47 AM
Tình cờ xem phim này sau khi đọc truyện "memoirs of Geisha", và trước đây khá lâu đã xem qua phim của Hô li út có Chương Tử Di đóng nên mình ko tránh được sự so sánh. Đọc truyện thấy thế giới kỹ nữ của nàng Sayuri tuy cũng là chốn ăn chơi hưởng lạc nhưng người Geisha tạo lập địa vị, tên tuổi và kiếm sống nhờ vào phần "kỹ" (kỹ nghệ, kỹ năng, tài nghệ) hơn là phần "nữ" (phần này chắc ai cũng bít rùi hé). Còn phường thanh lâu của Kiyoha thì ngồn ngộn xác thịt! Mình đã trót nghe lời Sayuri
vẽ nên hình ảnh những nàng Nghệ nhân đẹp và thơ (Gei trong tiếng Nhật là nghệ thuật) nên bước vào chỗ của Kiyoha hơi bị "dội hàng". Nhưng về mặt hình ảnh, quả thực, người Nhật mô tả văn hóa của chính họ xác thực hơn. Hollywood ko chuyển tải được cuộc sống sặc sỡ lung linh của đàn bướm đêm mà Sayuri đã kỳ công miêu tả đến từng chi tiết. Theo mường tượng của mình, cảnh bé Chiyo choáng ngợp khi lần đầu nhìn Hatsumoto trang điểm thành một Geisha lộng lẫy phải tựa như cảnh bé Kiyoha lần đầu thấy cô orian trong buổi diễu hành. Ko biết ai nghĩ ra chiêu gắn bể kính nuôi cá vàng lên cổng chào hay thế. Ở những khung hình toàn cảnh, ban đêm, góc máy quay đặt sau bể cá, màu đèn ***g đỏ chói, màu cá vàng cam óng ánh, và những màu sắc rực rỡ bên dưới không ngừng phản chiếu qua lại trong làn nước lấp lánh. Có thể mình chưa đủ chình độ để hiểu đúng hoặc hiểu hết ý nghĩa được truyền đạt. Nhưng thấy đẹp, ngây người ra ngắm và lưu lại một ký ức đẹp đẽ cũng đủ rồi.
Đó là cảm nhận của mình về cảnh. Còn về người, nói trước là mình ko thích Chiyo-Sayuri đâu, để khỏi hiểu lầm mình thiên vị phim Mễ. Ko thích cũng ko ghét. Với mình, Chiyo là một nhân chứng khách quan của thời đại, một người phụ nữ bình thường, có những lựa chọn thường tình thế thôi trong hoàn cảnh của nàng. Và vì thế mình thấy nàng thực tế hơn Kiyoha. Chắc chỉ từ trong manga bước ra mới có một em geisha ngổ ngáo, ngang tàng đến thế mà vẫn sống sót và còn trở thành orian. Mình cũng hổng dám tin thời đó tồn tại một vị samurai kiêm lãnh chúa danh giá chịu cưới một cô gái điếm về làm chánh thất (vợ lớn), dù biết "lấy trâu được nghé" cũng ứ quan tâm nghé này là của thằng trâu nào. Nên mình xếp Kiyoha vào nhóm nhân vật mà hồi nhỏ học văn gọi là "tượng trưng cho mong ước, khao khát đổi đời của giai cấp bị trị". Mình cũng ko có cảm giác gì đặc biệt với nàng cho đến khi nàng khóc như một người mẹ. Đó là cảnh nàng xấu nhất phim, nhưng đem lại cho mình nhiều thiện cảm nhất, và cảm giác chân thực nhất. Có lẽ là do giao điểm bản năng phụ nữ của đạo diễn-nhân vật- khán giả chăng?
Tả cảnh, tả người rùi bi giờ tới tả tình nhá. Trong 2 bộ phim và một cuốn truyện mình xem thì chuyện tình của nàng Chương Tử Di và anh Ken là lỡn mợn nhứt. Mấy ông biên kịch Hollyút đã gọt dũa hết mấy chỗ sần sùi trần tục vụn vặt trong chuyện tình Sayuri và ngài chủ tịch, tạo nên một sản phẩm bóng loáng (và thú thật, mình cũng thích nó). Còn trong Sakuran thì vị đắng tình yêu lai láng, đắng đến mức đã nếm sang vị ngọt vẫn chưa nhận ra vì dư vị đắng quá mạnh. Vì vậy, đọng lại trong mình là những lời thương iu kiểu như: " Cô không được khóc! Ở đây khóc tức là thua, yêu cũng là thua. Và kẻ thắng thật ra cũng là thua!"
Nghe ngọt ngào đấy chứ?
Tự nhiên đầu óc mình lại man man, ý lộn, lan man nhớ đến "Chiếc lá cuối cùng" của O'Henry. Có sự tương đồng nào chăng khi con người, trong hố sâu nghịch cảnh, phó thác niềm hy vọng cuối cùng vào...hoa lá cỏ. Nhưng phép màu thật sự lại được tạo ra bởi những người không bỏ cuộc.
@chiyoko hime: đọc bài cảm nhận của mình bạn hình dung ra mức độ "quá đáng" chưa?![]()
thay đổi nội dung bởi: ngocnunhan, 21-08-2013 lúc 12:44 AM
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks