>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Hàng hiệu ở châu Á: Loạn giả thật?

  1. #1
    Ninja
    tungsalem's Avatar


    Thành Viên Thứ: 9280
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 185
    Thanks
    4
    Thanked 29 Times in 7 Posts

    Hàng hiệu ở châu Á: Loạn giả thật?

    Dân trí) - Nhiều năm về trước, khi cửa hàng thời trang Armani đầu tiên được mở ở Trung Quốc, một khách hàng đã giận dữ bước vào, lôi ra hai chiếc áo sơ mi Armani...


    Anh muốn biết vì sao một chiếc anh mua ở chính cửa hàng này lại có nhãn mác “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc), trong khi chiếc áo kia, rẻ hơn lại được ghi là “Made in Italy” (Sản xuất tại Italia). Dĩ nhiên, chiếc áo thứ hai là đồ giả. Bởi thời gian người khách mua chiếc “made in Italy” thì áo sơ mi Armani không còn được sản xuất ở Italia nữa.



    Còn ngày nay, nhiều người sành thời trang vẫn còn hết sức lúng túng không biết đâu là giả, đâu là thật, và cũng không biết liệu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm có nói lên được điều gì về chất lượng của nó hay không. Bởi một chiếc túi có thể được công nhân ở những nhà máy bí mật tại Italia làm. Còn những đôi giày lại có đế nhựa, rồi da đều được nhập từ Trung Quốc sang.



    Thị trấn Prato ở Tuscany là trung tâm của ngành công nghiệp thời trang ở châu Âu. Ở đây thợ thủ công lành nghề, công nhân lao động nhập cư được trả lương thấp, và người bán túi xách tay giả cùng tồn tại. Năm 2001, cảnh sát thuế của Prato đã tịch thu hơn 8 triệu sản phẩm giả, trong đó có hàng km vải Gucci được làm ở châu Á hoặc ở những nhà máy bí mật tại Italia.



    Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tháng 12 năm ngoái, một bộ phim tài liệu của đài truyền hình RAI Tre của Italia đã làm một cuộc điều tra về những nhà thầu phụ của một số hãng thời trang lớn cũng như chiếu hình ảnh về các nhà máy Tuscan, nơi có các công nhân ăn, ngủ, và may quần áo, túi xách với đồng lương rẻ mạt.



    Những đồ “Made in Asia” (Sản xuất ở châu Á) có “vết nhơ” trong ngành đồ cao cấp. Nhiều nhà sản xuất hàng cao cấp châu Âu, trước mối lo ngại về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn môi trường, và điều kiện làm việc ở châu Á, đã thề sẽ chỉ bó hẹp nhà máy sản xuất của họ ở trong nước mà thôi.



    Tuy nhiên, một số bắt đầu lại có quan điểm ngược lại, họ cho rằng những địa điểm sản xuất mới có thể sẽ khuyến khích được chất lượng và tính sáng tạo.



    “Cuối ngày, chúng ta luôn nói đến tiếp thu, rút kinh nghiệm. Do đó, không có lý do gì chúng ta lại không thể sản xuất những sản phẩm tốt ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là chúng ta có những nghệ nhân giỏi và chú ý tới chất lượng”, John Hooks, phó giám đốc điều hành ở Giorgio Armani cho biết. Hooks là một trong số những người có tham vọng mở rộng sản xuất ra toàn cầu.



    Giá nhân công rẻ ở châu Á sẽ cho phép các nhà thiết kế dành tiền mua vải đẹp hơn, chất lượng hơn, và đầu tư cho những kỹ thuật tinh vi hơn ở châu Âu. Vì thế, sản phẩm cuối cùng sẽ đẹp hơn những sản phẩm được sản xuất ở các nước phải trả lương cho công nhân cao.



    Ngoài ra, với truyền thống văn hóa cũng như lịch sử sản xuất tơ lụa, thêu thùa lâu đời, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác về lý thuyết sẽ là nơi tuyệt vời cho các nhà sản xuất quần áo cũng như nữ trang cao cấp.



    Nhật Bản cũng đã từng vượt mặt châu Âu với tư cách là chuyên gia trong một số mặt hàng phụ trang và vải vóc nhất định, đặt biệt nhất là vải bông chéo. Nhà sản xuất kính mắt Luxottica, nhà sản xuất kính cho những hãng kính nổi tiếng như Prada và Chanel, có một nhà máy ở Nhật, chuyên sản xuất kính gọng vàng cho thị trường đặc biệt khó tính ở Nhật.



    Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn thích không có dòng chữ “made in China” trên chiếc váy có giá 1.000 USD hơn.



    Khách hàng châu Á là những người đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bởi những mặt hàng cao cấp của Pháp và Italia là biểu tượng cho vị thế xã hội của họ ở đây. “Tại châu Á, bạn không thể bán sản phẩm làm ở Trung Quốc hay ở châu Á”, Patrizio di Marco, chủ tịch hãng Bottega Veneta cho biết bên lề một cuộc họp báo về hàng cao cấp ở Tokyo, cho hay. “Họ biết rõ về nơi sản phẩm được làm”.



    Hơn nữa, chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cho rằng mối quan tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm không giống nhau ở các nước. Ví dụ, các khách hàng Mỹ, tỏ ra thông cảm hơn đối với vấn đề này. “Điều quan trọng là liệu có đáng mạo hiểm nhãn hiệu của bạn để giành vài điểm trong khâu sản xuất hay không. Tôi nghĩ câu trả lời là không”, di Marco nói.



    Sản phẩm càng đắt tiền thì càng kén chọn khách hàng. Những chiếc túi xách da nhãn hiệu Bottega Veneta được bán với giá khoảng 200.00 yen (1.857USD) ở Tokyo. Chúng được làm hoàn toàn bằng tay tận bắc Italia. Những mặt hàng siêu cao cấp của Armani bán dưới nhãn hiệu Giorgio Armani, cũng được sản xuất hoàn toàn tại Italia.



    Nhưng với những nhãn hiệu “dễ thở” hơn, khách hàng lại có ít thành kiến hơn. Ví dụ tại một cửa hàng phía sau cửa hàng Bottega Veneta sang trọng ở trung tâm Tokyo, nhiều phụ nữ Nhật đang thử những bộ váy lụa có họa tiết sáng màu của Diane von Furstenberg, có giá khoảng 60.000 yên (557 USD)/chiếc. Và dường như không ai quan tâm tới dòng chữ nhỏ “made in China” trên mác của mỗi chiếc váy.



    Khách hàng cũng dần hiểu rõ hơn rằng quá trình sản xuất của một sản phẩm may mặc phức tạp hơn nhiều những dòng chữ nhỏ ghi xuất xứ trên mác của nó.

    Conclusion : Giờ cứ đồ nào ghi made in China thì mua , còn made in italy hay France thì không mua . hết
    Chữ ký của tungsalem

  2. #2
    Retired Mod
    Hayami S Chick's Avatar


    Thành Viên Thứ: 5792
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 473
    Thanks
    24
    Thanked 70 Times in 21 Posts
    Cái này cũng khó lắm mà, người ta cũng cứ trọng cái mác.
    Mà nói thật hàng nhái với hàng hiệu, ng nào sành nhìn là biết ngày (mình ko đc sành lắm).
    Mà không hiểu cái mác Made in China thì làm sao nhỉ, mặc vào trong chứ có lộn ra ngoài cho người ta xem đâu. Em nghĩ cái quan trọng là chất liệu, màu sắc và kiểu dáng chứ cái mác chỉ là thứ phụ.

  3. #3
    Ninja
    tungsalem's Avatar


    Thành Viên Thứ: 9280
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 185
    Thanks
    4
    Thanked 29 Times in 7 Posts
    khổ nhiều người lại thik cái logo đấy để tự tin là mình dùng hàng hiệu .Nhưng mà dù sao ra đường mặc cái quần 1-2 triệu(ko biết thật hay giả) vẫn tự tin hơn là mặc quần bt. Giải quyết vấn đề tâm lí cho bản thân ấy mà .Thực ra h hàng hiệu h ko sản xuất tại các nước mẹ đẻ đâu như puma , nike , adidas , converse,armani,gucci,... ấy đều made in VietNa có sao đâu chất liệu mẫu mã không khác gì nhau mua còn rẻ hơn là mua made in Us(chịu thuế + giá nhân công cao) ,cái quan trọng nhất là chất liệu cấu thành nên sản phẩm + mẫu mã phù hợp chứ cái mác thì chẳng ai nhìn thấy đâu .Chứ như 1 cái quần levi's bán ở Eu or Us cũng 400-500$ Vn mấy người chịu được , mấy ông già lắm tiền thì ko sài đồ jean , thanh niên thì cũng hơi khó bỏ 500$ ra mua 1 cái quần
    Chữ ký của tungsalem

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •